- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 80/2011/NĐ-CP quy định biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
- 3Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2018 về tăng cường biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 22 tháng 01 năm 2020 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO ĐẢM TÁI HOÀ NHẬP CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI NGƯỜI CHẤP HÀNH XONG ÁN PHẠT TÙ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN NĂM 2020
Triển khai Quyết định số 2033/QĐ-UBND ngày 31/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn về việc ban hành đề án bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là đề án); căn cứ kết quả thực hiện đề án trong năm 2019, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện trong năm 2020 như sau:
I. MỤC đÍCH, YÊU CẦU
1. Nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, bao gồm các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan trong việc quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa vi phạm pháp luật; triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung trong năm 2020.
2. Việc thực hiện nội dung của đề án đảm bảo đúng đối tượng, tránh phô trương hình thức, chủ động tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù về địa bàn, tránh tái phạm, phục vụ có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh trấn áp các loại tội phạm, góp phần phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
II. NỘI DUNG CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng về đề án trên địa bàn; xây dựng các chuyên mục, phóng sự, phản ánh các hoạt động trong quá trình triển khai thực hiện đề án để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tái hoà nhập cộng đồng, hạn chế thấp nhất tỷ lệ tái phạm tội và vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tiếp nhận, quản lý, giáo dục, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù tái hoà nhập cộng đồng, trong đó tập trung thực hiện tốt công tác tiếp nhận, phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm quản lý, giúp đỡ; tư vấn, giúp đỡ về tâm lý, hỗ trợ các thủ tục pháp lý; hướng dẫn làm thủ tục đăng ký cư trú, cấp giấy chứng minh nhân dân (căn cước công dân), xóa án tích, cấp phiếu lý lịch tư pháp; tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù; đồng thời, khuyến khích các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tư vấn dạy nghề, giới thiệu việc làm, giúp đỡ người chấp hành xong án phạt tù vào làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh.
3. Thực hiện tốt việc cho vay vốn từ Quỹ hỗ trợ hoà nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù tỉnh Lạng Sơn. Hội đồng quản lý Quỹ tiếp tục tiến hành thẩm định, xét duyệt hồ sơ người xin vay vốn, triển khai công tác kiểm tra tiến trình thực hiện dự án của người vay vốn.
4. Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 05/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; Nghị định số 80/2011/NĐ-CP ngày 16/9/2011 của Chính phủ quy định các biện pháp đảm bảo tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù.
5. Tổ chức tổng kết quá trình triển khai, thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2020 nhằm đánh giá đúng tình hình, kết quả, kịp thời rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM
1. Công an tỉnh
a) Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, theo dõi thực hiện Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện nội dung đề án đã đề ra, xây dựng kế hoạch tổng kết quá trình triển khai, thực hiện đề án giai đoạn 2016 - 2020; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Quỹ hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù tỉnh Lạng Sơn, chủ động xây dựng kế hoạch, tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn từ Quỹ, đảm bảo đúng mục đích, hiệu quả.
b) Chỉ đạo lực lượng Công an cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao đã nêu trong đề án.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Phối hợp với Công an tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho phạm nhân sắp chấp hành xong án phạt tù thuộc Phân trại quản lý phạm nhân trong Trại tạm giam Công an tỉnh và người chấp hành xong án phạt tù về địa phương.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thành phố, Trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề, Trung tâm dịch vụ việc làm phối hợp với các ngành có liên quan tổ chức đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù tại địa bàn. Trọng tâm là việc lồng ghép dạy nghề theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", nhằm nâng cao tỷ lệ người chấp hành xong án phạt tù được đào tạo nghề và có việc làm ổn định cuộc sống.
3. Sở Tư pháp
a) Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người mới chấp hành xong án phạt tù, để phòng ngừa tái phạm; trợ giúp pháp lý cho đối tượng này khi có nhu cầu trợ giúp.
b) Cập nhập kịp thời thông tin lý lịch tư pháp và cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người chấp hành xong án phạt tù khi có yêu cầu, nhằm tạo điều kiện cho họ tái hòa nhập cộng đồng.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo chí địa phương, đài Truyền thanh và Truyền hình các huyện, thành phố tuyên truyền các nội dung có liên quan đến công tác tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù; chủ động xây dựng các chuyên mục, phóng sự tăng cường công tác tuyên truyền về đề án để nâng cao nhận thức, hành động của cán bộ, quần chúng nhân dân về công tác này.
5. Sở Tài chính
Thẩm định, trình UBND tỉnh cấp kinh phí thực hiện đề án theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành; tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng và hướng dẫn vay vốn, giảm thuế cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trực tiếp tham gia giải quyết việc làm cho người chấp hành xong án phạt tù theo quy định của pháp luật.
6. Sở Nội vụ
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị và nội dung đề án, trong đó phân công trách nhiệm đối với Sở Nội vụ tham mưu với UBND tỉnh trong việc xây dựng quy trình, quy định hướng dẫn chế độ, chính sách đối với lực lượng thực hiện công tác tái hòa nhập cộng đồng ở các xã, phường, thị trấn.
7. Các sở, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn việc phối hợp thực hiện các biện pháp đảm bảo tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù đạt hiệu quả cao.
8. UBND các huyện, thành phố
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ đã được giao trong đề án, trọng tâm là công tác tiếp nhận, tổ chức dạy nghề, giới thiệu và giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; hướng dẫn hoạt động từ thiện, nhân đạo; bảo lãnh cho vay vốn, hỗ trợ vốn nhằm giúp người chấp hành xong án phạt tù ổn định cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Trong đó quan tâm việc lồng ghép đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án "Đào tạo nghề cho người lao động nông thôn đến năm 2020".
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Công an tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, báo cáo kết quả tổng kết giai đoạn về UBND tỉnh trước ngày 10/12/2020 (qua Công an tỉnh) Để tổng hợp, báo cáo.
2. Các Sở: Tài chính, Nội vụ và các cơ quan có liên quan thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ đã phân công theo nội dung của đề án.
3. Giao Công an tỉnh chủ trì đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thành phố thực hiện tốt Kế hoạch này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 13/2012/CT-UBND triển khai thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm
- 2Quyết định 877/QĐ-UBND năm 2018 Kế hoạch thực hiện Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hoà nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021" trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 3Kế hoạch 13/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 4Quyết định 1603/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2020
- 5Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tổ chức thực hiện biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 6Quyết định 1201/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 7Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2023 về sơ kết 03 năm thực hiện Đề án "Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi" giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 80/2011/NĐ-CP quy định biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù
- 3Chỉ thị 13/2012/CT-UBND triển khai thực hiện Nghị định 80/2011/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm
- 4Quyết định 877/QĐ-UBND năm 2018 Kế hoạch thực hiện Đề án "Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho người đang chấp hành hình phạt tù; người bị áp dụng biện pháp tư pháp hoặc biện pháp xử lý hành chính, người mới ra tù tái hoà nhập cộng đồng, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ giai đoạn 2018-2021" trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 5Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2018 về tăng cường biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 13/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường biện pháp bảo đảm tái hoà nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- 7Quyết định 1603/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2015 - 2020
- 8Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tổ chức thực hiện biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 9Quyết định 1201/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2023 về sơ kết 03 năm thực hiện Đề án "Bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi" giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 16/KH-UBND về thực hiện đề án bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng đối với người chấp hành xong án phạt tù trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn năm 2020
- Số hiệu: 16/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 22/01/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Nguyễn Long Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định