- 1Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
- 2Hiến pháp 2013
- 3Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 4Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược,
- 6Kế hoạch 10-KH/TW năm 2018 thực hiện Nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Nghị quyết 132/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kế hoạch 10-KH/TW thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW do Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 15 tháng 01 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
TIẾP TỤC TRIỂN KHAI, QUÁN TRIỆT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 10/CT-TTG NGÀY 22 THÁNG 4 NĂM 2019 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ, NGĂN CHẶN CÓ HIỆU QUẢ TÌNH TRẠNG NHŨNG NHIỄU, GÂY PHIỀN HÀ CHO NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP TRONG GIẢI QUYẾT CÔNG VIỆC
Thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ xây dựng kế hoạch tiếp tục triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc (sau đây viết là Chỉ thị số 10/CT-TTg), cụ thể:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg; tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố trong việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc nhằm tăng cường thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng.
2. Xác định những nội dung trọng tâm, trọng điểm trong Chỉ thị số 10/CT-TTg nhằm cụ thể hóa thành kế hoạch tổ chức thực hiện, đảm bảo đúng quan điểm chỉ đạo và mục tiêu Chỉ thị số 10/CT-TTg đề ra, phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của thành phố; nêu cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương nhất là người đứng đầu trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg.
3. Quá trình tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg phải nghiêm túc, quyết liệt, đẩy mạnh tuyên truyền tạo sự đồng thuận, hiệu ứng tích cực trong toàn thể cơ quan, tổ chức nhà nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân. Đồng thời, thường xuyên đôn đốc, giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát nhằm thực hiện đạt kết quả cao nhất.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền
a) Sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện phối hợp chặt chẽ với cấp ủy Đảng, tổ chức đoàn thể cùng cấp triển khai công tác tuyên truyền, quán triệt thực hiện các nội dung của Chỉ thị số 10/CT-TTg trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng với những hình thức phù hợp nhằm nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nỗ lực của các ngành, các cấp và Nhân dân để thực hiện tốt Chỉ thị số 10/CT-TTg, góp phần đẩy mạnh thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong lề lối, phong cách làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý các cơ quan, tổ chức hành chính của thành phố nhằm xây dựng chính quyền liêm chính, minh bạch, vì dân phục vụ.
2. Tăng cường trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng
a) Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác phòng, chống tham nhũng nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc;
b) Thực hiện nghiêm quy định về chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định tại Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ; trước hết, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền được giao;
c) Chấn chỉnh công tác quản lý, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, cũng như giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định về trách nhiệm người đứng đầu trong việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định; đảm bảo giải quyết dứt điểm, kịp thời các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của người dân và doanh nghiệp liên quan đến phạm vi, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Căn cứ kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương là một trong những tiêu chí để đưa vào xem xét khi thực hiện đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của người đứng đầu.
3. Thực hiện cải cách hành chính, tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị
a) Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của thành phố và các cơ quan, đơn vị, địa phương cấp dưới; thực hiện công khai, minh bạch trong các hoạt động quản lý, nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm để có biện pháp kiểm tra, giám sát; có giải pháp khắc phục ngay những thiếu sót, sơ hở của quy định pháp luật có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp;
b) Tăng cường rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, loại bỏ ngay các thủ tục không cần thiết, rườm rà, khó thực hiện, rút ngắn thời gian, đưa ra lộ trình giải quyết; sau khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính theo quy định, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân cán bộ, công chức trực tiếp thụ lý giải quyết không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 01 lần;
c) Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng công tác đối thoại với doanh nghiệp, người dân theo hướng thực chất, cầu thị; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để giải quyết thực chất, dứt điểm, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những bất cập trong quy định của pháp luật (nếu có); công khai thời gian, địa điểm tiếp dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên trang thông tin điện tử (nếu có) và trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức;
d) Đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức hành chính và các tổ chức cung cấp dịch vụ công của thành phố, coi đó là thước đo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ; chú trọng việc giám sát thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và những việc không được làm của cán bộ, công chức, viên chức;
đ) Cơ quan, đơn vị, địa phương niêm yết công khai địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử để tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân và doanh nghiệp liên quan đến lĩnh vực hoạt động quản lý; nghiêm túc tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà của cán bộ, công chức, viên chức; công khai kết quả xử lý, nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật;
e) Tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức hành chính; xây dựng chính quyền điện tử từ thành phố cho đến xã, phường, thị trấn; đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến; triển khai các giải pháp thực hiện giám sát bằng công nghệ hiện đại (như ghi âm, ghi hình, giám sát trực tuyến...) để khắc phục những hạn chế, sai phạm tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, tại những nơi thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp.
4. Tăng cường thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra trong hoạt động quản lý
a) Tiếp tục thực hiện việc rà soát, chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, nhất là thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đảm bảo theo đúng Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp; khắc phục tình trạng chồng chéo, gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tại địa phương. Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện chịu trách nhiệm tổng hợp, rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra của cơ quan, đơn vị, địa phương để tránh tình trạng thanh tra, kiểm tra chồng chéo đối với doanh nghiệp;
b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức và người có nghĩa vụ theo quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng, định kỳ báo cáo theo quy định về công tác phòng, chống tham nhũng;
c) Tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo và có biện pháp xử lý; có hình thức khen thưởng, động viên, khích lệ đối với những đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện, chấp hành tốt; kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm và công khai danh tính cán bộ, công chức, viên chức vi phạm trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị, địa phương; cương quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tiêu cực, tham nhũng và kịp thời đưa ra khỏi bộ máy của Đảng, Nhà nước; không xử lý hành chính mà phải xử lý hình sự nghiêm minh đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà với người dân, doanh nghiệp, vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật.
5. Tăng cường xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo đáp ứng tốt yêu cầu thực thi nhiệm vụ
a) Tổ chức triển khai, quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, Nghị quyết số 132/NQ-CP ngày 24 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 19 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ và Kế hoạch số 10-KH/TW ngày 06 tháng 6 năm 2018 của Bộ Chính trị thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW nhằm tạo chuyến biến rõ rệt về nhận thức, hành động của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố trong việc đổi mới công tác cán bộ; thực hiện đồng bộ các giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ; nâng cao tinh thần trách nhiệm công vụ trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; thực hiện phương châm “Kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ”;
b) Tiếp tục đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả toàn diện tất cả các khâu trong công tác cán bộ; trong đó cần chú trọng nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng đầu vào, tuyển chọn người có đủ phẩm chất, tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực công tác để bố trí, đảm nhiệm các vị trí việc làm, từng bước nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức hành chính và chất lượng công tác giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp. Thực hiện nghiêm quy định pháp luật trong công tác đánh giá cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo việc đánh giá phải gắn với kết quả thực thi công vụ, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức hàng năm phải đúng theo quy định về tiêu chí phân loại đánh giá; từng bước siết chặt và đẩy mạnh thực hiện việc đánh giá, phân loại để làm cơ sở tinh giản biên chế, đưa ra khỏi bộ máy đối với cán bộ, công chức, viên chức thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ, có năng lực làm việc kém hiệu quả, nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc;
c) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật và đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức; kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ, kiên quyết đấu tranh loại bỏ triệt để tệ chạy chức, chạy quyền, các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ; xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện những hành vi sai trái trong công tác cán bộ hoặc tiếp tay cho các hành vi chạy chức, chạy quyền; kịp thời thu hồi, hủy bỏ các quyết định trái với quy định của pháp luật về công tác cán bộ, đồng thời phải xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân sai phạm;
d) Tập trung siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực thi công vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức; kiên quyết xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà trong thi hành công vụ. Xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái;
đ) Đối với cán bộ, công chức, viên chức phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ; không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức công vụ, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ; luôn có thái độ tôn trọng và tận tụy phục vụ Nhân dân, không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
6. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng
a) Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng, tinh thần trách nhiệm công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; trong đó cần đặc biệt quan tâm chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với cán bộ, công chức, viên chức, người dân và doanh nghiệp;
b) Đẩy mạnh thực hiện các biện pháp phổ biến, tuyên truyền sâu rộng về chính sách, pháp luật trong nhân dân; hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, thực hành liêm chính, không tiếp tay với tiêu cực, tham nhũng, kiên quyết không đưa, không môi giới hối lộ; tuân thủ các quy tắc, văn hóa ứng xử văn minh; tích cực, chủ động tham gia phát hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhũng, lãng phí, thông tin kịp thời, chính xác, trung thực cho các cơ quan chức năng; tôn vinh những gương điển hình tốt; việc thông tin cần đảm bảo đúng bản chất, sự thật, không suy diễn, chủ quan, đưa thông tin một chiều, sai lệch;
c) Tăng cường hoạt động giám sát của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đoàn thể, người dân, doanh nghiệp,... trong thực thi công vụ của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm góp phần ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện
a) Tiếp tục tổ chức triển khai, quán triệt, thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về phòng, chống tham nhũng, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, các chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 10/CT-TTg trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý để nâng cao nhận thức trong quá trình triển khai thực hiện. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng; nếu để xảy ra tiêu cực, tham nhũng tại cơ quan, đơn vị mình thì phải chịu trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước; phải coi đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên, liên tục, lâu dài, đặc biệt quan trọng và lấy làm tiêu chí để đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ hàng năm của từng cơ quan, đơn vị, cũng như đối với người đứng đầu;
b) Trên cơ sở các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chỉ đạo xây dựng và ban hành kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ có liên quan đến từng ngành, từng lĩnh vực để triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg, trong đó phải thể hiện bằng các nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch; gửi kế hoạch về Sở Nội vụ (trước ngày 30 tháng 3 năm 2024) để tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện của cơ quan, đơn vị, địa phương cho Ủy ban nhân dân thành phố;
c) Chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân thành phố và kế hoạch thực hiện của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, định kỳ gửi báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nội vụ (trước ngày 10 tháng 11 hàng năm) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố. Đồng thời, phải khẩn trương chỉ đạo tăng cường thực hiện cải cách hành chính, công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn vị; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Đẩy mạnh phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong chính lực lượng chức năng và đội ngũ cán bộ, công chức thực thi pháp luật. Thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy trình chuyên môn nghiệp vụ. Cần ban hành quy chế làm việc rõ ràng, minh bạch, cụ thể và có cơ chế kiểm soát hiệu quả đối với cán bộ, công chức khi thực thi nhiệm vụ công vụ nhằm bảo đảm ngăn chặn cho được tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong thi hành công vụ;
đ) Các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố tăng cường công tác rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, loại bỏ ngay các thủ tục không cần thiết, rườm rà, khó thực hiện, nghiên cứu có giải pháp rút ngắn thời gian, đưa ra lộ trình giải quyết, kịp thời cắt giảm và nâng cao chất lượng thủ tục hành chính trong tất cả các lĩnh vực quản lý của cơ quan, tổ chức hành chính của thành phố, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp.
2. Giám đốc Sở Nội vụ
a) Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg và Kế hoạch này; định kỳ tổng hợp kết quả triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trước ngày 20 tháng 11 hàng năm.
b) Chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, công chức nhằm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành đúng các quy định pháp luật của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng công chức, viên chức nhằm từng bước kiện toàn và nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ công chức, viên chức;
c) Đẩy mạnh thực hiện kiểm tra công vụ đối với việc thực thi nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị, địa phương; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà trong thi hành công vụ. Đồng thời, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu nếu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi vi phạm.
3. Chánh Thanh tra thành phố
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra đảm bảo theo đúng Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ; đề xuất biện pháp khắc phục ngay tình trạng chồng chéo, gây phiền hà, sách nhiễu trong hoạt động thanh tra, kiểm tra tại địa phương (nếu có);
b) Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân vi phạm kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để thực hiện những hành vi sai trái, vụ lợi. Đối với những trường hợp có hành vi vi phạm đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật, cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để kiên quyết đưa ra điều tra, truy tố, xét xử đảm bảo nghiêm minh, theo đúng quy định pháp luật.
4. Giám đốc Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện rà soát các văn bản quy định của pháp luật trong hoạt động quản lý của các cơ quan, tổ chức hành chính trên địa bàn thành phố hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền Trung ương nhằm kịp thời phát hiện những quy định chồng chéo, chưa đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, cụ thể và khả thi của các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời khắc phục ngay những thiếu sót, sơ hở của các quy định trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp.
5. Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Nội vụ và Thủ trưởng cơ quan có liên quan chỉ đạo, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí Trung ương đóng trên địa bàn, báo chí địa phương và Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh quận, huyện thực hiện công tác thông tin tuyên truyền Chỉ thị số 10/CT-TTg; công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng số điện thoại đường dây nóng về cải cách hành chính để tiếp nhận các ý kiến phản ánh của người dân, doanh nghiệp về hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức để có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan báo chí, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp
Tăng cường các biện pháp tuyên truyền sâu rộng về chính sách, pháp luật; hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, thực hành liêm chính, không tiếp tay với tiêu cực, tham nhũng, kiên quyết không đưa hối lộ, không môi giới hối lộ; tuân thủ các quy tắc, văn hóa ứng xử văn minh; tích cực, chủ động tham gia phát hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhũng, lãng phí, thông tin kịp thời, chính xác, trung thực cho các cơ quan chức năng; việc thông tin cần đảm bảo đúng bản chất, sự thật, không suy diễn, chủ quan, đưa thông tin một chiều, sai lệch; kịp thời tôn vinh những gương điển hình tốt.
7. Đề nghị Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố
Tiếp tục tăng cường hoạt động giám sát đối với các cơ quan, tổ chức, và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ nhằm góp phần ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.
Trên đây là nội dung kế hoạch tiếp tục triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện nếu có phát sinh những khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân thành phố (thông qua Sở Nội vụ) để được hướng dẫn, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2023 tiếp tục triển khai Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2Kế hoạch 262/KH-UBND năm 2023 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Sơn La ban hành
- 3Kế hoạch 08/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Kế hoạch 2724/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc năm 2024 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5Kế hoạch 10/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024
- 6Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Bình Định ban hành
- 7Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 1Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
- 2Hiến pháp 2013
- 3Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
- 4Chỉ thị 20/CT-TTg năm 2017 về chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2018 về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược,
- 6Kế hoạch 10-KH/TW năm 2018 thực hiện Nghị quyết về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 7Nghị quyết 132/NQ-CP năm 2018 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; Kế hoạch 10-KH/TW thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW do Chính phủ ban hành
- 8Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2019 về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 179/KH-UBND năm 2023 tiếp tục triển khai Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 10Kế hoạch 262/KH-UBND năm 2023 tiếp tục thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Sơn La ban hành
- 11Kế hoạch 08/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 12Kế hoạch 2724/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc năm 2024 do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 13Kế hoạch 10/KH-UBND thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024
- 14Kế hoạch 75/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Bình Định ban hành
- 15Kế hoạch 105/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Kế hoạch 17/KH-UBND năm 2024 tiếp tục triển khai, quán triệt và tổ chức thực hiện Chỉ thị 10/CT-TTg tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc do Thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 17/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 15/01/2024
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Trần Việt Trường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định