- 1Quyết định 649/QĐ-UBND năm 2015 giao nhiệm vụ Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cộng tác viên Dân Số- Kế hoạch hóa gia đình tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật trẻ em 2016
- 4Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em
- 5Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/KH-UBND | Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2018 |
NGĂN NGỪA VÀ TRỢ GIÚP TRẺ EM BỊ BẠO LỰC, XÂM HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
Thực hiện Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em; căn cứ tình hình thực tế công tác bảo vệ trẻ em của Thủ đô Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch ngăn ngừa và trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp, gia đình, cộng đồng và chính bản thân trẻ em trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng trên địa bàn Thành phố.
- Phòng, chống và xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng quy định pháp luật các đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em; can thiệp, hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả, giảm tối đa các tổn hại và đảm bảo các quyền, lợi ích của trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển một cách toàn diện.
2. Yêu cầu
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các quận, huyện, thị xã và các xã phường, thị trấn xây dựng kế hoạch, triển khai, thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ, hiệu quả, phù hợp tình hình thực tế từng địa phương, đơn vị.
- Các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em được phát hiện và giải quyết kịp thời, dứt điểm theo quy định pháp luật; 100% trẻ em trong các vụ việc được phát hiện, can thiệp, trợ giúp hiệu quả.
1. Truyền thông vận động, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, hướng tới cam kết chặt chẽ về trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và chuyển đổi hành vi của người dân về phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em; các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em (đặc biệt Luật Trẻ em năm 2016).
- Tổ chức các hoạt động truyền thông về ảnh hưởng của bạo lực, xâm hại trẻ em đối với sự phát triển của trẻ em phù hợp tình hình thực tế các đơn vị, địa phương.
- Triển khai các chiến dịch truyền thông với các hình thức đa dạng, phong phú trong "Tháng hành động vì trẻ em (từ ngày 01/6 đến 30/6 hàng năm); Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6 hàng năm); Tháng hành động vì bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm); Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người (ngày 30/7 hàng năm).
- Xây dựng chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện truyền thông đại chúng; sản xuất, phát hành các ấn phẩm, tờ rơi về phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ và phòng, chống bạo lực, xâm hại cho trẻ em; tuyên truyền, giáo dục phòng ngừa bạo lực, xâm hại trên môi trường mạng.
- Phát động phong trào quần chúng phòng ngừa, phát hiện, tố giác, đấu tranh với các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em; xây dựng mạng lưới người có ảnh hưởng trong xã hội để truyền tải thông tin về phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Tuyên truyền, cung cấp thông tin về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 - Trực 24/24 và miễn phí cước cuộc gọi.
2. Tăng cường công tác rà soát, tổng hợp, quản lý chặt chẽ số liệu về trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng, làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp phòng, chống và can thiệp hỗ trợ hiệu quả cho trẻ em trước bạo lực, xâm hại trẻ em.
3. Tăng cường công tác nắm bắt tình hình, chủ động phát hiện những hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, không để xảy ra các vụ việc nghiêm trọng; duy trì tốt việc điểm báo hàng ngày phát hiện các thông tin về bạo lực, xâm hại trẻ em, về vi phạm quyền trẻ em trên địa bàn để điều tra, kết luận, xử lý đối tượng vi phạm kịp thời, nhanh chóng, nghiêm minh theo quy định pháp luật. Đồng thời, tiến hành can thiệp, hỗ trợ hiệu quả cho trẻ em, đảm bảo các quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ em, không để nạn nhân bị tổn thương trong quá trình điều tra, xử lý.
4. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác trẻ em các cấp; thường xuyên kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, đặc biệt là kiện toàn, phát huy tối đa vai trò, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cộng tác viên tại thôn, xóm, tổ dân cư theo Quyết định số 649/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 của UBND Thành phố.
5. Xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa 03 môi trường giáo dục: gia đình, nhà trường, xã hội và giữa các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức với trẻ em nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp thực hiện công tác phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em. Trong đó, gia đình và nhà trường giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, hình thành và hoàn thiện nhân cách, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết cho trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em phát triển một cách toàn diện nhất.
6. Tiếp tục xây dựng và phát triển các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu công tác bảo vệ trẻ em như: Trung tâm Cung cấp Dịch vụ Công tác xã hội Thành phố, Điểm tư vấn, tham vấn trẻ em tại cộng đồng, trường học... Đảm bảo hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em trong việc tiếp nhận, can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại đạt hiệu quả tốt nhất.
7. Nghiên cứu, rà soát, kiến nghị bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.
1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Tham mưu UBND Thành phố thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác Trẻ em nhằm phối hợp giải quyết các vấn đề về trẻ em, thực hiện Quyền trẻ em trên địa bàn Thành phố, trong đó có phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Triển khai, quán triệt và tổ chức tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và chính bản thân trẻ nhằm thực hiện và phối hợp với các ngành thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Luật Trẻ em 2016 và Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em 2016.
- Thực hiện mô hình điểm về phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em tại một số đơn vị.
- Phối hợp các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp nhận, xử lý thông tin và giải quyết các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, thực hiện quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
- Tham mưu UBND Thành phố tổ chức thực hiện Tháng hành động vì trẻ em, Tháng hành động bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới hàng năm.
- Phối hợp các Sở, ngành rà soát, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai, thực hiện Kế hoạch và tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhà trường trên địa bàn Thành phố thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ trẻ em trong nhà trường.
- Rà soát các tiêu chuẩn trường học bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; đặc biệt về đạo đức nghề nghiệp trong các cơ sở giáo dục, nhất là các cơ sở giáo dục mầm non công lập, tư thục trên địa bàn.
- Tuyên truyền, cung cấp thông tin về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 - Trực 24/24 và miễn phí cước cuộc gọi.
- Tăng cường giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học, cha mẹ và học sinh; xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường nhằm quản lý hiệu quả trẻ em và thực hiện công tác phòng, chống bạo lực xâm hại trẻ em.
- Chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra bảo vệ trẻ em.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật tại các nhà trường, đặc biệt là trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ để kịp thời chấn chỉnh, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em.
- Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về việc để xảy ra các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em trong trường học.
3. Công an thành phố Hà Nội
Công an Thành phố tiếp tục triển khai thực hiện tốt các nội dung của Chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, Chương trình bảo vệ trẻ em, Chương trình phòng chống tội phạm mua bán người và các nghị định, quy chế, kế hoạch.
- Chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương thực hiện tốt quản lý nhân khẩu trên địa bàn, đặc biệt là với các nhóm trẻ em có nguy cơ cao bị bạo lực, xâm hại như trẻ em làm việc xa gia đình, trẻ em sống trong các gia đình mắc tệ nạn xã hội, cha mẹ ly hôn...; tăng cường công tác phối hợp với các sở, ban, ngành trong quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ có điều kiện: Nhà nghỉ, khách sạn, karaoke, bar, vũ trường, internet,...
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương tăng cường công tác tham mưu cho các cấp chính quyền và phối hợp với các ban, ngành đoàn thể cùng tham gia phòng chống, đấu tranh với loại tội phạm bạo lực, xâm hại trẻ em để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống pháp luật, sớm phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn để tổ chức ngăn chặn phòng ngừa không để tội phạm xảy ra. Tăng cường trao đổi thông tin về tình hình, đối tượng, phương thức thủ đoạn hoạt động và các vấn đề liên quan khác để phối hợp chặt chẽ có hiệu quả trong công tác phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm xâm hại trẻ em nói riêng.
- Tiếp nhận thông tin và xử lý các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em đúng quy định pháp luật. Thực hiện nghiêm túc quy trình, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các biện pháp điều tra thân thiện đối với trẻ em bị xâm hại, bạo lực, đặc biệt trẻ em bị xâm hại tình dục.
- Rà soát hồ sơ, điều tra, xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đang tồn đọng, chưa xử lý kịp thời trên địa bàn Thành phố thuộc phạm vi thẩm quyền; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Chịu trách nhiệm về tình trạng không xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn Thành phố.
- Nâng cao năng lực, kỹ năng cho lực lượng Công an các cấp về điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em.
- Thông qua quá trình giải quyết các vụ án, lực lượng Công an nghiên cứu, đề xuất các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số điều luật, ban hành nghị định, thông tư để hoàn thiện hệ thống pháp luật với chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với các hành vi xâm hại trẻ em.
4. Sở Y tế
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên tiếp nhận, điều trị, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
- Nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ y tế trong chăm sóc, tư vấn sức khỏe đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
- Phối hợp các Sở, ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật về giám định pháp y đối với trẻ em bị xâm hại tình dục, bảo đảm nhanh chóng, kịp thời.
5. Sở Văn hóa và Thể thao
Phối hợp các cơ quan, tổ chức liên quan tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình; hướng dẫn gia đình kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em và trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; có các giải pháp bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.
Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường công tác quản lý, kiểm soát văn hóa phẩm, các luồng văn hóa độc hại, bạo lực đang có xu hướng xâm nhập vào giới trẻ ngày càng tăng.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành liên quan hướng dẫn các cơ quan báo chí và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em nói chung, kỹ năng bảo vệ trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nói riêng; thực hiện nghiêm túc các quy định của nghề báo khi viết tin bài về bạo lực, xâm hại trẻ em; bảo đảm quyền bí mật đời sống riêng tư của trẻ em.
7. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch. Kiểm tra, giám sát, hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
8. Các Sở, ban, ngành
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lồng ghép xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
9. Báo Hà Nội Mới, báo Kinh tế và Đô Thị, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
Phối hợp các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan tuyên truyền các hoạt động về bảo vệ chăm sóc trẻ em, đặc biệt là hoạt động phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
10. Đề nghị Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội
- Tiếp nhận, giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, vụ việc bạo lực xâm hại trẻ em, xử lý dứt điểm không để tồn đọng, kéo dài.
- Thông qua quá trình giải quyết các vụ án, Viện Kiểm sát, Tòa án nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung một số điều luật, ban hành nghị định, thông tư để hoàn thiện hệ thống pháp luật với chế tài nghiêm khắc, đủ sức răn đe đối với các hành vi xâm hại trẻ em.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội và các tổ chức đoàn thể khác
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em và thực hiện các Quyền của trẻ em.
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật; tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội kịp thời phát hiện, tố giác, lên án mạnh mẽ các hành vi bạo lực xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.
- Tập trung tuyên truyền phương thức, thủ đoạn, hoạt động của tội phạm xâm hại trẻ em đến quần chúng nhân dân cảnh giác, tích cực phòng ngừa, quản lý con cái, tự bảo vệ con em mình khỏi các hành vi xâm hại đồng thời phát hiện, tố giác các vụ việc xâm hại trẻ em, tích giúp đỡ các cơ quan công an trong công tác điều tra xử lý các vụ án xâm hại trẻ em.
12. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hàng năm, lồng ghép với các Quyết định, Kế hoạch, Chương trình Bảo vệ chăm sóc trẻ em đã phê duyệt và các chính sách an sinh xã hội, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội khác trên địa bàn.
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện công tác trẻ em cấp huyện, xã; xác định rõ nội dung, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban, ngành, chỉ đạo tăng cường phối hợp liên ngành trong phòng ngừa và xử lý các đối tượng bạo lực, xâm hại trẻ em và can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
- Chỉ đạo, thực hiện việc nắm bắt, thu thập tình hình các vụ bạo lực xâm hại trẻ em trên địa bàn; can thiệp hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bị bạo lực, xâm hại; xem xét, xử lý kịp thời, nghiêm minh người gây bạo lực theo quy định pháp luật.
- Bố trí kinh phí đảm bảo thực hiện các hoạt động của Kế hoạch theo phân cấp quản lý xã hội và ngân sách.
- Chịu trách nhiệm việc xảy ra tình trạng không kịp thời can thiệp, hỗ trợ trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại hoặc không xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn.
- Tiến hành kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn, gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí trong dự toán chi ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp hiện hành; nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân và nguồn hợp pháp khác.
Căn cứ nhiệm vụ được giao, các Sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động xây dựng dự toán chi hàng năm, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện thanh quyết toán theo quy định.
- Báo cáo định kỳ:
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch trước ngày 10/12 hàng năm, gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.
- Báo cáo vụ việc:
UBND các địa phương xảy ra các vụ bạo lực, xâm hại trẻ em nghiêm trọng trên địa bàn có trách nhiệm báo cáo ngay sau khi vụ việc xảy ra bằng điện thoại, email và báo cáo bằng văn bản về kết quả giải quyết vụ việc chậm nhất sau 03 ngày vụ việc được phát hiện.
Báo cáo gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội (Địa chỉ: 75 Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội) để tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội theo quy định.
UBND Thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội Thành phố; yêu cầu các Sở, ban ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện Kế hoạch./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 3199/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch triển khai Quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 2Kế hoạch 336/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 4Kế hoạch 115/KH-UBND năm 2017 triển khai thi hành Luật Trẻ em 2016 và Chỉ thị 18/CT-TTg về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do tỉnh Yên Bái ban hành
- 5Quyết định 1534/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt mức hỗ trợ Mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thuộc Dự án phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em năm 2017-2018 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 6Quyết định 2470/QĐ-UBND năm 2020 về Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 7Quyết định 3004/QĐ-UBND năm 2020 về quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn tỉnh An Giang
- 1Quyết định 649/QĐ-UBND năm 2015 giao nhiệm vụ Bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cộng tác viên Dân Số- Kế hoạch hóa gia đình tại các thôn, tổ dân phố trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật trẻ em 2016
- 4Quyết định 3199/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Kế hoạch triển khai Quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Nghị định 56/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật trẻ em
- 6Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Kế hoạch 336/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do tỉnh Nghệ An ban hành
- 8Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 9Kế hoạch 115/KH-UBND năm 2017 triển khai thi hành Luật Trẻ em 2016 và Chỉ thị 18/CT-TTg về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do tỉnh Yên Bái ban hành
- 10Quyết định 1534/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt mức hỗ trợ Mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ xã hội cơ bản cho trẻ em bị xâm hại bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Thuộc Dự án phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em năm 2017-2018 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 11Quyết định 2470/QĐ-UBND năm 2020 về Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại, xâm hại tình dục trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 12Quyết định 3004/QĐ-UBND năm 2020 về quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp, xử lý đối với các trường hợp trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn tỉnh An Giang
Kế hoạch 16/KH-UBND năm 2018 về ngăn ngừa và trợ giúp trẻ em bị bạo lực, xâm hại trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 16/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/01/2018
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Đức Chung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định