Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 144/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 15 tháng 9 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Thực hiện Công văn số 6801/BKHĐT-HTX ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018, Ủy ban nhân dân thành phố tổng hợp, báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, với nội dung như sau:

Phần thứ nhất

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đánh giá tình hình thực hiện 07 nguyên tắc của hợp tác xã (HTX)

a) Nguyên tắc tự nguyện:

- Thành phố Cần Thơ có 244 HTX, trong đó có 108 HTX nông nghiệp và 136 HTX phi nông nông nghiệp, với trên 10 ngàn thành viên; HTX hoạt động ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, các HTX đều được tổ chức lại hoạt động hoặc thành lập mới theo Luật HTX năm 2012, đồng thời, xác định rõ 2 mô hình cơ bản: Mô hình HTX dịch vụ phục vụ thành viên và mô hình HTX tạo việc làm.

- Việc tổ chức lại hoạt động HTX và thành lập mới theo Luật HTX năm 2012 giúp cho các HTX tự rà soát lại nhu cầu chung của từng HTX để tổ chức lại hoạt động, từng thành viên tự nhận thức việc tham gia HTX có lợi hơn, từ đó các thành viên tham gia đều có đơn tự nguyện tham gia HTX, không chịu bất kỳ áp buộc nào.

- Đây là kết quả của quá trình kiên trì thực hiện Nghị quyết số 13- NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể với HTX là nòng cốt; gắn liền với từng bước đổi mới nhận thức không ngừng được hoàn thiện thông qua việc thực hiện Luật HTX năm 1996, Luật HTX năm 2003 và Luật HTX năm 2012. Mô hình HTX kiểu mới theo Luật HTX năm 2012 giúp cho quần chúng nhân dân và người lao động nhận rõ vai trò và lợi ích của HTX, từ đó tham gia HTX trên tinh thần tự nguyện.

b) Nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên

- Tổng số thành viên HTX trên địa bàn thành phố là 10.428 thành viên (chủ yếu là cá nhân, hộ gia đình) chiếm tỷ lệ thấp, chưa tới 4% số hộ gia đình trên địa bàn thành phố.

- HTX khi mới thành lập chưa thu hút được nhiều thành viên trong cộng đồng dân cư tham gia; dần dần kết nạp ngày càng nhiều thành viên tham gia thì vốn góp càng lớn, quy mô cung cấp sản phẩm, dịch vụ càng lớn, làm cho chi phí hoạt động của HTX càng rẻ; tính hợp tác trong HTX ngày càng cao và phát huy tính tích cực trên phạm vi lớn hơn.

- Sơ kết 05 năm thực hiện Luật HTX năm 2012 của thành phố có đánh giá “… nâng quy mô HTX lớn hơn trước”, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều HTX nông nghiệp mới thành lập có trên 100 thành viên vốn điều lệ trên 01 tỷ đồng, cá biệt có HTX trên 05 tỷ đồng, diện tích sản xuất từ 200 - 500 ha và có triển vọng mở rộng, đây chính là giải quyết một mâu thuẫn cơ bản để phát triển HTX hiện nay. Do HTX có quy mô nhỏ thì không tổ chức các được hoạt động dịch vụ phục vụ thành viên, dẫn đến chưa phát huy thế mạnh tập thể và giá trị bản chất HTX.

- Để thực hiện tốt nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên, nguyên nhân không phải là HTX tự khép kín mà do người dân chưa tin HTX; do đó cần phải tăng cường tuyên truyền về mô hình HTX kiểu mới và tổ chức tốt các dịch vụ phục vụ thành viên, niềm tin vào HTX kiểu mới và lợi ích mà HTX đem lại mới giúp người dân tham gia ngày càng nhiều vào các HTX.

c) Nguyên tắc quản lý dân chủ

- Các HTX thành lập mới và tổ chức lại đều được Sở, ban ngành thành phố và địa phương hướng dẫn thực hiện theo nguyên tắc quản lý dân chủ, được quy định trong Điều lệ thể hiện trong hội nghị thành lập HTX, trong đại hội thường niên, trong bầu cử các chức danh quản lý, điều hành HTX, trong kế hoạch hoạt động, trong phân phối thu nhập và trích lập các quỹ hàng năm…

- Quán triệt rõ tính chất đối nhân trong HTX, thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vào vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của HTX. Thành viên được cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo định kỳ. Việc công khai thông tin, trong đó quan trọng nhất là thông tin tài chính phải rõ ràng, minh bạch để thành viên được biết là yếu tố quan trọng xây dựng niềm tin, phát huy giá trị bản chất HTX.

- Nguyên tắc dân chủ trong HTX trên địa bàn thành phố đều được quán triệt và thực hiện tốt, nhất là trong các HTX hoạt động theo mô hình dịch vụ phục vụ thành viên, tuy nhiên trong mô hình HTX tạo việc làm một số HTX thực hiện nguyên tắc dân chủ chưa cao, chưa đầy đủ.

d) Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm

- HTX là tổ chức kinh tế tập thể có tư cách pháp nhân và tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong toàn bộ các hoạt động của mình và quyết định việc đầu tư trong sản xuất kinh doanh theo nội dung điều lệ, phương án kế hoạch, đã được thống nhất với các thành viên trên cơ sở bình đẳng, dân chủ công khai, đảm bảo lợi ích lâu dài.

- Việc bảo đảm và phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của bản thân các HTX và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là nhân tố chủ yếu tạo sự chuyển biến tích cực trong khu vực kinh tế hợp tác và HTX trong thời gian qua.

- Hầu hết các HTX trên địa bàn thành phố thành lập trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm; những HTX được thành lập chạy theo các dự án, chương trình hỗ trợ, không xuất phát từ nhu cầu chung thường không hoạt động tốt hoặc giải thể sau khi dự án kết thúc.

đ) Nguyên tắc gắn kết về kinh tế của thành viên

- Nguyên tắc gắn kết về kinh tế của thành viên là một nguyên tắc mới, để thực hiện nguyên tắc này hầu hết HTX trên địa bàn thành phố đều có hợp đồng cung ứng sản phẩm dịch vụ cho thành viên (HTX dịch vụ phục vụ thành viên); hợp đồng lao động không thời hạn giữa HTX với thành viên (HTX tạo việc làm). Mặt hạn chế là HTX mô hình tạo việc làm chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng việc ký kết hợp đồng lao động không thời hạn với thành viên còn ít.

- Phân phối thu nhập được thực hiện đối với HTX dịch vụ phục vụ thành viên chủ yếu theo mức sử dụng dịch vụ, hình thức cung cấp dịch vụ giá rẻ cho thành viên được thực hiện tốt. Đối với HTX tạo việc làm phân phối thu nhập thông qua tiền lương là chủ yếu.

e) Nguyên tắc giáo dục, đào tạo và thông tin

- Nguyên tắc giáo dục, đào tạo thông tin được thực hiện thông qua hoạt động chung của các HTX, qua đại hội, hội nghị, các lớp tập huấn, cử cán bộ, thành viên tham gia các lớp bồi dưỡng… Việc thực hiện nguyên tắc này còn nhiều hạn chế, chưa đi vào nề nếp do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân năng lực của cán bộ HTX và nguồn lực vật chất của HTX còn nhiều yếu kém, nghèo nàn.

- Thực hiện thông tin về bản chất, lợi ích của HTX chủ yếu do tổ chức Liên minh HTX thành phố hỗ trợ các HTX thực hiện.

g) Nguyên tắc phát triển cộng đồng

- Vai trò của HTX với tư cách đại diện cho thành viên và người lao động trong HTX liên kết với doanh nghiệp để bao tiêu đầu ra cho sản phẩm của thành viên thông qua việc ký kết các hợp đồng đầu vào, đầu ra với nhiều hình thức phong phú đem lại hiệu quả có tính ổn định lâu dài hơn; hoạt động dạy nghề của các HTX phi nông nghiệp cho thành viên và người lao động là hướng đi thích hợp để hỗ trợ cho thành viên và người lao động, tạo nguồn lao động có tay nghề cho chính HTX từ nguồn vốn đào tạo nghề của thành phố.

- Hoạt động của HTX gắn liền với cộng đồng dân cư, giúp cho thành viên hợp tác tương trợ có hiệu quả hơn trong sản xuất kinh doanh là điều kiện tốt để xây dựng mối đoàn kết toàn dân tộc.

- Vai trò của HTX trong hỗ trợ thành viên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và là nơi tiếp nhận chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật có hiệu quả, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới. Những kết quả đó là bài học có tính thực tiễn, khẳng định vai trò vị trí và xu thế của kinh tế tập thể, khắc phục những biểu hiện xem nhẹ, thiếu tin vào kinh tế tập thể, có tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế hợp tác, HTX và vai trò HTX tham gia vào phát triển cộng đồng ngày càng lớn hơn.

2. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX, Liên hiệp HTX

a) Về số lượng, doanh thu và thu nhập của HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác

- Tính đến tháng 6/2017 thành phố có 244 HTX (trong đó có 01 Liên hiệp HTX), tổng vốn điều lệ đăng ký 550 tỷ đồng, trong đó: 108 HTX nông nghiệp, 51 HTX xây dựng, 38 HTX vận tải, 25 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 15 HTX thương mại - dịch vụ, 07 Quỹ tín dụng nhân dân.

- Thành lập mới 18 HTX đạt 90% chỉ tiêu phát triển mới năm 2017, trong đó: 12 HTX nông nghiệp, 04 HTX vận tải, 01 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 01 HTX xây dựng; Số HTX giải thể 6 tháng đầu năm 2017: 01 Quỹ tín dụng bị sát nhập.

- Số HTX ngừng hoạt động là 86 HTX và số HTX đang hoạt động là 158 HTX gồm: 78 HTX nông nghiệp, 27 HTX xây dựng, 30 HTX vận tải, 08 HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, 08 HTX thương mại - dịch vụ, 07 Quỹ tín dụng nhân dân.

- Số HTX đã tổ chức lại hoạt động và đăng ký mới theo Luật HTX năm 2012 là: 158 HTX.

- Doanh thu bình quân của HTX: 04 tỷ đồng/năm.

- Lợi nhuận bình quân: chưa có số liệu cụ thể.

- Tổ hợp tác toàn thành phố có: 1.346 tổ hợp tác, trong 6 tháng đầu năm có thành lập mới 71 tổ hợp tác; có 05 tổ hợp tác đã phát triển thành HTX.

b) Về thành viên, lao động của HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác

- Thành viên HTX: Tổng số thành viên 06 tháng đầu năm: 10.428, (tăng 239 thành viên từ các HTX thành lập mới và giảm 230 thành viên từ các Quỹ tín dụng) so với năm 2016; Tổng số lao động làm việc tương đối ổn định khoảng 15.000 lao động, trong đó có 9.432 lao động thường xuyên là thành viên HTX.

- Thành viên Tổ hợp tác: toàn thành phố có trên 53.000 thành viên tổ hợp tác, bình quân 40 thành viên/tổ, hầu hết hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng; nhiều tổ hợp tác có quy mô khá lớn, tạo được sự liên kết, góp vốn, góp công tổ chức hoạt động sản xuất có hiệu quả. Tuy nhiên, mô hình tổ hợp tác mang tính hợp tan theo mùa vụ; nhưng là bước tập dượt về tinh thần hợp tác, tương trợ lẫn nhau, tạo nhiều thuận lợi để vận động phát triển lên HTX.

- Thu nhập bình quân:

+ Thu nhập bình quân một thành viên HTX là 55 triệu đồng/năm.

+ Thu nhập bình quân 01 lao động trong kinh tế tập thể là 27 triệu đồng/năm.

+ Thu nhập bình quân một thành viên tổ hợp tác là 18 triệu đồng/năm.

c) Về trình độ quản lý HTX, Liên hiệp HTX, tổ hợp tác

- Tổng số cán bộ quản lý:

+ Hợp tác xã:1.220 cán bộ.

+ Tổ hợp tác: 4.100 cán bộ.

- Trình độ cán bộ quản lý:

+ Hợp tác xã: trình độ sơ cấp, trung cấp: 488 người, chiếm tỷ lệ 40%; trình độ cao đẳng, đại học trở lên 220 người, chiếm tỷ lệ 18%.

+ Tổ hợp tác: cán bộ có trình độ sơ cấp trở lên chiếm khoảng 10%.

II. ĐÁNH GIÁ THEO LĨNH VỰC

1. Lĩnh vực nông nghiệp

- Hiện có 108 HTX, trong đó có 30 HTX ngưng hoạt động; tổng vốn điều lệ đăng ký là 122,921 tỷ đồng với 2.422 thành viên; số lao động thường xuyên 3.490 người.

- Doanh thu trung bình của HTX: 03 tỷ đồng/năm.

- Thu nhập trung bình của thành viên: 30 triệu đồng/năm.

- Các HTX, Tổ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp tạo ra sự liên kết hộ nông dân khá tích cực trong các cánh đồng lớn, sản xuất lúa giống, nuôi trồng thủy sản, rau màu, hoa kiểng, cây ăn trái,…

- Vai trò của HTX trong hoạt động hỗ trợ cho kinh tế hộ thành viên là khá tích cực: Một số HTX nuôi thủy sản đã “liên kết đầu tư” với doanh nghiệp chế biến, ứng trước thức ăn, thuốc thú y và bao tiêu sản phẩm; các loại hình HTX sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao, rau an toàn, vườn cây ăn trái, hoa kiểng, chăn nuôi bò sữa thực hiện tốt một số khâu dịch vụ hỗ trợ: Tưới tiêu, cung cấp giống, tổ chức chuyển giao quy trình kỹ thuật, liên kết với doanh nghiệp bao tiêu đầu ra cho sản phẩm thành viên.

- Việc tổ chức lại hoạt động HTX theo Luật HTX năm 2012 đã giúp nhiều HTX nâng cao chất lượng dịch vụ, theo hướng thiết thực hơn, gắn liền với lợi ích thành viên, tuân thủ những giá trị và nguyên tắc cơ bản HTX. Nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp có HTX Thủy sản Thắng Lợi (huyện Vĩnh Thạnh), HTX Giống nông nghiệp Thốt Nốt (quận Thốt Nốt), HTX Khiết Tâm, HTX Nông nghiệp Hiếu Bình (huyện Vĩnh Thạnh) sản xuất lúa chất lượng cao, HTX Phước Trung (quận Cái Răng) chuyên sản xuất giống cây ăn quả, HTX chăn nuôi bò sữa Long Tuyền (quận Bình Thủy).

- Mặt tồn tại là phần lớn HTX nông nghiệp còn lúng túng trong tổ chức hoạt động do quy mô nhỏ, thu nhập, tích lũy đầu tư phát triển thấp, năng lực của cán bộ quản lý còn nhiều hạn chế, khả năng tiếp cận nguồn vốn vay và tham gia vào các chương trình dự án cũng như thụ hưởng các chính sách ưu đãi không đáng kể.

2. Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

- Hiện có 25 HTX, trong đó ngưng hoạt động 17 HTX; tổng vốn điều lệ: 9,973 tỷ đồng; 415 thành viên;lao động thường xuyên 2.375 người.

- Doanh thu trung bình của HTX: 4,5 tỷ đồng/năm.

- Thu nhập trung bình của thành viên: 40 triệu đồng/năm.

- Các HTX công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp hoạt động tập trung chủ yếu ở một số ngành, nghề: đan tre, đan lục bình, may mặc, bánh kẹo. Vai trò của các HTX được phát huy khá rõ nét trong khôi phục phát triển làng nghề, thông qua việc dạy nghề cho thành viên và người lao động theo Đề án dạy nghề của thành phố.

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ của các HTX cho thành viên khá đa dạng: tổ chức các lớp dạy nghề, cung cấp nguyên liệu đầu vào, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hướng dẫn thành viên đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường góp phần tích cực vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Trong lĩnh vực này có HTX Kim Hưng (quận Cái Răng) đã trực tiếp xuất khẩu các sản phẩm từ cây lục bình do đơn vị tự sản xuất; HTX Quốc Noãn (huyện Thới Lai), HTX Bánh Diên Thạnh (quận Ninh Kiều); riêng các HTX này đã giải quyết việc làm cho gần 2.000 lao động.

- Mặt yếu của HTX trong lĩnh này là khả năng cạnh tranh còn hạn chế, do thiếu vốn nên ít được đầu tư đổi mới công nghệ, số HTX ngừng hoạt động chiếm tỷ lệ lớn do HTX trong lĩnh vực Điện bị Công ty Điện lực Cần Thơ thu hồi lưới điện nên nhiều tài sản HTX đầu tư, hộ dân nợ HTX chưa được giải quyết thỏa đáng.

3. Lĩnh vực xây dựng

- Hiện có 51 HTX, trong đó có 24 HTX ngừng hoạt động; tổng vốn điều lệ 173,948 tỷ đồng; 544 thành viên; lao động thường xuyên 1.284 người.

- Doanh thu trung bình của HTX: 3,5 tỷ đồng/năm.

- Thu nhập trung bình của thành viên: 40 triệu đồng/năm.

- Lĩnh vực xây dựng có số lượng HTX khá lớn, có nhiều HTX có uy tín, được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị thi công khá hiện đại đã trúng thầu, thi công nhiều công trình giao thông, thủy lợi, công trình công cộng, nhà ở dân cư, như: HTX Xây dựng Công Bình (quận Thốt Nốt), HTX Xây dựng Hưng Thịnh (quận Cái Răng), HTX Xây dựng Tiến Lợi (quận Bình Thủy), HTX Trung Tín (huyện Cờ Đỏ)…

- Mặt hạn chế của các HTX xây dựng là sản phẩm của HTX chỉ phục vụ cho thị trường bên ngoài, thành viên góp vốn để được HTX tạo việc làm và thu lợi nhuận từ vốn góp (thành viên không sử dụng các dịch vụ từ HTX) do đó tính hợp tác tương trợ không cao. Số HTX ngừng hoạt động còn lớn do năng lực cạnh tranh trong đấu thầu còn hạn chế, nhiều HTX trong năm chỉ thi công vài công trình dân dụng nhỏ.

4. Quỹ tín dụng nhân dân

- Hiện có 07 quỹ tín dụng (giảm 01 quỹ so với cùng kỳ năm 2016 vì hoạt động không hiệu quả nên sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân Nam Cần Thơ, quận Cái Răng), tổng vốn điều lệ 68,220 tỷ đồng; thành viên 5.828; lao động thường xuyên 106 người.

- Doanh thu trung bình của quỹ tín dụng: 8,5 tỷ đồng/năm.

- Thu nhập trung bình của thành viên: 70 triệu đồng/năm.

- Các Quỹ tín dụng nhân dân đều được củng cố; đội ngũ cán bộ được tăng cường về trình độ nghiệp vụ, chuyên môn. Trong điều kiện khó khăn, tính tương trợ của các quỹ tín dụng được phát huy, hỗ trợ thành viên vốn đầu tư sản xuất kinh doanh nhỏ, góp phần hạn chế được nạn cho vay nặng lãi, thiết thực giúp cho hộ nghèo vượt khó, cải thiện đời sống.

- Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 03/2015/TT-NHNN ngày 20/3/2015 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 26/2014/NĐ- CP ngày 07/4/2014 của Chính phủ, Thông tư số 04/2015/TT-NHNN ngày 31/3/2015 của Ngân hàng Nhà nước, trong đó quy định hạn chế địa bàn và điều kiện tham gia thành viên chặt chẽ hơn nên hoạt động của hầu hết các quỹ tín dụng nhân dân đều gặp khó khăn về phát triển mới thành viên, dư nợ cho vay tăng thấp.

5. Lĩnh vực thương mại- dịch vụ

- Hiện có 15 HTX, trong đó có 07 HTX tạm ngưng hoạt động; tổng vốn điều lệ 63,681 tỷ đồng; 243 thành viên; lao động thường xuyên 374 người.

- Doanh thu trung bình của HTX: 51,4 tỷ đồng/năm.

- Thu nhập trung bình của thành viên: 100 triệu đồng/năm.

(Có 02 HTX lau bóng gạo xuất khẩu trực tiếp có doanh thu chiếm trên 50% tổng doanh thu của khu vực HTX trên địa bàn thành phố).

- Các HTX hoạt động trong loại hình dịch vụ: Vệ sinh môi trường, xay xát chế biến gạo, kinh doanh chợ hoạt động ổn định và có bước phát triển nhất định. Hiện có 03 HTX hoạt động dịch vụ cung cấp thực phẩm sạch, đây là một xu hướng mới mở ra sự liên kết giữa HTX sản xuất và HTX dịch vụ tiêu thụ, đồng thời là đầu mối thu gom nông sản cung cấp cho các siêu thị trên địa bàn.

- Hạn chế trong lĩnh vực thương mại là khó vận động phát triển mới HTX, một số HTX thương mại - dịch vụ khả năng cạnh tranh yếu, khó tiếp cận với các chính sách hỗ trợ.

6. Lĩnh vực giao thông vận tải

- Hiện có 38, trong đó có 08 HTX ngừng hoạt động, tổng vốn điều lệ 111,313 tỷ đồng; với 976 thành viên; lao động thường xuyên 1.803 người.

- Doanh thu trung bình của HTX: 06 tỷ đồng/năm.

- Thu nhập trung bình của thành viên: 90 triệu đồng/năm.

- Các HTX vận tải thủy, bộ có quy mô lớn duy trì hoạt động ổn định nhờ sắp xếp lại tổ chức, hoạt động vừa đáp ứng các quy định mới trong lĩnh vực giao thông vận tải vừa phục vụ nhu cầu của thành viên, giúp tiết kiệm chi phí cho thành viên. Trong lĩnh vực vận tải thủy các HTX chuyên vận chuyển gạo xuất khẩu có đơn hàng ổn định, tạo công ăn việc làm thường xuyên cho thành viên, nổi bật có HTX vận tải thủy Nhơn Hòa, HTX vận tải thủy Vạn Hưng (quận Thốt Nốt), trong lĩnh vực vận tải đường bộ có HTX đường bộ thành phố Cần Thơ (quận Ninh Kiều) đã làm tốt nhiều khâu dịch vụ hỗ trợ cho thành viên trong kinh doanh vận tải.

- Khó khăn hiện nay đối với HTX thuộc lĩnh vực vận tải đường bộ là thực hiện nhiều quy định mới của Bộ Giao thông vận tải làm tăng chi phí quản lý; các HTX vận tải có quy mô nhỏ khó đáp ứng các yêu cầu quy định, nhiều HTX ngưng hoạt động chờ giải thể.

III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ

1. Chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố Cần Thơ

- Trực tiếp chỉ đạo Hội nghị sơ kết 05 năm thi hành Luật HTX năm 2012 và hoàn chỉnh báo cáo kết quả sơ kết thi hành Luật HTX năm 2012 trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo đúng quy định.

- Ban hành Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 14/4/2017 về thực hiện phong trào thi đua Đổi mới, phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo Luật HTX năm 2012 góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 30/6/2017 về triển khai thực hiện Đề án Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Ban hành Kế hoạch số 60/KH-UBND ngày 25/5/2015 về hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Ban hành Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 03/7/3015 về phát triển kinh tế tập thể 5 năm 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Ban hành Quyết định số 3445/QĐ-UBND ngày 19/11/2014 về việc phê duyệt Đề án đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức hợp tác trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2015-2020.

- Ban hành Quyết định số 1731/QĐ-UBND ngày 19/5/2016 về Chương trình hành động triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020” trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo được sự chuyển biến về mặt nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò, vị trí của kinh tế tập thể đối với phát triển kinh tế - xã hội.

- Nhiều mô hình HTX kiểu mới trên các lĩnh vực phát huy hiệu quả là bài học thực tiễn, có tính thuyết phục cao trong vận động phát triển phong trào kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX trong những năm qua.

- Các sở, ban ngành thành phố và quận, huyện đã bố trí cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý nhà nước đối với kinh tế tập thể.

- Lực lượng cán bộ chính quyền, đoàn thể cấp xã, phường, thị trấn được bồi dưỡng kiến thức kinh tế tập thể ngày càng đông đảo, đang đóng góp tích cực vào công tác quản lý nhà nước và tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế tập thể ở các địa phương.

- Tuy nhiên, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ HTX chưa có tiêu chí, điều kiện cụ thể.

2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

- Ban Chỉ đạo kinh tế tập thể của thành phố và cấp huyện, cấp xã được tập trung củng cố, kiện toàn trong năm 2017, sức chỉ đạo, tham mưu của các cấp chỉ đạo có được nâng lên, khả năng đề xuất những giải pháp cụ thể để hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

- Tiếp tục rà soát, đôn đốc bổ sung nhân sự phụ trách kinh tế tập thể có năng lực, kinh nghiệm ở các sở, ngành, quận, huyện đủ sức tham mưu cho các cấp lãnh đạo thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với HTX.

- Hoạt động phối hợp giữa các sở, ban ngành thành phố và quận, huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc tham mưu cho UBND thành phố cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ phát triển HTX, giúp HTX dễ tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ngày càng chặt chẽ.

- Công tác giám sát, kiểm tra, hướng dẫn các HTX bổ sung hoàn thiện thủ tục, giúp HTX tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật HTX năm 2012.

- Hàng năm tổ chức bồi dưỡng kiến thức kinh tế tập thể cho hàng ngàn lượt cán bộ chính quyền, đoàn thể ở cấp huyện, cấp xã nhằm tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong vận động phát triển kinh tế tập thể, trong thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước đối với HTX ở cơ sở.

3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX

a) Chính sách đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực

- Kinh phí hàng năm được cấp 400 triệu đồng (trong đó, Liên minh HTX 200 triệu đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 200 triệu đồng) cho tuyên truyền vận động thành lập mới HTX, tổ chức lại hoạt động HTX và bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX, trong 06 tháng đầu năm Liên minh đã tổ chức: 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tổ chức các hoạt động dịch vụ trong HTX nông nghiệp cho 109 cán bộ quản lý HTX; 03 lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế tập thể, cho đối tượng cán bộ phụ trách kinh tế tập thể xã, phường, thị trấn, cán bộ Hội Cựu chiến binh và Thành đoàn có 328 học viên tham dự. Trong năm 2017, dự kiến tổ chức thêm 03 lớp bồi dưỡng kiến thức kinh tế tập thể cho đối tượng cán bộ phụ trách kinh tế tập thể cấp xã, với tổng chi phí thực hiện 159 triệu đồng.

- Kinh phí bổ sung hỗ trợ thành lập mới HTX trên địa bàn thành phố với tổng số tiền 151 triệu đồng.

- Đã tổ chức:12/22 lớp chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho các HTX trên địa bàn thành phố; 09 lớp tuyên truyền phổ biến Luật HTX năm 2012 cho 204 lượt người tham dự, với tổng kinh phí thực hiện 200 triệu đồng.

b) Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

- Thành phố đã tổ chức 02 buổi làm việc cho 30 lượt HTX có sản phẩm cung ứng ra thị trường trao đổi, ký kết tiêu thụ hàng hóa với siêu thị Co.opmart, Mega Market, BigC và các HTX nông nghiệp sinh học ABC, HTX nông sản xanh Cần Thơ.

- Mời 20 lượt HTX có nhu cầu tham gia các hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài thành phố do Sở Công Thương chủ trì.

- Thông qua các Hội chợ chuyên ngành có 22 HTX đã tham gia các cuộc hội thảo, xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá những nông sản hàng hóa của HTX sản xuất ra, từ đó nhiều HTX đã ký kết được các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp.

- Chính sách hỗ trợ xúc tiến thương mại cho HTX còn lúng túng, không có kế hoạch hoặc chương trình và nguồn hỗ trợ HTX rõ ràng.

c) Chính sách ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới

- Hàng năm từ nguồn kinh phí được cấp, thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công, xúc tiến thương mại, đào tạo nghề nông thôn, vốn sự nghiệp khoa học, công nghệ,... các sở, ngành liên quan đã tiến hành triển khai nhiều đề tài, dự án hỗ trợ cho các HTX nông nghiệp như: thay đổi giống cây trồng, vật nuôi, bảo quản, chế biến nông sản, ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP nhằm nâng cao chất lượng nông sản hàng hóa, xây dựng quảng bá thương hiệu, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh của các HTX.

- Về khoa học và công nghệ: các quận, huyện từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ đã hỗ trợ các HTX ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị, chất lượng nông sản hàng hóa như cải thiện chất lượng cây, con giống; xây dựng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; xây dựng nhãn hiệu hàng hóa để từng bước tạo thương hiệu cho cây trồng, vật nuôi.

d) Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ HTX

- Chưa có một chính sách đầy đủ và khả thi để giúp HTX tiếp cận với các nguồn vốn, mặt khác HTX cũng chưa đủ mạnh để tiếp cận các nguồn vốn trên thị trường (vay vốn có thế tài sản) chủ yếu từ các ngân hàng thương mại.

- Các kênh có nguồn vốn ưu đãi từ các Quỹ của Trung ương và địa phương HTX tiếp cận rất hạn chế trong các năm qua: Từ Quỹ hỗ trợ nông dân thành phố cho 01 HTX vay 500 triệu đồng, Quỹ hỗ trợ HTX Liên minh Việt Nam cho 01 HTX vay 250 triệu đồng.

đ) Chính sách thành lập mới HTX, Liên hiệp HTX

- Chính sách hỗ trợ thành lập mới HTX, Liên hiệp HTX được Liên minh HTX thành phố chủ động phối hợp với các Sở, ban ngành thành phố và quận, huyện trực tiếp thực hiện, trong 06 tháng đầu năm đã tổ chức tập huấn cung cấp thông tin, tư vấn về quy định của pháp luật về HTX cho 25 sáng lập viên HTX; trực tiếp tư vấn xây dựng điều lệ, phương án tổ chức các dịch vụ phục vụ thành viên và các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức các hoạt động cho 18 HTX thành lập mới trong 06 tháng đầu năm.

- Tổng kinh phí hỗ trợ năm 2017: thực hiện 78/151 triệu đồng.

- Ngoài ra,thành phố đã chủ động xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch hướng dẫn, củng cố thực hiện đúng các nguyên tắc, quy định Luật HTX năm 2012, giai đoạn 2017 - 2021; trong 06 tháng đầu năm 2017 đã tư vấn miễn phí cho 22 HTX.

e) Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

- Để tạo sự bứt phá trong phát triển HTX có quy mô lớn gắn với chuỗi giá trị có sức lan tỏa, thành phố Cần Thơ đã lựa chọn 08 HTX nông nghiệp có quy mô lớn tham gia Dự án Chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) dự kiến đầu tư 59 tỷ chủ yếu xây dựng các trạm bơm và nhà kho cho các HTX có đủ nguồn vốn đối ứng.

- Chọn 15 HTX tham gia “Đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại đồng bằng sông Cửu Long” theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Các HTX tham gia dự án đang xây dựng dự án tiếp cận nguồn hỗ trợ gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét đầu tư.

g) Chính sách giao đất, cho thuê đất: chưa có HTX nào được thụ hưởng chính sách giao đất, cho thuê đất; mặt khác thành phố Cần Thơ cũng không có quỹ đất để thực hiện.

h) Chính sách ưu đãi về tín dụng tín dụng

- Các HTX thường rất khó tiếp cận các nguồn vốn, do bị thiếu thông tin về các nguồn tài chính, tín dụng, chưa xây dựng các phương án sản xuất, kinh doanh khả thi để huy động vốn, đa số các HTX chưa tạo được uy tín cao đối với các tổ chức tín dụng; nguyên nhân chính xuất phát từ vấn đề HTX không có tài sản thế chấp.

- Hiện tại, các HTX ít được vay vốn từ các tổ chức tín dụng; nguyên nhân xuất phát từ những yêu cầu, điều kiện vay vốn và từ chính khả năng của HTX.

i) Đánh giá vai trò, vị trí HTX trong phát triển kinh tế - xã hội

- Trong bối cảnh phát triển kinh tế hợp tác, HTX chưa phải thật sự thuận lợi, vị thế còn khiêm tốn, nhưng khu vực kinh tế tập thể cũng đã có những đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Từ khi triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012, HTX thành lập mới đều xuất phát từ nhu cầu chung của thành viên, hoạt động của HTX từng bước thể hiện tính bản chất, nguyên tắc của Luật HTX. Một số HTX tăng khả năng tích lũy, đầu tư thêm trang thiết bị phục vụ sản xuất, nâng cao năng lực phục vụ hỗ trợ thành viên; hợp tác để giảm chi phí để tăng tính hiệu quả và tăng tính cạnh tranh là phương pháp tổ chức sản xuất, kinh doanh mà mô hình HTX đem lại cho thành viên.

- Gắn kết trong đầu tư, sản xuất giữa HTX với doanh nghiệp có những hình thức mới hiệu quả và lâu dài hơn; hoạt động dạy nghề của các HTX phi nông nghiệp cho thành viên và người lao động là hướng đi thích hợp để hỗ trợ cho thành viên và người lao động, tạo nguồn lao động có tay nghề cho chính HTX từ nguồn vốn đào tạo nghề của thành phố. Hoạt động của HTX gắn liền với cộng đồng dân cư, hợp tác trong sản xuất kinh doanh là điều kiện tốt để xây dựng mối đoàn kết cùng đóng góp vào xây dựng nông thôn mới.

- Vai trò của HTX trong hỗ trợ thành viên, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và là nơi tiếp nhận chuyển giao các ứng dụng khoa học kỹ thuật có hiệu quả, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới. Những kết quả đó là bài học có tính thực tiễn, giải quyết nhận thức về nhu cầu, vai trò vị trí và xu thế của kinh tế tập thể, khắc phục những biểu hiện xem nhẹ, thiếu tin vào kinh tế tập thể, có tác động tích cực đến sự phát triển của kinh tế hợp tác, HTX của thành phố.

- Tuy nhiên, so với đòi hỏi thực tế, việc triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX, kinh tế tập thể thành phố vẫn còn hạn chế:

+ Phần lớn HTX quy mô còn nhỏ, thiếu vốn, chưa được quan tâm đầu tư hỗ trợ, trình độ quản lý yếu, nên việc tổ chức các hoạt động dịch vụ hỗ trợ thành viên chưa thực sự hiệu quả.

+ Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích khó áp dụng trong thực tế nên HTX chưa thực sự thụ hưởng những chính sách ưu đãi cụ thể như: chính sách tín dụng, đất đai, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại,… dẫn tới việc đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế hợp tác, HTX còn hạn chế.

+ Tổ hợp tác tuy có số lượng lớn nhưng chưa mạnh, nhiều tổ hợp tác chỉ hoạt động theo mùa vụ; mối liên kết, hợp tác chưa chặt chẽ, nội dung hợp tác còn giản đơn, chưa có chính sách hỗ trợ rõ ràng để thúc đẩy loại hình này.

+ Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTX tuy có được nâng lên nhưng chưa đủ tầm để nâng cao nội lực, nhất là trong các HTX nông nghiệp.

+ Một số HTX nông nghiệp ngưng hoạt động từ lâu nhưng chưa giải thể được do nhiều nguyên nhân: chưa giải quyết xong công nợ, Ban Quản lý không còn hoạt động, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thành viên không tham gia,… làm ảnh hưởng đến phong trào phát triển HTX tại địa phương.

* Nguyên nhân của hạn chế

- Mô hình HTX, Tổ hợp tác hoạt động đạt hiệu quả tuy có tăng lên, nhưng còn ít; việc tổng kết và nhân rộng còn nhiều hạn chế.

- Phần lớn HTX, tổ hợp tác thiếu chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh; năng lực, trình độ còn nhiều hạn chế trong tổ chức các hoạt động dịch vụ, tìm kiếm thị trường; do đa số HTX quy mô nhỏ nên hoạt động dịch vụ hỗ trợ thành viên ít, hiệu quả thấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi phát triển HTX trong nền kinh tế thị trường, thiếu tính nhạy bén và năng động trong tổ chức điều hành HTX.

- Tình hình vốn, quỹ của các HTX còn khó khăn: mức vốn bình quân của các HTX thấp. Đa số các HTX thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh, rất khó tiếp cận được với nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng, trong khi đó việc huy động vốn từ thành viên rất hạn chế làm ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của HTX.

- Chính sách hỗ trợ phát triển HTX đã được ban hành nhưng chưa được hướng dẫn cụ thể, nên lúng túng trong tổ chức thực hiện.

4. Kết quả đăng ký lại, chuyển đổi HTX, Liên hiệp HTX

- Tình hình tổ chức và hướng dẫn đăng ký HTX theo Luật HTX năm 2012: Thủ tục hành chính trong lĩnh vực thành lập mới và đăng ký lại hoạt động của HTX tại địa phương khá thuận lợi, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị có liên quan về hướng dẫn và tạo điều kiện cho các cơ quan đăng ký HTX ở cấp quận, huyện; mặt khác các HTX thành lập mới đều do Liên minh tư vấn hỗ trợ, vận động thành lập nên quy trình thủ tục bảo đảm chặt chẽ.

- Tình hình đăng ký lại HTX theo Luật HTX năm 2012

+ Hoạt động tư vấn hướng dẫn HTX tổ chức lại hoạt động được tiến hành khá chặt chẽ, đã tổ chức 02 lớp tập huấn hướng dẫn các bước tổ chức lại cho 135 cán bộ quản lý HTX, để từng HTX tự đối chiếu, rà soát sau đó cử cán bộ tư vấn trực tiếp hướng dẫn các thủ tục theo quy định và tổ chức Đại hội thành viên và đăng ký lại HTX hoặc thông báo đến cơ quan đăng ký theo Điều 28 Luật HTX năm 2012.

+ Tổng số HTX thành lập trước ngày 01/7/2013: 213 HTX.

+ Tổng số HTX hoạt động chưa phù hợp với quy định của Luật HTX năm 2012, cần phải đăng ký lại hoặc chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác: 142 HTX (các HTX thành lập trước 01/7/2013 đều có những thay đổi trong khoản 1 điều 28 hoặc có nhu cầu đổi giấy đăng ký HTX).

+ Tổng số HTX đã đăng ký lại: 127 HTX (có 15 HTX không tổ chức lại hoạt động theo kế hoạch khảo sát).

+ Tổng số HTX chuyển đổi sang loại hình tổ chức khác: 0.

+ Tổng số HTX chưa đăng ký lại, chưa chuyển đổi sang loại hình khác: 86 HTX.

+ Tổng số HTX tạm ngừng hoạt động, chờ giải thể: 86 HTX.

- Kiến nghị:

+ Giải quyết tình trạng không giải thể được HTX theo Luật HTX năm 2012: Trường hợp các HTX đã ngưng hoạt động trên 01 năm, hiện không có trụ sở, không có nợ tồn động phải giải quyết, không còn người đại diện của HTX để cơ cấu tham gia Hội đồng theo quy định tại Khoản 2, Điều 54, Luật HTX năm 2012 (do chuyển vùng, chết, hoặc không hợp tác,…) thì cơ quan đăng ký của HTX đó có quyền xóa tên HTX trong danh sách đăng ký.

+ Về công tác cán bộ và chính sách đối với HTX: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ HTX đủ trình độ và kỹ năng tổ chức điều hành, chú trọng kỹ năng tổ chức các dịch vụ phục vụ thành viên, trong đó chú trọng giới thiệu, nhân rộng mô hình tổ chức hoạt động dịch vụ hiệu quả.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2018

1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn

a) Thuận lợi

- Được sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố về đẩy mạnh công tác tuyên truyền theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

- Luật HTX năm 2012, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn thực hiện Luật tạo nhận thức thống nhất về giá trị bản chất HTX, định hình mô hình pháp lý HTX kiểu mới.

- Trong tình hình kinh tế ngày càng hội nhập sâu với kinh tế thế giới, liên kết hợp tác, tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm là nhu cầu khách quan; nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp đang cần một phương pháp tổ chức lại sản xuất theo mô hình HTX kiểu mới để tái cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay.

- Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với HTX đã được ban hành, một số bộ, ngành đã có văn bản hướng dẫn thực hiện.

b) Khó khăn

- HTX kiểu mới đã hình thành và đem lại hiệu quả thiết thực nhưng chưa nhiều, nên người dân chưa mạnh dạn tự nguyện tham gia HTX.

- Hầu hết HTX hiện nay có quy mô nhỏ, khó tiếp cận với các nguồn lực phát triển nên chưa phát huy tốt tính hợp tác tương trợ lẫn nhau, từ đó lợi ích đem lại cho thành viên hạn chế.

2. Định hướng chung về phát triển kinh tế tập thể

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng pháp luật Nhà nước về kinh tế tập thể, HTX cả chiều rộng lẫn chiều sâu trong quần chúng nhân dân, bảo đảm đối tượng tham gia thành viên HTX phải hiểu rõ HTX kiểu mới, nhằm phát huy được giá trị bản chất HTX.

- Phát triển kinh tế tập thể phải đa dạng trên mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn gắn với các chương trình, dự án kinh tế - xã hội, của thành phố. Tranh thủ nguồn lực từ các chương trình Trung ương và các nguồn lực xã hội khác.

- Đổi mới, phát triển HTX, tổ hợp tác phải xuất phát từ nhu cầu thực tế; hướng tới giá trị bản chất trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc HTX; nâng cao hiệu quả hoạt động, phục vụ tốt hơn nhu cầu của thành viên và không ngừng mở rộng phát triển thành viên.

3. Mục tiêu tổng quát:

Kinh tế hợp tác, HTX của thành phố phải hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế, thu hút ngày càng nhiều thành viên tham gia; mở rộng quy mô hoạt động trên cơ sở phát huy nội lực, mở rộng liên kết hợp tác với các thành phần kinh tế khác; không ngừng cải thiện nâng cao thu nhập cho thành viên; đóng góp tích cực vào tăng trưởng GRDP của thành phố; góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo một cách bền vững và tạo thêm nhiều việc làm; góp phần cải thiện đời sống văn hóa, xã hội và nâng cao tinh thần hợp tác của thành viên và cộng đồng dân cư địa phương, phù hợp với tiến trình phát triển đô thị của thành phố.Tổ chức và hoạt động của HTX theo các nguyên tắc: hợp tác tự nguyện; dân chủ, bình đẳng và công khai; tự chủ, tự chịu trách nhiệm và cùng có lợi; hợp tác và phát triển cộng đồng.

4. Một số mục tiêu cụ thể

- Phấn đấu thành lập mới 20 HTX, 50 - 60 tổ hợp tác, trong đó tập trung xây dựng từ ít nhất 01 liên hiệp HTX có quy mô lớn trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Thành viên HTX đạt 12.000, trong đó thành viên mới là 1.000 thành viên.

- Thành viên tổ hợp tác là 54.000, trong đó thành viên mới khoảng 600 - 700 thành viên.

- Ước tổng doanh thu của các HTX năm 2018: 2.550 tỷ đồng, doanh thu bình quân: 4,1 tỷ đồng.

- Thu nhập bình quân của thành viên: 55.000.000 đồng/thành viên/năm.

- Thu nhập bình quân của người lao động: 28.000.000 đồng/năm.

- Tỷ lệ cán bộ HTX đạt trình độ sơ, trung cấp: 44%.

- Tỷ lệ cán bộ HTX đạt trình độ cao đẳng đại học: 19%.

- Khuyến khích phát triển tổ hợp tác: các Sở, ngành và địa phương và các đơn vị có liên quan phối hợp chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đoàn thể có liên quan tiếp tục rà soát củng cố các tổ hợp tác hiện có; tích cực tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về kinh tế tập thể, nắm bắt nhu cầu hợp tác trong nhân dân, hướng dẫn thành lập tổ hợp tác, coi đây là công tác tạo nguồn phát triển HTX trong nông nghiệp và nông thôn.

5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2018

a) Tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật HTX năm 2012

- Tổng kết thực tiễn từ công tác xây dựng mô hình HTX kiểu mới, chú trọng tổng kết 15 mô hình HTX tham gia “Dự án thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới vùng đồng bằng sông Cửu Long, giai đoạn 2016 - 2020” theo Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020”.

- Nghiên cứu xây dựng cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ HTX, tổ hợp tác trên địa bàn thành phố.

b) Tuyên truyền, tập huấn Luật HTX năm 2012 và nâng cao năng lực nguồn nhân lực HTX

- Tuyên truyền, tập huấn Luật HTX năm 2012

+ Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể năm 2018, trong từng ngành, nhóm đối tượng; làm rõ mô hình HTX kiểu mới, các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về kinh tế tập thể; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa nhằm thống nhất nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về bản chất HTX và các quy định trong Luật HTX năm 2012.

+ Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng kiến thức kinh tế tập thể cho cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách của chính quyền, đoàn thể ở cấp huyện, xã, nhằm tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền các cấp trong vận động phát triển kinh tế tập thể, đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm chỉ đạo quản lý nhà nước đối với HTX, tổ hợp tác theo luật định.

+ Dự kiến tổ chức 20 lớp tập huấn với 1.000 người tham dự; đối tượng cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách của chính quyền, đoàn thể ở cấp huyện và cấp xã; số ngày thực hiện 02 ngày/lớp; hướng tới xây dựng lực lượng đông đảo có nhận thức đúng về giá trị bản chất HTX, tham mưu tốt cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể.

+ Nội dung trọng tâm là thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Luật HTX năm 2012 và mô hình HTX điển hình tiên tiến.

+ Ngoài ra, thực hiện tổ chức các lớp cung cấp thông tin về Luật HTX năm 2012 và trực tiếp tư vấn xây dựng điều lệ, kế hoạch và các thủ tục hồ sơ cho sáng lập viên.

- Đạo tạo bồi dưỡng cán bộ HTX, tổ hợp tác

+ Bồi dưỡng cán bộ quản lý HTX, tổ hợp tác và tổ chức tham quan, khảo sát thực tế thuộc chương trình khóa học cho học viên là cán bộ quản lý, điều hành HTX là tổ trưởng tổ hợp tác và ban kiểm soát.

+ Triển khai Thông tư số 24/2017/TT-BTC ngày 28/3/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán HTX, liên hiệp HTX.

+ Tranh thủ nguồn vốn từ Đề án đào tạo nghề cho người lao động của thành phố hỗ trợ cho các HTX dạy nghề cho thành viên và người lao động.

+ Thí điểm thực hiện hỗ trợ đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc tại 15 HTX nông nghiệp và 05 HTX phi nông nghiệp thời gian 36 tháng theo Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính.

c) Tổ chức triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển HTX theo Chương trình hỗ trợ phát triển HTX giai đoạn 2015 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

- Hỗ trợ thành lập mới HTX: Đẩy mạnh công tác tư vấn hỗ trợ cho 25 - 30 sáng lập viên vận động thành lập HTX, chú ý tập trung các nội dung sau:

+ Cung cấp thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật làm rõ nguyên tắc, bản chất, vai trò của HTX và mô hình pháp lý theo Luật HTX năm 2012 trước khi thành lập HTX.

+ Hỗ trợ tư vấn điều lệ, cách thức tổ chức hội nghị thành lập HTX và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký HTX và tổ chức hoạt động của HTX theo Khoản 6, Điều 24 Nghị định số 93/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ.

+ Trực tiếp hướng dẫn, giúp các HTX thực hiện đúng chế độ quản lý, lưu giữ tài liệu của HTX quy định tại Điều 10 Luật HTX năm 2012; chú ý hướng dẫn về hồ sơ, sổ sách kế toán, ứng dụng tin học vào công tác kế toán, khai báo thuế qua mạng,…

- Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường

+ Tích cực phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Hội chợ triển lãm Cần Thơ, Sở Công Thương hỗ trợ các HTX tham gia Chương trình “Kết nối nhà sản xuất và nhà phân phối”; giới thiệu sản phẩm, đăng ký thương hiệu.

+ Đẩy mạnh liên kết hợp tác giữa HTX với doanh nghiệp nhằm bao tiêu đầu ra cho sản phẩm của thành viên.

- Hỗ trợ ứng dụng, đổi mới nâng cao trình độ công nghệ

+ Phối hợp tổ chức cho các HTX, tổ hợp tác trong vùng quy hoạch cánh đồng lớn của các quận, huyện, giúp các HTX, tổ hợp tác sản xuất giống, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất lúa giống, sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao.

+ Tranh thủ các chương trình dự án quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, định hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi của thành phố, hỗ trợ cho các HTX trong vùng dự án.

+ Xây dựng các dự án đổi mới công nghệ, khai thác nguồn vốn từ quỹ khuyến công cho các HTX làng nghề, thủ công mỹ nghệ trên địa bàn thành phố.

+ Tiếp tục giúp các HTX gắn kết, tiếp cận khai thác có hiệu quả các chính sách từ chương trình mục tiêu quốc gia.

- Xây dựng mô hình HTX và tổng kết mô hình điển hình

+ Chọn 08 - 10 HTX đang hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp để chỉ đạo hỗ trợ, phát triển quy mô lớn, tạo cơ sở hình thành và phát triển các liên hiệp HTX đối với 03 ngành hàng chủ lực: lúa gạo, trái cây và thủy sản theo hướng gắn kết chuỗi giá trị nông sản, nâng cao thu nhập cho thành viên. Tổ chức tham quan các mô hình điểm và mô hình HTX kiểu mới có hiệu quả của các tỉnh, thành khác.

+ Tăng cường chỉ đạo hướng dẫn xây dựng mô hình HTX (pháp lý) theo Luật HTX năm 2012; chú trọng công tác sơ, tổng kết mô hình và phổ biến nhân rộng.

+ Tiếp tục phổ biến, nhân rộng 21 mô hình HTX, 04 mô hình tổ hợp tác điển hình tiên tiến năm 2017.

+ Triển khai và thực hiện kế hoạch củng cố HTX, kế hoạch thi đua khen thưởng hàng năm, chương phối hợp với các sở ngành, đoàn thể liên quan; đánh giá sơ, tổng kết tình hình kinh tế tập thể trên từng địa bàn, kịp thời hướng cho HTX hoạt động đúng luật và có hiệu quả.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, HTX; Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể

+ Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo kinh tế tập thể quận, huyện; tăng cường công tác tham mưu cho Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về HTX; đồng thời, nghiên cứu đề xuất những giải pháp cụ thể để hỗ trợ có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển.

+ Rà soát, bổ sung nhân sự phụ trách kinh tế tập thể có trình độ, năng lực, kinh nghiệm đủ sức tham mưu cho các cấp lãnh đạo thực hiện các nội dung quản lý nhà nước đối với HTX.

+ Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các HTX bổ sung hoàn thiện các thủ tục đăng ký HTX, Liên hiệp HTX; hướng dẫn các HTX tuân thủ các nguyên tắc, quy định của Luật HTX năm 2012 là điều kiện HTX tiếp cận và thụ hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước và các tổ chức khác.

+ Xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể giải thể các HTX, Liên hiệp HTX đã ngừng hoạt động (như đã trình bày ở phần đăng ký lại…). Đề xuất Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm có hướng dẫn khắc phục những vướng mắc trong việc giải thể HTX, Liên hiệp HTX.

- Huy động các lực lượng xã hội, các tổ chức đoàn thể trong nước và quốc tế tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể.

+ Ban Chỉ đạo kinh tế tập thể các quận, huyện xây dựng kế hoạch cụ thể thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể thông qua khuyến khích thành lập mới, vận động thành viên tham gia HTX, tổ hợp tác, tham gia bồi dưỡng, đào tạo cho hợp tác xã trên địa bàn mình quản lý.

+ Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các đoàn thể chính trị đưa nội dung về kinh tế tập thể vào chương trình các lớp tập huấn cán bộ các đoàn thể hàng năm, nhằm tuyên truyền sâu, rộng trong đoàn viên, hội viên về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước về kinh tế tập thể, nòng cốt là HTX.

+ Tăng cường cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của HTX và hoạt động của Liên minh HTX thành phố cho báo, đài nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền.

DỰ TRÙ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2018

Đơn vị tính: triệu đồng

Nội dung

Ước thực hiện 2017

Kế hoạch 2018

Trung ương

Địa phương

Khác

1. Hỗ trợ tuyên truyền

80

 

300

 

2. Đào tạo cán bộ quản lý HTX, THT và tổ chức tham quan, khảo sát thực tế thuộc chương trình khóa học cho học viên, theo Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính.

120 (LMHTX)

 

200 (SNN-PTNT)

 

400

 

3. Hỗ trợ thành lập mới HTX, tổ hợp tác theo Thông tư số 340/2016/TT-BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính

0

 

200

 

4. Bồi dưỡng nghiệp vụ chế độ kế toán hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (triển khai theo Thông tư số 24/2017/TT- BTC)

0

 

200

 

5. Hỗ trợ đưa cán bộ trẻ theo Thông tư số 340/2016/TT- BTC ngày 29/12/2016 của Bộ Tài chính

0

1.500

 

 

6. Đầu tư cơ sở hạ tầng (Dự án VnSat. Dự án thí điểm theo Quyết định số 445/QĐ- TTg ngày 21/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020”)

0

 

 

60.000

Tổng kinh phí thực hiện

400

1.500

1.100

60.000

Trên đây là kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2018 trên địa bàn thành phố Cần Thơ, Ủy ban nhân dân thành phố kính trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét, tổng hợp./.

(Đính kèm các phụ lục 1, 2, 3, 4, 5).

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- UBND thành phố (1AD);
- Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Liên minh Hợp tác xã thành phố;
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- UBND quận, huyện;
- VP. UBND thành phố (3B);
- Lưu: VT.HN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Anh Dũng

 

PHỤ LỤC 1

BIỂU TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN 7 NGUYÊN TẮC CỦA HỢP TÁC XÃ
(Kèm theo Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

STT

Nội dung nguyên tắc

Tự đánh giá

1

Nguyên tắc tự nguyện

5

2

Nguyên tắc kết nạp rộng rãi thành viên

4

3

Nguyên tắc quản lý dân chủ

4

4

Nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm

5

5

Nguyên tắc gắn kết về kinh tế của thành viên

3

6

Nguyên tắc giáo dục, đào tạo và thông tin

3

7

Nguyên tắc phát triển cộng đồng

5

Đánh giá theo thang điểm tăng dần từ 1- 5 điểm: thấp nhất 1 điểm, cao nhất là 5 điểm.

 

PHỤ LỤC 2

TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2017 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện 2016

Năm 2017

Kế hoạch 2018

Kế hoạch

Ước thực hiện 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

I

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ trọng đóng góp vào GDP

%

 

 

 

 

 

2

Tổng số hợp tác xã

HTX

227

220

244

244

210

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số hợp tác xã thành lập mới

HTX

15

15

18

25

20

 

Số hợp tác xã giải thể

HTX

4

25

1 (sáp nhập)

8

54

3

Tổng số thành viên hợp tác xã

Người

10.419

11.500

10.428

11.000

12.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới

Thành viên

 

 

 

 

1000

4

Tổng số lao động thường xuyên trong hợp tác xã

Người

 

15.000

 

15.500

16.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số lao động thường xuyên mới

Người

 

 

 

 

 

 

Số lao động là thành viên hợp tác xã

Người

9.182

9.100

9.432

9.600

10.000

5

Doanh thu bình quân một hợp tác xã

Tr.đồng/năm

 

4.100

 

4.000

4.100

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Doanh thu của HTX với thành viên

Tr.đồng/năm

 

 

 

 

 

6

Lãi bình quân một hợp tác xã

Tr.đồng/năm

 

 

 

 

 

7

Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong hợp tác xã

Tr.đồng/năm

27

27

27

27

28

8

Tổng số cán bộ quản lý hợp tác xã

Người

1.135

1.100

1.220

1.220

1.050

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ sơ, trung cấp

Người

454

 

488

524

462

 

Số cán bộ quản lý HTX đã qua đào tạo đạt trình độ cao đẳng, đại học trở lên

Người

204

 

220

220

200

II

LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số liên hiệp hợp tác xã

LHHTX

1

 

1

 

1

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số liên hiệp hợp tác xã thành lập mới

LHHTX

 

 

 

 

1

 

Số liên hiệp hợp tác xã giải thể

LHHTX

 

 

 

 

1

2

Tổng số hợp tác xã thành viên

HTX

 

 

 

 

5

3

Tổng số lao động trong liên hiệp hợp tác xã

Người

 

 

 

 

 

III

TỔ HỢP TÁC

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số tổ hợp tác

THT

1.350

1.400

1.346

1.400

1.450

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số tổ hợp tác thành lập mới

THT

 

 

71

 

 

 

Số tổ hợp tác có đăng ký hoạt động với chính quyền xã/phường thị trấn

THT

670

710

673

700

725

2

Tổng số thành viên tổ hợp tác

Thành viên

53.000

53.500

53.000

53.500

54.000

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

Số thành viên mới thu hút

Thành viên

 

 

 

 

600-700

3

Doanh thu bình quân một tổ hợp tác

Tr.đồng/năm

 

 

 

 

 

4

Lãi bình quân một tổ hợp tác

Tr.đồng/năm

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ NĂM 2017 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

STT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2016

Năm 2017

Kế hoạch năm 2018

Kế hoạch

Ước thực hiện 6 tháng

Ước thực hiện cả năm

1

HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số HTX

HTX

227

220

244

244

210

 

Chia ra

 

 

 

 

 

 

 

Hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

HTX

95

 

108

106

106

 

Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

24

 

25

25

15

 

Hợp tác xã xây dựng

HTX

20

 

51

51

37

 

Hợp tác xã tín dụng

HTX

8

 

7

7

7

 

Hợp tác xã thương mại

HTX

16

 

15

17

14

 

Hợp tác xã vận tải

HTX

34

 

38

38

31

 

Hợp tác xã khác

HTX

 

 

 

 

 

2

LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số liên hiệp hợp tác xã

LHHTX

1

1

1

1

1

 

Chia ra

 

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

LHHTX

 

 

 

 

1

 

LH hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã xây dựng

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã tín dụng

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã thương mại

LHHTX

1

1

1

1

 

 

LH hợp tác xã vận tải

LHHTX

 

 

 

 

 

 

LH hợp tác xã khác

LHHTX

 

 

 

 

 

3

TỔ HỢP TÁC

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số tổ hợp tác

THT

1.350

1.400

1.346

1.400

1.450

 

Chia ra

 

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

THT

 

 

1.290

1.344

1.385

 

Tổ hợp tác công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác xây dựng

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác tín dụng

THT

 

 

46

46

50

 

Tổ hợp tác thương mại

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác vận tải

THT

 

 

 

 

 

 

Tổ hợp tác khác

THT

 

 

10

10

15

 

PHỤ LỤC 4

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC LẠI, CHUYỂN ĐỔI HỢP TÁC XÃ
(Kèm theo Kế hoạch số 144/KH-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ)

STT

Loại hình/lĩnh vực

ĐVT

Tổng số (bao gồm hợp tác xã thành lập trước và sau ngày 01/7/2013)

Số hợp tác xã hoạt động chưa phù hợp với quy định của Luật HTX 2012 tính đến thời điểm 01/7/2017

 

TỔNG SỐ HỢP TÁC XÃ

 

244

86

1

Hợp tác xã nông - lâm - ngư - diêm nghiệp

HTX

108

30

2

Hợp tác xã công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

HTX

25

17

3

Hợp tác xã xây dựng

HTX

51

24

4

Hợp tác xã tín dụng

HTX

7

 

5

Hợp tác xã thương mại

HTX

15

7

6

Hợp tác xã vận tải

HTX

38

8

7

Hợp tác xã khác

HTX

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2017 về phát triển kinh tế tập thể năm 2018 trên địa bàn thành phố Cần Thơ

  • Số hiệu: 144/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 15/09/2017
  • Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
  • Người ký: Đào Anh Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/09/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản