Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/KH-UBND | Thanh Hóa, ngày 04 tháng 02 năm 2016 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CƠ SỞ DỮ LIỆU HỘ TỊCH ĐIỆN TỬ TOÀN QUỐC” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Thực hiện Luật Hộ tịch năm 2014; Quyết định số 2173/QĐ-BTP ngày 11/12/2015 của Bộ Tư pháp về việc Phê duyệt Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về cải cách hành chính nói chung và cải cách hành chính trong lĩnh vực hộ tịch nói riêng.
2. Ứng dụng phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch đảm bảo yêu cầu phần mềm đồng bộ, thống nhất tại các cơ quan đăng ký hộ tịch cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Ưu tiên kế thừa nguồn lực, dữ liệu hộ tịch điện tử, phần mềm đăng ký hộ tịch sẵn có tại địa phương, phù hợp với yêu cầu đăng ký và quản lý hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch, tránh lãng phí, huy động nguồn lực xã hội hóa, bảo đảm triển khai Đề án có hiệu quả.
3. Hiện đại hóa công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên cơ sở xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, nhằm thiết lập hệ thống thông tin hộ tịch đồng bộ, thông suốt giữa các cơ quan đăng ký, quản lý hộ tịch trên toàn quốc, bảo đảm việc kết nối để chia sẻ, cung cấp thông tin hộ tịch cho cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, bảo đảm tối đa lợi ích của người dân.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ
1. Giai đoạn 2016 - 2017
1.1. Triển khai thực hiện các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch và Luật Căn cước công dân.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Công an tỉnh; UBND các huyện, thị, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị có liên quan.
1.2. Phối hợp triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, phần mềm đăng ký quản lý hộ tịch, vận hành hệ thống thông tin hộ tịch điện tử (trường hợp được Bộ Tư pháp lựa chọn thực hiện thí điểm).
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thị xã, thành phố; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin.
1.3. Khảo sát, đánh giá về cơ sở vật chất, hạ tầng để triển khai ứng dụng công nghệ thông tin về đăng ký, quản lý hộ tịch.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan.
1.4. Xây dựng kế hoạch chỉnh sửa phần mềm đăng ký hộ tịch hiện tại đang sử dụng tại các địa phương; chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu từ các cơ quan đăng ký hộ tịch vào cơ sở dữ liệu toàn quốc theo tiêu chuẩn chung.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; UBND các huyện, thị, thành phố; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin.
1.5. Phối hợp thực hiện việc xây dựng Dự án khả thi cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin.
1.6. Sơ kết thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” để tiếp tục hoàn thiện phần mềm chuẩn dùng chung về đăng ký, quản lý hộ tịch.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị có liên quan.
2. Giai đoạn 2017 - 2019
2.1. Triển khai thực hiện Dự án khả thi cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính; Sở Thông tin truyền thông; UBND các huyện, thị, thành phố; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và các đơn vị có liên quan.
2.2. Bố trí đầy đủ trang thiết bị, phương tiện phục vụ xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử tại các cơ quan đăng ký hộ tịch địa phương; chỉnh sửa phần mềm đang sử dụng tại các địa phương bảo đảm tương thích, kết nối với cơ sở dữ liệu hộ tịch toàn quốc; trang bị cho các địa phương chưa sử dụng phần mềm; đào tạo nhân lực để sử dụng, cập nhật, khai thác phần mềm cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử theo yêu cầu quản lý.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; UBND các huyện, thị, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin.
2.3. Cài đặt, kết nối, vận hành phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch dùng chung trên toàn quốc; thực hiện kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan đăng ký và quản lý hộ tịch, giữa cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Công an tỉnh; UBND các huyện, thị, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin.
2.4. Cập nhật dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy (hiện đang lưu giữ tại các địa phương) vào cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; UBND các huyện, thị, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị có liên quan.
2.5. Tổng kết thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc”, tiếp tục duy trì, phát triển và hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trong giai đoạn tiếp theo.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; UBND các huyện, thị, thành phố.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành, đơn vị liên quan.
3. Giai đoạn từ 2020 trở đi
Duy trì vận hành, củng cố, hoàn thiện cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thống nhất toàn tỉnh và kết nối với toàn quốc nhằm bảo đảm đăng ký đăng ký, quản lý hộ tịch theo hướng hiện đại theo quy định của Luật Hộ tịch; triển khai quản lý, khai thác sử dụng an toàn, hiệu quả.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tiến hành các hoạt động triển khai thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” tại địa phương.
- Theo dõi, đôn đốc và hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này nhằm đáp ứng được mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ đã đề ra.
- Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ công chức làm công tác hộ tịch; đề xuất đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc cho công chức làm công tác hộ tịch (nếu cần thiết).
- Phối hợp với Công an tỉnh triển khai thực hiện cơ chế phối hợp trong việc bảo đảm cấp số định danh cá nhân, trao đổi dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của Luật Hộ tịch, Luật Căn cước công dân.
2. Các sở, ngành: Tài chính, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp để triển khai thực hiện các nội dung đã được phân công tại Kế hoạch này.
3. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Căn cứ vào nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế của địa phương để xây dựng Kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ đã được phân công.
4. Kinh phí thực hiện
Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1163/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh Lai Châu"
- 2Quyết định 1850/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch rà soát, đánh giá việc giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 3Quyết định 689/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 5Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Kế hoạch 1401/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 1Luật Hộ tịch 2014
- 2Luật Căn cước công dân 2014
- 3Quyết định 1163/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án "Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đăng ký, quản lý hộ tịch và xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử trên địa bàn tỉnh Lai Châu"
- 4Quyết định 1850/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch rà soát, đánh giá việc giải quyết vấn đề quốc tịch, hộ tịch của trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cư trú trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5Quyết định 689/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 6Quyết định 2173/QĐ-BTP năm 2015 phê duyệt Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Kế hoạch 39/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 8Kế hoạch 45/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9Kế hoạch 1401/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 17/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/02/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Thị Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra