Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 159/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 25 tháng 4 năm 2025

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN CÂY ĂN QUẢ VÀ CÂY CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025 VÀ 2030

Căn cứ Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 1015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT ngày 27 tháng 10 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) về việc phê duyệt Đề án phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030;

Căn cứ Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT ngày 26 tháng 01 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và 2030 như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực phù hợp với Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

b) Phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực tập trung, quy mô lớn, gắn với phát triển công nghệ chế biến, chế biến sâu đa dạng hóa sản phẩm và thị trường tiêu thụ, thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu tổng quát

Phát triển tập trung, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực; đẩy mạnh liên kết tại vùng sản xuất tập trung; áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm; phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực trên thị trường; xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, tăng giá trị xuất khẩu; huy động các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển sản xuất, chế biến sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực.

2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2025

- Tổng diện tích cây ăn quả khoảng 75.000 ha, sản lượng 1,5 triệu tấn. Đối với 05 loại cây ăn quả chủ lực (xoài, sầu riêng, chuối, bưởi, mít) đạt các mục tiêu sau:

+ Diện tích 59.181 ha chiếm 78,9 % diện tích cây ăn quả, sản lượng 1.463.053 tấn; diện tích thực hiện ứng dụng IPHM là 35.508 ha, chiếm 60% diện tích cây ăn quả chủ lực; tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 100%; tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP hoặc tương đương) là 15%, tương đương 219.457 tấn tại các vùng sản xuất tập trung; Tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ 511/59.181 ha, chiếm 0.86% diện tích cây ăn quả chủ lực;

+ Tỷ lệ diện tích được cấp mã số vùng trồng là 35.508/59.181 ha, chiếm 60% diện tích cây ăn quả chủ lực; Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết là 50%;

+ 100% các doanh nghiệp, hợp tác xã, kinh tế hộ được tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ các nội dung về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an toàn thông tin; tỷ lệ diện tích được tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 44.385 ha, chiếm 75% tổng diện tích cây ăn quả chủ lực;

+ Tỷ lệ chế biến sản phẩm từ cây ăn quả đạt 10% tổng sản lượng cây ăn quả chủ lực.

- Tổng diện tích cây công nghiệp chủ lực (hồ tiêu, điều, cà phê, cao su) là 86.000 ha, sản lượng 143.000 tấn.

b) Đến năm 2030

- Tổng diện tích cây ăn quả là 84.000 ha, sản lượng 2.275.000 tấn/năm. Đối với 05 loại cây ăn quả chủ lực đạt các mục tiêu sau:

+ Diện tích 58.886 ha, sản lượng 1.475.916 tấn; diện tích thực hiện áp dụng IPHM là 52.997 ha, chiếm 90% diện tích cây ăn quả chủ lực; Tỷ lệ diện tích trồng mới, trồng tái canh sử dụng giống chất lượng cao 100%; Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP hoặc tương đương) đạt 30%, tương đương 442.774 tấn tại các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung; Tổng diện tích gieo trồng hữu cơ và hướng hữu cơ trên địa bàn tỉnh là 1.102 ha, chiếm 1.87% diện tích cây ăn quả chủ lực;

+ Tỷ lệ diện tích cây ăn quả chủ lực được cấp mã số vùng trồng là 100%; Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác, liên kết đạt 70% tổng giá trị sản phẩm cây ăn quả chủ lực;

+ Tỷ lệ diện tích cây ăn quả chủ lực tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là 100%; Tỷ lệ chế biến sản phẩm từ cây ăn quả đạt 20% tổng sản lượng cây ăn quả chủ lực;

- Diện tích cây công nghiệp (hồ tiêu, cà phê, điều, cao su) đạt khoảng 77.100 ha; sản lượng đạt khoảng 107.200 tấn.

II. ĐỊNH HƯỚNG

1. Cây ăn quả chủ lực (Phụ lục I đính kèm)

Định hướng phát triển diện tích cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 là 59.181 ha, sản lượng 1.463.053 tấn và đến năm 2030 là 58.886 ha, sản lượng 1.475.916 tấn. Cụ thể:

a) Cây xoài

- Diện tích đến năm 2025 là 11.560 ha, sản lượng 173.400 tấn; đến năm 2030 diện tích là 11.610 ha, sản lượng 174.150 tấn. Vùng sản xuất tập trung tại các huyện: Xuân Lộc, Định Quán, Vĩnh Cửu.

- Phục tráng, bình tuyển cây đầu dòng; xây dựng vườn cây đầu dòng .... Chú trọng phát triển giống xoài vỏ dày phục vụ xuất khẩu và giống làm gốc ghép có khả năng chịu hạn; áp dụng đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật: đốn tỉa tạo hình, tưới nước tiết kiệm, kỹ thuật xử lý ra hoa, đậu quả, kỹ thuật bao quả, thâm canh theo các quy trình sản xuất tiên tiến an toàn.

- Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, đưa khoa học công nghệ, trình độ quản trị và kinh tế số vào chuỗi giá trị.

b) Cây chuối

- Diện tích đến năm 2025 là 16.960 ha, sản lượng 678.400 tấn; đến năm 2030 diện tích là 18.461 ha, sản lượng 738.440 tấn. Vùng sản xuất cây chuối tập trung tại các huyện: Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán.

- Tiếp tục nghiên cứu chọn tạo, sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng bệnh (nhất là bệnh vàng lá Panama); áp dụng đồng bộ các quy trình sản xuất tiên tiến, an toàn, chú trọng kỹ thuật bao buồng, chống đổ và đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất chuối tập trung.

- Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, đưa khoa học công nghệ, trình độ quản trị và kinh tế số vào chuỗi giá trị.

c) Cây bưởi

- Diện tích đến năm 2025 là 9.228 ha, sản lượng 175.332 tấn; diện tích đến năm 2030 là 8.800 ha, sản lượng 167.200 tấn. Vùng sản xuất cây bưởi tập trung tại các huyện, thành phố: Trảng Bom, Định Quán, Long Khánh, Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Tân Phú.

- Phát triển sản phẩm bưởi chất lượng, an toàn, là sản phẩm đặc sản của tỉnh gắn với chỉ dẫn địa lý và quảng bá du lịch, văn hóa địa phương.

- Bình tuyển, phục tráng các giống bưởi bản địa, đặc sản địa phương có chất lượng, ít hạt, chống chịu sâu bệnh hại; đồng thời, nghiên cứu chọn tạo, phát triển giống bưởi mới, có chất lượng, phù hợp thị trường; ứng dụng kỹ thuật ghép cải tạo, tưới nước tiết kiệm, kỹ thuật thụ phấn bổ sung, xử lý ra hoa, đậu quả, phòng chống sâu bệnh hại trong điều kiện biến đổi khí hậu, chú trọng khâu bảo quản bưởi.

- Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, đưa khoa học công nghệ, trình độ quản trị và kinh tế số vào chuỗi giá trị.

d) Cây sầu riêng

- Diện tích đến năm 2025 là 12.631 ha, sản lượng 189.465 tấn; diện tích đến năm 2030 là 12.638 ha, sản lượng 189.570 tấn. Vùng sản xuất cây sầu riêng tập trung tại các huyện, thành phố: Long Khánh, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú, Trảng Bom.

- Nghiên cứu chọn lọc, phục tráng, nhập nội, khảo nghiệm các giống sầu riêng theo hướng chất lượng cao phù hợp thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, tăng cường chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm như sầu riêng cấp đông, bột sầu riêng...; xây dựng chỉ dẫn địa lý, mã số vùng trồng, xuất xứ hàng hóa và thương hiệu sản phẩm cho sầu riêng.

đ) Cây mít

- Diện tích đến năm 2025 là 8.802 ha, sản lượng 246.456 tấn; diện tích đến năm 2030 là 7.377 ha, sản lượng 206.556 ha. Vùng sản xuất cây mít tập trung tại các huyện: Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, thành phố Long Khánh.

- Đẩy mạnh bình tuyển, phục tráng các giống mít đặc sản địa phương, chọn tạo, nhập nội, mở rộng các giống mới chất lượng, thuận lợi cho tiêu thụ và chế biến.

- Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng hệ thống vườn đầu dòng, đảm bảo cung cấp giống có chất lượng phục vụ sản xuất.

2. Cây công nghiệp chủ lực (Phụ lục II đính kèm)

Định hướng phát triển cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 là 82.440 ha và năm 2030 là 77.100 ha.

a) Cây hồ tiêu

- Diện tích đến năm 2025 là 10.050 ha sản lượng là 9.547 tấn; diện tích đến năm 2030 là 9.994 ha; sản lượng 21.251 tấn. Vùng sản xuất tập trung tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Tân Phú.

- Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến, giảm bệnh vàng lá chết chậm và bệnh héo chết nhanh.

- Rà soát, chuyển đổi diện tích hồ tiêu ở những vùng nhiễm bệnh nặng, già cỗi, kém hiệu quả sang trồng cây khác. Xây dựng hệ thống vườn giống hồ tiêu đầu dòng, ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống hồ tiêu sạch bệnh để cung cấp giống cho diện tích hồ tiêu trồng mới được sử dụng giống đúng tiêu chuẩn khoảng 40-50%.

b) Cây điều

- Diện tích năm 2025 là 26.974 ha, sản lượng 41.099 tấn; diện tích năm 2030 là 25.000 ha, sản lượng 30.000 tấn. Vùng sản xuất tập trung tại các huyện Long Thành, Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú, Thống Nhất.

- Trồng tái canh hoặc ghép cải tạo diện tích điều già cỗi trên 30 năm tuổi, năng suất thấp bằng những giống có năng suất cao hơn, phù hợp với chế biến: PN1, AB29, AB05-08, LBC5.... Đến năm 2030, khoảng 80-90% diện tích điều trồng mới được sử dụng giống đúng tiêu chuẩn.

- Diện tích điều áp dụng quy trình kỹ thuật thâm canh chiếm 40-50%; diện tích điều được trồng xen (ca cao, cây gia vị, cây dược liệu, nấm....), nuôi xen (ong mật, gà,...) khoảng 8%.

- Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất điều (sử dụng giống, bón phân, đốn tỉa cành, tạo tán, dọn thực bì....), nâng cao sức chống chịu, hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh và mưa trái mùa.

- Đến năm 2030, 100% cơ sở chế biến nhân điều tự động hóa khâu tách vỏ cứng và bóc vỏ lụa nhân điều, trên 95% cơ sở chế biến hạt điều phải thực hiện và được chứng nhận, duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO, HACCP, GMP...

- Tiếp tục đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ chế biến nhân điều, tăng cường chế biến sâu nâng cao chuỗi giá trị; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ cây điều như: tinh luyện dầu từ vỏ hạt điều, sản xuất cồn từ nước ép quả điều, ván ép từ gỗ điều và bã vỏ điều... Nâng tỷ lệ chế biến sâu nhân điều lên 25-30%.

c) Cây cà phê

- Diện tích đến năm 2025 là 5.255 ha, sản lượng là 13.386 tấn; diện tích đến năm 2030 là 6.000 ha; sản lượng 13.750 tấn, tập trung tại các huyện: Xuân Lộc, Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú.

- Phát triển vùng trồng cà phê ở những nơi có điều kiện thuận lợi, kết hợp vùng trồng cà phê với phát triển văn hóa, du lịch, dịch vụ...

- Tiếp tục trồng tái canh, ghép cải tạo diện tích cà phê già cỗi, năng suất thấp bằng các giống mới năng suất, chất lượng cao, kháng sâu bệnh...; đến năm 2030 có 80-90% diện tích cà phê trồng mới được sử dụng giống đúng tiêu chuẩn.

- Khuyến khích đầu tư các nhà máy sử dụng công nghệ mới, hiện đại chế biến cà phê rang xay, cà phê hòa tan.

d) Cây cao su

- Diện tích đến năm 2025 là 40.163 ha sản lượng là 41.729 tấn; diện tích đến năm 2030 là 36.090 ha; sản lượng 42.210 tấn, tập trung tại các huyện: Định Quán, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Long Thành, Xuân Lộc.

- Đẩy mạnh tái canh vườn cây hết tuổi khai thác và thâm canh các vườn cây hiện có để nâng cao năng suất, chất lượng. Thúc đẩy đầu tư chế biến sâu để nâng cao giá trị xuất khẩu. Phát triển các vùng sản xuất tập trung tại các địa phương như: Xuân Lộc, Long Thành, Tân Phú, Vĩnh Cửu.

- Rà soát, chuyển đổi diện tích cao su ở vùng không thích hợp sang cây trồng khác, thâm canh chăm sóc diện tích cao su hiện có, trồng tái canh diện tích đến thời kỳ thanh lý bằng các giống thích hợp.

III. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN (Phụ lục III đính kèm)

1. Công tác tuyên truyền

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án đến các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

- Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, hợp tác xã, tổ hợp tác, chủ trang trại, doanh nghiệp và cán bộ quản lý của địa phương về định hướng phát triển các loại cây ăn quả và công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh theo hướng liên kết, tạo ra sản phẩm hàng hóa.

2. Tổ chức sản xuất

- Xây dựng và tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường; sản xuất gắn với tiêu thụ thông qua hình thức liên kết hợp tác.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ phát triển Hợp tác xã cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt chú trọng hình thành và mở rộng các hợp tác xã, tổ hợp tác và các liên minh sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp bền vững; hình thành mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, chế biến, kiểm soát chất lượng sản phẩm.

- Đối với hộ gia đình, cần chủ động liên kết với doanh nghiệp thông qua Hợp tác xã để hình thành vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, gắn với xây dựng mã số vùng trồng truy xuất nguồn gốc và tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp. Đồng thời, tích cực tham gia các khóa đào tạo nghề làm vườn, tăng cường kỹ năng sản xuất, kiến thức thị trường về cây ăn quả,...

- Tập trung xây dựng các vùng sản xuất sản phẩm trái cây tập trung đồng bộ với quy hoạch mạng lưới các nhà máy chế biến; ưu tiên bố trí đất đủ lớn, phù hợp để thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến, sơ chế, đóng gói.

- Hình thành và phát triển các gian hàng giới thiệu sản phẩm, chuỗi liên kết sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp gắn với Chương trình OCOP.

3. Phát triển sản phẩm sơ chế, bảo quản và chế biến

- Tiếp tục thực hiện chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm cây ăn quả công suất mỗi năm từ 10.000-50.000 tấn/năm tại các vùng sản xuất nguyên liệu lớn; phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp định hướng quy mô vùng trồng các loại cây ăn quả chủ lực; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất từ xây dựng vùng trồng đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng và ban hành chương trình kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm quả tươi và sản phẩm chế biến theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực để nhà sản xuất và doanh nghiệp chấp hành nghiêm các quy định, hướng dẫn liên quan đến an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, quy định về truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, bao bì/nhãn mác...;

- Tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn; thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, trên cơ sở tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và kinh tế tuần hoàn, bảo tồn các giá trị văn hóa, quản lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

- Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ thiết bị, máy móc, mở rộng công suất của các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn chủ yếu là công nghệ dây chuyền tự động tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đồng đều, đảm bảo an toàn thực phẩm, giảm chi phí trong sản xuất.

4. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất

- Sử dụng các giống cây ăn quả mới tạo đột phá về năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh hại, thích ứng điều kiện biến đổi khí hậu.

- Tiếp tục thực hiện các quy trình canh tác tiên tiến, xử lý rải vụ, trái vụ; công nghệ xử lý, bảo quản, chế biến, giảm tổn thất sau thu hoạch phù hợp với từng điều kiện cụ thể để gia tăng giá trị sản phẩm.

- Áp dụng các giải pháp cơ giới hóa các khâu chăm sóc và thu hái quả; dây chuyền thiết bị bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu.

- Cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì các sản phẩm cây ăn quả nhằm đáp ứng thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời đảm bảo sức cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để cập nhật cơ sở dữ liệu sản xuất, xây dựng, quản lý vùng trồng và cơ sở đóng gói; hỗ trợ các chủ thể sản phẩm tham gia các sàn thương mại điện tử,...

5. Xây dựng thương hiệu và kết nối tiêu thụ sản phẩm

- Xây dựng hình ảnh, nhãn hiệu tiến tới xây dựng thương hiệu các sản phẩm cây ăn quả đặc sản của tỉnh. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu sản phẩm cây ăn quả, gắn với chỉ dẫn địa lý; thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại để người tiêu dùng trong nước có đủ thông tin về sản phẩm cây ăn quả của tỉnh; đẩy mạnh các hoạt động kết nối, triển lãm, quảng bá giới thiệu sản phẩm giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

- Mở rộng thị trường xuất khẩu với trọng tâm là sản xuất các sản phẩm theo nhu cầu thị trường các nước nhập khẩu và tháo gỡ rào cản thương mại. Tăng diện tích, số lượng các vùng trồng được cấp mã số cho các cây ăn quả trên địa bàn tỉnh. Hỗ trợ, tạo điều kiện hình thành các cơ sở đóng gói đủ điều kiện xuất khẩu.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp tham gia liên kết theo chuỗi; đẩy mạnh công tác xây dựng, bảo vệ nhãn hiệu sản phẩm. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển lãm; xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Tập trung sản xuất các sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn quy định để đưa vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại. Xây dựng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp; đẩy mạnh giao dịch trên các nền tảng thương mại điện tử.

6. Đầu tư

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư vật tư nông nghiệp như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và hệ thống tưới nước tự động để tập trung phát triển vùng trồng cây ăn quả chủ lực, cây công nghiệp để hình thành theo vùng nguyên liệu tập trung; Hợp tác xã liên kết với các hộ gia đình và doanh nghiệp đầu tư nhà sơ chế, kho chứa sản phẩm.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng trồng cây ăn quả chủ lực, cây công nghiệp: đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, phát triển hệ thống logistics.

- Thu hút doanh nghiệp đầu tư nhà máy sơ chế, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực.

- Ngân sách Nhà nước đầu tư các công trình thủy lợi tại các vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực, cây công nghiệp tập trung, các công trình giao thông kết nối vùng sản xuất tập trung với các trục giao thông chính và các công trình hạ tầng thiết yếu khác phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cây ăn quả chủ lực, cây công nghiệp.

8. Chính sách

Tổ chức thực hiện tốt các chính sách liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như: Hỗ trợ phát triển sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất; phát triển Hợp tác xã,.... Đồng thời, rà soát, đánh giá hiệu quả các chính sách đã ban hành để kịp thời điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với thực trạng và xu hướng phát triển nông nghiệp của địa phương tại từng thời điểm nhằm hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cơ sở sơ chế, bảo quản, chế biến (đặc biệt là chế biến sâu); liên kết với nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác xây dựng mã số vùng trồng, sơ chế, đóng gói, bảo quản, chế biến; xây dựng các chuỗi giá trị sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm cây ăn quả chủ lực, cây công nghiệp hiệu quả trên địa bàn.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn kinh phí lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án, kế hoạch khác có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; kinh phí tự có của các tổ chức kinh tế - xã hội; huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp từ các nhà tài trợ, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

(Chi tiết phụ lục IV đính kèm)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Môi trường

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện.

b) Phối hợp với các ngành, địa phương rà soát tham mưu đề xuất bổ sung hoàn thiện các cơ chế chính sách và ban hành các chương trình, đề án, dự án về hỗ trợ phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực.

c) Hỗ trợ các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ nông dân xây dựng vùng trồng cây ăn quả chủ lực, cây công nghiệp tập trung; xây dựng mã số vùng trồng; áp dụng quy trình công nghệ canh tác tiên tiến, an toàn; đầu tư hạ tầng (giao thông, thủy lợi...) phục vụ phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực.

d) Xây dựng kế hoạch quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói cho một số cây trồng chủ lực trên địa bàn tỉnh đến năm 2030; Kế hoạch phát triển ngành hàng sầu riêng giai đoạn 2025, tầm nhìn đến năm 2030, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai thực hiện.

đ) Chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Môi trường cấp và đảm bảo các điều kiện kỹ thuật cần thiết đối với các vùng trồng tại địa phương để phục vụ công tác mở cửa thị trường, giải quyết các rào cản kỹ thuật và xử lý các thông báo không tuân thủ quy định kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm,...

e) Phối hợp với các ngành, địa phương, rà soát, tham mưu đề xuất ban hành các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp nhằm khuyến khích, phát triển các vùng trồng theo quy mô sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu.

g) Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hàng năm đến Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Môi trường trước ngày 20/12 hàng năm.

2. Sở Tài chính: Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh cân đối, bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp để thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Công Thương: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường thông tin tới các doanh nghiệp xuất khẩu, phân phối sản phẩm về các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực của địa phương đã được theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất, kiểm soát chất lượng sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm nhằm tạo thuận lợi cho việc thu mua, sơ chế và chế biến phục vụ xuất khẩu.

4. Sở Khoa học và Công nghệ

a) Quản lý hiệu quả các đề xuất, đặt hàng đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, hỗ trợ thẩm định các dự án sản xuất thử nghiệm sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ trong chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, sử dụng kết quả nghiên cứu để nâng cao năng suất, chất lượng của các cây trồng chủ lực của tỉnh.

b) Hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp dưới dạng nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến trong sản xuất, hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa, đăng ký mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc đối với các sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực của tỉnh.

c) Phối hợp với Báo Đồng Nai, Đài Phát thanh - Truyền hình Đồng Nai và các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền về những kết quả, thành tựu và định hướng phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực.

d) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện giải pháp chuyển đổi số trong phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh.

5. Hội Nông dân tỉnh

a) Tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tham gia các chương trình, kế hoạch, tập huấn, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật, tham gia Tổ hợp tác, Hợp tác xã để hình thành các vùng sản xuất tập trung.

b) Tăng cường tuyên truyền cho hội viên quy định về ứng dụng IPHM, mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói, đặc biệt là quy định kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường xây dựng Kế hoạch phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và 2030 tại địa phương.

b) Bố trí kinh phí địa phương hỗ trợ xây dựng công trình hạ tầng, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến sản phẩm vùng nguyên liệu cho hợp tác xã khi có nhu cầu.

c) Đẩy mạnh công tác tập huấn, tuyên truyền, thông tin, phổ biến sâu rộng nội dung của Kế hoạch đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng người dân nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, địa phương.

d) Xây dựng các chương trình, đề án, dự án phát triển các loại cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực phù hợp với đặc điểm và thế mạnh của địa phương; ưu tiên phát triển các sản phẩm gắn với công nghiệp chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường; triển khai các giải pháp tăng cường liên kết, hướng tới phát triển các cụm liên kết sản xuất - bảo quản, chế biến - tiêu thụ nông sản gắn với các vùng nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, kết nối với cơ sở chế biến nông sản và hệ thống logistic, kênh phân phối, tiêu thụ nông sản.

đ) Phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn, bố trí vốn được phân cấp hàng năm theo quy định để thực hiện kế hoạch đối với các nội dung công việc cấp huyện; tiến hành khảo sát, lập dự án, thiết kế, thi công xây dựng theo kế hoạch.

đ) Vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, phát triển sản xuất an toàn theo hướng tiêu chuẩn GAP. Hỗ trợ củng cố và phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP liên kết với các doanh nghiệp trên địa bàn để tiêu thụ nông sản cho người dân.

e) Đẩy mạnh tìm kiếm các doanh nghiệp tiêu thụ liên kết sản xuất với các hợp tác xã vùng sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp của địa phương; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ cây ăn quả, cây công nghiệp trong và ngoài tỉnh, thị trường xuất khẩu nông sản.

g) Thực hiện tốt việc cấp, quản lý mã số vùng trồng cây ăn quả, nhất là các vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp tập trung, quản lý và khai thác chỉ dẫn địa lý trên cây trồng.

VI. CÔNG TÁC BÁO CÁO

Các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện định kỳ trước ngày 10/12 hàng năm về Sở Nông nghiệp và Môi trường để báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Trên đây là Kế hoạch phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương căn cứ nhiệm vụ được phân công chủ động phối hợp triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các Đoàn thể chính trị, xã hội tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Các báo, đài của tỉnh Đồng Nai;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS, KTN.
(Khoa/Khcayantrai/23.4-248)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Hoàng

 

PHỤ LỤC I

DIỆN TÍCH CÂY ĂN QUẢ CHỦ LỰC TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2025 VÀ 2030
(Ban hành Kèm theo Kế hoạch số: 159/KH-UBND ngày 25/4/2025 của UBND tỉnh)

Cây trồng

Năm

Chỉ tiêu

Tổng số

Biên Hòa

Trảng Bom

Thống Nhất

Long Khánh

Xuân Lộc

Cẩm Mỹ

Định Quán

Tân Phú

Long Thành

Nhơn Trạch

Vĩnh Cữu

Chuối

2024

Diện tích (ha)

16.853

3

6757

4104

215

454

519

3738

526

63

61

413

Sản lượng (tấn)

674.120

120

270.280

164.160

8.600

18.160

20.760

149.520

21.040

2.520

2.440

16.520

2025

Diện tích (ha)

16.960

3

6757

4.211

215

454

519

3738

526

63

61

413

Sản lượng (tấn)

678.400

120

270.280

168.440

8.600

18.160

20.760

149.520

21.040

2.520

2.440

16.520

2030

Diện tích (ha)

18.461

-

7.500

4.351

200

500

550

4.100

800

30

30

400

Sản lượng (tấn)

738.440

-

300.000

174.040

8.000

20.000

22.000

164.000

32.000

1.200

1.200

16.000

Bưởi

2024

Diện tích (ha)

10.295

7

908

395

1030

621

535

2358

2744

113

98

1486

Sản lượng (tấn)

195.605

140

18.160

7.900

20.600

12.420

10.700

47.160

54.880

2.260

1.960

29.720

2025

Diện tích (ha)

9.228

-

1.200

-

1.018

310

-

2.317

2.898

-

-

1.485

Sản lượng (tấn)

175.332

-

22.800

-

19.342

5.890

-

44.023

55.062

-

-

28.215

2030

Diện tích (ha)

8.800

-

1.200

-

1.000

400

-

1.600

3.000

-

-

1.600

Sản lượng (tấn)

167.200

-

22.800

-

19.000

7.600

-

30.400

57.000

-

-

30.400

Sầu riêng

2024

Diện tích (ha)

12.654

6

98

418

2398

738

2373

2700

3613

170

57

83

Sàn lương (tấn)

189.810

90

1.470

6.270

35.970

11.070

35.595

40.500

54.195

2.550

855

1.245

2025

Diện tích (ha)

12.631

-

98

418

2.381

738

2.373

2.700

3.613

170

57

83

Sản lượng (tấn)

189.465

-

1.470

6.270

35.715

11.070

35.595

40.500

54.195

2.550

855

1.245

2030

Diện tích (ha)

12.638

-

150

800

2.100

1.500

1.800

2.100

4.000

85

20

83

Sản lượng (tấn)

189.570

-

2.250

12.000

31.500

22.500

27.000

31.500

60.000

1.275

300

1.245

Mít

2024

Diện tích (ha)

9.311

2

147

487

1762

730

775

2524

2532

102

81

169

Sản lượng (tấn)

260.708

60

4.410

14.610

52.860

21.900

23.250

75.720

75.960

3.060

2.430

5.070

2025

Diện tích (ha)

8.802

-

147

491

1762

350

775

2.361

2.564

102

81

169

Sản lượng (tấn)

246.456

-

4.410

14.730

52.860

10.500

23.250

70.830

76.920

3.060

2.430

5.070

2030

Diện tích (ha)

7.377

-

147

491

1.762

650

775

1.700

1.500

102

81

169

Sản lượng (tấn)

206.556

-

4.410

14.730

52.860

19.500

23.250

51.000

45.000

3.060

2.430

5.070

TỔNG

2024

Diện tích (ha)

60.616

23

7.927

5.443

5.417

4.539

4.202

17.586

9.660

515

384

4.920

Sản lượng (tấn)

1.492.788

485

294.575

193.525

118.210

93.490

90.305

406.890

209.750

11.395

8.990

94.090

2025

Diện tích (ha)

59.181

3

8.202

5.120

5.388

3.962

3.667

17.816

9.601

335

199

4.900

Sản lượng (tấn)

1.463.053

120

298.960

189.440

116.697

77.270

79.605

405.373

207.217

8.130

5.725

92.300

2030

Diện tích (ha)

58.886

-

8.997

5.642

5.062

5.160

3.125

16.500

9.300

217

131

4.752

Sản lượng (tấn)

1.475.916

-

329.460

200.770

111.360

101.250

72.250

381.900

194.000

5.535

3.930

90.215

 

PHỤ LỤC II

DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP CHỦ LỰC TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành Kèm theo Kế hoạch số: 159/KH-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai)

Cây trồng

Năm

Chỉ tiêu

Tổng số

Biên Hòa

Long Khánh

Tân Phú

Vĩnh Cữu

Định Quán

Trảng Bom

Thống Nhất

Cẩm Mỹ

Long Thành

Xuân Lộc

Nhơn Trạch

Điều

2024

Diện tích (ha)

26.736

3

601

2.713

862

6.934

988

1.374

2.252

2.850

8.089

70

Sản lượng (tấn)

43.549

5

979

4.419

1.404

11.294

1.609

2.238

3.668

4.642

13.176

114

2025

Diện tích (ha)

26.974

-

450

3.200

876

6.900

950

1.390

2.212

2.800

8.196

-

Sản lượng (tấn)

41.099

-

540

4.320

1.500

11.239

1.550

2.300

3.680

4.560

11.410

-

2030

Diện tích (ha)

25.020

-

-

2.800

500

7.300

452

1.370

1.900

2.798

7.900

-

Sản lượng (tấn)

30.015

-

-

3.786

1.149

9.870

611

1.352

2.569

3.783

10.681

-

Hồ tiêu

2024

Diện tích (ha)

10.434

-

564

542

36

858

120

286

5.199

206

2.619

4

Sản lượng (tấn)

26.833

-

1.451

1.394

93

2.207

307

735

13.370

530

6.736

9

2025

Diện tích (ha)

10.050

-

610

589

33

880

120

260

5.149

230

2.598

-

Sản lượng (tấn)

9.547

-

1.513

1.475

90

2.300

310

650

13.200

600

6.113

-

2030

Diện tích (ha)

9.994

-

-

600

70

936

100

246

4.400

242

3.400

-

Sản lượng (tấn)

21.251

-

-

1.275

213

1.989

213

472

9.350

514

7.225

-

Cao su

2024

Diện tích (ha)

42.556

13

2.461

588

882

3.451

2.118

3.996

12.985

9.774

6.209

79

Sản lượng (tấn)

38.348

12

2.218

530

795

3.110

1.909

3.601

11.701

8.808

5.595

71

2025

Diện tích (ha)

40.163

-

345

619

850

3.450

2.100

3.950

12.934

9.700

6.215

-

Sản lượng (tấn)

41.729

-

537

1.110

766

3.100

1.900

3.560

11.600

8.900

10.256

-

2030

Diện tích (ha)

36.090

-

-

504

850

3.436

1.700

3.390

12.310

8.400

5.500

-

Sản lượng (tấn)

42.210

-

-

591

997

4.029

1.993

3.869

14.433

9.849

6.449

-

Tổng cộng

2024

Diện tích (ha)

84.478

16

3.913

4.449

1.838

12.074

3.271

5.748

22.896

12.914

17.206

153

Sản lượng (tấn)

120.558

17

5.362

7.852

2.436

18.680

3.937

6.802

34.861

14.189

26.227

194

2025

Diện tích (ha)

82.442

-

1.815

5.184

1.819

12.130

3.215

5.693

22.725

12.980

17.300

-

Sản lượng (tấn)

105.761

-

3.578

9.194

2.506

18.889

3.880

6.741

34.530

14.548

28.599

-

2030

Diện tích (ha)

77.104

-

-

4.404

1.475

12.372

2.257

5.036

22.820

11.690

17.050

-

Sản lượng (tấn)

107.226

-

-

3.012

2.485

17.492

2.828

5.762

36.000

14.719

24.928

-

 

PHỤ LỤC III

NỘI DUNG THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số: 159/KH-UBND ngày 25/4/2025 của UBND tỉnh Đồng Nai)

TT

Tên hoạt động

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Số lượng/ sản phẩm đầu ra

Thời gian hoàn thành

Ghi chú

I

Công tác tuyên truyền

 

Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền thông qua hội nghị, hội thảo phương tiện truyền thông các mô hình cây ăn quả và công nghiệp chủ lực hiệu quả

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị xã hội

Có ít nhất 1-2 cuộc Hội thảo

Hàng năm

 

II

Tổ chức sản xuất

 

1

Xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố; các tổ chức chính trị xã hội

Mỗi năm xây dựng ít nhất 02 mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới có giá trị kinh tế cao

Giai đoạn 2025-2026

 

III

Phát triển liên kết theo chuỗi giá trị

1

Tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường; sản xuất gắn với tiêu thụ thông qua hình thức liên kết hợp tác

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố

Các tổ chức chính trị xã hội; các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

Hàng năm xây dựng ít nhất 01 chuỗi liên kết đối với cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực

giai đoạn 2025-2030

 

2

Hỗ trợ thành lập mới và nâng cao năng lực cho các thành viên Hợp tác xã

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thành phố

Các tổ chức chính trị xã hội; các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

Tổ chức tập huấn cho các Hợp tác xã

Hàng năm

 

IV

Phát triển sản phẩm sơ chế, bảo quản và chế biến

1

Hướng dẫn các nhà sản xuất, bảo quản, chế biến và lưu thông trái cây tươi và sản phẩm trái xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống truy xuất nguồn gốc theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố; Các tổ chức chính trị xã hội; các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

 

Hàng năm

 

2

Xây dựng và ban hành chương trình kiểm soát chất lượng và an toàn thực phẩm quả tươi và sản phẩm quả theo các quy định trong tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố; Các tổ chức chính trị xã hội; các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh

 

giai đoạn 2025-2030

 

V

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất

1

Bình tuyển, công nhận các vườn cây đầu dòng đối với các loại cây ăn quả và cây công nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố; các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và các đơn vị có liên quan

Công nhận 01 - 02 vườn cây đầu dòng

Hàng năm

 

2

Xây dựng chương trình khuyến nông về canh tác tiên tiến, ứng dụng IPHM trên cây trồng, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị tại các vùng trồng tập trung, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản sản phẩm

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã; các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và các đơn vị có liên quan

 

Hàng năm

 

3

Phát triển và ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, sử dụng tối đa các phụ phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến một số cây ăn quả, cây công nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, thị xã; các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và các đơn vị có liên quan

Mỗi năm xây dựng ít nhất 1 -2 mô hình

Hàng năm

 

VI

Xây dựng thương hiệu sản phẩm, phát triển thị trường nông sản

1

Xúc tiến đưa vào các sàn giao dịch các sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực

Sở Công thương; Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố; các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và các đơn vị có liên quan

Mỗi năm đưa ít nhất 2 sản phẩm lên giao dịch

Hàng năm

 

2

Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại để người tiêu dùng có đủ thông tin về các sản phẩm cây ăn quả, cây công nghiệp chủ lực

Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố; các Doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh và các đơn vị có liên quan

Mỗi năm tổ chức ít nhất 2 hoạt động xúc tiến thương mại

Hàng năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC IV

DỰ TOÁN THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số: 159/KH-UBND ngày 25/4/2025 của UBND tỉnh Đồng Nai)

STT

Hạng mục

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (triệu đồng)

VỐN ĐẦU TƯ (Triệu đồng)

Nguồn vốn

Thời gian thực hiện

Tổng cộng

Ngân sách tỉnh

Vốn dân, DN

I

Kế hoạch số 11444/KH-UBND ngày 21/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Chương trình phát triển nghiên cứu, sản xuất giống phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

 

 

 

 

 

 

Nguồn kinh phí lồng ghép

 

1

Bảo tồn nguồn gen bưởi đường lá cam

Đề tài

1

 

 

 

 

 

2025-2030

2

Bình tuyển, chứng nhận cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng

Cây/vườn

10

 

 

 

 

 

2025-2030

3

Xây dựng vườn ươm giống cây ăn quả

Vườn

1

 

 

 

 

 

2025-2030

4

Đề xuất/đặt hàng các nhiệm vụ khoa công nghệ nghiên cứu, khảo nghiệm, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ về giống cây ăn quả, cây công nghiệp

Đề tài/dự án

4

 

 

 

 

 

2025-2030

5

Công nhận lưu hành giống bưởi và giống chuối

Giống

2

 

 

 

 

 

2025-2030

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 159/KH-UBND năm 2025 phát triển cây ăn quả và cây công nghiệp chủ lực trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2025 và 2030

  • Số hiệu: 159/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 25/04/2025
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Nguyễn Thị Hoàng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/04/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản