- 1Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 2Thông tư 01/2015/TT-BTP hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Chỉ thị 43/CT-TTg năm 2020 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 143/KH-UBND | Cà Mau, ngày 31 tháng 12 năm 2020 |
CÔNG TÁC PHÁP CHẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU NĂM 2021
1. Mục đích
a) Tăng cường triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế; Chỉ thị số 43/CT-TTg ngày 11/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật và Thông tư số 01/2015/TT-BTP ngày 15/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế.
b) Tiếp tục nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ thực hiện công tác pháp chế tại các sở, ban, ngành tỉnh và doanh nghiệp nhà nước.
c) Kiện toàn, sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên pháp chế đúng theo quy định. Đảm bảo về số lượng, chất lượng và đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
2. Yêu cầu
a) Thường xuyên cập nhật tổ chức và đội ngũ những người thực hiện công tác pháp chế, đánh giá hiệu quả hoạt động công tác pháp chế tại các cơ quan, doanh nghiệp để kịp thời phát hiện, khắc phục hạn chế, thiếu sót nhằm đưa công tác pháp chế từng bước đi vào ổn định, nền nếp, tuân thủ đúng quy định, phát huy hiệu lực, hiệu quả của công tác pháp chế.
b) Các sở, ban, ngành và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh cần chú trọng nâng cao công tác tổ chức và thực hiện nhiệm vụ pháp chế theo quy định.
c) Mở rộng và khuyến khích thành lập tổ chức pháp chế đối với các cơ quan, doanh nghiệp có nhu cầu.
1. Về kiện toàn tổ chức pháp chế trên địa bàn tỉnh
a) Tiếp tục duy trì, ổn định tổ chức và có giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng: Chủ động sắp xếp, bố trí cán bộ làm nhiệm vụ pháp chế chuyên trách, có đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ theo quy định pháp luật trong tổng số biên chế được giao.
- Cơ quan thực hiện: Pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Quý II/2021.
b) Tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động pháp chế trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, các doanh nghiệp nhà nước.
- Thời gian thực hiện: Quý II/2021.
2. Về hoạt động của tổ chức pháp chế ở sở, ban, ngành tỉnh
a) Công tác xây dựng pháp luật
Thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tham mưu lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm chất lượng, đúng tiến độ, trình tự và thủ tục theo quy định được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phân công liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
- Cơ quan thực hiện: Pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021.
b) Công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- Tổ chức pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh chủ động tham mưu Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo theo quy định.
- Tham mưu Thủ trưởng cơ quan, đề xuất phương án xử lý những văn bản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp (nếu có). Giúp Thủ trưởng cơ quan tổ chức rà soát văn bản hoặc phối hợp rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn đối với văn bản có nội dung điều chỉnh những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của cơ quan mình khi có yêu cầu.
- Cơ quan thực hiện: Pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021.
c) Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- Chủ động tham mưu Thủ trưởng cơ quan triển khai thực hiện “Kế hoạch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh” về nội dung công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực quản lý.
- Chủ trì giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp trong công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo quy định.
- Cơ quan thực hiện: Pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021.
d) Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình, Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của tỉnh được phê duyệt.
- Cơ quan thực hiện: Pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021.
đ) Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật
Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2021 trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định, để kịp thời phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý các văn bản có nội dung trái pháp luật.
- Cơ quan thực hiện: Pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021.
e) Công tác bồi thường của Nhà nước
Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch về công tác bồi thường của Nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước theo quy định.
- Cơ quan thực hiện: Pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021.
g) Công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp
Thực hiện đầy đủ, hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2021 được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Cơ quan thực hiện: Pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021.
h) Công tác kiểm soát thủ tục hành chính
Phối hợp với bộ phận kiểm soát thủ tục hành chính (Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh) thực hiện việc kiểm soát thủ tục hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính của tỉnh ban hành; xử lý kịp thời, hiệu quả các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
- Cơ quan thực hiện: Pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021.
i) Công tác tham mưu các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng
Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi quản lý nhà nước của cơ quan, có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quy định, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng cơ quan. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan.
- Cơ quan thực hiện: Pháp chế các sở, ban, ngành tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2021.
3. Về hoạt động của tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước
- Công tác pháp chế của các doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 55/2011/NĐ-CP.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2021.
a) Giao Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện công tác pháp chế năm 2021 trên địa bàn tỉnh theo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu gửi Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh.
b) Các sở, ban, ngành tỉnh và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh báo cáo tình hình và kết quả triển khai thực hiện công tác pháp chế ở cơ quan, đơn vị mình định kỳ hàng năm trước ngày 01 tháng 12, để Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo theo quy định.
1. Căn cứ nội dung và trách nhiệm được giao tại Kế hoạch này, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị trước ngày 15/01/2021.
2. Sở Tư pháp
a) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện Kế hoạch này. Tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của các tổ chức pháp chế để Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp xem xét, giải quyết.
b) Đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn công tác pháp chế theo thẩm quyền.
3. Sở Nội vụ
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn thực hiện thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế.
b) Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan có liên quan rà soát, củng cố, kiện toàn tổ chức pháp chế; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng quy hoạch, đào tạo, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực làm công tác pháp chế.
4. Sở Tài chính
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất kinh phí bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước về công tác pháp chế; hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định.
5. Trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh và doanh nghiệp nhà nước
a) Tiếp tục kiện toàn tổ chức pháp chế, bố trí cán bộ pháp chế đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn, có phẩm chất, năng lực để triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ công tác pháp chế năm 2021.
b) Tạo điều kiện, nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức pháp chế ở cơ quan mình. Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc và đề xuất những giải pháp hiệu quả trong công tác pháp chế gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các sở, ban, ngành tỉnh và doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác pháp chế do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 2Kế hoạch 07/KH-UBND về công tác pháp chế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 3Kế hoạch 13/KH-UBND về công tác pháp chế năm 2021 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 4Kế hoạch 12/KH-UBND về công tác pháp chế năm 2021 do tỉnh Nam Định ban hành
- 1Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 2Thông tư 01/2015/TT-BTP hướng dẫn về nghiệp vụ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 3Chỉ thị 43/CT-TTg năm 2020 về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác pháp chế do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 5Kế hoạch 07/KH-UBND về công tác pháp chế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- 6Kế hoạch 13/KH-UBND về công tác pháp chế năm 2021 do thành phố Cần Thơ ban hành
- 7Kế hoạch 12/KH-UBND về công tác pháp chế năm 2021 do tỉnh Nam Định ban hành
Kế hoạch 143/KH-UBND năm 2020 về công tác pháp chế trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2021
- Số hiệu: 143/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 31/12/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Trần Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/12/2020
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định