Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1605/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 01 tháng 9 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÃ HỘI HOÁ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2012 - 2016” ĐẾN NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Để tiếp tục triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2017 về ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành kế hoạch thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012 - 2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, nội dung của Đề án giai đoạn 2012 - 2016 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm đến năm 2021 đạt được các mục tiêu đã đề ra.
- Thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh, đảm bảo tính khả thi, thiết thực, hiệu quả. Phát huy vai trò, trách nhiệm xã hội của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, trong đó Hội Luật gia các cấp từ Tỉnh hội đến các Huyện, Thành, Thị hội và các Chi hội trực thuộc đóng vai trò quan trọng.
- Xây dựng và nhân rộng các mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý của Hội và Hội viên Hội Luật gia. Phấn đấu đến năm 2021, các cấp Hội và hội viên Hội Luật gia trong tỉnh đều thực hiện tốt công tác PBGDPL, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.
2. Yêu cầu:
- Việc phổ biến, quán triệt và thực hiện Đề án phải kịp thời, sâu rộng, có chất lượng; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì là Hội Luật gia tỉnh với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình triển khai thực hiện.
- Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho người dân, tập trung các địa bàn trọng điểm, ưu tiên vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, các đối tượng yếu thế và những địa bàn có nhiều bức xúc về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Các hoạt động triển khai phải sát với nội dung của Đề án, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm khả thi và phù hợp với tình hình thực tiễn, gắn với thời gian và lộ trình thực hiện cụ thể với các Kế hoạch khác về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành; kế thừa, phát huy kết quả thực hiện Đề án giai đoạn 2012 - 2016, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan, đơn vị, địa phương mình từ nay đến năm 2021.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC TỔ CHỨC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN:
1. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể, phù hợp với thực tế tổ chức và hoạt động của mỗi cấp Hội và nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương để thực hiện có hiệu quả Đề án.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2017.
- Sản phẩm: Kế hoạch hoạt động, văn bản hướng dẫn nghiệp vụ
2. Tổ chức quán triệt nội dung Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017 - 2021 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án cho các cấp Hội và Hội viên Hội Luật gia theo quy mô, hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2017.
- Sản phẩm: Hội nghị phổ biến, quán triệt
3. Nâng cao năng lực cho các cấp Hội Luật gia, tổ chức xã hội trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý
3.1. Tiến hành rà soát, đánh giá nguồn nhân lực thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tại Hội Luật gia các cấp, Hội viên các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp để kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tư vấn viên và người làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại đơn vị, địa phương đảm bảo có bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn sâu, am hiểu pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ tốt.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp; UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức xã hội nhề nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
- Sản phẩm: Báo cáo đánh giá kết quả rà soát
3.2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý cho đội ngũ cán bộ, hội viên Hội Luật gia.
* Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, thuế và kiến thức pháp luật khác liên quan đến doanh nghiệp
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh
- Cơ quan phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Hải quan, Cục Thuế và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm
* Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về đất đai, tài nguyên, môi trường, bảo vệ và phát triển rừng
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm
- Sản phẩm: Lớp tập huấn, bồi dưỡng; tài liệu bồi dưỡng
* Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh
- Cơ quan phối hợp: Ban Dân tộc, Ban Tôn giáo và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm
- Sản phẩm: Lớp tập huấn, bồi dưỡng; tài liệu bồi dưỡng
3.3. Hỗ trợ, tạo điều kiện cần thiết về trang thiết bị, cơ sở vật chất và kinh phí cho các cấp Hội Luật gia và một số tổ chức liên quan khác để tổ chức thực hiện hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho nhân dân
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính
- Cơ quan phối hợp: Hội Luật gia, UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Thời gian thực hiện: Định kỳ hàng năm
- Sản phẩm: Quyết định phân bổ kinh phí, cơ sở vật chất (máy tính, máy chiếu…)
4. Tổ chức đánh giá việc thi hành Luật phổ biến giáo dục pháp luật, Luật trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý phù hợp với yêu cầu thực tiễn, góp phần thực hiện chủ trương, chính sách xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý của Đảng và Nhà nước.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
- Sản phẩm: Hội nghị, báo cáo đánh giá, báo cáo góp ý hoàn thiện chính sách
5. Tổ chức khảo sát, đánh giá khả năng tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của các tổ chức, cá nhân để xây dựng chính sách, cơ chế phối hợp nhằm huy động nguồn lực xã hội, nhất là huy động sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
- Sản phẩm: Hội nghị, báo cáo khảo sát, đánh giá; báo cáo đề xuất cơ chế, chính sách phối hợp
6. Thực hiện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý
6.1. Tổ chức khảo sát, đánh giá nhu cầu thông tin về pháp luật để lựa chọn trọng tâm, trọng điểm tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật lưu động kết hợp tư vấn pháp luật phù hợp với từng địa bàn, lĩnh vực, thời điểm.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp; Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh và các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
- Sản phẩm: Báo cáo khảo sát, đánh giá
6.2. Tổ chức các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý theo phương thức xã hội hóa, ưu tiên địa bàn trọng điểm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, những địa bàn có nhiều bức xúc về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trong đó, tập trung vào các đối tượng được hưởng chính sách xã hội, người có công với cách mạng, người nghèo, đồng bào dân tộc ít người, phụ nữ, trẻ em và các đối tượng đang bị tạm giữ, tạm giam, người sắp chấp hành xong án phạt tù... thông qua tư vấn pháp luật; tham gia tố tụng; đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Công an tỉnh; Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng; Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Trường Trung cấp Luật Đồng Hới, UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
- Sản phẩm: Các hội nghị tuyên truyền, buổi sinh hoạt cộng đồng
6.3. Đa dạng hoá nguồn tài liệu tuyên truyền pháp luật, biên soạn, in ấn, cung cấp đầy đủ các loại tài liệu phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa bàn, lĩnh vực nhằm khai thác tối đa, hiệu quả sử dụng nguồn lực trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Trường Trung cấp Luật Đồng Hới và các cơ quan, tổ chức liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên
- Sản phẩm: Tờ rơi, tờ gấp, cuốn hỏi đáp pháp luật, sổ tay pháp luật, các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý
7. Chọn một số địa bàn trọng điểm tại các huyện Tuyên Hóa, Lệ Thủy, thành phố Đồng Hới, làm điểm triển khai các hoạt động xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý gắn với việc thí điểm Trung tâm pháp luật cộng đồng để thực hiện các hoạt động truyền thông pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí, tham gia các hoạt động hoà giải các mâu thuẩn, tranh chấp nhỏ trong Nhân dân.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan Phối hợp: UBND các huyện Tuyên Hóa, Lệ Thủy, thành phố Đồng Hới.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2018 đến năm 2021.
- Sản phẩm: Các mô hình điểm được xây dựng
8. Định kỳ tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch hàng năm; biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Nội vụ
- Thời gian thực hiện:
+ Sơ kết giai đoạn 2017 - 2021: Quý IV năm 2019.
+ Tổng kết giai đoạn 2017 - 2021 : Quý IV năm 2021.
- Sản phẩm: Báo cáo, hội nghị sơ kết, tổng kết, các quyết định khen thưởng; các đợt kiểm tra.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí triển khai thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Hội Luật gia tỉnh có trách nhiệm làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức thực hiện Kế hoạch này; định kỳ hàng năm, báo cáo kết quả thực hiện Đề án về UBND tỉnh để tổng hợp báo cáo Hội Luật gia Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Tư pháp phối hợp với Hội Luật gia tỉnh hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan trong Kế hoạch.
3. Sở Tài chính phối hợp, hướng dẫn Hội Luật gia xây dựng kinh phí thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cơ quan, đơn vị Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh căn cứ Kế hoạch này và chức năng nhiệm vụ cụ thể của đơn vị mình phối hợp với Hội Luật gia tỉnh triển khai có hiệu quả các nội dung của Đề án. Chịu trách nhiệm chính trong việc phổ biến và thực hiện các văn bản pháp luật do bộ, ngành dọc ở Trung ương ban hành, các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan trực tiếp đến các đối tượng được tuyên truyền, phổ biến.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm phối hợp với Hội Luật gia tỉnh triển khai các hoạt động có liên quan; chỉ đạo, hướng dẫn và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc thực hiện Đề án tại địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan kịp thời phản ánh về Hội Luật gia tỉnh để được hướng dẫn./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"
- 1Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 4Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"
Kế hoạch 1605/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 1605/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 01/09/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Nguyễn Tiến Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra