Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 149/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 26 tháng 8 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NỀN TẢNG BẢN ĐỒ SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG NĂM 2022

Thực hiện Quyết định số 1137/QĐ-BTTTT ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt Kế hoạch của Bộ Thông tin và Truyền thông thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng Bản đồ số Quốc gia. Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch triển khai nền tảng Bản đồ số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2022, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Phát triển nền tảng Bản đồ số với tiêu chí quy định tại Phụ lục I để tích hợp với địa chỉ số (sau đây gọi tắt là “Nền tảng Bản đồ số”) nhằm thúc đẩy phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

b) Hình thành cơ sở dữ liệu nền tảng Bản đồ số trên địa bàn tỉnh do doanh nghiệp và người dân có trách nhiệm đóng góp, kiểm soát và được chia sẻ cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khai thác, xây dựng các Bản đồ số chuyên ngành phục vụ nhu cầu quản lý và phát triển kinh tế, xã hội.

c) Hoàn thành chỉ tiêu về dữ liệu nền tảng và công nghệ nền tảng trong chiến lược quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông về phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

2. Yêu cầu

a) Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả giữa các bên để triển khai Kế hoạch: Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông Vận tải; doanh nghiệp phát triển nền tảng Bản đồ số.

b) Làm tốt công tác truyền thông, thông tin về Kế hoạch trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin cơ sở, thông tin đối ngoại, nền tảng số, mạng xã hội.

c) Phát triển hệ sinh thái các dịch vụ trên nền tảng Bản đồ số; hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số; mang lại trải nghiệm tốt, nhanh chóng, thuận tiện, dễ sử dụng cho người dùng.

3. Đối tượng tham gia Kế hoạch

a) Sở Thông tin và Truyền thông;

b) Sở Tài nguyên và Môi trường;

c) Sở Giao thông Vận tải;

d) Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang;

đ) Doanh nghiệp phát triển nền tảng Bản đồ số;

e) Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng, khai thác nền tảng Bản đồ số.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Lựa chọn nền tảng Bản đồ số

a) Xác định nền tảng Bản đồ số để phát triển phục vụ nhu cầu kinh tế số và xã hội số.

b) Thu thập, cập nhật, bổ sung dữ liệu các thông tin văn bản và hình ảnh phải được tích hợp, mỗi đối tượng được gán cho một lớp; dữ liệu thuộc tính như địa chính, địa giới hành chính các cấp, thủy hệ, giao thông, địa chỉ, địa điểm, biển báo giao thông... được thu thập từ các nguồn khác nhau có thể được liên kết đến các lớp, các đối tượng không gian tương ứng của chúng trên nền tảng Bản đồ số.

c) Xây dựng và cung cấp dịch vụ, bộ công cụ phát triển, phục vụ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tích hợp Bản đồ số lên các ứng dụng và nền tảng khác.

d) Triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin và bảo mật cho cơ sở dữ liệu nền tảng Bản đồ số.

2. Xây dựng nền tảng Bản đồ số đáp ứng các tiêu chí

a) Nền tảng Bản đồ số phải phù hợp với tiêu chí đánh giá nền tảng Bản đồ số tại Phụ lục I Kế hoạch này.

b) Nền tảng Bản đồ số tích hợp liên thông chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu (CSDL) địa chỉ số để triển khai nền tảng Bản đồ số thống nhất với nền tảng Địa chỉ số gắn với Bản đồ số.

c) Nền tảng Bản đồ số đảm bảo việc chỉ đường, dẫn đường đến từng địa chỉ số trong nền tảng Địa chỉ số gắn với Bản đồ số.

d) Nền tảng Bản đồ số có các công cụ thực hiện việc cập nhật cơ sở dữ liệu nền tảng.

đ) Nền tảng Bản đồ số cần có công nghệ tìm kiếm thông minh đảm bảo thuận lợi trong việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu (CSDL) nền tảng và cho phép gợi ý thông minh nhất.

e) Khuyến khích việc thu thập, cập nhật các dữ liệu đối tượng để làm giàu CSDL phục vụ phát triển nền tảng, cơ sở dữ liệu Bản đồ số đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

3. Triển khai và thúc đẩy sử dụng các dịch vụ nền tảng Bản đồ số

a) Triển khai và thúc đẩy sử dụng các dịch vụ về Bản đồ số như: tìm kiếm địa chỉ, gợi ý Bản đồ số, xác thực địa chỉ, định danh tọa độ/địa chỉ, chỉ đường, dẫn đường và các dịch vụ Bản đồ số khác.

b) Triển khai và thúc đẩy sử dụng các dịch vụ nền tảng Bản đồ số phục vụ nhu cầu nghiệp vụ, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân.

c) Thúc đẩy chia sẻ dữ liệu, kết hợp xây dựng nền tảng Bản đồ số và phát triển các ứng dụng Bản đồ số phục vụ các ngành, lĩnh vực như: Lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng, quy hoạch, nông nghiệp, quản lý dân cư, Bản đồ dịch tễ, Bản đồ vùng an toàn dịch bệnh, Bản đồ y tế, Bản đồ giáo dục, Bản đồ du lịch, Bản đồ nông sản, Bản đồ cột nước cứu hỏa, Bản đồ du lịch thông minh,....

d) Triển khai các dịch vụ ứng dụng nền tảng Bản đồ số gắn với Bản đồ số khác.

4. Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về nền tảng Bản đồ số

a) Nội dung thông tin, tuyên truyền

Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng Bản đồ số của Bộ Thông tin và Truyền thông, địa phương; giới thiệu chức năng, tính năng chính, lợi ích khi sử dụng, hiệu quả hoạt động của nền tảng Bản đồ số, hướng dẫn sử dụng; vinh danh tổ chức, doanh nghiệp điển hình phát triển, sử dụng nền tảng Bản đồ số; các nội dung khác liên quan đến phát triển và sử dụng nền tảng Bản đồ số.

b) Phương thức thông tin, tuyên truyền

Xây dựng tài liệu, ấn phẩm truyền thông; thường xuyên thông tin, tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, đài phát thanh, truyền hình và qua mạng Internet nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân;

Xây dựng, tổng hợp và cung cấp thông tin cho báo chí, truyền thông để tuyên truyền, quảng bá nền tảng Bản đồ số; tổ chức các chiến dịch truyền thông, quảng bá nền tảng Bản đồ số; truyền thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở; thông tin, tuyên truyền theo các phương thức khác.

c) Tổ chức các hội thảo, hội nghị, tọa đàm về phát triển và sử dụng nền tảng Bản đồ số

Triển khai tập huấn, hướng dẫn địa phương, doanh nghiệp sử dụng, khai thác nền tảng Bản đồ số.

(Chi tiết thực hiện các nhiệm vụ năm 2022 tại Phụ lục II kèm theo Kế hoạch này)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Doanh nghiệp nòng cốt phát triển nền tảng Bản đồ số

a) Doanh nghiệp Bản đồ số Việt Nam có nhu cầu tham gia Kế hoạch này gửi đăng ký tham gia Kế hoạch tới Sở Thông tin và Truyền thông (để tham gia cùng khai thác, sử dụng CSDL địa chỉ số nhằm phát triển Bản đồ số, Bản đồ số chuyên ngành phục vụ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

b) Chủ trì triển khai các nhiệm vụ xây dựng Bản đồ số và các nhiệm vụ phát sinh theo đề nghị của cơ quan đầu mối điều phối phát triển nền tảng.

c) Chủ động phối hợp cùng các cơ quan của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông triển khai nhiệm vụ được giao.

d) Doanh nghiệp phát triển nền tảng Bản đồ số chủ động xây dựng, phê duyệt và triển khai Kế hoạch phát triển nền tảng Bản đồ số.

đ) Bố trí nguồn lực đầu tư nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển nền tảng đạt yêu cầu, tiêu chí của nền tảng số Bản đồ số.

e) Gửi Kế hoạch chi tiết của doanh nghiệp để phát triển nền tảng Bản đồ số cho Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan, đơn vị của tỉnh của để phối hợp thực hiện.

g) Định kỳ tháng, quý, năm hoặc đột xuất khi được yêu cầu có báo cáo gửi Sở Thông tin và Truyền thông về kết quả triển khai phát triển.

h) Chủ động đề xuất các vấn đề, khó khăn vướng mắc cần Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan hỗ trợ, giải quyết.

k) Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tổ chức đào tạo, hướng dẫn sử dụng nền tảng.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Là cơ quan đầu mối điều phối chung, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch.

b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông lựa chọn doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí của nền tảng Bản đồ số.

c) Tổ chức đánh giá, công nhận và công bố đạt yêu cầu nền tảng Bản đồ số của tỉnh.

d) Nghiên cứu xây dựng quy chế quản lý, duy trì và khai thác CSDL Bản đồ số.

đ) Xây dựng dự toán kinh phí để tổ chức triển khai Kế hoạch.

e) Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng địa phương quản lý và qua hệ thống truyền thanh cơ sở về việc triển khai Nền tảng Bản đồ số trên địa bàn tỉnh.

g) Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị liên quan của Sở Tài Nguyên và Môi Trường và các doanh nghiệp nòng cốt để triển khai thực hiện Kế hoạch.

h) Tổ chức, kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch.

k) Đề xuất các chính sách, giải pháp đẩy nhanh phát triển và đưa nền tảng Bản đồ số vào sử dụng, thúc đẩy sử dụng rộng rãi.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải

a) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp thông tin dữ liệu liên quan đến Bản đồ số để phát triển nền tảng Bản đồ số.

b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông để tích hợp nền tảng Bản đồ số để phát triển các giải pháp, nền tảng số “Make in Viet Nam” phục vụ chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

4. Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hậu Giang

Tổ chức công tác thông tin, tuyên truyền về nền tảng Bản đồ số gắn với Bản đồ số các loại hình thông tin của Tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch triển khai nền tảng Bản đồ số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2022. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Thông tin và Truyền thông (để b/c);
- TT: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh;
- Sở, ban, ngành tỉnh;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, HCC. ĐVM

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Hồ Thu Ánh

 

PHỤ LỤC I

TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NỀN TẢNG BẢN ĐỒ SỐ QUỐC GIA
(Kèm theo Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Hậu Giang)

1. Các tiêu chí cơ bản

- Do người Việt Nam làm chủ về mặt công nghệ, làm chủ về dữ liệu nền tảng Bản đồ số.

- Tính toàn vẹn, tính pháp lý về biên giới, địa giới và chủ quyền biển đảo quốc gia; sự tự chủ về dữ liệu, công nghệ, an toàn bảo mật thông tin phục vụ khai thác và tích hợp hiệu quả tại Việt Nam; chủ động tương tác hỗ trợ các đơn vị nhà nước và doanh nghiệp tại Việt Nam.

- Có văn bản chứng nhận từ Cục đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam về biên giới, địa giới và chủ quyền biển đảo Quốc gia.

- Máy chủ được đặt tại Việt Nam và có thể tích hợp với các trục dữ liệu, CSDL.

2. Tiêu chí về công nghệ

- Đảm bảo các chức năng cơ bản của bản đồ như: tương tác bản đồ, tương tác POI (địa điểm, địa chỉ), tìm đường, tìm địa chỉ, địa điểm, chỉ đường, dẫn đường, định vị.

- Đảm bảo APIs để có thể tích hợp các ứng dụng, thiết bị, công nghệ và không giới hạn.

- Đảm bảo tích hợp liên thông chia sẻ dữ liệu từ CSDL địa chỉ số để triển khai nền tảng Bản đồ số thống nhất với nền tảng Địa chỉ số.

- Đồng bộ hệ trục tọa độ VN2000 của Việt Nam và WGS84 của thế giới.

- Bộ công cụ xây dựng dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính như: Giao thông, địa điểm, bản đồ số, các thuộc tính giao thông, đối tượng 3D....

- Mức zoom (Phóng to - thu nhỏ) đạt tối thiểu ở mức 22 và đáp ứng tích hợp và hiển thị dữ liệu từ 1:200 trở lên phục vụ cho các ứng dụng và các dữ liệu chuyên ngành.

- Sử dụng đa dạng các thư viện đồ họa chuyên sâu như: OpenGL ES, WebGL, Metal, Vulkan.

- Bản đồ số cần có khả năng cập nhật dữ liệu nhanh, tức thời và linh hoạt.

- Sẵn sàng tích hợp với các giải pháp hạ tầng điện toán đám mây.

- Đảm bảo yếu tố thiết kế tối ưu nhằm đáp ứng hiệu năng sử dụng ở bất cứ đâu và không giới hạn người truy cập.

3. Tiêu chí nâng cao

- Nền tảng Bản đồ số có thể xây dựng các công trình, khu đô thị, quản cảnh ở chế độ 3D phục vụ chuyển đổi số không gian, là giải pháp quan trọng để phát triển đô thị thông minh, quy hoạch, xây dựng hạ tầng đô thị....

- Bản đồ 4D lưu trữ dữ liệu về mặt thời gian: quá khứ, hiện tại, tương lai.

- Nền tảng Bản đồ số có khả năng tích hợp nhiều loại công nghệ mới như tích hợp công nghệ VR360, AI, Camera AI,...

- SDK (Software Development Kit) cần sẵn sàng cho nhà phát triển tương thích với các ngôn ngữ lập trình phát triển trên Web, Android, IOS, React Native

4. Tiêu chí mở rộng

- Do người Việt Nam làm chủ nên cần liên tục nghiên cứu phát triển các tính năng, chức năng, hiệu năng mới để phù hợp với thực trạng công nghệ tại Việt Nam cũng như chuẩn bị cho tương lai.

- Sẵn sàng, thường xuyên đầu tư nâng cấp các phiên bản mới với các tính năng, công cụ, công nghệ tốt nhất cho nền tảng Bản đồ số trong tương lai tối thiểu 01 năm 01 lần.

- Có khả năng mở rộng quốc tế.

 

PHỤ LỤC II

PHÂN CÔNG THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Hậu Giang)

A. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN NĂM 2022

1. 100% đối tượng được phân loại tại Phụ lục III được khuyên dùng nền tảng Bản đồ số và có trách nhiệm thu thập cơ sở dữ liệu nền tảng.

2. Tỉnh có ít nhất 01 (một) nền tảng bản đồ số được đưa vào sử dụng, trong đó tích hợp ít nhất 05 (năm) ứng dụng nghiệp vụ của tỉnh.

- Hoàn thành thu thập cơ sở dữ liệu nền tảng.

3. Chỉ tiêu riêng cho doanh nghiệp phát triển nền tảng bản đồ số:

- Tối thiểu có 1.000.000 (một triệu) truy vấn bản đồ số/tháng.

- Cung cấp dịch vụ, nền tảng bản đồ số cho ít nhất 10 (mười) doanh nghiệp bên ngoài khai thác sử dụng.

- Hoàn thiện các tiêu chí ở Phụ lục I về mặt công nghệ.

* B. PHÂN CÔNG THỰC HIỆN MỘT SỐ NHIỆM VỤ CỦA KẾ HOẠCH

TT

Thời gian

Công việc

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kết quả cần đạt

1

Tháng 8/2022

Xây dựng dự thảo Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng Bản đồ số trình UBND tỉnh ban hành.

Sở TT&TT

 

Kế hoạch được UBND tỉnh ban hành

2

Tháng 9/2022

Làm việc với Sở TN&MT, Sở GTVT và các đơn vị liên quan lựa chọn ít nhất 01 nền tảng bản đồ số được đưa vào sử dụng trong đó tích hợp ít nhất 05 (năm) ứng dụng nghiệp vụ của tỉnh.

Sở TT&TT

Sở TN&MT và Sở GTVT

Nền tảng bản đồ số

3

Tháng 10-11/2022

Phối hợp với Bộ TTTT lựa chọn doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí của nền tảng bản đồ số.

Sở TT&TT

Bộ TT&TT
Sở TN&MT và Sở GTVT

Doanh nghiệp

4

Tháng 12/2022

- Các doanh nghiệp nòng cốt triển khai xây dựng, phát triển nền tảng Bản đồ số;

- Các doanh nghiệp nòng cốt đề xuất các yêu cầu, tiêu chí đánh giá đối với nền tảng Bản đồ số;

- Tổ chức làm việc với Sở TNMT, Sở GTVT và các đơn vị liên quan và các Doanh nghiệp nòng cốt để:

Tạo lập, cập nhật cơ sở dữ liệu

Thống nhất triển khai thực hiện

Hỗ trợ, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp nòng cốt triển khai

Sở TT&TT

Sở TN&MT và Sở GTVT và DN triển khai

- Xây dựng được lộ trình triển khai

- Tạo lập, cập nhật được cơ sở dữ liệu

5

Tháng 12

- Sở TTTT, Sở TNMT và Sở GTVT và các doanh nghiệp nòng cốt phối hợp chuẩn bị nội dung báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch năm 2022.

- Tổng kết báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch năm.

Sở TT&TT

Sở TN&MT và Sở GTVT và DN triển khai

Báo cáo kết quả thực hiện xây dựng nền tảng năm 2022 và xây dựng Kế hoạch 2023./.

 

PHỤ LỤC III

PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ SỐ
(Kèm theo Kế hoạch số 149/KH-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2022 của UBND tỉnh Hậu Giang)

Các đơn vị nhà nước, doanh nghiệp có thể liên kết hợp tác với các doanh nghiệp Bản đồ số để triển khai các hoạt động nghiệp vụ, vận hành. Cụ thể, các đối tượng có nhu cầu và tính chất nghiệp vụ cần sử dụng bản đồ số như sau:

STT

ĐỐI TƯỢNG

MÔ TẢ

I

Người dân

Sử dụng các tiện ích bản đồ số phục vụ nhu cầu đời sống.

II

Doanh nghiệp

Sử dụng dữ liệu và dịch vụ phục vụ phát triển hoạt kinh tế số.

1

Logistics, taxi công nghệ, vận tải (đường bộ, đường sắt, đường không, đường thủy)

Sử dụng nền tảng bản đồ số tối ưu quản lý, phân phối, giám sát hoạt động; tối ưu tìm và chỉ dẫn đường, chuyển hướng, cảnh báo an toàn.. .vv phù hợp nhất dựa trên các tiêu chí.

3

Bất động sản, nhà ở

Sử dụng nền tảng bản đồ số để công khai hiện trạng, thu hút đầu tư; làm cầu nối kết nối thông tin tiện ích xung quanh với bất động sản và nhà ở.

4

Du lịch, khách sạn

Sử dụng nền tảng bản đồ số quảng bá thông tin, hình ảnh, địa điểm, tuyến du lịch trực quan hiệu quả trên không gian số. Khai thác dịch vụ bản đồ số cung cấp các tiện ích nâng cao trải nghiệm của du khách.

5

Sản xuất, phân phối, chuỗi bán lẻ; Truy xuất nguồn gốc; Quản lý chuỗi cung ứng

Sử dụng nền tảng bản đồ số thúc đẩy quản lý chặt chẽ sản xuất, phân phối tới chuỗi bán lẻ giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu và cải thiện dịch vụ khách hàng; đảm bảo hiệu quả kinh doanh rút ngắn thời gian đến thị trường. Minh bạch về nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, nâng cao thương hiệu và giá trị sản phẩm.

Các nhà quản lý chuỗi cung ứng sử dụng bản đồ số và dịch vụ từ bản đồ số để quản lý và đưa ra quyết định chiến lược chính xác

6

Nông nghiệp, trồng trọt

Sử dụng bản đồ số để thiết kế các phương án kỹ thuật canh tác hiệu quả và nền nông nghiệp số bền vững.

7

Kiến trúc, xây dựng, quy hoạch đô thị

Sử dụng nền tảng bản đồ số làm cơ sở phục vụ quy hoạch kiến trúc cảnh quan tổng thể, tối ưu hóa quy hoạch đô thị hướng đến cấp phép và sử dụng không gian hiệu quả.

8

Lĩnh vực môi trường

Sử dụng nền tảng bản đồ số và các thành tựu công nghệ 4.0 (IOT, AI) ghi nhận dữ liệu (cung cấp nước sạch, xử lý rác, nước thải và chất lượng không khí) theo dõi chặt chẽ, liên tục và tức thời từ đó đánh giá các yếu tố tác động vào môi trường đảm bảo chất lượng đời sống.

9

Quản lý hạ tầng kỹ thuật và tài sản

Sử dụng nền tảng bản đồ số hỗ trợ quản lý hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài nhằm tối ưu sử dụng tài sản.

10

Phân tích dữ liệu

Sử dụng nền tảng bản đồ số để tích hợp các loại dữ liệu khác nhau nhằm phân tích đạt được các mục tiêu cụ thể đề ra.

II

Các sở, ban ngành tỉnh

Thúc đẩy quản lý hoạt động quản lý nhà nước

1

Công an tỉnh

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Quản lý nhân khẩu học, dữ liệu dân cư; Quản lý an toàn giao thông (biển báo, đèn tín hiệu...vv), xử lý vi phạm; Quản lý an toàn phòng cháy chữa cháy; Cảnh báo công dân.

2

Sở Tài Nguyên và Môi Trường

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Quản lý đất đai, quy hoạch sử dụng đất; Quản lý tài nguyên nước; Quản lý tài nguyên khoáng sản, địa chất; Quản lý và giám sát môi trường; Quản lý khí tượng thủy văn; Quản lý bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; Quản lý dữ liệu bản đồ quốc gia; Quản lý và cảnh báo biến đổi khí hậu

3

Sở Thông tin và Truyền thông

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Quản lý hiện trạng và quy hoạch phát triển mạng lưới bưu chính; Quản lý hạ tầng viễn thông; Quản lý hạ tầng vô tuyến điện, quy hoạch cấp phát, phạm vi hoạt động tần số vô tuyến điện

4

Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Phát triển nông nghiệp số thông minh: Lựa chọn đối tượng canh tác theo mùa vụ, nâng cao năng suất cây trồng, giám sát sâu dịch bệnh hại, thích ứng với biến đổi khí hậu; Quản lý tài nguyên rừng; Quản lý vùng nguyên liệu; Phát triển nông thôn mới.

5

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Phát triển du lịch thông minh; Quản lý giám sát di sản, di tích lịch sử, khảo cổ.

6

Sở Giao thông vận tải

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Phát triển và quản lý giao thông thông minh. Quản lý giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không; Quản lý và cung cấp các dịch vụ công

7

Sở Xây dựng

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc; Quản lý xây dựng, phát triển đô thị; Quản lý hạ tầng kỹ thuật; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản;

8

Sở Công thương

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Quản lý quy hoạch khai thác các loại tài nguyên năng lượng; Quản lý xây dựng, phát triển mạng lưới điện lực; Quản lý hạ tầng kỹ thuật mạng lưới điện lực; Quản lý, cảnh báo các sự cố điện; Quản lý hoạt động các khu công nghiệp và xúc tiến đầu tư.

9

Sở Khoa học và Công nghệ

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo đổi mới quốc gia, thông tin tổ chức cá nhân hoặc doanh nghiệp theo địa phương.

10

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Quản lý hoạt động dự báo, công bố thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực; Quản lý các công trình ghi công liệt sĩ; Quản lý các ngôi mộ liệt sĩ tại các Nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.

11

Sở Y tế

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Quản lý cơ sở y tế; Quản lý và cảnh báo 1 dịch bệnh; Quản lý chất lượng khám chữa bệnh

12

Sở Giáo dục và Đào tạo

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Quản lý dữ liệu các cấp giáo dục đào tạo; Quản lý và phát triển hạ tầng kỹ thuật giáo dục

13

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Ứng dụng nền tảng bản đồ số phục vụ: Đề xuất quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Quản lý và xúc tiến đầu tư.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 149/KH-UBND về triển khai nền tảng Bản đồ số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang năm 2022

  • Số hiệu: 149/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 26/08/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
  • Người ký: Hồ Thu Ánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản