ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 163/KH-UBND | Phú Yên, ngày 29 tháng 8 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO TỒN, PHÁT HUY TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 209/QĐ-BVHTTDL ngày 18/01/2019 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số, góp phần vào sự phát triển bền vững văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Đưa trang phục truyền thống phổ biến hơn trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao lòng tự hào, ý thức bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống các dân tộc.
2. Yêu cầu
- Các nhiệm vụ triển khai đúng yêu cầu thực tiễn, có tính trọng tâm, trọng điểm, chất lượng và hiệu quả.
- Kết hợp lồng ghép các nhiệm vụ của kế hoạch với các nhiệm vụ thường xuyên của các địa phương, đơn vị.
II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng, kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.
- Kiểm kê, lập danh mục di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số phục vụ công tác bảo tồn, quảng bá.
2. Bảo tồn, khôi phục và phát huy di sản văn hóa phi vật thể về trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số.
- Đánh giá, lựa chọn và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến trang phục truyền thống tiêu biểu các dân tộc đề nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
- Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp khung dệt, mua nguyên liệu, phụ kiện trang phục, truyền dạy kỹ năng nghề dệt.
- Xây dựng hồ sơ nghệ nhân đề nghị xét tặng các danh hiệu vinh dự Nhà nước cho các nghệ nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, phát huy nghề thủ công liên quan đến trang phục truyền thống.
- Tổ chức bảo tồn, truyền dạy các kỹ năng, kỹ thuật, nghệ thuật tạo hoa văn, bí quyết về nghề dệt thủ công truyền thống.
- Xây dựng mô hình trưng bày, giới thiệu, bán sản phẩm trang phục truyền thống.
- Xây dựng mô hình trồng cây nguyên liệu phục vụ nghề dệt truyền thống.
3. Tổ chức tập huấn về phương pháp bảo tồn, phát huy và kỹ năng truyền dạy bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tại các huyện có đồng bào dân tộc; giới thiệu người tham gia các lớp tập huấn do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
4. Tổ chức triển khai mặc trang phục truyền thống tại các trường dân tộc nội trú, học sinh là dân tộc thiểu số thuộc các cấp học. Khuyến khích công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị nhà nước là người dân tộc thiểu số mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ, tết...
5. Tổ chức tuyên truyền, quảng bá và phát huy di sản văn hóa phi vật thể trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.
- Tổ chức liên hoan trình diễn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số ở cấp huyện và cấp tỉnh.
- Tham gia các hoạt động: Ngày hội “Sắc màu các dân tộc”, Lễ hội văn hóa thổ cẩm Việt Nam, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
- Tổ chức trưng bày, triển lãm hiện vật, hình ảnh về trang phục truyền thống các dân tộc tại Bảo tàng tỉnh và các địa phương nhân dịp tổ chức các sự kiện văn hóa, du lịch.
- Tổ chức xuất bản các ấn phẩm sách, phim, ảnh giới thiệu, quảng bá về trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số bằng các hình thức phù hợp.
- Thiết kế quà lưu niệm từ trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số để giới thiệu và bán cho khách du lịch.
- Lồng ghép việc phổ biến thông tin, hình ảnh về trang phục truyền thống các dân tộc trong các cẩm nang du lịch, phim quảng bá giới thiệu về tiềm năng du lịch của tỉnh.
- Xây dựng các tour du lịch khám phá nét đẹp văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Ngân sách nhà nước
- Do Trung ương phân bổ để thực hiện Đề án hàng năm.
- Theo cấp ngân sách: cấp tỉnh, cấp huyện.
- Lồng ghép kinh phí từ các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình mục tiêu phát triển văn hóa, chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
- Lồng ghép kinh phí sự nghiệp hàng năm của các sở, ngành, địa phương.
2. Nguồn kinh phí huy động xã hội hóa, tài trợ, hỗ trợ; nguồn lực do nhân dân đóng góp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
- Xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
- Định kỳ hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách hàng năm, phối hợp tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tin đại chúng tổ chức tuyên truyền các nội dung liên quan đến việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Chỉ đạo các đơn vị, địa phương liên quan ưu tiên nhiệm vụ đào tạo, dạy nghề may, thêu trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo tổ chức các cuộc thi, ngày hội, các hoạt động tìm hiểu về di sản văn hóa trong trường học, nhất là vấn đề trang phục truyền thống đối với học sinh các trường Dân tộc nội trú; tuyên truyền, vận động để học sinh các trường Dân tộc nội trú mặc trang phục truyền thống vào các dịp lễ, tết, hội và các buổi học trong tuần phù hợp với điều kiện thực tế.
6. Ban Dân tộc tỉnh
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các địa phương triển khai lồng ghép những nội dung trong Kế hoạch này với công tác dân tộc ở địa phương.
7. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên các cấp và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số.
8. UBND các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn.
- Bố trí kinh phí và chịu trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này ở địa phương.
- Tổ chức vận động, huy động nguồn xã hội hóa đóng góp vào việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn quản lý.
- Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch hằng năm, tổng hợp báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện; định kỳ ngày 25/11 hàng năm báo cáo kết quả thực hiện (qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1015/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2019-2022
- 2Quyết định 28/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2019-2030
- 4Kế hoạch 2865/KH-UBND năm 2019 về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2030
- 5Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 1243/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020 - 2030
- 8Kế hoạch 136/KH-UBND triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh tỉnh Lào Cai gắn với phát triển du lịch tỉnh Lào Cai” năm 2022
- 1Quyết định 1015/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2019-2022
- 2Quyết định 28/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 3Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án "Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2019-2030
- 4Kế hoạch 2865/KH-UBND năm 2019 về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum giai đoạn 2020-2030
- 5Kế hoạch 98/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 6Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2019 về thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Quyết định 1243/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch triển khai Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2020 - 2030
- 8Kế hoạch 136/KH-UBND triển khai thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc trên địa bàn tỉnh tỉnh Lào Cai gắn với phát triển du lịch tỉnh Lào Cai” năm 2022
Kế hoạch 163/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- Số hiệu: 163/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/08/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
- Người ký: Phan Đình Phùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/08/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định