Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 156/KH-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

Thực hiện Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 19/11/2011 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2012 - 2015; Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Việc làm và dạy nghề giai đoạn 2012 - 2015, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

1. Sự cần thiết:

- Năm 2011 là năm đầu tiên Thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011 - 2015. Theo chuẩn nghèo của Thành phố Hà Nội, tại thời điểm tháng 01/2011, toàn Thành phố có 116.057 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,52% tổng số hộ dân. Có 18 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 25% trở lên (xã nghèo), hiện có 11.250 đối tượng đang được hưởng trợ cấp hàng tháng người già yếu không có khả năng tự phục vụ, người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động, là thành viên thuộc hộ nghèo.

- Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thành ủy, HĐND, UBND, sự tham gia có hiệu quả của các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ, các đoàn thể, quận, huyện, thị xã trong công tác trợ giúp người nghèo, bằng nhiều giải pháp hỗ trợ, theo tổng hợp báo cáo của các quận huyện, năm 2011 toàn Thành phố giảm được 35.112 hộ nghèo, đạt 145% kế hoạch, đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 7,52% (đầu năm 2011) xuống còn 5,1% (tương đương 80.945 hộ nghèo). Năm 2012 dự kiến giảm 23.000 hộ xuống còn 3,6%.

Để giúp các xã, thôn vùng dân tộc, miền núi là các xã, thôn đặc biệt khó khăn thành phố trong việc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015, Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 -2015.

2. Căn cứ xây dựng kế hoạch:

- Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

- Nghị quyết số 13/2011/QH13 ngày 19/11/2011 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015.

- Quyết định số 2406/QĐ-TTg ngày 18/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục các Chương trình MTQG giai đoạn 2012-2015.

- Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015.

- Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.

- Thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố, Kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 28/01/2011 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011- 2015.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, CHỈ TIÊU:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, tạo điều kiện cho các hộ vươn lên mức sống khá. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo.

- Thực hiện Nghị quyết của HĐND Thành phố, Kế hoạch phát triển kinh tế - Xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015 và Kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 28/01/2011 của UBND Thành phố về việc thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, Thành phố phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2% vào cuối năm 2015.

- Lồng ghép chương trình hồ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015 theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.

- Thực hiện nhân rộng mô hình giảm nghèo.

2. Mục tiêu cụ thể:

Nội dung

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo giảm

1%

0,8%

0,5%

Dự kiến số hộ nghèo giảm

16.500 hộ

14.500 hộ

10.000 hộ

Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo cuối năm

2,6%

1,8%

1,4%

- Thực hiện nhân rộng mô hình giảm nghèo ở các xã, phường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015.

- Thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có thu nhập tối đa bằng 150% hộ nghèo tại 577 xã, phường của Thành phố Hà Nội.

* Đối với việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của thành phố Hà Nội:

- Về phát triển cơ sở hạ tầng: Đảm bảo đến năm 2015 cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng nhu cầu và phù hợp với quy hoạch dân cư, sản xuất đảm bảo phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất. Phấn đấu đến năm 2015: 100% xã, thôn thuộc diện đầu tư có đường giao thông từ trung tâm xã đến thôn, đường trục chính trong thôn được bê tông hóa, có đủ trường, lớp học được kiên cố hóa, có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng, có các công trình thủy lợi đảm bảo phục vụ tưới, tiêu thuận lợi đạt từ 80% đến 90% diện tích đất canh tác.

- Phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc, Giảm dần khoảng cách chênh lệch mức sống giữa các dân tộc, các vùng trên địa bàn thành phố.

- Tạo điều kiện thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế và giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội. Tạo sự chuyển dịch mạnh về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất gắn với thị trường có sức cạnh tranh cao, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn một cách bền vững.

- Tích cực triển khai, phát huy thế mạnh vùng miền huy động các nguồn lực theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Huy động nhiều nguồn lực cho đầu tư góp phần phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, giải quyết những khó khăn, bức xúc của đồng bào vùng dân tộc miền núi để góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất cho đồng bào.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN:

1. Đối tượng thực hiện chương trình: Đối tượng thực hiện chương trình là các cơ quan, Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị được giao vốn, kinh phí để thực hiện các dự án của Kế hoạch. Đối tượng thụ hưởng: Người nghèo, hộ nghèo; ưu tiên người người nghèo là người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em.

2. Phạm vi thực hiện Chương trình: Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 được thực hiện trong phạm vi toàn thành phố, ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thành phố.

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN:

1. Dự án 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của thành phố Hà Nội

- Mục tiêu của dự án:

Tăng cường cơ sở vật chất hạ tầng thiết yếu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và dân sinh ở các xã, thôn khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của thành phố Hà Nội để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của người dân, giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Nội dung:

Đảm bảo đến năm 2015 cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng nhu cầu và phù hợp với quy hoạch dân cư, sản xuất đảm bảo phục vụ có hiệu quả nâng cao đời sống và phát triển sản xuất. Phấn đấu đến năm 2015: 100% xã, thôn thuộc diện đầu tư có đường giao thông từ trung tâm xã đến thôn, đường trục chính trong thôn được bê tông hóa, có đủ trường, lớp học được kiên cố hóa, có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng, có các công trình thủy lợi đảm bảo phục vụ tưới, tiêu thuận lợi đạt từ 80% đến 90% diện tích đất canh tác.

- Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí thực hiện dự án dự kiến trong chương trình giảm nghèo là: 900 tỷ đồng dự kiến nguồn ngân sách địa phương (vốn đầu tư phát triển). Tổng kinh phí và danh mục dự án xác định theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015 được UBND Thành phố phê duyệt.

- Cơ quan chủ trì quản lý dự án: Ban Dân tộc Thành phố.

2. Dự án 3: Nhân rộng mô hình giảm nghèo

- Mục tiêu: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị trường (thị trường vốn, lao động, đất đai, khoa học kỹ thuật - công nghệ và thị trường hàng hóa đầu vào, đầu ra...) hướng đến phát triển sản xuất và dịch vụ, tăng nhanh thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Nội dung:

Thực hiện nhân rộng mô hình giảm nghèo ở các xã, phường trên địa bàn thành phố giai đoạn 2013-2015.

- Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí để thực hiện dự án là: 3 tỷ đồng nguồn ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp).

- Cơ quan chủ trì quản lý dự án: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

3. Dự án 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

- Mục tiêu:

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảm nghèo các cấp; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, người dân, các cấp, các ngành về ý nghĩa và tầm quan trọng của giảm nghèo và cách tiếp cận về giảm nghèo bền vững; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý, thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về Định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 (sau đây viết tắt là Nghị quyết 80).

- Nội dung:

+ Nâng cao năng lực: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp mỗi năm tập huấn cho 1.200 CB giảm nghèo là thành viên ban chỉ đạo giảm nghèo Thành phố, quận, huyện, xã, phường, cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.

+ Hoạt động truyền thông, giám sát đánh giá: Tổ chức các hoạt động truyền thông, in tài liệu tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo phát cho cán bộ làm công tác giảm nghèo từ thành phố đến xã phường; Thực hiện các hoạt động giám sát về tình hình thực hiện các chính sách giảm nghèo tại một số địa phương.

- Kinh phí thực hiện: Tổng kinh phí để thực hiện dự án là: 6,0 tỷ đồng nguồn ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp).

- Cơ quan chủ trì quản lý dự án: Sở Lao động Thương binh và Xã hội.

V. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN:

- Ngân sách Thành phố: Tổng kinh phí: 909 tỷ đồng trong đó: vốn ĐTPT là: 900 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 9,0 tỷ đồng.

- Lồng ghép chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số miền núi của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2015 do Ban Dân tộc chủ trì quản lý thực hiện với tổng kinh phí dự kiến là 900 tỷ đồng (nguồn vốn đầu tư phát triển).

- Nhân rộng mô hình giảm nghèo: do Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp PTNN thực hiện ở các xã, phường trên địa bàn thành phố tổng kinh phí là: 3 tỷ đồng (nguồn vốn sự nghiệp)

- Nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát, đánh giá thực hiện chương trình: Mục tiêu đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tạo cơ hội cho các hộ nghèo vượt nên thoát nghèo. Tăng cường các hoạt động giám sát, đánh giá truyền thông và nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, hàng năm tập huấn 1.200 cán bộ làm công tác giảm nghèo là thành viên Ban chỉ đạo giảm nghèo Thành phố, quận, huyện, xã, phường, thị trấn, in tài liệu phổ biến chính sách, nâng cao năng lực cho cán bộ giảm nghèo các cấp, in tờ rơi tuyên truyền về mục tiêu giảm nghèo, các chính sách trợ giúp người nghèo hiện hành. Tổ chức giám sát đánh giá từ 6-8 huyện, thị xã; tổng kinh phí giai đoạn 2013 - 2015 là: 6,0 tỷ đồng

(Chi tiết chỉ tiêu, mục tiêu, nguồn kinh phí thực hiện hàng năm theo phụ lục)

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Sở Lao động Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan thường trực thực hiện Chương trình: phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan, tổ chức có liên quan hướng dẫn và chỉ đạo các quận, huyện, thị xã, các đơn vị thụ hưởng dự án tổ chức thực hiện.

- Hàng năm phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch trên địa bàn trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí ngân sách thực hiện; Đồng thời dự kiến phân bổ nguồn kinh phí Chương trình của trung ương báo cáo UBND Thành phố phê duyệt;

- Kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo, UBND Thành phố, Cục bảo trợ Xã hội.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tổng hợp nhu cầu kinh phí, đề xuất UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí nguồn lực thực hiện Kế hoạch trong cả giai đoạn và hàng năm.

- Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội phân bổ nguồn kinh phí của Trung ương hỗ trợ hàng năm để thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Tài chính:

- Hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính, quyết toán kinh phí Chương trình MTQG Việc làm và dạy nghề.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối bố trí nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch trình UBND Thành phố phê duyệt.

- Phối hợp kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Kế hoạch.

4. Ban dân tộc Thành phố:

Cơ quan chủ trì quản lý dự án 2, thực hiện nhiệm vụ phân công theo Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số của thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011-2015 và định kỳ 6 tháng, hàng năm, báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp chung báo cáo Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo bền vững, UBND Thành phố; Căn cứ Kế hoạch này được duyệt, tổng hợp, đề xuất kế hoạch phân bổ chi tiết từng năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để đề xuất UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí trong kế hoạch hàng năm.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Cơ quan phối hợp thực hiện dự án 3 tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình.

6. Các Sở, ban, ngành khác: liên quan phối hợp tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình.

7. Ủy ban nhân dân các huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011 về phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số của Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. Tổng hợp kết quả, báo cáo định kỳ với Ủy ban nhân dân thành phố qua Ban Dân tộc thành phố. Căn cứ Kế hoạch được duyệt, tổng hợp, đề xuất kế hoạch phân bổ chi tiết từng năm gửi cơ quan chủ trì theo dõi Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31/10/2011, đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để đề xuất UBND Thành phố trình HĐND Thành phố bố trí trong kế hoạch hàng năm.

UBND Thành phố yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai các nội dung kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả các hoạt động của Kế hoạch thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015; định kỳ hàng quý, 6 tháng, 1 năm có báo cáo tiến độ thực hiện gửi về UBND Thành phố (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội) để tổng hợp.

Kế hoạch triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015 được phê duyệt để có căn cứ và cơ sở pháp lý cho việc triển khai năm 2013 (Khi các dự án thành phần được Trung ương phê duyệt, các Bộ, ngành có hướng dẫn cụ thể và phương án cân đối nguồn lực thực hiện các Chương trình mục tiêu tổng thể 3 năm 2013 - 2015 được Hội đồng nhân dân Thành phố thông qua nếu cần thiết sẽ điều chỉnh cho phù hợp)./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Lao động TBXH, Ban Dân tộc;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các đ/c Phó Chủ tịch UBND Thành phố;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- Chủ tịch UBND các quận, huyện;
- Báo HNM, Đài PTTH Hà Nội;
- Cổng TTĐT UBNDTP;
- CPVP UBND Thành phố;
- Các phòng VHXH, TH, KT;
- Lưu: VT, KHĐT (3b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

PHỤ LỤC SỐ 01

NỘI DUNG, MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

STT

Nội dung

Mục tiêu

Đơn vị tính

CHỈ TIÊU

Đơn vị chủ trì/phối hợp thực hiện chương trình

Ghi chú

2013

2014

2015

Tổng giai đoạn (2013-2015)

 

Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững

 

 

 

 

 

 

Sở LĐTBXH/ các đơn vị được giao TH

 

1

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi theo Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/10/2011 của Thành ủy Hà Nội

 

 

 

 

 

 

Ban dân tộc/ các huyện theo NQ 06- NQ/TU ngày 31/10/2011

Chỉ tiêu theo Kế hoạch thực hiện NQ số 06- NQ/TU ngày 31/10/2011 của UBND TP phê duyệt

2

Nhân rộng mô hình giảm nghèo

 

 

 

 

 

 

Sở NNPTNT/ Sở LĐTBXH / và các quận, huyện, thị xã

 

3

Nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá

 

 

 

 

 

 

Sở LĐTBXH /Sở NNPTNT và các quận, huyện, thị xã

 

 

Giảm tỷ lệ hộ nghèo

 

%

1,00

0,80

0,50

 

 

 

 

Số hộ giảm nghèo

 

hộ

16.500

14.500

10.000

41.000

 

 

 

PHỤ LỤC SỐ 02

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH MTQG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015

ĐVT:Tỷ đồng

STT

NỘI DUNG

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tổng giai đoạn (2013-2015)

Ghi chú

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

ĐTPT

SN

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

 

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

103

-

100

-

3

403

-

400

-

3

403

-

400

-

3

909

-

900

-

9

 

1

Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi (thực hiện NQ 06- NQ/TU ngày 31/10/2011)

100

 

100

 

 

400

 

400

 

 

400

 

400

 

 

900

-

900

-

-

 

2

Nhân rộng mô hình giảm nghèo

1

 

 

 

1

1

 

 

 

1

1

 

 

 

1

3

-

-

-

3

 

3

Nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá chương trình

2

 

 

 

2

2

 

 

 

2

2

 

 

 

2

6

-

-

-

6

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2013-2015

  • Số hiệu: 156/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 29/11/2012
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/11/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản