Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1476/KH-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN NGÀNH LOGISTICS TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2022

Căn cứ Quyết định số 3517/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch Tổng thể phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

Theo đề xuất của Hội đồng Phát triển ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, hệ thống cảng, logistics Thành phố Hồ Chí Minh tại cuộc họp ngày 08 tháng 3 năm 2022,

Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch Phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, cụ thể như sau:

I. NHIỆM VỤ (đính kèm Phụ lục chi tiết)

1. Nhóm nhiệm vụ phát triển hạ tầng logistics

1.1. Hệ thống trung tâm logistics

a) Ban hành Quy chế Lựa chọn nhà đầu tư; tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư Trung tâm logistics Khu Công nghệ cao (thành phố Thủ Đức)

- Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý Khu Công nghệ cao.

- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng và các đơn vị liên quan.

b) Nghiên cứu tiền khả thi Trung tâm logistics Cát Lái (thành phố Thủ Đức)

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các đơn vị liên quan.

c) Nghiên cứu tiền khả thi Trung tâm logistics Linh Trung và Trung tâm logistics Long Bình (thành phố Thủ Đức).

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, và các đơn vị có liên quan.

- Thời gian thực hiện: Năm 2022, sau khi nghiên cứu tiền khả thi Trung tâm logistics Cát Lái.

d) Nghiên cứu phương án mở rộng hoạt động logistics trong Khu Chế xuất Linh Trung I khi các doanh nghiệp hết hạn thuê đất sản xuất, chuyển đổi sang hoạt động logistics; Nghiên cứu chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ trong đô thị hoặc đất nông nghiệp thành cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương.

- Đơn vị chủ trì: Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp; Sở Công Thương đồng chủ trì.

- Đơn vị phối hợp: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân Quận/Huyện, thành phố Thủ Đức, Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận và các đơn vị có liên quan.

đ) Thực hiện khảo sát, thống kê số liệu kho bãi tập trung trên địa bàn Thành phố.

- Đơn vị chủ trì: Cục Thống kê.

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Công an Thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức, Ủy ban nhân dân các Quận - Huyện và các đơn vị có liên quan.

1.2. Hệ thống giao thông

a) Đầu tư nâng cấp và phát triển hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối vùng và TP.HCM gồm: đường bộ, đường thủy, đường hàng không và đường sắt; gắn kết đồng bộ với Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030.

- Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông vận tải.

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan

Triển khai theo Quyết định số 2085/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030.

b) Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống hạ tầng (đường thủy, đường bộ) để kết nối, phát triển cụm cảng Hiệp Phước.

- Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông vận tải.

- Đơn vị phối hợp: Cục Hải quan, Sở Công Thương, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Cần Giờ và các đơn vị có liên quan.

2. Nhóm nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin: Thực hiện theo Kế hoạch Chuyển đổi số ngành logistics.

3. Nhóm nhiệm vụ hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực logistics

a) Xây dựng, triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

- Đơn vị phối hợp: Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam, Hiệp hội Logistics TP.HCM, Sở Giao thông vận tải, doanh nghiệp logistics và các đơn vị, cơ sở đào tạo.

b) Chuyển giao chương trình đào tạo nghề ngành logistics từ nước ngoài về TP.HCM

- Đơn vị chủ trì: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đào tạo ngành logistics trên địa bàn TP.HCM, và các đơn vị có liên quan.

c) Bổ sung ngành logistics vào Đề án tổng thể đào tạo nhân lực trình độ quốc tế:

- Đơn vị chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo.

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, các cơ sở đào tạo có đào tạo ngành logistics và các đơn vị có liên quan.

4. Nhóm nhiệm vụ xúc tiến cung cấp dịch vụ logistics

a) Phát triển doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở cấp độ 3PL, 4PL.

- Đơn vị chủ trì: Hiệp hội ngành nghề logistics.

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị có liên quan.

b) Triển khai hoạt động xúc tiến thương mại cho ngành logistics, cụ thể:

- Tổ chức Diễn đàn logistics TP.HCM:

+ Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

+ Đơn vị phối hợp: Hiệp hội Logistics TP.HCM, Trường ĐH Hoa Sen, các Sở - Ngành và đơn vị liên quan.

- Tổ chức khảo sát, biên soạn Báo cáo logistics TP.HCM:

+ Đơn vị chủ trì: Sở Công Thương.

+ Đơn vị phối hợp: Hiệp hội Logistics TP.HCM, Cục Thống kê, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị liên quan.

- Tổ chức hội chợ, triển lãm chuyên ngành logistics; tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề logistics:

+ Đơn vị chủ trì: Hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp dịch vụ logistics.

+ Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư và các đơn vị có liên quan.

- Kinh phí thực hiện: Ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa.

c) Tổ chức Hội nghị kết nối giữa nhà cung cấp dịch vụ logistics và nhà sử dụng dịch vụ logistics (doanh nghiệp chủ hàng) trên địa bàn Thành phố hoặc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần gia tăng tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics.

- Đơn vị chủ trì: Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư.

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hiệp hội ngành nghề logistics và các đơn vị có liên quan.

5. Nhóm nhiệm vụ về hợp tác và liên kết vùng

Bổ sung nội dung logistics vào nhiệm vụ trọng tâm của Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam:

- Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải.

6. Nhóm nhiệm vụ khác

a) Đề xuất bổ sung lĩnh vực logistics vào chương trình hỗ trợ kích cầu của TP.HCM:

- Đơn vị chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải và các đơn vị có liên quan.

b) Nghiên cứu, triển khai việc vận chuyển hàng hóa vào ban đêm:

- Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông vận tải

- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam, Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam; Hiệp hội Logistics TP.HCM, Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM và các đơn vị liên quan.

c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của các sàn giao dịch vận tải, logistics:

- Đơn vị chủ trì: Sở Giao thông vận tải và Sở Công Thương đồng chủ trì.

- Đơn vị phối hợp: Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ logistics Việt Nam; Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, Hiệp hội Logistics TP.HCM và các đơn vị có liên quan.

d) Thực hiện Đề án “Tạo thuận lợi thương mại: Thủ tục hải quan trong hoạt động logistics và chống ùn tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Cát Lái”:

- Đơn vị chủ trì: Cục Hải quan.

- Đơn vị phối hợp: Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Cục Thuế và các đơn vị có liên quan

II. KINH PHÍ

- Nguồn kinh phí: Ngân sách Thành phố.

- Đối với nhóm nhiệm vụ mục I.4: Kết hợp ngân sách nhà nước và nguồn xã hội hóa.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giao các đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí chi tiết, gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, trình Hội đồng Phát triển ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, hệ thống cảng, logistics Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Giao Hội đồng Phát triển ngành dịch vụ vận tải, kho bãi, hệ thống cảng, logistics Thành phố Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm thẩm định các kế hoạch chi tiết và trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.

3. Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp các đơn vị tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố về kinh phí thực hiện kế hoạch này.

4. Trong quá trình thực hiện, nếu cần sửa đổi, bổ sung kế hoạch này, các đơn vị chủ động đề xuất, gửi về Sở Công Thương để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- TT UBND: CT; các PCT;
- Sở - Ban - Ngành TP;
- Các hội ngành nghề logistics;
- Các hội ngành nghề TP;
- UBND 21 quận/huyện và TP. Thủ Đức;
- VPUB: CVP, PCVP/KT;
- Phòng: KT, ĐT, DA;
- Lưu: VT, KT/VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phan Thị Thắng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1476/KH-UBND về phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2022

  • Số hiệu: 1476/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 06/05/2022
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Phan Thị Thắng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/05/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản