Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1527/KH-BNN-TTr | Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2016 |
TRIỂN KHAI NĂM CAO ĐIỂM THANH TRA, KIỂM TRA VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP
1. Mục đích:
- Ngăn chặn hiệu quả, tạo bước chuyển căn bản, tiến tới giải quyết dứt điểm các hành vi vi phạm về sản xuất, kinh doanh, sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác là giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc.
- Chấm dứt các hành vi vi phạm về chất cấm trong chăn nuôi.
- Nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân trong việc sản xuất, kinh doanh, sử dụng thức ăn chăn nuôi; kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác về mức độ nguy hại đối với sức khỏe người người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp.
2. Yêu cầu:
- Phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai Kế hoạch đạt kết quả cao (Thanh tra Bộ, các Tổng cục, Cục; Cơ quan Công an; Sở Nông nghiệp và PTNT, các chi cục chuyên ngành thuộc Sở).
- Xây dựng cơ chế phối hợp mang tính hệ thống, chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng ở Trung ương và địa phương trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm kịp thời, hiệu quả.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THANH, KIỂM TRA VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi:
- Vật tư nông nghiệp, trong đó tập trung vào sản xuất, kinh doanh, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không đúng quy định; thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác là giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc
- Triển khai trên phạm vi toàn quốc (63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), trong đó các cơ quan Trung ương tập trung triển khai trên các địa bàn trọng điểm để rút kinh nghiệm triển khai trên diện rộng.
2. Đối tượng:
- Các cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp và PTNT (sau đây gọi tắt là vật tư nông nghiệp);
- Các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn, gà, cơ sở nuôi trồng thủy sản.
- Các cá nhân, tổ chức sản xuất, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật (bao gồm cả thủy sản).
- Các cá nhân, tổ chức nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán chất cấm trong chăn nuôi; kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không đúng với quy định pháp luật.
3. Thời gian thực hiện:
Liên tục: Từ 01/3/2016 đến 31/12/2016
III. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng đến các cơ quan chức năng, cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, sử dụng, buôn bán, vận chuyển, người tiêu dùng về tác hại, quyền, trách nhiệm theo Điều 190, 191, 195, 317 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
2. Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng các loại vật tư nông nghiệp; sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với tình hình thực tế.
3. Thanh tra, kiểm tra tập trung chủ yếu dưới hình thức đột xuất, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời cũng như xử lý nghiêm các hành vi vi phạm của các tổ chức, cá nhân nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.
1. Nguồn lực:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí nguồn kinh phí cho việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và hoạt động thanh tra, kiểm tra do Thanh tra Bộ, các Tổng cục, Cục chủ trì, theo đó Vụ Tài chính rà soát và cân đối bổ sung nguồn kinh phí để các cơ quan, đơn vị Trung ương tổ chức triển khai Kế hoạch.
+ Các cơ quan, đơn vị được phân công có trách nhiệm huy động nguồn lực trong hệ thống để triển khai nội dung Kế hoạch theo phân công.
+ Các Tổng cục, Cục chuyên ngành đảm bảo kinh phí cho việc phân tích mẫu.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng bố trí nguồn kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan cho việc thực hiện các biện pháp nghiệp vụ và hoạt động thanh tra, kiểm tra và một số hoạt động khác trong Kế hoạch này.
- Nguồn lực huy động khác của các dự án (nếu có).
2. Tổ chức thực hiện (có kế hoạch chi tiết kèm theo):
a) Các cơ quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Các đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch triển khai cụ thể để thực hiện Kế hoạch này.
- Thanh tra Bộ, Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Cục Trồng trọt phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) tổ chức trinh sát, điều tra, thu thập thông tin, phát hiện đường dây, hành vi sản xuất, buôn bán và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không đúng với quy định; thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác là giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc. Tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân để không sử dụng chất cấm; tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh với những đối tượng cố ý sản xuất, kinh doanh buôn bán, sử dụng chất cấm; thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác là giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc.
- Sử dụng hiệu quả trang, mục và đường dây nóng của Thanh tra Bộ; thông tin kịp thời, chính xác, hiệu quả cho các cơ quan thông tấn, báo chí.
- Rà soát, tham mưu chỉnh sửa các văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng ngay yêu cầu, nhiệm vụ.
b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong nhân dân để không sử dụng chất cấm; tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh với những đối tượng cố ý sản xuất, kinh doanh buôn bán, sử dụng chất cấm; thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác là giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc.
- Phối hợp với Sở Công an, nòng cốt là Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường (PC49) tổ chức trinh sát, điều tra, thu thập thông tin, phát hiện đường dây, hành vi sản xuất, buôn bán và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không đúng quy định; thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hữu cơ, phân bón khác là giả, kém chất lượng, nhập lậu không rõ nguồn gốc. Tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
- Ưu tiên bố trí nguồn lực, kinh phí để triển khai nhiệm vụ.
3. Chế độ thông tin, báo cáo:
- Các Sở Nông nghiệp và PTNT thường xuyên báo cáo Thanh tra Bộ kết quả đạt được cũng như phối hợp xử lý các tình huống vượt quá thẩm quyền.
- Thanh tra Bộ định kỳ hàng tháng tổng hợp báo cáo Bộ trưởng.
- Trong quá trình thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, báo cáo Bộ (qua Thanh tra Bộ) để giải quyết.
Địa chỉ liên lạc: Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 02 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội.
Số điện thoại: 080.44475; email: dungpt.ttra@mard.gov.vn
| BỘ TRƯỞNG |
CHI TIẾT VÀ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN
(Ban hành theo Kế hoạch số: 1527/BNN-TTr ngày 01/3/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT)
TT | Nhiệm vụ | Chủ trì | Phối hợp | Sản phẩm |
I | TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VÀ TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ | |||
1 | Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các cuộc thanh tra, kiểm tra; công khai kết quả xử lý các tổ chức, cá nhân khi phát hiện vi phạm. | Thanh tra Bộ; Văn Phòng Bộ; Sở NN và PTNT | Các đơn vị liên quan thuộc Bộ; các cơ quan báo đài | Các phóng sự |
2 | Tuyên truyền, phổ biến pháp luật vào nhóm đối tượng trọng điểm có khả năng có các hành vi vi phạm tập trung vào Điều 190. 191, 195, 317 của Bộ luật Hình sự năm 2015 (Các công ty sản xuất, kinh doanh; các chủ trang trại, gia trại chăn nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản, thương lái, các cơ sở sản xuất, chế biến, giết mổ,..) | Đoàn Thanh tra, kiểm tra; Tổng cục; Cục chuyên ngành; Sở NN và PTNT | Các cơ quan báo, đài | Các tài liệu, tờ rơi,... nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của đối tượng được tuyên truyền |
3 | Mở trang mục điện tử và điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận tin báo tố giác hành vi vi phạm | Thanh tra Bộ; Sở NN và PTNT | Các cơ quan báo, đài | Trang mục điện tử và điện thoại đường dây nóng được thiết lập và tiếp nhận, xử lý thông tin hiệu quả |
4 | Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ thanh, kiểm tra, giám sát, cấp chứng chỉ người lấy mẫu | Tổng cục; Cục chuyên ngành | Thanh tra Bộ; Cục C49 - Bộ Công an; các Sở NN và PTNT | Các lớp đào tạo, tập huấn, số người được cấp chứng chỉ lấy mẫu |
II | RÀ SOÁT, THAM MƯU ĐỂ CHỈNH SỬA CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT NHẰM ĐÁP ỨNG NGAY YÊU CẦU, NHIỆM VỤ | |||
1 | Các văn bản QPPL về thanh tra, xử lý vi phạm hành chính | Vụ Pháp chế; Thanh tra Bộ | Các đơn vị liên quan | Các văn bản, quy định được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới |
2 | Các văn bản QPPL về chuyên ngành | Tổng cục; Cục chuyên ngành | Thanh tra Bộ, Vụ Pháp chế | Các văn bản, quy định được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới |
III | TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA CƠ BẢN, TOÀN DIỆN VÀ TỔ CHỨC THANH TRA, KIỂM TRA | |||
1 | Chất cấm trong chăn nuôi | Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 9003/KH-BNN-TTr ngày 02/11/2015 về triển khai Đợt cao điểm thanh, kiểm tra chất cấm trong chăn nuôi | ||
1.1 | Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, buôn bán,... chất cấm trong chăn nuôi; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi | Thanh tra Bộ; Sở NN&PTNT các địa phương | Cục C49 - Bộ Công an; các cơ quan, đơn vị liên quan | Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và triển khai nhằm phát hiện và xử lý vi phạm |
1.2 | Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra các trang trại, gia trại chăn nuôi lợn thịt | Cục Chăn nuôi; Sở NN&PTNT các địa phương | Các đơn vị có liên quan | Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và triển khai nhằm phát hiện và xử lý vi phạm |
1.3 | Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ sở giết mổ | Cục Thú y; Sở NN&PTNT các địa phương | Các đơn vị có liên quan | Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và triển khai nhằm phát hiện và xử lý vi phạm |
2 | Kháng sinh trong thú y, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản | |||
2.1 | Điều tra về số liệu nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng kháng sinh từ cơ quan quản lý chuyên ngành | Thanh tra Bộ; Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y | Cục C49 - Bộ Công an; PC49 - Công an các địa phương. | Báo cáo thực trạng việc nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng. |
2.2 | Điều tra, lập danh sách các tổ chức sản xuất kháng sinh, nhập khẩu, kinh doanh kháng sinh; các trang trại chăn nuôi lớn; cơ sở nuôi trồng thủy sản lớn | Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Cục Chăn nuôi | Các đơn vị có liên quan ở địa phương | Danh sách được lập |
2.3 | Tiến hành trinh sát, xác minh, tổ chức đấu tranh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm. | Cục C49 - Bộ Công an; PC49 - Công an các địa phương | Thanh tra Bộ; Tổng cục TS, Cục TY; Cục Chăn nuôi; các Sở NN&PTNT | Danh sách các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm |
2.4 | Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm. | Thanh tra Bộ, Tổng cục TS, Cục TY; Cục Chăn nuôi; Sở NN&PTNT các địa phương. | Cục C49 - Bộ Công an; PC49 - Công an các địa phương; các đơn vị khác có liên quan | Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và triển khai nhằm phát hiện và xử lý vi phạm |
3 | Phân bón hữu cơ và phân bón khác | |||
3.1 | Điều tra, lập danh sách các tổ chức sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác trên toàn quốc | Cục Trồng trọt | Thanh tra Bộ; Cục C49 - Bộ Công an | Danh sách tổ chức sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác được lập |
3.2 | Tiến hành trinh sát, xác minh, tổ chức đấu tranh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác | Cục C49 - Bộ Công an; PC49 - Công an các địa phương | Thanh tra Bộ; Thanh tra các Sở NN&PTNT. | Danh sách các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm |
3.3 | Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất các tổ chức sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác, lấy mẫu phân bón để phân tích (thanh tra, kiểm tra, lấy mẫu của khoảng 70% nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác). | Thanh tra Bộ; Cục Trồng trọt; Sở NN&PTNT các địa phương | Cục C49 - Bộ Công an; PC49 - Công an các địa phương; các đơn vị khác có liên quan | Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và triển khai nhằm phát hiện và xử lý vi phạm |
4 | Thuốc Bảo vệ thực vật | |||
4.1 | Tiến hành trinh sát, xác minh đối với các tổ chức, cá nhân nhập lậu thuốc BVTV (tập trung ở các tỉnh biên giới phía Bắc). | Cục C49 - Bộ Công an; PC49 - Công an các địa phương. | Thanh tra Bộ; Cục BVTV; các Sở NN&PTNT | Danh sách các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm |
4.2 | Tổ chức đoàn thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu nhập lậu thuốc bảo vệ thực vật (tập trung ở các tỉnh biên giới phía Bắc). | Thanh tra Bộ; Cục BVTV; các Sở NN&PTNT | Cục C49 - Bộ Công an; PC49 - Công an các địa phương; Cục BVTV; các Sở NN&PTNT | Triệt phá đường dây nhập lậu thuốc BVTV |
4.3 | Tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV. | Thanh tra Bộ; Cục BVTV; các Sở NN&PTNT | Cục C49 - Bộ Công an; PC49 - Công an các địa phương; các Sở NN&PTNT | Các đoàn thanh tra, kiểm tra được thành lập và triển khai nhằm phát hiện và xử lý vi phạm |
IV | PHÁT HÀNH TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ VÀ CHẾ TÀI XỬ LÝ CÁC HÀNH VI VI PHẠM ĐỐI VỚI KHÁNG SINH, PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT | Thanh tra Bộ | Tổng cục TS; Cục Chăn nuôi; Cục Trồng trọt; Cục BVTV; Cục Thú y | Tài liệu được biên soạn và gửi cho các tổ chức, cá nhân liên quan |
V | THÀNH LẬP BỘ PHẬN THƯỜNG TRỰC NĂM CAO ĐIỂM THANH TRA, KIỂM TRA VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP. | Thanh tra Bộ; các Sở NN&PTNT | Cục C49 - Bộ Công an; PC49 - Công an các địa phương; Tổng cục TS; Cục Trồng trọt; Cục Thú y; Cục BVTV. | Quyết định thành lập |
VI | TỔ CHỨC SƠ KẾT, TỔNG KẾT | Thanh tra Bộ, Tổng cục, Cục; các Sở NN&PTNT | Cục C49 - Bộ Công an; PC49- Sở Công an các tỉnh. | Hội nghị sơ kết, tổng kết |
- 1Quyết định 3027/QĐ-BNN-TTr năm 2013 thành lập đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 167/CT-BNN-TTr năm 2014 tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công văn 1343/UBDT-TTR năm 2023 xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc năm 2024 do Ủy ban Dân tộc ban hành
- 1Quyết định 3027/QĐ-BNN-TTr năm 2013 thành lập đoàn kiểm tra công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Chỉ thị 167/CT-BNN-TTr năm 2014 tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Bộ luật hình sự 2015
- 5Công văn 1343/UBDT-TTR năm 2023 xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách dân tộc năm 2024 do Ủy ban Dân tộc ban hành
Kế hoạch 1527/KH-BNN-TTr năm 2016 triển khai năm cao điểm thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 1527/KH-BNN-TTr
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 01/03/2016
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra