Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 144/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 16 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT KÊ ĐƠN THUỐC VÀ BÁN THUỐC KÊ ĐƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2018 - 2020

I. SỰ CẦN THIẾT

Hiện nay, hệ thống khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh gồm: 09 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa (tính cả Bệnh viện Quân Y 110) và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tuyến tỉnh; tuyến huyện có 06 bệnh viện, 07 Trung Y tế (trong có 04 Trung tâm có hoạt động khám, chữa bệnh); 126 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn. Đối với các cơ sở y tế ngoài công lập: Có 03 bệnh viện đa khoa; 341 cơ sở khám, chữa bệnh. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hơn 1.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, thực phẩm chức năng, trong đó có khoảng 37 công ty dược và chi nhánh dược; 860 đại lý, quầy thuốc, nhà thuốc.

Thực hiện Quyết định số 772/QĐ-BYT ngày 4/3/2016 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện quản lý và sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, Ngành Y tế tỉnh Bắc Ninh đã tăng cường chỉ đạo, giám sát, thanh, kiểm tra việc kê đơn thuốc có kháng sinh ở các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập. Trên địa bàn tỉnh hiện có những nhà thuốc của bệnh viện và phòng khám tuân thủ việc kê đơn và lưu đơn thuốc có kháng sinh như Nhà thuốc các Bệnh viện: Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Sản Nhi, Bệnh viện Da liễu, Đa khoa Kinh Bắc... Nhà thuốc thuộc các phòng khám: Thiện Nhân, Hà Nội - Kinh Bắc... Tuy nhiên, nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp đặc biệt ở vùng nông thôn. Hiện nay, đã có nhiều các văn bản quy định về bán thuốc kê đơn được ban hành và phổ biến nhưng việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán lẻ thuốc chưa nghiêm. Công tác hậu kiểm còn nhiều hạn chế, chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm.

Nhằm giảm tỷ lệ kê đơn thuốc chữa bệnh không đúng quy định, giảm tỷ lệ mua thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc; sử dụng thuốc an toàn, hợp lý trong công tác khám, chữa bệnh,

UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành “Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020.

II. CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Căn Cứ Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày 07/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020;

- Căn cứ Quyết định số 4448/QĐ-BYT ngày 03/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 4041/QĐ-BYT ngày 07/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế;

- Căn cứ công văn số 6269/BYT-QLD ngày 02/11/2017 của Bộ Y tế về việc xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 2020;

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc trong việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trọng tâm là kháng sinh qua đó góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

2.1. Tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú

- Đạt 100% kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và đạt 80% đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác.

- Kê đơn thuốc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng đạt 90% đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và 70% đối với cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác.

2.2. Tăng tỷ lệ thực hiện bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc

Phấn đấu đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc.

IV. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Hoạt động Truyền thông

- Tuyên truyền về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh; và các lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh cho cộng đồng trong tỉnh; Sự cần thiết phải kiểm soát thuốc kê đơn.

- Hình thức truyền thông: Truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, phóng sự, tin tức...

- Thời gian: Năm 2018-2019.

2. Tập huấn, đào tạo

- Tập huấn cho người kê đơn các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc kê đơn thuốc và về hướng dẫn sử dụng kháng sinh.

- Tập huấn cho người bán lẻ thuốc các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc bán thuốc kê đơn; việc cần thiết thuyết phục bệnh nhân khi mua thuốc phải mua đủ đơn thuốc, dùng thuốc đủ liều và tuân thủ dùng đủ liều điều trị đặc biệt là kháng sinh.

- Thời gian tổ chức các buổi tập huấn: Tháng 4-5/2018.

3. Kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp

3.1. Khảo sát nhận thức của người hành nghề về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc; nhận thức của người mua thuốc và sử dụng thuốc

- Khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc.

- Khảo sát nhận thức của người mua thuốc về việc mua thuốc và sử dụng thuốc.

- Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn.

- Thời gian thực hiện: Tháng 6-8/2018.

3.2. Đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú

- Kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc.

- Thời gian thực hiện: Tháng 9-10/2018.

* Nguyên tắc chung xử lý sau kiểm tra:

- Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cơ sở trước khi có giải pháp can thiệp, áp dụng hình thức nhắc nhở.

- Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cơ sở sau khi có giải pháp can thiệp kiểm tra lần 1, áp dụng hình thức phạt tiền ở mức phạt tiền cao nhất theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

- Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cơ sở sau khi có giải pháp can thiệp kiểm tra từ lần 2 trở đi, ngoài việc áp dụng hình thức phạt tiền ở mức phạt tiền cao nhất, cơ sở có các vi phạm khác trong việc thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc sẽ bị áp dụng mức phạt cao nhất đối với các hành vi vi phạm khác.

4. Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

- Tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.

- Đề xuất mô hình/phương thức phù hợp đối với hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn gửi Bộ Y tế.

5. Triển khai hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn triển khai trên toàn tỉnh

Triển khai hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn triển khai trên toàn tỉnh.

IV. LỘ TRÌNH VÀ KINH PHÍ

1. Lộ trình thực hiện: Chi tiết Phụ lục kèm theo

2. Kinh phí thực hiện bao gồm:

- Kinh phí truyền thông.

- Kinh phí đào tạo, tập huấn.

- Kinh phí hoạt động khảo sát, kiểm tra hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp.

- Kinh phí nghiên cứu và đánh giá kết quả thực hiện Đề án.

- Kinh phí để triển khai các hoạt động khác nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu.

3. Nguồn kinh phí: Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế

- Là đơn vị thường trực giúp UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức, triển khai thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020.

- Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các cơ sở bán lẻ:

Giám đốc các bệnh viện:

+ Có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và bán thuốc kê đơn tại đơn vị.

+ Triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” thông qua chương trình phối hợp hành động trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ phù hợp.

Người kê đơn thuốc:

+ Thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và chịu trách nhiệm về đơn thuốc do mình kê cho người bệnh.

+ Tích cực tham gia thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” của Bộ Y tế/ Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Người bán lẻ thuốc:

+ Phải tuân thủ việc thực hiện quy định về bán thuốc kê đơn đặc biệt là bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc.

+ Có trách nhiệm thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” của Bộ Y tế/ Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định các dự án chi tiết; cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Tăng cường phối hợp với Sở Y tế về quản lý kháng kháng sinh: Chia sẻ dữ liệu về kháng kháng sinh, kháng sinh. Hoạt động giám sát chung cho các mảng có thể được phát triển cho loại kháng sinh nhập khẩu để sử dụng cả cho người và động vật. Chia sẻ kết quả quản lý sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh thông qua các báo cáo chung giữa ngành y tế và thú y.

4. Sở Tài chính

Hàng năm, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách địa phương tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện Đề án theo quy định hiện hành.

5. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan truyền thông trên địa bàn tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc sử dụng kháng sinh không theo đơn, hậu quả của kháng kháng sinh, lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh.

6. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của pháp luật về kê đơn thuốc điều trị ngoại trú và bán thuốc kê đơn của các đơn vị trên địa bàn.

- Phối hợp với Sở Y tế trong việc triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn” thông qua chương trình phối hợp hành động trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ phù hợp.

Trên đây là Kế hoạch tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018 - 2020. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện. Giao Sở Y tế theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, tổng hợp, định kỳ báo cáo UBND tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế (b/c);
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VP UBND tỉnh: KTTH, NN, LĐVP;
- Lưu: VT, KGVX;

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phong

 

PHỤ LỤC

CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT KÊ ĐƠN THUỐC VÀ BÁN THUỐC KÊ ĐƠN GIAI ĐOẠN 2018-2020
(Kèm theo Kế hoạch triển khai đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018-2020 )

STT

Nội dung

Đơn vị đầu mối

Đơn vị phối hợp

Dự kiến sản phẩm đạt được

Thời gian hoàn thành

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Hoạt động Truyền thông

 

Tuyên truyền về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh; và các lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh cho cộng đồng trong tỉnh; Sự cần thiết phải kiểm soát thuốc kê đơn.

Sở Y tế

(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Sở Thông tin và truyền thông; các cơ quan thông tấn báo chí tỉnh

Sản phẩm:

- Bài viết, phóng sự phổ biến về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý (trọng tâm là kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh); Tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, sử dụng kháng sinh không hợp lý....

2018 -2019

2

Tập huấn, đào tạo

 

- Tập huấn cho người kê đơn các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc kê đơn thuốc và về hướng dẫn sử dụng kháng sinh.

- Tập huấn cho người bán lẻ thuốc các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc bán thuốc kê đơn; việc cần thiết thuyết phục bệnh nhân khi mua thuốc phải mua đủ đơn thuốc, dùng thuốc đủ liều và tuân thủ dùng đủ liều điều trị đặc biệt là kháng sinh.

Sở Y tế

(Trung tâm ĐT và CĐT BVDDK tỉnh)

Phòng Nghiệp vụ Dược, Phòng Quản lý Hành nghề (Sở Y tế) và UBND các huyện, thị xã, thành phố (Phòng Y tế)

Sản phẩm: Tổ chức tập huấn được cho người kê đơn, người bán thuốc thuộc đối tượng khảo sát.

4/2018-5/2018

3

Kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp

3.1

- Khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc.

- Khảo sát nhận thức của người mua thuốc về việc mua thuốc và sử dụng thuốc.

- Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn.

Sở Y tế

UBND các huyện, thị xã, thành phố (Phòng Y tế), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các Bệnh viện trong tỉnh

Sản phẩm: Báo cáo thực trạng nhận thức của người hành nghề về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc và nhận thức của người mua thuốc về việc mua thuốc và sử dụng thuốc.

6/2018-8/2018

3.2

- Kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Kiểm tra đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc.

Sở Y tế

UBND các huyện, thị xã, thành phố (Phòng Y tế), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các Bệnh viện trong tỉnh

Sản phẩm: Báo cáo đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và báo cáo đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc sau khi có giải pháp can thiệp.

9/2018-10/2018

4

Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án

4.1

Tổng kết đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.

Sở Y tế

UBND các huyện, thị xã, thành phố (Phòng Y tế) và các đơn vị trong ngành

Sản phẩm: Báo cáo đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn

11/2018

4.2

Đề xuất mô hình/phương thức phù hợp đối với hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn triển khai trên toàn tỉnh.

Sở Y tế

UBND các huyện, thị xã, thành phố (Phòng Y tế) và các đơn vị trong ngành

Sản phẩm: Mô hình hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn gửi Bộ Y tế

12/2018

5

Triển khai hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn triển khai trên toàn tỉnh

 

Triển khai hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn triển khai trên toàn tỉnh

Sở Y tế

UBND các huyện, thị xã, thành phố (Phòng Y tế) và các đơn vị trong ngành

Sản phẩm: Toàn tỉnh triển khai mô hình hoạt động kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.

2019-2020

6

Các nội dung phối hợp khác

 

Báo cáo quá trình triển khai thực hiện Đề án về Bộ Y tế (Cục quản lý Dược)

Sở Y tế (Nghiệp vụ Dược)

 

Sản phẩm: Báo cáo.

6 tháng/ hàng năm

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020

  • Số hiệu: 144/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 16/04/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
  • Người ký: Nguyễn Văn Phong
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/04/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản