Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
SỞNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 171/KH-SNN

Tuyên Quang, ngày 27 tháng 01 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2012-2020

Căn cứ Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Nghị quyết số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;

Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ, giai đoạn 2015-2020;

Căn cứ Quyết định số 240/QĐ-UBND ngày 14/6/2014 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012 đến năm 2020.

Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012-2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm cụ thể hóa các nội dung của Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012 - 2020 để phát triển ngành chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, có sản phẩm và chất lượng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Phát triển các lĩnh vực sản xuất của ngành chăn nuôi theo hướng hiện đại, công nghệ tiên tiến, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và nâng cao thu nhập của người chăn nuôi.

- Lựa chọn nhập nội các dòng, giống vật nuôi có tầm vóc lớn, tỷ lệ nạc cao (bò lai sind, lợn siêu nạc) để cải tạo, nâng cao chất lượng đàn giống địa phương, duy trì phát triển các giống vật nuôi tại địa phương (trâu, gà ri, vịt bầu, lợn đen.. ), tạo ra sản phẩm có chất lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng; Hình thành và phát triển các cơ sở sản xuất giống vật nuôi tiến tới chủ động nguồn giống vật nuôi cho cả tỉnh.

- Phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng bước hình thành khu sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa; tập trung thu hút đầu tư của nhiều thành phần kinh tế, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp. Khuyến khích, thu hút đầu tư phát triển sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung.

- Chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm, giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh gây ra, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

2. Yêu cầu

- Tổ chức tuyên truyền sâu rộng, công khai đến hộ nông dân và người sản xuất về nội dung Quy hoạch và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012 - 2020.

- Lựa chọn đối tượng giống vật nuôi với quy mô phù hợp đối với từng vùng nhằm phát huy tiềm năng và khai thác lợi thế về sinh thái của các huyện, thành phố để sản xuất con giống có chất lượng phục vụ cho chăn nuôi thương phẩm trong và ngoài tỉnh. Phát triển ngành chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, để tạo ra nền sản xuất có năng suất cao, chất lượng tốt, bảo vệ môi trường đất, nước và không khí.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án và tổ chức thực hiện có hiệu quả các dự án ưu tiên, làm cơ sở cho việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, góp phần trong việc hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng đàn vật nuôi theo Quy hoạch được duyệt.

II. NỘI DUNG

1. Kế hoạch phát triển đàn vật nuôi chủ yếu

1.1. Kế hoạch phát triển đàn trâu

a. Mục tiêu phát triển

- Duy trì tốc độ phát triển đàn trâu toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2012 - 2020 là 1,98%/năm; tập trung chủ yếu tại địa bàn các huyện miền núi như: Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa.

- Sảm phẩm chính của chăn nuôi trâu là sản xuất trâu thịt và trâu giống hàng hóa cung cấp giống tốt trong tỉnh và bán ra ngoài tỉnh.

b. Dự kiến quy mô phát triển

Bảng 1: Quy mô phát triển đàn trâu

TT

Nội dung

2015 (con)

2020 (con)

I

Quy mô đàn trâu

110.628

122.696

1

Trâu sinh sản và hậu bị

63.973

66.032

2

Nghé từ sơ sinh đến cai sữa

21.972

23.540

3

Trâu thịt

13.100

20.598

4

Trâu đực giống

11.583

12.526

II

Cơ cấu đàn trâu

100

100

1

Trâu sinh sản và hậu bị

57,83

53,82

2

Nghé từ sơ sinh đến cai sữa

19,86

19,19

3

Trâu thịt

11,84

16,79

4

Trâu đực giống

10,47

10,21

III

Số con xuất chuồng

19.543

21.934

IV

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn)

5.445

6.296

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020.

Bảng 2: Kế hoạch phát triển đàn trâu theo các huyện, thành phố

TT

Hạng mục

2015

2020

Số lượng (con)

Cơ cấu (%)

Số lượng (con)

Cơ cấu (%)

 

Tổng đàn

110.628

100

122.696

100

1

Thành phố

2.154

1,95

2.292

1,87

2

Lâm Bình

8.910

8,05

10.035

8,18

3

Na Hang

15.113

13,66

17.041

13,89

4

Chiêm Hóa

29.513

26,68

33.341

27,17

5

Hàm Yên

16.742

15,13

18.239

14,87

6

Yên Sơn

18.397

16,63

20.251

16,50

7

Sơn Dương

19.799

17,90

21.497

17,52

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang GĐ 2012-2020.

1.2. Kế hoạch phát triển đàn bò

a. Mục tiêu phát triển

- Duy trì tốc độ phát triển đàn bò toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2012 - 2020 là 5,1-6%/năm; tập trung chủ yếu tại địa bàn các huyện Yên Sơn và Sơn Dương là nơi có điều kiện phát triển đồng cỏ và vùng sản xuất mía tập trung, phụ phẩm công nghiệp chế biến.

- Dự kiến bố trí 100% số lượng bò sữa được nuôi thâm canh và bán thâm canh và sản phẩm sữa cơ bản được chế biến theo phương pháp công nghiệp.

- Sản phẩm chính của chăn nuôi bò là sản xuất bò thịt và cung cấp sữa trong tỉnh và bán ra ngoài tỉnh.

- Phương thức nuôi bò chủ yếu nuôi nhốt theo quy mô gia đình và trang trại.

b. Dự kiến quy mô phát triển

Dự kiến bố trí quy mô đàn bò tại tỉnh năm 2020 là 27.347 con, bò sinh sản và hậu bị tăng 1,65%/năm, bò sữa tăng 2,66%/năm bê sơ sinh đến 12 tháng tuổi tăng 2,09%/năm, bò thịt tăng 21,94%/năm. Quy mô đàn bò cái sinh sản và hậu bị 40-45% con. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 1.000-1.200 tấn với tỷ lệ số con xuất chuồng chiếm khoảng 20-35% tổng đàn.

Bảng 3: Quy mô phát triển đàn bò

TT

Hạng mục

2015

2020

Số lượng (con)

Cơ cấu (%)

Số lượng (con)

Cơ cấu (%)

I

Tổng đàn

21.220

100

27.347

100

1

Bò sinh sản và hậu bị

11.341

53,44

12.334

45,10

+

Trong đó bò sữa

2.973

14,01

3.410

12,47

2

Bê sơ sinh đến 12 tháng tuổi

5.408

25,49

5.820

21,28

3

Bò thịt

3.156

14,87

7.634

27,92

4

Bò đực giống và hậu bị

1.315

6,20

1.559

5,70

II

Số con xuất chuồng

4.925

22,38

6.063

20,54

III

Sản lượng thịt hơi XC (Tấn)

1.272

 

1.613

 

IV

Sản lượng sữa (Tấn)

12.139

 

13.733

 

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang GĐ 2012-2020.

Bảng 4: Kế hoạch phát triển đàn bò phân theo các huyện, thành phố

TT

Hạng mục

2015

2020

Số lượng (con)

Cơ cấu (%)

Số lượng (con)

Cơ cấu (%)

 

Tổng đàn bò

21.220

100

27.347

100

1

Thành phố

800

3,77

942

3,44

2

Lâm Bình

1.726

8,13

2.159

7,89

3

Na Hang

2.657

12,52

3.365

12,30

4

Chiêm Hóa

849

4,00

1.009

3,69

5

Hàm Yên

1.282

6,04

1.581

5,78

6

Yên Sơn

6.471

30,49

8.425

30,81

+

Trong đó bò sữa

2.145

10,11

2.427

8,87

7

Sơn Dương

7.435

35,04

9.866

36,08

+

Trong đó bò sữa

828

3,90

937

3,43

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020.

1.3. Kế hoạch phát triển đàn lợn

a. Mục tiêu phát triển

- Duy trì tốc độ phát triển đàn lợn toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2012 - ­2020 là 6,2-7%/năm; phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc theo hình thức chăn nuôi đầu tư thâm canh, bán công nghiệp và công nghiệp tập trung tại các huyện Yên Sơn, Sơn Dương và một số xã của huyện Hàm Yên; phát triển chăn nuôi lợn đặc sản (lợn đen địa phương, lợn rừng) theo quy mô vừa, quy mô gia trại tại các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa và một số xã của huyện Hàm Yên.

- Sản phẩm chính của chăn nuôi lợn là sản xuất lợn thịt hướng nạc, lợn đặc sản và cung cấp giống lợn trong tỉnh và bán ra ngoài tỉnh.

- Phương thức nuôi lợn chủ yếu nuôi theo quy mô gia đình, gia trại, trang trại và từng bước chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp.

b. Dự kiến quy mô phát triển

Dự kiến tổng đàn lợn năm 2020 là 768 nghìn con, cơ cấu đàn như sau: Đàn lợn nái chiếm 10,12%, đàn hậu bị cái chiếm 2,49%, đàn đực giống chiếm 0,48%, đàn đực hậu bị chiếm 0,11%, đàn lợn thịt các loại 86,80%. Tổng đàn.

Bảng 5: Quy mô phát triển đàn lợn

TT

Hạnh mục

2015

2020

Số lượng (con)

Cơ cấu (%)

Số lượng (con)

Cơ cấu (%)

I

Toàn tỉnh

565.289

100

767.984

100

1

Lợn sinh sản

57.934

10,25

77.697

10,12

2

Lợn cái hậu bị

12.440

2,20

19.086

2,49

3

Lợn đực giống

2.910

0,51

3.720

0,48

4

Lợn đực hậu bị

750

0,13

861

0,11

5

Lợn thịt các loại

491.255

86,90

666.620

86,80

II

Số con xuất chuồng

835.934

 

1.168.830

 

III

Sản lượng xuất chuồng (Tấn)

56.433

 

85.922

 

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang GĐ 2012-2020.

Bảng 6: Kế hoạch phát triển đàn lợn phân theo các huyện, thành phố

TT

Hạng mục

2015

2020

Số lượng (con)

Cơ cấu (%)

Số lượng (con)

Cơ cấu (%)

 

Tổng đàn lợn

565.289

100

767.984

100

1

Thành phố

24.713

4,37

28.217

3,67

2

Lâm Bình

26.040

4,61

33.261

4,33

3

Na Hang

38.887

6,88

50.089

6,52

4

Chiêm Hóa

112.346

19,87

150.432

19,59

5

Hàm Yên

91.488

16,18

114.820

14,95

6

Yên Sơn

125.073

22,13

174.197

22,68

7

Sơn Dương

146.745

25,96

216.969

28,25

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020.

1.4. Kế hoạch phát triển đàn gia cầm

a. Mục tiêu phát triển

- Duy trì tốc độ phát triển đàn gia cầm (chủ yếu là đàn gà và vịt) toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2012 - 2020 là 6,7 - 7,5%/năm; tập trung phát triển gà chăn nuôi theo hình thức đầu tư thâm canh, bán công nghiệp và công nghiệp tại các huyện Yên Sơn và Sơn Dương và một số xã của huyện Hàm Yên, gà thả vườn tại các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa và một số xã của huyện Hàm Yên. Phát triển vịt Bầu Minh Hương tại các xã có điều kiện thích hợp của huyện Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương.

- Sản phẩm chính của chăn nuôi gia cầm là sản xuất gà thịt, gà thả vườn và cung cấp trứng gà trong tỉnh và bán ra ngoài tỉnh.

- Phương thức nuôi gà chủ yếu nuôi theo quy mô gia trại, trang trại và từng bước chăn nuôi gà theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp.

b. Dự kiến quy mô phát triển

Bảng 7: Quy mô phát triển đàn gia cầm

TT

Nội dung

2015

2020

Số lượng (1000 con)

Cơ cấu (%)

Số lượng (1000 con)

Cơ cấu (%)

 

Đàn gia cầm

4.969

100

6.954

100

1

Đàn Gà, tr.đó

4.358

87,70

6.158

88,56

+

Gà sinh sản

498

11,42

669

10,86

+

Gà thịt cách loại

3.039

69,75

4.422

71,81

2

Đàn Vịt

366

7,36

471

6,78

 

Tr.đó

 

 

 

 

+

Vịt sinh sản

155

42,29

191

40,43

+

Vịt thịt cách loại

53

14,41

67

14,23

3

Đàn Ngan

246

67,13

325

4,67

 

Tr.đó

 

 

 

 

+

Ngan sinh sản

84

34,28

108

33,41

+

Ngan thịt cách loại

44

17,91

62

19,12

II

Số con gia cầm xuất chuồng

8.911

 

13.076

 

III

Sản lượng thịt hơi xuất chuồng (Tấn)

14.052

 

21.029

 

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020.

Bảng 8: Kế hoạch phát triển đàn gia cầm phân theo các huyện, thành phố

TT

Hạng mục

2015

2020

Số lượng (1000 con)

Cơ cấu (%)

Số lượng (1000 con)

Cơ cấu (%)

 

Tổng đàn gia cầm

4.919

100

6.887

100

1

Thành phố

230

4,68

276

4,01

2

Lâm Bình

84

1,70

107

1,56

3

Na Hang

193

3,93

247

3,58

4

Chiêm Hóa

999

20,31

1.326

19,25

5

Hàm Yên

841

17,11

1.129

16,39

6

Yên Sơn

1.261

25,63

1.864

27,07

7

Sơn Dương

1.361

27,67

2.005

29,11

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020.

1.5. Kế hoạch phát triển đàn ong

- Duy trì tốc độ phát triển đàn ong toàn tỉnh bình quân giai đoạn 2012­ - 2020 là 3,55 - 4%/năm, đưa đàn ong lên 16.340-18.000 đàn, sản lượng đạt 294­-310 tấn mật, 4-5 tấn sáp ong và 0,5-1 tấn phấn hoa, thu nhập từ ong đạt 4,8-6 tỷ đồng (giá năm 2012).

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi ong phải gắn kết giữa các loại cây có nguồn phấn hoa phong phú, đồng thời đảm bảo tính sở hữu liên kết đa nghề trong cùng một chủ sở hữu như: Vùng trồng cam ở Hàm Yên và một phần Chiêm Hóa, vùng trồng chè Sơn Dương, Na Hang; vùng trồng bưởi, hồng, na, chè của huyện Yên Sơn.

Bảng 9: Kế hoạch phát triển đàn ong phân theo các huyện, thành phố

TT

Nội dung

2015

2020

Đàn

Cơ cấu (%)

Đàn

Cơ cấu (%)

 

Tổng đàn Ong

13.543

100

16.340

100

1

Thành phố

2.237

16,52

2.593

15,87

2

Lâm Bình

23

0,17

32

0,20

3

Na Hang

87

0,64

115

0,70

4

Chiêm Hóa

778

5,74

974

5,96

5

Hàm Yên

2.264

16,72

2.781

17,02

6

Yên Sơn

1.639

12,10

1.918

11,74

7

Sơn Dương

6.515

48,11

7.927

48,51

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020.

1.6. Kế hoạch phát triển đàn vật nuôi khác

Đàn gia súc khác của tỉnh đến năm 2020 có tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,62%/năm. Đàn gia cầm khác có tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,20%/năm.

2. Kế hoạch xây dựng vùng chăn nuôi tập trung đối với một số đối tượng vật nuôi chính

Bảng 10: Kế hoạch xây dựng vùng chăn nuôi tập trung

TT

Đối tượng vật nuôi

Sản phẩm chủ yếu

Địa điểm thực hiện

Số vùng QH

Quy mô thực hiện (con)

Giải pháp chủ yếu

1

Con trâu

Trâu giống và trâu thịt

Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình, Hàm Yên.

Tổng số 162 vùng, DT 873 ha.

- Na Hang: 53 vùng, DT 281 ha.

- Chiêm Hóa 59 vùng, DT 360 ha.

- Lâm Bình 28 vùng, DT 159 ha

- Hàm Yên 22 vùng, DT 73 ha.

31.500

7.300

15.300

4.200

4700

- Bình tuyển chọn lọc trâu đực và trâu cái địa phương.

- Luân chuyển trâu đực giống

- Tổ chức thi trâu khỏe, trâu đẹp, xây dựng thương hiệu giống trâu TQ

- Xây dựng chợ giống trâu.

- Chuyển giao kỹ thuật CN

2

Con bò sữa

Sữa và bò giống

Sơn Dương, Yên Sơn

Tổng số DT 294 ha.

+ Sơn Dương 82 ha (Chăn nuôi tập trung 3 ha, trồng cỏ thâm canh 79 ha)

+ Yên Sơn 212 ha (Chăn nuôi tập trung 6 ha, trồng cỏ thâm canh 206 ha)

3.400

950

 

 

2.450

- Tạo liên kết giữa doanh nghiệp với nông dân trên cơ sở hình thành các HTX, THT để chăn nuôi bò sữa.

- Liên kết trong việc tổ chức sản xuất thức ăn xanh

3

Con bò thịt

Bò thịt

Sơn Dương, Yên Sơn.

Tổng số 64 vùng, DT 302 ha.

- Sơn Dương 33 vùng, DT 83 ha.

- Yên Sơn 31 vùng, DT 219 ha.

8.710


5.380


3.330

- Bình tuyển chọn lọc đàn bò cái đủ tiêu chuẩn.

- Củng cố, đào tạo đội ngũ dẫn tinh viên.

- Quy hoạch đảm bảo thức ăn xanh.

- Vỗ béo bò trước khi giết thịt

4

Con lợn siêu nạc

Lợn thịt có tỷ lệ nạc cao

Sơn Dương, Yên Sơn và một số xã thuộc huyện Hàm Yên

Tổng số 224 vùng 584 ha

- Sơn Dương 66 vùng, DT 186 ha.

- Yên Sơn 158 vùng, DT 364 ha.

- Hàm Yên 30 vùng, DT 34 ha.

231.780


124.200


76.280


31.300

- Chọn lọc lợn đực và lợn cái cấp bố mẹ tại các cơ sở nhân giống; thực hiện việc phối giống nhân tạo.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi với quy mô hợp lý.

- Hình thành các THT, HTX chăn nuôi lợn siêu nạc; tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ SP

5

Con lợn đen địa phương

Lợn thịt mang tính đặc sản

Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình, Hàm Yên

Tổng số 173 vùng, DT 355 ha.

- Na Hang 62 vùng, DT 114 ha.

- Chiêm Hóa 53 vùng, DT 90 ha.

- Lâm Bình 28 vùng, DT 117 ha.

- Hàm Yên 30 vùng 34 ha.

164.100


22.700


84.100


16.200


41.100

- Chọn lọc đàn lợn đực giống, lợn cái tại địa phương và các vùng lân cận.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi với quy mô hợp lý.

- Hình thành các THT, HTX chăn nuôi lợn đặc sản; tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ SP

6

Con gia cầm

Gà thịt sản xuất theo hướng công nghiệp, Gà thả vườn, vịt Bầu Minh Hương

Tại các huyện và Công ty CP giống vật tư NLN

1. CN gà 577 vùng, DT 1.087 ha

+ Gà thịt công nghiệp:

- Sơn Dương 184 vùng, DT 204 ha.

- Yên Sơn 150 vùng, DT 276 ha.

- Hàm Yên 79 vùng, DT 120 ha.

+ Gà thả vườn:

- Chiêm Hóa 92 vùng, DT 187 ha.

- Na Hang 47 vùng, DT 145 ha.

- Lâm Bình 25 vùng, DT 155 ha.

2. CN vịt Bầu và vịt Bầu Minh Hương 49 vùng, DT 95 ha.

- Sơn Dương 8 vùng, DT 36 ha.

- Yên Sơn 26 vùng, DT 50 ha.

- Hàm Yên 15 vùng, DT 9 ha.

1.021.600

913.800

613.200

300.600

107.800

82.400

25.400

85.000

47.500

19.600

17.900

- Chăn nuôi theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp trên cơ sở giống sản xuất trong tỉnh.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi với quy mô hợp lý. Chăn nuôi trang trại, gia trại, DN

- Hình thành các THT, HTX chăn nuôi;

- Tạo mối liên kết sản xuất và tiêu thụ SP

Nguồn: Báo cáo Quy hoạch chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2012-2020.

3. Kế hoạch sản xuất giống trên địa bàn tỉnh

a) Giống trâu: Đầu tư kinh phí nhập tinh hoặc nhập trâu đực giống tốt để cải tạo đàn trâu nội. Chọn lọc và cải tạo đàn trâu tại các huyện Na Hang, Lâm Bình, Chiêm Hóa nhằm tạo ra nguồn giống trâu giống tốt cung cấp nhu cầu chăn nuôi. Mỗi năm nhu cầu con giống cần khoảng trên 20.000 con.

b) Giống bò: Bình tuyển chọn bò đực giống tại các cơ sở sản xuất giống bò được phép sản xuất giống; khuyến khích chăn nuôi mua bò đực giống và bò cái sinh sản có chất lượng tốt. Cải tạo nâng cao chất lượng đàn bò bằng thụ tinh nhân tạo với quy mô dự án 10.000 con trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2020.

- Bố trí tại 02 huyện Sơn Dương và Yên Sơn mỗi huyện 01 tổ thụ tinh nhân tạo. Dự kiến đến năm 2015 nhu cầu con giống cần là 5.100 con và năm 2020 là 5.830 con; mỗi năm nhu cầu con giống cần khoảng trên 5.000 con.

c) Giống lợn: Tổ chức sản xuất giống lợn địa phương mang tính đặc sản và sản xuất giống lợn hướng nạc, siêu nạc. Tỷ lệ đàn lợn hướng nạc, siêu nạc đạt 30% tổng đàn năm 2015, sản xuất 200.000 - 400.000 con lợn giống thương phẩm hướng nạc/năm. Đầu tư nâng cấp trại giống cấp ông bà của Công ty Cổ phần giống vật tư NLN và đầu tư 2 cơ sở lợn giống cấp bố mẹ tại huyện Yên Sơn và Sơn Dương.

d) Giống gia cầm: Phát triển mạnh các giống gà Ri, gà Mía, gà chọi, gà lai giữa gà chọi với các giống gà Ri, gà Mía, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng của Trung Quốc để đáp ứng thị trường nội địa. Lựa chọn các giống gà công nghiệp hướng thịt để đưa vào sản xuất. Đầu tư nâng cấp trại giống của Công ty cổ phần giống vật tư NLN thành trại giống gia cầm cấp ông bà và 01 cơ sở sản xuất giống cấp ông bà tại huyện Sơn Dương; Đầu tư 07 cơ sở gà giống cấp bố mẹ tại các huyện: Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, và thành phố Tuyên Quang.

4. Kế hoạch xây dựng cơ sở, điểm giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

4.1. Giai đoạn 2015 - 2016

- Tại thành phố Tuyên Quang: Nâng cấp cơ sở giết mổ Tân Hà, thành phố Tuyên Quang để có đủ điều kiện giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y với công suất 200 con/ 1ca.

- Tại trung tâm 06 huyện xây dựng mới: 01 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với công suất 50 con/1 ca.

4.2. Giai đoạn 2017 - 2020

Củng cố các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tập trung đã xây dựng và hoạt động. Triển khai xây dựng mỗi xã hoặc trung tâm cụm xã 01 điểm giết mổ gia súc, gia cầm đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo quy hoạch với quy mô phù hợp (đáp ứng nhu cầu giết mổ trên địa bàn, phương thức bán công nghiệp).

5. Kế hoạch thực hiện các Dự án ưu tiên

5.1. Dự kiến nguồn kinh phí thực hiện Dự án

Tổng kinh phí thực hiện các dự án: 332,04 tỷ đồng. Trong đó:

+ Bố trí từ nguồn ngân sách địa phương: 28,5 tỷ.

+ Nguồn vốn huy động theo các cơ chế chính sách: 302,54 tỷ.

+ Bố trí từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học: 01 tỷ.

5.2. Chi tiết các Dự án ưu tiên

a) Dự án phát triển và nâng cao chất lượng đàn trâu

- Quy mô thực hiện: 4300 con

- Địa điểm thực hiện: Huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình, Hàm Yên

- Nguồn vốn: Thực hiện theo Nghị quyết Số 12/2014/NQ-HĐND ngày 22/7/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Quyết định Số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.

b) Dự án cải tiến nâng cao chất lượng đàn bò vàng địa phương theo hướng lai Zebu

- Quy mô thực hiện: 5.000 con

- Địa điểm thực hiện: Huyện Yên Sơn và Sơn Dương

- Nguồn vốn: Thực hiện theo Quyết định Số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.

c) Dự án sản xuất lợn hướng nạc

- Quy mô thực hiện: 5000 con

- Địa điểm thực hiện: Tại thành phố Tuyên Quang, các huyện Sơn Dương, Hàm Yên và Yên Sơn

- Nguồn vốn: Sử dụng nguồn ngân sách địa phương.

- Tổ chức thực hiện: UBND huyện, thành phố xây dựng chi tiết các đề án, dự án thực hiện trình các Sở, ngành, cấp có thẩm quyền phê duyệt.

d) Dự án sản xuất giống gia cầm

- Quy mô thực hiện: 50.000 con

- Địa điểm thực hiện: Tại Thành phố Tuyên Quang, các huyện Chiêm Hóa, Sơn Dương, Lâm Bình và Yên Sơn.

- Nguồn vốn: Thực hiện theo Quyết định Số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020.

e) Dự án xây dựng và phát triển vùng chăn nuôi lợn đặc sản

- Quy mô thực hiện: 12.000 con

- Địa điểm thực hiện: Tại các huyện Chiêm Hóa, Lâm Bình và Na Hang

- Nguồn vốn: Sử dụng nguồn ngân sách địa phương.

- Tổ chức thực hiện: UBND huyện xây dựng chi tiết các đề án, dự án thực hiện trình các Sở, ngành, cấp có thẩm quyền phê duyệt.

g) Dự án đầu tư các khu giết mổ tập trung trên địa bàn tỉnh

- Nguồn vốn: Sử dụng nguồn ngân sách địa phương.

- Tổ chức thực hiện: Giao Chi cục thú y phối hợp với UBND các huyện, thành phố, xây dựng đề án, dự án chi tiết trình các Sở, ngành, cấp có thẩm quyền phê duyệt.

h) Dự án trồng cỏ và chế biến thức ăn gia súc tại các huyện

- Nguồn vốn: Sử dụng nguồn ngân sách địa phương.

- Tổ chức thực hiện: UBND các huyện xây dựng chi tiết các đề án, dự án thực hiện trình các Sở, ngành, cấp có thẩm quyền phê duyệt.

i) Dự án phát triển vùng nuôi ong tại các huyện và thành phố gắn với chế biến sản phẩm từ mật ong tại thành phố Tuyên Quang

- Nguồn vốn: Sử dụng nguồn vốn sự nghiệp khoa học của tỉnh.

- Tổ chức thực hiện: Hợp tác xã chăn nuôi ong Phong Thổ tổ chức thực hiện theo Dự án đã được phê duyệt.

k) Dự án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giống vật nuôi

Nguồn vốn: Sử dụng nguồn kinh phí Trung ương thông qua các khóa đào tạo tập huấn do Bộ Nông nghiệp & PTNT, Cục Chăn nuôi tổ chức.

6. Các giải pháp chủ yếu

6.1. Các giải pháp về kỹ thuật

a. Về công tác giống

- Đối với giống trâu

+ Tại các huyện Na Hang, Chiêm Hóa, Lâm Bình, Hàm Yên Bình thực hiện việc lựa chọn từ 2/3 xã có giống trâu tốt, tiến hành bình tuyển, chọn lọc những con trâu đực giống từ 3-5 tuổi có khối lượng từ 400 kg để làm giống. Chọn những con trâu cái từ 3 - 7 tuổi có khối lượng từ 300 kg trở lên, đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật, nhằm tạo đàn cái nền, phục vụ cho các vùng giống trâu.

+ Đối với con giống không đảm bảo tiêu chuẩn giống thì vận động người chăn nuôi thiến hoặc bán và mua thay thế đảm bảo tiêu chuẩn giống.

- Đối với giống bò

+ Cải tiến, nâng cao tầm vóc đàn bò theo hướng Zê bu hóa, giai đoạn đầu 2015 - 2016 tập trung vào việc bình tuyển, chọn lọc đàn bò cái nền, giai đoạn 2017 - ­2020 trên cơ sở phát triển nhanh mạng lưới thụ tinh nhân tạo tại các huyện, thành phố có khả năng áp dụng thực hiện tốt phương pháp này (huyện Sơn Dương, Yên Sơn, thành phố Tuyên Quang) và sử dụng bò đực giống đủ tiêu chuẩn đã qua chọn lọc, bình tuyển ở những nơi chưa có điều kiện làm thụ tinh nhân tạo (các xã còn khó khăn thiếu cán bộ làm công tác thụ tinh nhân tạo...). Chọn lọc đàn bò cái nên phục vụ cho lai tạo giống bò thịt chất lượng cao.

+ Hàng năm tổ chức bình tuyển, giám định chất lượng giống vật nuôi theo quy định về quản lý giống.

+ Áp dụng quy trình chăn nuôi tốt "Global Gap" (Global Good Agricultural Practice- Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu) nhằm phát triển chăn nuôi bền vững.

- Đối với giống lợn

+ Tại các huyện vùng thấp như Yên Sơn, Sơn Dương, thành phố Tuyên Quang khuyến khích người chăn nuôi phát triển nhanh các giống lợn siêu nạc.

+ Tại các huyện vùng cao giữ gìn và phát huy các giống lợn đặc sản như lợn đen, lợn mán.

- Đối với giống gia cầm

+ Củng cố và phát triển cơ sở sản xuất giống gia cầm ông bà thuộc Công ty Cổ phần giống vật tư NLN của tỉnh. Đồng thời khuyến khích các cơ sở tư nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống bố mẹ tại các huyện để cung cấp giống gia cầm thương phẩm cho người chăn nuôi.

+ Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống Vịt bầu đặc sản tại huyện Hàm Yên để bảo tồn lưu giữ giống và cung cấp giống tốt cho người chăn nuôi.

b. Về thức ăn và chăm sóc nuôi dưỡng

- Phát triển cây thức ăn thô xanh có năng suất, chất lượng cao, thức ăn giàu đạm- Tùy theo điều kiện tự nhiên để bố trí trồng, chế biến, bảo quản phế phụ phẩm nông, công nghiệp cho gia súc ăn cỏ, đảm bảo đủ nguồn thức ăn dự trữ trong mùa đông, mùa khô, giai đoạn giáp vụ.

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến về chuồng trại, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thú y theo phương thức chăn nuôi trang trại gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm. Xây dựng các mô hình chăn nuôi tiên tiến phù hợp với từng vùng sinh thái, từng bước chuyển giao, nhân rộng trong sản xuất.

- Xây dựng chương trình khuyến nông chăn nuôi (hướng dẫn, đào tạo tập huấn, xây dựng mô hình, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh phí xây dựng mô hình) quy mô trang trại, gia trại có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học.

- Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong chăm sóc, nuôi dưỡng để tăng sức đề kháng của gia súc, gia cầm; áp dụng các kiểu chuồng nuôi thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông để chống rét cho gia súc, gia cầm.

c. Về công tác phòng, chống dịch bệnh

- Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán lâm sàng, phi lâm sàng để chẩn đoán, xác minh chính xác dịch bệnh gia súc, gia cầm cho cán bộ của Chi cục Thú y; xây dựng hệ thống thông tin, giám sát dịch bệnh từ tỉnh đến cơ sở.

- Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong công tác thú y cho cán bộ thú y từ tỉnh đến cơ sở.

6.2. Về tiêu thụ sản phẩm

Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, đơn vị thực hiện Dự án quảng bá, giới thiệu sản phẩm bằng nhiều hình thức, thu hút thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định trên địa bàn tỉnh.

6.3. Các giải pháp về môi trường

- Quy hoạch chăn nuôi, đưa chăn nuôi tập trung theo hướng công nghiệp ra xa đô thị, khu dân cư và nhất thiết phải thực hiện quy định chăn nuôi an toàn gắn với bảo vệ môi trường.

- Sử dụng kỹ thuật cho vào thức ăn và chất thải chăn nuôi các men, các chế phẩm sinh học nhằm hạn chế khí độc hại và vi sinh vật có hại.

- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thân thiện với môi trường. Tùy điều kiện cụ thể từng nơi để lựa chọn 1 trong 3 quy trình kỹ thuật xử lý chất thải như: bể lắng - hầm biogas; hầm biogas - ao sinh học và hầm biogas - thùng sục khí - ao sinh học.

6.4. Về chính sách

Khuyến khích, hỗ trợ hợp lý nhằm triển khai Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012 - 2020 trên cơ sở các đề án, dự án được lồng ghép giữa cơ chế, chính sách hiện hành của Trung ương, của tỉnh, nguồn ngân sách địa phương. Giúp người chăn nuôi nhanh chóng tiếp cận với kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất, phát triển kinh tế trang trại.

Các nội dung sử dụng nguồn ngân sách địa phương đề nghị UBND các huyện, thành phố xây dựng chi tiết các đề án, dự án trước khi thực hiện trình các Sở, ngành, cấp có thẩm quyền phê duyệt.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị

1.1. Sở Nông nghiệp và PTNT

- Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giai đoạn 2012 - 2020; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và chính quyền các địa phương và các đơn vị chuyên ngành thẩm định các Dự án, Kế hoạch của các địa phương, đơn vị trên toàn tỉnh để triển khai thực hiện; tổ chức rà soát, đề xuất điều chỉnh bổ sung cơ chế, chính sách để thực hiện; Đồng thời lồng ghép các chương trình, dự án của Trung ương và địa phương để khai thác các nguồn vốn cho đầu tư phát triển chăn nuôi.

- Chỉ đạo các phòng, Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông tổ chức tuyên truyền, tập huấn các nội dung theo nội dung của Kế hoạch đến toàn thể đơn vị; hướng dẫn người dân về quy trình kỹ thuật sản xuất, phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi, xây dựng các mô hình phát triển chăn nuôi các sản phẩm chủ lực, tổng kết nhân rộng.

- Kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2012 - 2020; định kỳ hàng năm và từng giai đoạn tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Cụ thể hóa cơ chế, chính sách của Trung ương để tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất với Sở Tài nguyên và Môi trường danh mục các công trình và các khu chăn nuôi tập trung ở từng giai đoạn để đưa vào kế hoạch sử dụng đất của tỉnh.

1.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tham mưu thu hút và bố trí các nguồn lực từ ngân sách nhà nước để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn phục vụ sản xuất.

- Rà soát, phân loại các dự án đầu tư, điều chỉnh phương thức và nguồn đầu tư để thu hút tối đa nguồn lực đầu tư xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp.

- Chủ trì, phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT và các Sở, ngành, địa phương nghiên cứu tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn.

1.3. Sở Tài chính

- Tham mưu, bố trí nguồn ngân sách triển khai thực hiện các nội dung theo Kế hoạch; đặc biệt bố trí đủ nguồn lực và kịp thời để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh và các chính sách của Trung ương đã và sẽ triển khai.

1.4. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở, ban, ngành có liên quan đề xuất điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách có liên quan tới hỗ trợ tăng cường năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, xã hội hóa nguồn lực cho phát triển khoa học, công nghệ; điều chỉnh cơ cấu đề tài nghiên cứu, tập trung vào các nhiệm vụ chính theo các dự án ưu tiên của Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giai đoạn 2012 - 2020.

- Hướng dẫn, hỗ trợ đẩy mạnh thực hiện việc xây dựng và phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm chăn nuôi hàng hóa là thế mạnh trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh các sản phẩm chăn nuôi.

1.5. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp với Sở nông nghiệp và PTNT nghiên cứu đề xuất các chính sách thương mại, phân tích tìm hiểu các thị trường tiêu thụ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản; hỗ trợ quảng bá sản phẩm hàng hóa thế mạnh của tỉnh; khuyến khích, hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản gắn với thị trường tiêu thụ ổn định. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi từ các cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn.

1.6. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo quản lý, xây dựng kế hoạch sử dụng đất phù hợp yêu cầu phát triển sản xuất chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp về đất để đầu tư sản xuất, đảm bảo sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước, bảo vệ môi trường bền vững.

1.7. Ngân hàng nhà nước tỉnh

- Chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, triển khai có hiệu quả các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với nông nghiệp, nông thôn đã ban hành; tạo cơ chế thông thoáng về hồ sơ, thủ tục vay vốn để người dân có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất chăn nuôi.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu, xây dựng, đề xuất các chương trình tín dụng cụ thể phục vụ phát triển chăn nuôi góp phần thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ theo kế hoạch.

1.8. Các Sở, ban ngành khác

Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền được giao; phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi giai đoạn 2012 - 2020; tham mưu cho UBND tỉnh về những vấn đề liên quan lĩnh vực ngành của mình quản lý, giải quyết các vướng mắc để thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.

1.9. Các huyện, thành phố

- Triển khai xây dựng Kế hoạch sản xuất chi tiết; rà soát, điều chỉnh, cơ cấu sản xuất theo hướng tập trung phát triển vật nuôi là lợi thế của địa phương, có khả năng cạnh tranh và phù hợp với Quy hoạch phát triển chăn nuôi đã được phê duyệt. Tăng cường phối kết hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT trong công tác chỉ đạo, phát triển sản xuất chăn nuôi; có chính sách hỗ trợ từ ngân sách địa phương gắn với các chương trình, chính sách của tỉnh và Trung ương nhằm khuyến khích phát triển sản xuất chăn nuôi kịp thời và hiệu quả.

- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của Trung ương, của tỉnh đã ban hành khuyến khích hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Vận dụng linh hoạt cơ chế, chính sách của tỉnh để khuyến khích đầu tư phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu của địa phương để thu hút vốn đầu tư xã hội cho phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

2. Chế độ báo cáo

- Các Sở, ngành, các huyện, thành phố ban hành chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi, giai đoạn 2012 - 2020. Trước ngày 15/12 hàng năm, báo cáo kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

- Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch hàng năm, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành liên quan./.

 


Nơi nhận:
- UBND tỉnh (Báo cáo);
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; (Phối hợp)
- Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học & Công nghệ, Công thương,  Tài nguyên & Môi trường; (Phối hợp)
- Ngân hàng Nhà nước tỉnh;
- Giám đốc (Báo cáo);
- Các Phó giám đốc Sở (Biết);
- Chi cục Thú y (Thực hiện);
- Trung tâm Khuyến nông tỉnh (Thực hiện);
- Phòng kế hoạch-Tài chính (Theo dõi);
- Lưu: VT, CN (TA25).

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Phạm Mạnh Cường

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 171/KH-SNN năm 2015 thực hiện Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2012-2020

  • Số hiệu: 171/KH-SNN
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 27/01/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Phạm Mạnh Cường
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản