Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SÓC TRĂNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/KH-UBND

Sóc Trăng, ngày 03 tháng 4 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH SÓC TRĂNG

Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng với nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức cộng đồng và tổ chức có hiệu quả mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho các cấp, các ngành, nhất là chính quyền xã, phường, thị trấn và người dân sống ở khu vực thường xuyên và có nguy cơ ảnh hưởng bởi thiên tai nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên môi trường và di sản văn hóa do thiên tai gây ra, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trên địa bàn tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao năng lực cán bộ chính quyền các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai; đảm bảo đến năm 2020 có 100% cán bộ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- Các xã, phường, thị trấn khu vực thường xuyên và có nguy cơ xảy ra thiên tai xây dựng kế hoạch phòng tránh thiên tai, có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng lực lượng nòng cốt có chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, lực lượng tình nguyện viên hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

- 80% các xã, phường, thị trấn vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

- Lồng ghép kiến thức phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai vào chương trình đào tạo trong trường học phổ thông.

II. NHIỆM VỤ

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng, xây dựng năng lực phòng ngừa thiên tai, phát huy truyền thống tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong cứu trợ thiên tai; tăng thời lượng phát sóng phát thanh, truyền hình và đa dạng hóa các hình thức phổ biến kiến thức phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cho cộng đồng.

- Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh phối hợp Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão các cấp, các ngành và chính quyền, đoàn thể thông tin nhanh về tình hình mưa, bão, công tác đối phó với thiên tai ở các địa phương, cảnh báo các hiểm họa do thiên tai nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong phòng, chống thiên tai và bảo vệ tính mạng, tài sản.

- Phát triển các chương trình tập huấn các đối tượng trực tiếp tham gia công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, chú trọng đối với cán bộ quản lý, cán bộ lập kế hoạch, cán bộ chuyên trách, cán bộ cơ sở ở địa phương.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hợp phần 1: Nâng cao năng lực quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ chính quyền các cấp; đảm bảo 100% cán bộ các cấp trực tiếp làm công tác quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng; bao gồm các hoạt động sau:

- Hoạt động 1.1: Xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, thống nhất về quản lý, hướng dẫn, các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp và tại cộng đồng.

- Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng, chống và quản lý thiên tai; tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp, lực lượng xung kích, bán chuyên trách các cấp, các ngành.

- Hoạt động 1.3: Xây dựng, biên soạn các bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế và các biện pháp phòng, chống giảm nhẹ thiên tai; các hoạt động triển khai quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng các cấp và cộng đồng dân cư; các bước thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng các cấp.

- Hoạt động 1.4: Thường xuyên tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng các cấp, các chính sách, cơ chế, các bước thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng các cấp.

- Hoạt động 1.5: Đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng dạy quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng như một hoạt động thiết yếu trong chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai hàng năm ở các cấp.

- Hoạt động 1.6: Đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

- Hoạt động 1.7: Trang bị công cụ, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, thiên tai cho sở ngành, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn và bộ dụng cụ giảng dạy về quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp.

2. Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục, nâng cao năng lực cho cộng đồng về quản lý rủi ro thiên tai. Tăng cường năng lực cộng đồng về giảm nhẹ thiên tai; trên 80% số dân thuộc các xã thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai; bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:

- Hoạt động 2.1: Thành lập các tổ, nhóm triển khai thực hiện hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn).

- Hoạt động 2.2: Xây dựng bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương từng cộng đồng (do cộng đồng xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại cộng đồng).

- Hoạt động 2.3: Hàng năm, thành viên cộng đồng thu thập, cập nhật thông tin xây dựng bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương.

- Hoạt động 2.4: Hàng năm, cộng đồng xây dựng lồng ghép kế hoạch phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai với tác động của biến đổi khí hậu.

- Hoạt động 2.5: Các thành viên cộng đồng xây dựng lồng ghép kế hoạch phát triển cộng đồng với phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai.

- Hoạt động 2.6: Xây dựng kế hoạch diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (bao gồm các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

- Hoạt động 2.7: Xây dựng hệ thống cảnh báo thông tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

- Hoạt động 2.8: Các hoạt động về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng thường xuyên được truyền thông trên hệ thống thông tin đại chúng (Đài Phát thanh Truyền hình, Báo chí).

- Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.

- Hoạt động 2.10: Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai cộng đồng (tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như học sinh phổ thông, người lớn tuổi...)

- Hoạt động 2.11: Tổ chức các buổi biểu diễn về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ.

- Hoạt động 2.12: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (trường học, trạm y tế, nước sạch....).

(Đính kèm Phụ lục l, II và III).

IV. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

Đề án dự kiến thực hiện trong 10 năm từ năm 2011 đến năm 2020 tại các xã, phường, thị trấn thường xuyên và có nguy cơ xảy ra thiên tai.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện: Khoảng 15 tỷ 38 triệu đồng.

Trong đó:

- Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cán bộ chính quyền địa phương các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng là 4 tỷ 620 triệu đồng.

- Hợp phần 2: Nâng cao năng lực cộng đồng về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng là 10 tỷ 418 triệu đồng.

2. Giai đoạn thực hiện và phân kỳ đầu tư

- Giai đoạn 1 (2011 - 2015): 9 tỷ 418 triệu đồng.

- Giai đoạn 2 (2016 - 2020): 5 tỷ 620 triệu đồng.

3. Nguồn vốn thực hiện

Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng, theo đó:

- Vốn ngân sách (Trung ương và địa phương): 8 tỷ 271 triệu đồng.

- Nhân dân đóng góp: 752 triệu đồng.

- Vốn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế: 6 tỷ 15 triệu đồng.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) là cơ quan chủ trì, tổ chức thực hiện Đề án có trách nhiệm:

- Xác định mục tiêu, nội dung, kinh phí cần thiết và đề xuất các giải pháp thực hiện hàng năm, 5 năm; phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất UBND tỉnh phân bổ kinh phí cho các Sở ngành và huyện, thị xã, thành phố.

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Đề án; làm đầu mối liên hệ các cơ quan đóng trên địa bàn về lĩnh vực này.

- Trên cơ sở danh mục kế hoạch hành động của các huyện, thị xã, thành phố, tiến hành rà soát, xây dựng chi tiết, xác định cụ thể những nội dung ưu tiên, phân công nhiệm vụ các Sở ngành, địa phương tổ chức thực hiện.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Đề án ở các địa phương; định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Tài chính cân đối, bố trí, vận động nguồn vốn khác để thực hiện có hiệu quả các nội dung Đề án.

3. Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão các cấp biên soạn tài liệu, lồng ghép nội dung phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai vào các môn học để giảng dạy ở các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.

4. Các Sở ngành theo chức năng, nhiệm vụ phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện Đề án.

5. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội chữ Thập đỏ tỉnh, các đoàn thể và Đài Phát thanh Truyền hình Sóc Trăng, Báo Sóc Trăng phối hợp Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt bão tỉnh, các Sở ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các hoạt động liên quan đến việc nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho cộng đồng trên địa bàn tỉnh; tổ chức vận động các doanh nghiệp cùng tham gia đóng góp nguồn nhân lực triển khai kế hoạch đạt hiệu quả.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng chương trình thực hiện nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng tại địa phương.

- Chủ động huy động các nguồn lực bổ sung, lồng ghép các hoạt động có liên quan đến cộng đồng dân cư vào quản lý rủi ro thiên tai, chương trình đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

- Đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu, có hiệu quả kinh phí đầu tư, chống lãng phí, thất thoát vốn.

- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, trước hết người dân khu vực thường xuyên bị thiên tai, có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai, ý thức chủ động phòng, chống và tích cực tham gia các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng nhằm góp phần giảm nhẹ thiệt hại khi thiên tai xảy ra.

- Xác định địa bàn xung yếu, nội dung ưu tiên thực hiện kế hoạch theo từng giai đoạn, báo cáo định kỳ về tiến độ thực hiện, mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch trên địa bàn theo quy định.

 


Nơi nhận:

- BCĐ PCLB TW;
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành tỉnh;
- Các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh;
- Các cơ quan TW đóng trên địa bàn;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lưu: HC, KT, TH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thành Nghiệp

 

PHỤ LỤC I

KHUNG HÀNH ĐỘNG VỀ ĐỀ ÁN "NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (QLTTCĐ)"
(Kèm theo Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Hợp phần/Mục tiêu

Các hoạt động chính

Kết quả mong đợi

Chỉ số kết quả

Đánh giá rủi ro

Mục tiêu chung: Huy động mọi nguồn lực thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai từ nay đến năm 2020 nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, hạn chế sự phá hoại tài nguyên thiên nhiên, môi trường do thiên tai gây ra, góp phần quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Mục tiêu cụ thể: Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; trên 80% số dân thuộc các xã thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai.

Hợp phần 1:

Nâng cao năng lực cán bộ chính quyền địa phương các cấp về quản lý, triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ ở các huyện, thị xã, thành phố; đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác QLTTCĐ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về QLTTCĐ

Hoạt động 1.1: Xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, thống nhất về quản lý, hướng dẫn, các hoạt động quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp và tại cộng đồng.

Các văn bản quy phạm quy phạm pháp luật, hướng dẫn về QLTTCĐ được dự thảo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt

Các văn bản qui phạm pháp luật được phê duyệt

1. QLTTCĐ là một hoạt động của nhiều hoạt động trong quy trình quản lý rủi ro thiên tai. Tuy nhiên, hệ thống và thể chế quản lý thiên tai chưa đồng bộ và còn nhiều hạn chế, các loại thiên tai, thảm họa ngày càng phức tạp. Do vậy, việc triển khai QLTTCĐ sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

2. Toàn xã hội đã tham gia vào công tác quản lý rủi ro thiên tai từ rất lâu. Tuy nhiên, chưa có bài bản và thống nhất, nhận thức về QLTTCĐ của chính quyền các cấp và của từng người dân còn hạn chế. Do vậy, việc triển khai đề án QLTTCĐ đòi hỏi phải đồng bộ và thống nhất ở các cấp, sự hợp tác chặt chẽ giữa các cấp, ngành trong tỉnh.

Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai; tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp, lực lượng xung kích, bán chuyên trách các cấp, các ngành.

Bộ máy hoạt động của cơ quan chuyên trách về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai từ tỉnh đến huyện, xã

Hoạt động hiệu quả theo chức năng, nhiệm vụ được giao

Hoạt động 1.3: Xây dựng, biên soạn các bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế và các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Các hoạt động triển khai QLTTCĐ các cấp và cộng đồng dân cư. Các bước thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ các cấp

Bộ tài liệu đào tạo được xây dựng và áp dụng một cách thống nhất trong toàn tỉnh

Số lượng bộ tài liệu được in ấn và cung cấp trong toàn tỉnh

 

Hoạt động 1.4: Thường xuyên tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng các cấp, các chính sách, cơ chế, các bước thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng cho cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng các cấp.

- Xây dựng, tập huấn QLTTCĐ các cấp;

- Thực hiện chương trình giảng dạy QLTTCĐ tại địa phương.

- Năng lực chính quyền địa phương các cấp về triển khai thực hiện QLTTCĐ được nâng cao

- Số lượng cán bộ được tập huấn ở mỗi cấp;

- Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đưa giáo dục về QLTTCĐ vào chương trình giảng dạy.

- Số lượng các lớp đào tạo được tổ chức, số lượng cán bộ tham gia tập huấn, số lượng đội ngũ giáo viên được đào tạo và các báo cáo kết quả đào tạo

3. Việt Nam có nhiều dân tộc sinh sống, có đặc điểm điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế và dân sinh khác nhau. Mặt khác sự hiểu biết về thiên tai và QLTTCĐ của người dân còn nhiều hạn chế nên việc xác định cụ thể đặc thù kinh tế, xã hội, văn hóa và dân sinh cũng như sự hiểu biết của người dân tại địa phương để đưa ra được các giải pháp phù hợp trong việc thực hiện QLTTCĐ sẽ khó khăn, đòi hỏi nhiều thời gian, nỗ lực và kinh phí để thực hiện

Hoạt động 1.5: Thực hiện đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ như một hoạt động thiết yếu trong chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai hàng năm ở các cấp

Năng lực của chính quyền địa phương các cấp về triển khai thực hiện QLTTCĐ được nâng cao

Số lượng các lớp đào tạo được tổ chức, số lượng cán bộ tham gia tập huấn, số lượng đội ngũ giáo viên được đào tạo và các báo cáo kết quả đào tạo

Hoạt động 1.6: Đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp QLTTCĐ

Năng lực của chính quyền địa phương các cấp về triển khai thực hiện QLTTCĐ và đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp được nâng cao

Số lượng lớp đào tạo được tổ chức, số lượng cán bộ tham gia tập huấn, số lượng đội ngũ giáo viên được đào tạo và các kết quả báo các đào tạo

 

Hoạt động 1.7: Trang bị các công cụ thiết bị phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, thiên tai cho Sở ngành, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp

Cơ quan chuyên trách các cấp được trang bị đầy đủ các công cụ hỗ trợ thiết yếu cho công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai

Số lượng các trang thiết bị và công cụ hỗ trợ; hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao

 

Hợp phần 2:

Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về QLTTCĐ.

Trên 80% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai

Hoạt động 2.1: Thành lập các tổ, nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn)

Các nhóm thực hiện QLTTCĐ các cấp được thành lập với vai trò, quyền hạn và trách nhiệm được xác định rõ

Số lượng nhóm QLTTCĐ được thành lập tại cộng đồng

Hoạt động 2.2: Xây dựng bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng)

Bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng được thiết lập và xây dựng

Số lượng bản đồ được xây dựng, các báo cáo kết quả thực hiện (khoảng 105 bản đồ)

Hoạt động 2.3: Hàng năm, thành viên cộng đồng thu thập, cập nhật thông tin cho bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương.

Các thông tin về sự phát triển, thiệt hại và tình trạng dễ bị tổn thương của cộng đồng được thu thập và cập nhật hàng năm

Cơ sở dữ liệu của cộng đồng được xây dựng (khoảng 105 xã)

Hoạt động 2.4: Hàng năm, cộng đồng xây dựng lồng ghép kế hoạch phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai với biến đổi khí hậu

Kế hoạch hàng năm về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai của cộng đồng được xây dựng bởi các thành viên cộng đồng

Số lượng bản kế hoạch QLRRTT của (khoảng 105 xã)

Hoạt động 2.5: Các thành viên cộng đồng xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng có lồng ghép kế hoạch phòng, chống và QLTTCĐ.

Kế hoạch phát triển cộng đồng hàng năm có lồng ghép kế hoạch phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai được xây dựng bởi các thành viên cộng đồng

Số lượng bản kế hoạch QLRRTT (khoảng 105 xã)

 

Hoạt động 2.6: Xây dựng kế hoạch diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

Diễn tập tại cộng đồng được xây dựng và được thực hiện hàng năm tại cộng đồng

Số lượng hệ thống diễn tập đã xây dựng (khoảng 105 xã) và các hoạt động diễn tập hàng năm

 

Hoạt động 2.7: Xây dựng hệ thống về cảnh báo, thông tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

Hệ thống cảnh báo và thông tin sớm về thiên tai được thành lập và hoạt động một cách hiệu quả tại cộng đồng

Số lượng hệ thống cảnh báo được xây dựng tại cộng đồng (khoảng 105 xã) và báo cáo hàng năm về các hoạt động cảnh báo và truyền tin tại cộng đồng

Hoạt động 2.8: Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền thông trên hệ thống thông tin đại chúng như Đài Phát thanh Truyền hình, Báo chí

Các hoạt động thông tin về phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng được triển khai rộng khắp và hiệu quả

Số lượng các hoạt động, nội dung các hoạt động và các báo cáo kết quả thực hiện

Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng

Hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai được thiết lập tại mỗi cộng đồng đánh giá được thực hiện hiệu quả

Số lượng hệ thống đánh giá và giám sát được thiết lập tại các cộng đồng (khoảng 105 xã). Báo cáo các hoạt động đánh giá của cộng đồng

Hoạt động 2.10: Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng )

Các lớp đào tạo, tập huấn tại cộng đồng được triển khai rộng khắp (khoảng 105 xã)

Số lượng lớp đào tạo, tập huấn và số lượng thành viên cộng đồng tham gia tập huấn hàng năm. Các báo cáo kết quả thực hiện

 

Hoạt động 2.11: Tổ chức các buổi biểu diễn về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ

Các buổi biểu diễn được tổ chức thường kỳ hàng năm tại cộng đồng

Số lượng các buổi biểu diễn được tổ chức hàng năm tại cộng đồng

 

Hoạt động 2.12: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng

Các công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai thiết yếu có quy mô nhỏ được xây dựng tại cộng đồng

Số lượng công trình được xây dựng hàng năm

 

PHỤ LỤC II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (QLTTCĐ)
(Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Hợp phần / Mục tiêu

Các hoạt động chính

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

Hợp phần 1: Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý , triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ ở các Huyện, Thành phố.

Mục tiêu: Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác QLTTCĐ được tập huấn, nâng cao, năng lực và trình độ về QLTTCĐ

Hoạt động 1.1: Xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, thống nhất về quản lý hướng dẫn, các hoạt động QLTTCĐ các cấp và tại cộng đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

2011 -2020

Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai; tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp, lực lượng xung kích, bán chuyên trách các cấp, các ngành

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Các Sở ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên hàng năm

Hoạt động 1.3: Thường xuyên tập huấn, nâng cao trình độ về QLTTCĐ các cấp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố

2011 - 2020

Hoạt động 1.4: Thường xuyên đào tạo về chính sách, cơ chế các bước thực hiện QLTTCĐ cho cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ các cấp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Thường xuyên hàng năm

Hoạt động 1.5: Đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ như một hoạt động thiết yếu trong chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai hàng năm các cấp

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố

2011 - 2020

Hoạt động 1.6: Xây dựng, biên soạn các bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế và các biện pháp phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; các hoạt động triển khai QLTTCĐ các cấp và cộng đồng dân cư; các bước thực hiện QLTTCĐ cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ các cấp

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh

2011 - 2017

Hoạt động 1.7: Đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho chính quyền và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp QLTTCĐ

Sở Giáo dục và Đào tạo

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố

2011 - 2016

Hoạt động 1.8: Trang bị các công cụ, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, thiên tai cho Sở ngành, huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND các huyện, thị xã, thành phố

2011 - 2017

Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về QLTTCĐ.

Trên 80% số dân các xã vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai

Hoạt động 2.1: Thành lập nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh

2011

Hoạt động 2.2: Xây dựng bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh

2011 - 2020

Hoạt động 2.3: Hàng năm, thành viên cộng đồng thu thập, cập nhật thông tin cho xây dựng bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương.

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh

Thường xuyên hàng năm

Hoạt động 2.4: Hàng năm, cộng đồng xây dựng kế hoạch phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép với tác động của biến đổi khí hậu

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh

Thường xuyên hàng năm

 

Hoạt động 2.5: Các thành viên cộng đồng xây dựng kế hoạch lồng ghép phát triển của cộng đồng với phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tinh

Thường xuyên hàng năm

Hoạt động 2.6: Xây dựng kế hoạch diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (bao gồm các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh

Thường xuyên hàng năm

Hoạt động 2.7: Xây dựng hệ thống về cảnh báo, thông tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh

Thường xuyên hàng năm

Hoạt động 2.8: Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền thông trên hệ thống thông tin đại chúng như Đài Phát thanh Truyền hình, Báo chí

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh

Thường xuyên hàng năm

Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh

Thường xuyên hàng năm

 

Hoạt động 2.10: Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác QLTTCĐ (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh

Thường xuyên hàng năm

 

Hoạt động 2.11: Tổ chức các buổi biểu diễn về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ (trường học, trạm y tế, nước sạch...)

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh

Thường xuyên hàng năm

Hoạt động 2.12: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các Sở ngành liên quan, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh

Thường xuyên hàng năm

 

PHỤ LỤC III

KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG (QLTTCĐ)”
(Kèm theo Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Hợp phần / Mục tiêu

Các hoạt động chính

Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Tổng kinh phí

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Hợp phần 1:

Nâng cao năng lực cho cán bộ chính quyền địa phương ở các cấp về quản lý , triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ ở các Huyện, Thành phố. Mục tiêu: Đảm bảo 100% cán bộ chính quyền địa phương các cấp trực tiếp làm công tác QLTTCĐ được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về QLTTCĐ

Hoạt động 1.1: Xây dựng và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, thống nhất về quản lý hướng dẫn, các hoạt động QLTTCĐ ở các cấp và tại cộng đồng

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

100

Hoạt động 1.2: Hoàn thiện bộ máy phòng chống và quản lý thiên tai; Tổ chức lực lượng ứng cứu chuyên nghiệp, lực lượng xung kích, bán chuyên trách các cấp, các ngành.

Theo nhiệm vụ thường xuyên hàng năm và theo chương trình cải cách hành chính của tỉnh

Hoạt động 1.3: Xây dựng, biên soạn các bộ tài liệu đào tạo về chính sách, cơ chế và các biện pháp phòng, chống giảm nhẹ thiên tai. Các hoạt động triển khai quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng ở các cấp và cộng đồng dân cư. Các bước thực hiện quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng cho đội ngũ giảng viên, các cơ quan, cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp.

70

70

70

70

70

70

-

-

-

-

420

Hoạt động 1.4: Thường xuyên tập huấn, đào tạo, nâng cao trình độ về quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng các cấp, các chính sách, cơ chế, các bước thực hiện QLTTCĐ cho cán bộ địa phương và cán bộ trực tiếp triển khai thực hiện QLTTCĐ ở các cấp

180

180

180

180

180

180

180

180

180

180

1.800

Hoạt động 1.5: Thực hiện đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng dạy QLTTCĐ như một hoạt động thiết yếu trong chương trình, kế hoạch hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai hàng năm ở các cấp.

60

60

60

60

60

60

60

60

60

60

600

 

Hoạt động 1.6: Đưa chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cơ quan chính quyền và đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp QLTTCĐ.

200

200

200

200

200

200

-

-

-

-

1.200

Hoạt động: 1.7: Trang bị các công cụ, thiết bị phục vụ công tác phòng, chống lụt bão, thiên tai cho Sở, ngành, huyện, thành phố, phường - xã - thị trấn và bộ dụng cụ giảng dạy về QLTTCĐ cho đội ngũ giảng dạy chuyên nghiệp.

100

100

100

100

100

-

-

-

-

-

500

Tổng cộng

620

620

620

620

620

520

250

250

250

250

4.620

Hợp phần 2: Tăng cường truyền thông giáo dục và nâng cao năng lực cho cộng đồng về QLTTCĐ.

Mục tiêu: Trên 70% số dân thuộc các xã thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai

Hoạt động 2.1: Thành lập các tổ, nhóm triển khai thực hiện các hoạt động QLTTCĐ tại cộng đồng (do cộng đồng bầu chọn)

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

100

Hoạt động 2.2: Xây dựng bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương ở từng cộng đồng (do cộng đồng tự xây dựng dựa trên hướng dẫn của nhóm thực hiện QLTTCĐ tại cộng đồng);

-

-

109

-

-

-

-

-

-

-

109

Hoạt động 2.3: Hàng năm, thành viên cộng đồng thu thập, cập nhật thông tin cho xây dựng bản đồ thiên tai và tình trạng dễ bị tổn thương.

-

-

109

-

-

-

-

-

-

-

109

Hoạt động 2.4: Hàng năm, cộng đồng xây dựng kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai có lồng ghép với tác động của biến đổi khí hậu.

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

100

Hoạt động 2.5: Các thành viên cộng đồng xây dựng kế hoạch phát triển của cộng đồng có lồng ghép kế hoạch về phòng, chống và quản lý rủi ro thiên tai.

10

10

10

10

10

10

10

10

10

10

100

 

Hoạt động 2.6: Xây dựng kế hoạch diễn tập về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

140

140

140

140

140

140

140

140

140

140

1.400

Hoạt động 2.7: Xây dựng hệ thống về cảnh báo, thông tin sớm về thiên tai trong cộng đồng (bao gồm cả các trang thiết bị và dụng cụ hỗ trợ).

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

1.000

Hoạt động 2.8: Các hoạt động về QLTTCĐ thường xuyên được truyền thông trên hệ thống thông tin đại chúng như Đài phát thanh, Truyền hình, Báo chí.

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

1.000

Hoạt động 2.9: Thiết lập hệ thống đánh giá và giám sát các hoạt động về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai trong cộng đồng.

50

50

50

50

50

50

50

50

50

50

500

Hoạt động 2.10: Tổ chức các lớp đào tạo hàng năm cho cộng đồng về từng hoạt động riêng biệt trong công tác quản lý rủi ro thiên tai tại cộng đồng (các hoạt động đào tạo, tập huấn này được tổ chức riêng biệt cho từng đối tượng cụ thể trong cộng đồng như giới tính, học sinh phổ thông, người lớn tuổi...)

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

1.000

 

Hoạt động: 2.11: Tổ chức các buổi biểu diễn, kịch về phòng chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng nhân các ngày lễ của cộng đồng.

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

1.000

Hoạt động 2.12: Xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai tại cộng đồng (trường học, trạm y tế, nước sạch...)

1.000

-

1.000

-

1.000

-

1.000

-

-

-

4.000

 

Tổng cộng

1.620

620

1.838

620

1.620

620

1.620

620

620

620

10.418

TỔNG KINH PHÍ

2.240

1.240

2.458

1.240

2.240

1.140

1.870

870

870

870

15.038

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2012 thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

  • Số hiệu: 17/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 03/04/2012
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sóc Trăng
  • Người ký: Trần Thành Nghiệp
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/04/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản