Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 137/KH-VKSTC | Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021 |
Căn cứ Kế hoạch số 16/KH-HĐTĐKT ngày 31/8/2021 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021 - 2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng (Chỉ thị số 19/CT-TTg), Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tối cao xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Thực hiện tốt Chỉ thị số 19/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, người đứng đầu, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong ngành Kiểm sát nhân dân (KSND) trong tổ chức phát động, triển khai các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng.
2. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn ngành KSND trong tổ chức triển khai các phong trào thi đua tạo động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
3. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong ngành KSND xác định rõ các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm, các giải pháp chủ yếu nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua và công tác khen thưởng, tổ chức triển khai, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg; phát hiện, nhân rộng các điển hình trong tổ chức phong trào thi đua và đề xuất, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chỉ thị.
a) Tổ chức quán triệt, triển khai đồng bộ, tuyên truyền có hiệu quả các nội dung Chỉ thị số 19/CT-TTg đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành KSND. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong việc triển khai các nội dung của Chỉ thị, gắn với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành.
b) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tư tưởng về thi đua yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07/4/2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” với nội dung và hình thức phù hợp.
c) Tiếp tục hoàn thiện các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành KSND đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
a) Vụ Thi đua - Khen thưởng VKSND tối cao tham mưu để Viện trưởng VKSND tối cao phát động phong trào thi đua mới phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành KSND. Tiếp tục phát động và triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và Viện trưởng VKSND tối cao phát động làm nòng cốt cho các phong trào thi đua của toàn Ngành. Tham mưu thực hiện sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua theo kế hoạch đề ra.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong ngành KSND căn cứ chức năng, nhiệm vụ và đặc thù của đơn vị, tham mưu tổ chức phát động các phong trào thi đua phù hợp, gắn với việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đẩy mạnh thi đua toàn diện trên các lĩnh vực theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn, nghiệp vụ.
b) Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức tổ chức các phong trào thi đua trong ngành KSND. Thực hiện phát động, triển khai phong trào thi đua, xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu, nội dung, biện pháp, đối tượng tham gia và tiêu chí đánh giá thi đua. Chống mọi biểu hiện hình thức và chạy theo thành tích trong tổ chức phong trào thi đua.
Phong trào thi đua cần có nội dung, hình thức phong phú, hấp dẫn, có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện. Cùng với việc phát động, tổ chức phong trào thi đua hằng năm, căn cứ nhiệm vụ trong từng giai đoạn, thời điểm cụ thể để phát động các phong trào thi đua theo đợt, theo chuyên đề nhằm tập trung giải quyết những vấn đề khó khăn, cấp bách; thực hiện đánh giá, rà soát những nội dung thi đua còn hình thức, chưa thiết thực để điều chỉnh cho phù hợp.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả các phong trào thi đua trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị. Thông qua các phong trào thi đua lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu để khen thưởng kịp thời.
a) Công tác phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến ngành KSND được coi là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm trong đổi mới phương thức tổ chức phong trào thi đua trong giai đoạn 2021 - 2025.
Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới trong từng năm, trong cả giai đoạn, được thực hiện từ cơ sở và thực hiện đồng bộ tốt cả 4 khâu: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân rộng điển hình tiên tiến. Hằng năm mỗi đơn vị cần lựa chọn các điển hình tiêu biểu, xuất sắc toàn diện để phổ biến, nêu gương và nhân rộng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, xã hội.
Tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, những tấm gương người tốt, việc tốt trong công tác cũng như trong đời sống.
b) Thực hiện đổi mới, đa dạng hóa nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền các phong trào thi đua, các điển hình tiên tiến, nhân tố mới, gương người tốt, việc tốt nhằm thúc đẩy cổ vũ phong trào thi đua.
Các cơ quan truyền thông báo chí của ngành KSND xác định việc tuyên truyền, phổ biến các phong trào thi đua, các điển hình tiên tiến là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác tuyên truyền. Mở các chuyên trang, chuyên mục, tăng thời lượng để giới thiệu, tuyên truyền các phong trào thi đua hiệu quả, gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến trong công tác và đời sống.
4. Nâng cao chất lượng công tác khen thưởng
a) Thực hiện khen thưởng chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch để khích lệ, động viên các tập thể, cá nhân tiêu biểu. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác khen thưởng, nhất là trong việc phát hiện điển hình, nhân tố mới để khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng.
b) Đổi mới phương pháp nhằm phát hiện, khen thưởng kịp thời tập thể, cá nhân có thành tích đột xuất, đặc biệt xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ; chú trọng khen thưởng người trực tiếp lao động, công tác. Quan tâm khen thưởng các tập thể, cá nhân ở cấp cơ sở.
c) Chủ động khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng các tập thể, cá nhân ngoài Ngành có nhiều đóng góp trong công cuộc xây dựng và phát triển ngành KSND.
d) Tăng cường kiểm tra, giám sát, có biện pháp cụ thể để chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác khen thưởng.
a) Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong ngành KSND. Phát huy vai trò, trách nhiệm của Hội đồng và các thành viên trong việc tham mưu cho Thủ trưởng đơn vị triển khai các phong trào thi đua và thực hiện công tác khen thưởng. Phân công các thành viên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.
b) Tăng cường phối hợp, hợp tác trong và ngoài ngành KSND nhằm trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực chỉ đạo và vai trò quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong ngành KSND và đội ngũ công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng VKSND các cấp.
c) Bố trí đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng ổn định bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thống nhất từ VKSND tối cao đến VKSND các địa phương; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức làm công tác thi đua, khen thưởng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có phẩm chất chính trị tốt, có năng lực tham mưu về công tác thi đua, khen thưởng và có khả năng tổ chức vận động công chức, viên chức và người lao động tham gia vào các phong trào thi đua yêu nước.
d) Tiếp tục thực hiện việc triển khai, học tập tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng tại đơn vị.
a) Bám sát các quy định của pháp luật thực hiện mạnh mẽ cải cách thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng, gắn với trách nhiệm của từng cấp và yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác thi đua, khen thưởng từ VKSND tối cao tới VKSND các địa phương.
b) Xây dựng, hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các đơn vị có liên quan nhằm tạo thuận lợi trong việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng. Thực hiện lấy ý kiến nhân dân đối với các tập thể, cá nhân được đề nghị các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng trên các phương tiện thông tin truyền thông, đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác khen thưởng.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng, đặc biệt là các nội dung liên quan đến quy trình, thủ tục, hồ sơ khen thưởng và lưu trữ, tra cứu hồ sơ thi đua, khen thưởng.
a) Tập trung đẩy mạnh các phong trào thi đua, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm huy động sự chung tay vào cuộc, vận động các tập thể, cá nhân trong toàn ngành KSND tích cực tham gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đảm bảo thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa hoàn thành tốt các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Ngành.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai hiệu quả phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”, do Thủ tướng Chính phủ, chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương phát động.
Tuyên truyền, chủ động, linh hoạt, đề xuất các sáng kiến, mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh để chia sẻ, học tập, rút kinh nghiệm và nhân rộng.
b) Khen thưởng, động viên kịp thời đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động khen thưởng các hình thức thuộc thẩm quyền và tổ chức trao thưởng ngay sau khi tập thể, cá nhân lập được thành tích để động viên, khích lệ kịp thời. Đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc, phạm vi ảnh hưởng lớn thì đề nghị khen thưởng cấp Nhà nước; đặc biệt quan tâm khen thưởng, động viên đối với các tập thể, cá nhân có nhiều sáng kiến, sáng tạo, hiệu quả trong điều kiện vừa phòng, chống dịch vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn.
Kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh với các hành vi vi phạm. Thực hiện phê bình, kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp lơ là, chủ quan, chưa làm tròn trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao và Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào nhiệm vụ được giao xây dựng kế hoạch tham mưu triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 19/CT-TTg theo đúng mục đích, yêu cầu đề ra.
2. Hằng năm tiến hành sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng cần gắn với kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg, kịp thời rà soát, bổ sung biện pháp phù hợp để thực hiện tốt các nội dung đã nêu trong Chỉ thị.
3. Các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành KSND chủ động, tích cực chỉ đạo, thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg trong lĩnh vực được giao lãnh đạo, quản lý; chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện tại các Cụm, Khối thi đua được phân công phụ trách.
4. Đề nghị các tập thể, cá nhân đoàn kết, năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; tham gia giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng.
5. Vụ Thi đua - Khen thưởng VKSND tối cao, đơn vị thường trực của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành KSND tham mưu để Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành KSND theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát và triển khai việc thực hiện Kế hoạch này, tổng hợp kết quả báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành.
| KT. VIỆN TRƯỞNG |
- 1Quyết định 319/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2Chỉ thị 73/CT-BTTTT năm 2021 về tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Kế hoạch 04/KH-BTNMT năm 2021 về tổ chức thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong ngành tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 1Chỉ thị 34-CT/TW năm 2014 về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng do Bộ Chính trị ban hành
- 2Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2021 về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 319/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2021 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Chỉ thị 73/CT-BTTTT năm 2021 về tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Kế hoạch 04/KH-BTNMT năm 2021 về tổ chức thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg về phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong ngành tài nguyên và môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Kế hoạch 137/KH-VKSTC năm 2021 thực hiện Chỉ thị 19/CT-TTg về phát động thi đua thực hiện thắng lợi phát triển kinh tế - xã hội và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 137/KH-VKSTC
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 24/11/2021
- Nơi ban hành: Viện kiểm sát nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Hải Trâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra