Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 140/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 24 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 429/QĐ-TTG NGÀY 24/3/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SINH HỌC NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2030

Thực hiện Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 429/QĐ-TTg ngày 24/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030.

2. Yêu cầu

Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu để các Sở, Ban, Ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố; các cơ quan liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch đề án để triển khai ứng dụng công nghệ sinh học và phát triển công nghiệp sinh học trên địa bàn tỉnh đạt được kết quả đề ra.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp

a) Về cây trồng nông, lâm nghiệp

- Tập trung nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng các công nghệ về nhân giống cây trồng vô tính, công nghệ nuôi cấy mô tế bào vào sản xuất giống cây trồng nông, lâm nghiệp có năng suất, chất lượng tốt, giảm giá thành, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Nghiên cứu, ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong công tác lưu giữ, khai thác và phát triển nguồn gen cây trồng quý trên địa bàn tỉnh như: Cam Sành Hàm Yên, Bưởi Xuân Vân, Bưởi đặc sản Phúc Ninh, Na Lực Hành, Hồng Xuân Vân, Lạc Chiêm Hóa và một số cây dược liệu quý, hiếm trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng đề án đánh giá đa dạng di truyền của hệ thống cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh.

b) Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cây và đất trồng trọt

- Tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học chế tạo các chế phẩm sinh học thế hệ mới, kít chẩn đoán, quản lý dịch bệnh cây trồng và kiểm soát dư lượng các chất cấm trong nông sản có nguồn gốc từ cây trồng và giám định, chẩn đoán độ phì nhiêu, sức khỏe đất trồng trọt, nước tưới.

- Từng bước ứng dụng và làm chủ công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học như phân bón vi sinh, thuốc, chế phẩm sinh học trong bảo quản, chế biến, xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người, vật nuôi.

c) Về vật nuôi, thủy sản

- Tập trung nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao ứng dụng các công nghệ về sinh sản, đặc biệt là công nghệ sản xuất, bảo quản tinh đông lạnh và phương pháp thụ tinh nhân tạo để lai tạo ra các giống gia súc , gia cầm (trâu, bò, lợn, gà, ...) có năng suất, chất lượng tốt, sức chống chịu và kháng bệnh cao trước các điều kiện bất lợi của môi trường; hoàn thiện và làm chủ công nghệ sản xuất giống cá đặc sản bằng phương pháp sinh sản nhân tạo.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vi sinh và sử dụng các chế phẩm công nghệ sinh học dùng trong chăn nuôi; chế biến và bảo quản, sản xuất thức ăn chăn nuôi; các sản phẩm chăn nuôi; xử lý các phụ phẩm, phế phẩm, chất thải từ sản xuất nông nghiệp; đồng thời sử dụng rộng rãi công nghệ biogas, công nghệ đệm lót sinh học và các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi, nhằm bảo vệ, cải tạo môi trường.

- Nghiên cứu ứng dụng hiệu quả công nghệ sinh học trong công tác lưu giữ, khai thác và phát triển các nguồn gen vật nuôi quý hiếm, thủy sản đặc sản trên địa bàn tỉnh như: Trâu ngố Tuyên Quang, Vịt Bầu Minh Hương và 05 loài cá đặc sản, cá bản địa quý hiếm (Chiên, Lăng Chấm, Rầm Xanh, Anh Vũ, Bỗng); xác lập các giống vật nuôi, thủy sản đặc sản, xây dựng mô hình đánh giá đa dạng di truyền của hệ vật nuôi, thủy sản phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh.

d) Về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe vật nuôi, thủy sản: Ứng dụng hiệu quả các công nghệ bộ sinh phẩm (KIT) phát hiện nhanh, giám định tác nhân gây bệnh ở vật nuôi, thủy sản, kiểm soát dư lượng các chất cấm trong thực phẩm có nguồn gốc từ vật nuôi, thủy sản; công nghệ enzym, protein, vi sinh vật tạo sản phẩm nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng, sức đề kháng cho vật nuôi, thủy sản.

đ) Về bảo quản sau thu hoạch: Nghiên cứu, ứng dụng đồng bộ các thành tựu mới của công nghệ sinh học vào trong các khâu bảo quản, sơ chế, chế biến sản phẩm trồng trọt (các loại rau, củ, quả), chăn nuôi, thủy sản đảm bảo an toàn thực phẩm; ứng dụng rộng rãi các chế phẩm công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn chăn nuôi, xử lý chất thải chăn nuôi và sinh hoạt đảm bảo môi trường.

2. Xây dựng, phát triển tiềm lực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hệ thống các cơ quan nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh. Đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao tiềm lực Trung tâm Thực hành - Thực hiện nghiệm chuyển giao khoa học công nghệ (Trường Đại học Tân Trào).

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực khoa học đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn tỉnh; chú trọng đào tạo, thu hút đội ngũ cán bộ có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư công nghệ, kỹ thuật viên về công nghệ sinh học.

3. Xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp: Khuyến khích hình thành và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm nông sản ở quy mô công nghiệp về giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản chủ lực của tỉnh; sản xuất phân hữu cơ, chế phẩm sinh học xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi... phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ; chế phẩm sinh học phục vụ bảo quản, chế biến sản phẩm nông, lâm sản.

4. Rà soát, nghiên cứu đề xuất xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu phát triển, làm chủ, chuyển giao công nghệ và ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp vào sản xuất, đời sống; chính sách ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp; thu hút và đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp và chính sách ưu đãi, trọng dụng nhân tài về công nghiệp sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.

5. Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp:

- Tổ chức các lớp thăm quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.

- Đặt hàng thực hiện các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp; chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị về công nghệ sinh học nông nghiệp.

- Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động hợp tác và tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp sản phẩm công nghệ sinh học. Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân mua, chuyển nhượng bản quyền đối với những công nghệ, vật liệu và thuê chuyên gia nước ngoài đối với các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp cần thiết.

6. Truyền thông nâng cao nhận thức về công nghiệp sinh học nông nghiệp:

- Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp sinh học nông nghiệp.

- Thường xuyên phổ biến đến người dân các kiến thức, thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất về công nghệ sinh học, các kết quả nổi bật của công nghiệp sinh học nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tổ chức các hoạt động khuyến nông và khuyến công để giới thiệu, tập huấn, hướng dẫn cho người dân, doanh nghiệp và các cấp, các ngành về các tiến bộ, kỹ thuật của công nghệ sinh học nông nghiệp, tạo cơ sở cho việc phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghiệp sinh học nông nghiệp sản xuất trong nước.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch: Ngân sách Nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp của cá nhân trong và ngoài tỉnh theo quy định của pháp luật.

2. Xây dựng kế hoạch, dự toán và quản lý kinh phí

a) Đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước

- Việc lập dự toán, kế hoạch ngân sách hàng năm được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đầu tư công và được bố trí vào dự toán, kế hoạch ngân sách trung hạn và hàng năm của tỉnh.

- Kinh phí thực hiện Kế hoạch được quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý vốn đầu tư phát triển, vốn đào tạo và vốn sự nghiệp khoa học và công nghệ.

b) Đối với nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, việc lập dự toán được thực hiện theo các quy định của pháp luật đối với từng nguồn vốn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp , đề xuất nhu cầu vốn đầu tư thực hiện Kế hoạch gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.

- Tổ chức triển khai cơ chế, chính sách về phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch này đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu, đề xuất cân đối, bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển để thực hiện các chương trình, dự án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp bảo đảm theo quy định.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối, bố trí nguồn ngân sách thực hiện Kế hoạch vào dự toán ngân sách hàng năm.

4. Sở Khoa học và Công nghệ:

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp; xây dựng danh mục đề tài, dự án nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp.

- Phối hợp với Sở Tài chính bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp.

5. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Căn cứ Kế hoạch này cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp. Chủ động cân đối ngân sách địa phương, vốn lồng ghép các chương trình, thu hút doanh nghiệp đầu tư cho phát triển công nghiệp sinh học nông nghiệp trên địa bàn.

Yêu cầu các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung Kế hoạch. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc vượt thẩm quyền giải quyết, yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải kịp thời tổng hợp và gửi ý kiến bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (báo cáo)
- Thường trực Tỉnh ủy; (báo cáo)
- Thường trực HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (báo cáo)
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh; (báo cáo)
- Các Sở: NN và PTNT, KH và ĐT,
Tài chính, KH và CN.
- UBND huyện, thành phố;
- CVP và các PCVP UBND tỉnh;
- Chuyên viên NLN, TC;
- Lưu: VT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Giang

 

NỘI DUNG CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 429/QĐ-TTG NGÀY 24/3/2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

(Kèm theo Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 24/8/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Nội dung

Cơ quan chủ trì thực hiện

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp

 

 

 

1

Ứng dụng công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học trong phòng trừ nấm, vi khuẩn gây bệnh vùng rễ các cây chủ lực (cây ăn quả có múi, chè, lạc, …)

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan

2021 - 2030

2

Nghiên cứu chuyển giao ứng dụng công nghệ vi sinh để xử lý các nguồn phụ, phế thải nông, lâm nghiệp làm phân bón.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan

2021 - 2030

3

Lưu giữ, sinh sản nhân tạo một số loài cá bản địa quý hiếm (Chiên, Lăng chấm, Rầm xanh, Anh vũ, Bỗng) để lưu giữ, bảo tồn nguồn gen và phát triển công nghệ sản xuất giống cá đặc sản.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2021 - 2030

4

Đẩy mạnh cải tạo đàn giống (trâu, bò, lợn, gia cầm) bằng công nghệ thụ tinh nhân tạo.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan

2021 - 2030

5

Xây dựng các mô hình xử lý chất thải chăn nuôi bằng các chế phẩm sinh học.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan

2022 - 2030

6

Mở rộng ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào để sản xuất giống cây lâm nghiệp chất lượng cao phục vụ trồng rừng sản xuất của tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan

2022 - 2030

7

Xây dựng mô hình ứng dụng một số chế phẩm sinh học (Biofloc Technology, Bio water, EMC) trong nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan

2022 - 2025

8

Ứng dụng điện thoại thông minh smartphone trong chăm sóc, quản lý giám sát sâu bệnh hại trên một số cây trồng.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan

2023 - 2025

9

Chuyển giao công nghệ nhân nuôi vi sinh trong sản xuất phân bón cho nông nghiệp hữu cơ.

Trường Đại học Tân Trào

Các đơn vị liên quan

2021 - 2030

II

Xây dựng, phát triển tiềm lực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp

 

 

 

1

Đầu tư cơ sở vật chất Trung tâm Thực nghiệm - Thực hành chuyển giao Khoa học công nghệ thuộc Trường Đại học Tân Trào.

Trường Đại học Tân Trào

Các Sở, Ngành liên quan

2021 - 2025

2

Tập huấn nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp công nghệ sinh học, tổ chức khoa học, công nghệ và tổ chức chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển công nghiệp  sinh học ngành nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2021 - 2030

3

Đào tạo tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, công nghệ bảo quản chế biến nông lâm thuỷ sản, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông minh 4.0 trong nông nghiệp...)

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2022 - 2025

III

 Xây dựng và phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp

 

 

 

1

Hỗ trợ thành lập và phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm nông sản ở quy mô công nghiệp về: Giống cây trồng chủ lực; phân hữu cơ, hữu cơ vi sinh vật, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, chế phẩm sinh học xử lý môi trường,.. phục vụ sản xuất nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ; chế phẩm sinh học phục vụ bảo quản chế biến sản phẩm nông sản chủ lực phục vụ nội tiêu và xuất khẩu.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

2021 - 2030

IV

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp

 

 

 

1

Xây dựng, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan

2023

V

Hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp:

 

 

 

1

Tổ chức các lớp thăm quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

2021 - 2030

2

Đặt hàng thực hiện các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học nông nghiệp; chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị về công nghệ sinh học nông nghiệp.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND các huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

2021 - 2030

3

Tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có liên quan

Các cơ quan liên quan

2021 - 2030

4

Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ động hợp tác và tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp sản phẩm công nghệ sinh học. Khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, cá nhân mua, chuyển nhượng bản quyền đối với những công nghệ, vật liệu và thuê chuyên gia nước ngoài đối với các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp cần thiết

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có liên quan

Các cơ quan liên quan

2021 - 2030

VI

Truyền thông, nâng cao nhận thức về công nghiệp sinh học nông nghiệp

 

 

 

1

Thông tin, tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và toàn xã hội về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp sinh học nông nghiệp. Thường xuyên phổ biến kiến thức, thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất, các kết quả nổi bật của công nghiệp sinh học nông nghiệp.

Các sở, ngành, UBND huyện, thành phố

Các cơ quan liên quan

2021 - 2030

2

Tổ chức các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, tọa đàm, thăm quan học tập kinh nghiệm các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học đạt hiệu quả kinh tế cao để nông dân, doanh nghiệp, Hợp tác xã học tập và ứng dụng vào sản xuất trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan

2021 - 2030

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2021 thực hiện Quyết định 429/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành nông nghiệp đến năm 2030 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

  • Số hiệu: 140/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 24/08/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Nguyễn Thế Giang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản