Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1476/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 11 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2019-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH

Thực hiện Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 08/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý (CBQL) cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2018-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non bảo đảm chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục mầm non; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên và CBQL ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL giáo dục mầm non góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

2. Mục tiêu cụ thể

a. Giai đoạn 2019 - 2020

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non:

+ Đào tạo nâng cao trình độ, bảo đảm ít nhất 75% giáo viên mầm non đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 80% giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên; đào tạo bổ sung, thay thế số giáo viên nghỉ hưu, số giáo viên tăng thêm theo tỷ lệ huy động trẻ và số giáo viên còn thiếu hiện nay (phụ lục 3, phụ lục 4 và phụ lục 7 đính kèm);

+ Phấn đấu 100% giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục, ngay tại trường, năng lực tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; 100% giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non được bồi dưỡng nâng cao năng lực tương ứng theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng (phụ lục 5 và phụ lục 8 đính kèm).

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và CBQL giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL (bao gồm các trường, khoa, tổ bộ môn ngành sư phạm mầm non):

+ Phấn đấu 100% giảng viên và CBQL giáo dục được đào tạo đạt chuẩn về trình độ theo quy định (phụ lục 6 đính kèm).

+ Phấn đấu 100% giảng viên và CBQL giáo dục được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, quản lý, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin (phụ lục 4 đính kèm).

- Phấn đấu 100% nhà giáo và CBQL giáo dục mầm non được bồi dưỡng, cấp chứng chỉ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp trước khi được bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp tương ứng (phụ lục 4 đính kèm).

- Phấn đấu 100% nhà giáo và CBQL giáo dục mầm non được bồi dưỡng cấp chứng chỉ nghiệp vụ quản lý giáo dục trước khi được bổ nhiệm làm CBQL giáo dục (phụ lục 5 đính kèm).

b. Giai đon 2021 - 2025

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non:

+ Đào tạo nâng cao trình độ, bảo đảm ít nhất 90% giáo viên mầm non đạt trình độ từ cao đẳng sư phạm mầm non trở lên, 85% giáo viên mầm non đạt chuẩn nghề nghiệp mức độ khá trở lên; đào tạo bổ sung, thay thế đủ số giáo viên mầm non nghỉ hưu, số giáo viên tăng thêm theo tỷ lệ huy động trẻ (phụ lục 4, phụ lục 5 và phụ lục 7 đính kèm);

+ Phấn đấu 100% giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non cốt cán được bồi dưỡng năng lực hỗ trợ đồng nghiệp tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên, liên tục, ngay tại trường (phụ lục 8 đính kèm); từng bước tiếp cận với trình độ của giáo viên các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN; 100% giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non được bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non mới, chuẩn hiệu trưởng mới.

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên và CBQL giáo dục ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL:

+ Phấn đấu 100% giảng viên và CBQL giáo dục được đào tạo đạt chuẩn về trình độ, trong đó 40% giảng viên và CBQL đạt chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành, 8% giảng viên cao đẳng đạt trình độ tiến sĩ (phụ lục 7 đính kèm);

+ Bảo đảm 100% giảng viên và CBQL giáo dục được bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục, quản lý, năng lực ngoại ngữ và công nghệ thông tin (phụ lục 4 đính kèm).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Đổi mới công tác truyền thông, công tác quản lý hoạt đng đào to, bồi dưỡng giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non

- Đẩy mạnh công tác truyền thông về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục mầm non để tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong ngành và xã hội;

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục mầm non theo chuẩn nghề nghiệp; sử dụng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về đào tạo, bồi dưỡng phục vụ việc tự học, tự bồi dưỡng của nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục mầm non;

- Thực hiện các chuẩn, tiêu chuẩn nghề nghiệp nhà giáo trong hệ thống giáo dục mầm non; cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non;

- Rà soát, đánh giá, phân loại đội ngũ nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục mầm non để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

2. Nâng cao năng lực các trường, khoa sư phạm đào tạo giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non

- Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho các giảng viên, CBQL các khoa, tổ bộ môn giáo dục mầm non.

- Lựa chọn và cử những giảng viên sư phạm có đủ năng lực, trình độ tham gia trao đổi khoa học, học tập và giảng dạy ở các cơ sở đào tạo giáo viên mầm non trong khu vực và thế giới.

- Đào tạo chuẩn hóa trình độ cho giảng viên sư phạm theo quy định, theo quy hoạch phù hợp với nguồn đào tạo, chuyên ngành đào tạo.

- Hỗ trợ tổ chức, xây dựng mạng lưới liên kết các trường mầm non thực hành của cơ sở đào tạo.

3. Đổi mới công tác đào tạo giáo viên mầm non, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non

- Đổi mới chương trình và giáo trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non và CBQL cơ sở giáo dục mầm non (trong đó chú trọng nội dung đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành các quy định đạo đức nhà giáo, phương pháp rèn luyện và xây dựng phong cách nhà giáo) phù hợp với khung trình độ quốc gia Việt Nam, chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non và xu thế hội nhập quốc tế. Tham khảo chương trình, giáo trình đào tạo giáo viên trong khu vực và quốc tế để xây dựng chương trình và giáo trình đào tạo giáo viên mầm non.

- Đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp bồi dưỡng theo hướng phát huy tính tích cực, tăng cường tự học, tự nghiên cứu, tự bồi dưỡng và phát triển nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục mầm non. Trong đó, chú trọng đổi mới phương pháp, hình thức bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non để phù hợp với thực tiễn tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

- Đa dạng hóa hình thức học tập như: trực tiếp, trực tuyến (e-learning) trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non; đồng thời khuyến khích giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non tăng cường thực hành trải nghiệm tại trường mầm non trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng.

- Đổi mới đánh giá và kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non phù hợp với chuẩn đầu ra và yêu cầu về phẩm chất, năng lực của giáo viên mầm non và CBQL cơ sở giáo dục mầm non theo chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng.

- Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong trường, khoa sư phạm, tăng cường liên kết trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; chú trọng các đề tài nghiên cứu về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giáo dục mầm non; phát triển, phổ biến, chia sẻ tri thức mới và các kinh nghiệm tiên tiến từ kết quả tổng kết, nhân rộng các điển hình trong đào tạo, bồi dưỡng giáo viên mầm non.

- Xây dựng đội ngũ giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non cốt cán và chuyên gia đầu ngành dựa trên tiếp cận mới về chức năng, nhiệm vụ và nâng cao năng lực của đội ngũ này về khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong tổ chức và quản lý các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ em và bồi dưỡng đồng nghiệp.

4. Đẩy mạnh xã hội hóa và hội nhập quốc tế công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non

- Huy động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư, hỗ trợ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non;

- Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ, nhất là tự chủ về tài chính trong phát triển hệ thống trường mầm non thực hành; hình thành mạng lưới liên kết trường mầm non thực hành sư phạm để sinh viên thực tập rèn luyện nghiệp vụ sư phạm;

- Xây dựng và phát triển các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non:

+ Tham gia các chương trình trao đổi, giao lưu sinh viên, giảng viên sư phạm, giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non với các nước trong khu vực và thế giới;

+ Tổ chức các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn, tham quan học tập, trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho giảng viên sư phạm, giáo viên và CBQL cốt cán cơ sở giáo dục mầm non;

+ Hợp tác xây dựng các dự án, chương trình hỗ trợ bồi dưỡng nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục mầm non, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về quản trị trường mầm non và phát triển chương trình giáo dục trường mầm non.

- Kết nối, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về giáo dục trong khu vực và thế giới trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu về khoa học giáo dục và giáo dục mầm non; tham gia các hội thảo về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non do Bộ GDĐT tổ chức; tham gia hội thảo, hội nghị quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

- Nguồn ngân sách nhà nước được bố trí hàng năm cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để chi cho công tác đổi mới đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn trình độ đào tạo, chuẩn nghề nghiệp giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non.

- Nguồn kinh phí hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ngoài ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. S Giáo dục và Đào to

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

- Hàng năm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục mầm non; chọn cử giáo viên và CBQL cơ sở giáo dục đi đào tạo; chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo dục theo kế hoạch được duyệt; xây dựng đội ngũ cốt cán tại địa phương để hỗ trợ và tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên theo kế hoạch và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Hướng dẫn theo dõi, kiểm tra các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh, huyện thực hiện Kế hoạch này, đảm bảo chất lượng, hiệu quả và yêu cầu, tiến độ quy định.

- Chỉ đạo Trường Cao đẳng Sư phạm Tây Ninh tổ chức đào tạo giáo viên để bổ sung, thay thế số giáo viên nghỉ hưu, số giáo viên tăng thêm do tăng quy mô ở cấp mầm non.

2. Sở Nội vụ

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non; đào tạo sau đại học theo quy hoạch.

3. Sở Tài chính

Căn cứ vào kế hoạch đã được phê duyệt và khả năng ngân sách tỉnh, Sở Tài chính phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.

Hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng kinh phí thực hiện kế hoạch đảm bảo đúng quy định.

4. Sở Kế hoạch Đầu tư

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng hàng năm.

5. UBND các huyện, thành phố

Ban hành kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn các huyện, thành phố; đảm bảo kinh phí để thực hiện công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng CBQL, giáo viên mầm non của địa phương theo phân cấp ngân sách.

Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố thực hiện các nội dung được quy định tại kế hoạch này. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch hàng năm cho Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT; các PCTUBND tỉnh;
- Các sở, ngành liên quan;
- UBND các huyện, TP;
- PCVP Nhung;
- VHXH;
- Lưu VT. VP ĐĐBQH, HĐND và UBND tỉnh.
(KH dao tao boi duong nha giao va CBQL giao duc tren dia ban tinh TN(Sang)

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Ngọc

 

Phụ lục 1

TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ QUẢN LÝ, GIÁO VIÊN GIÁO DỤC MẦM NON VÀ KHOA MẦM NON VÀ KHOA MẦM NON TRƯỜNG CĐSP TÂY NINH

Tính đến: tháng 02/2019

(Đính kèm theo Kế hoạch số 1476/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Tây Ninh)

 

 

 

 

 

 

STT

Nội dung

Mầm non

Khoa MN Trường CĐSP

Cộng

CBQL

Giáo viên

Cộng

CBQL

Giảng viên

1

Trình độ chuyên môn

1936

252

1684

6

2

4

 

Tiến sĩ

0

0

0

 

 

 

 

Thạc sĩ

5

5

0

 

2

3

 

Đại học

1022

218

804

 

 

1

 

Cao đẳng

428

24

404

 

 

 

 

Trung cấp

481

5

476

 

 

 

 

Sơ cấp

0

0

0

 

 

 

2

Trình độ ngoại ngữ

 

214

1531

6

2

4

 

Chứng chỉ A

501

68

433

 

 

1

 

Chứng chỉ B

1193

137

1056

 

 

 

 

Chứng chỉ C

2

0

2

 

 

 

 

Chứng chỉ năng lực A1

3

0

3

 

 

 

 

Chứng chỉ năng lực A2

31

0

31

 

 

 

 

Chứng chỉ năng lực B1

15

9

6

 

2

3

 

Chứng chỉ năng lực B2

0

0

0

 

 

 

 

Chứng chỉ năng lực C1

0

0

0

 

 

 

3

Trình độ tin học

1772

244

1528

6

2

4

 

Chứng chỉ A

1297

189

1108

 

1

4

 

Chứng chỉ B

449

54

395

 

1

 

 

Chứng chỉ C

0

0

0

 

 

 

 

Chứng chỉ tin học cơ bản

25

1

24

 

 

 

 

Chứng chỉ tin học nâng cao

1

0

1

 

 

 

4

Chứng chỉ quản lý giáo dục

187

170

17

 

 

 

5

Chứng chỉ bồi dưỡng hạng viên chức

65

19

46

 

 

 

6

Chứng chỉ quản lý nhà nước

116

88

28

 

 

 

7

Trung cấp lí luận chính trị

204

172

32

 

2

 

8

Cao cấp lí luận chính trị

0

0

0

 

 

 

9

Giáo viên đã xếp hạng viên chức

1858

244

1614

 

 

 

 

Hạng I

0

0

0

 

 

 

 

Hạng II

357

122

235

 

 

 

 

Hạng III

605

90

515

 

 

 

 

Hạng IV

896

32

864

 

 

 

10

Giáo viên chưa xếp hạng viên chức

20

3

47

 

 

 

11

Số lượng giáo viên cốt cán

193

33

160

 

 

 

 

Phụ lục 2

TỔNG HỢP NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NHÀ GIÁO VÀ CBQL MẦM NON GIAI ĐOẠN 2019-2025

(Đính kèm theo Kế hoạch số 1476/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019 ca UBND tnh Tây Ninh)

Năm

Số viên chức nghỉ hưu (để bổ sung)

Đào tạo lý luận chính trị

Quản lý nhà nước

Đào tạo chuyên môn để đạt tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp

Chứng chỉ ngoại ngữ theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Chứng chỉ tin học theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp

Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số

Chứng chỉ quản lý giáo dục

Chứng chỉ bồi dưỡng hạng viên chức

Giáo viên cốt cán

Trung cấp

Cao cấp

TS

Ths

ĐH

TC

A1

A2

B1

Cơ bản

Nâng cao

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

Cấp học Mầm non

2019

27

30

0

32

0

3

66

54

3

33

89

13

91

8

3

69

387

92

2020

30

52

0

42

0

6

62

54

0

19

70

7

65

51

2

41

246

77

Cộng 19-20

57

82

0

74

0

9

128

108

3

52

159

20

156

59

5

110

633

169

2021

29

35

0

30

0

4

54

49

2

18

87

6

43

7

2

21

204

80

2022

24

30

0

23

0

3

42

17

2

13

16

3

31

7

2

24

99

77

2023

38

25

0

22

0

4

36

16

2

20

21

6

33

7

2

23

72

76

2024

36

21

0

16

0

3

36

20

3

11

17

4

28

6

2

19

47

78

2025

45

23

1

16

0

3

41

20

4

24

19

4

46

6

3

21

45

76

Tổng 19-25

229

216

1

181

0

26

337

230

16

138

319

43

337

92

16

218

1100

556

Trường CĐSP

2019

1

 

 

 

1

1

 

 

 

 

 

 

5

 

 

1

 

 

2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng 19-20

1

0

0

0

1

1

0

0

0

0

0

0

5

0

0

1

0

0

2021

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2023

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2024

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2025

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng 19-25

1

0

0

0

1

1

0

0

0

0

0

0

5

0

0

1

0

0

 

Phụ lục 3

TUYỂN GIÁO VIÊN THAY THẾ GIÁO VIÊN NGHỈ HƯU

(Đính kèm theo Kế hoạch số 1476/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của UBND tnh Tây Ninh)

STT

Cấp hc

 

Tổng số

Đơn vị thc hiện

Đơn vị phối hợp

Nguồn KP

Ghi chú

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

1

Mầm non

27

29

30

25

38

35

45

229

UBND huyện,

Sở GD&ĐT

NSNN

 

2

CĐSP

 

1

 

 

 

 

 

1

Sở GD&ĐT

Sở Nội vụ

NSNN

 

Tổng số

27

30

30

25

38

35

45

230

 

 

 

 

 

Phụ lục 4

BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN

nh kèm theo Kế hoạch s 1476/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của UBND tnh Tây Ninh)

STT

Cấp học

Ni dung đào tạo, bồi dưỡng

Lộ trình

Cộng

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hp

Nguồn KP

Ghi chú

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

Mầm non

Ngoại ngữ A1

33

19

18

13

20

11

24

138

Sở GD&ĐT

ĐHSP TPHCM

Tự túc

 

Ngoại ngữ A2

89

70

87

16

21

17

19

319

Sở GD&ĐT

ĐHSP TPHCM

Tự túc

 

Tin học (cơ bản)

91

65

43

31

33

28

46

337

Sở GD&ĐT

ĐHSP TPHCM

Tự túc

 

Tin học (Nâng cao)

8

51

7

7

7

6

6

92

Sở GD&ĐT

ĐHSP TPHCM

Tự túc

 

Chứng chỉ bồi dưỡng hạng GV

387

246

204

99

72

47

45

1100

Sở GD&ĐT

ĐHSP TPHCM

Tự túc

 

2

CĐSP

Tin học (cơ bản)

5

0

0

0

0

0

0

5

Sở GD&ĐT

ĐHSP TPHCM

Tự túc

 

Ghi chú: - Kinh phí do cán bộ, giáo viên tự túc

 

Phụ lục 5

BỒI DƯỠNG CẤP CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ GIÁO DỤC CHO NHÀ GIÁO, CBQL MẦM NON

(Đính kèm theo Kế hoạch số 1476/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của UBND tnh Tây Ninh)

STT

Cấp học

Lộ trình

Tổng số

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí (đồng)

Nguồn KP

Ghi chú

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

Mầm non

69

41

21

24

23

19

21

218

Sở GD&ĐT

Học viện CBQL

545,000,000

NSNN

 

2

CĐSP

1

 

 

 

 

 

 

1

Sở GD&ĐT

Học viện CBQL

2,500,000

NSNN

 

Tổng cộng

70

41

21

24

23

19

21

219

 

 

547,500,000

 

 

- Dự kiến học tại CĐSP Tây Ninh do Học viện QLGD TPHCM giảng dạy, học phí bình quân là 2.500.000 đồng/học viên

 

Phụ lục 6

ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC THEO QUY HOẠCH

(Đính kèm theo Kế hoch số 1476/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của UBND tnh Tây Ninh)

STT

Cấp học

Trình độ

Lộ trình

Tổng số

Đơn vị thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí ( đồng)

Nguồn KP

Ghi chú

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

Mầm non

Thạc sỹ

3

6

4

3

4

3

3

26

Sở GD&ĐT

Sở GD&ĐT

Sở Nội vụ

1,560,000,000

NSNN

 

Tiến sỹ

 

 

 

 

 

 

 

0

Sở GD&ĐT

Sở GD&ĐT

Sở Nội vụ

0

NSNN

 

2

CĐSP

Thạc sỹ

1

 

 

 

 

 

 

1

Sở

GD&ĐT

Sở

GD&ĐT

Sở Nội vụ

60,000,000

NSNN

 

Tiến sỹ

1

 

 

 

 

 

 

1

Sở GD&ĐT

Sở GD&ĐT

Sở Nội vụ

100,000,000

NSNN

 

 

Tổng số

 

5

6

4

3

4

3

3

28

 

 

 

1,720,000,000

 

 

- Nguồn kinh phí hàng năm do Sở Nội vụ thực hiện

- Đối với cấp mầm non chỉ tính những trường hợp do PGDĐT quy hoạch

- Kinh phí theo QĐ 27 của UBND tỉnh, thạc sỹ 60 triệu/trường hợp, tiến sỹ 100 triệu/trường hợp

 

Phụ lục 7

ĐÀO TẠO NĂNG LỰC THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN

(Đính kèm theo Kế hoạch số 1476/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Tây Ninh)

STT

Cấp học

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Lộ trình

Cộng

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hp

Nguồn KP

Ghi chú

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

Mầm Non

Đại học

66

62

54

42

36

36

41

337

Sở GD&ĐT

ĐHSP TPHCM

Tự túc

 

Cao đẳng

54

54

49

17

16

20

20

230

Sở GD&ĐT

CĐSPTN

Tự túc

 

2

CĐSP

Thạc sỹ

1

0

0

0

0

0

0

1

Sở GD&ĐT

ĐHSP TPHCM

NSNN

Thực hiện đào tạo theo quy hoạch tại Phụ lục 6

Tiến sỹ

1

0

0

0

0

0

0

1

Sở GD&ĐT

ĐHSP TPHCM

NSNN

 

Phụ lục 8

BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN VÀ CBQL CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON CỐT CÁN

(Đính kèm theo Kế hoạch số 1176/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019 của UBND tỉnh Tây Ninh)

STT

 

Lộ trình

Tổng số

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Nguồn KP

Ghi chú

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

1

Số lượng

92

77

80

77

76

78

76

556

Bộ GD&ĐT

Học viện CBQL

NSNN

 

Số lớp

1

1

1

1

1

1

1

7

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1476/KH-UBND năm 2019 về đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

  • Số hiệu: 1476/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 11/07/2019
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
  • Người ký: Nguyễn Thanh Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản