Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13691/KH-UBND | Đồng Nai, ngày 05 tháng 11 năm 2021 |
THIẾT LẬP TRẠM Y TẾ LƯU ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH DỊCH BỆNH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
Căn cứ Quyết định số 4042/QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2021 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tạm thời mô hình Trạm Y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19.
Căn cứ Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12 tháng 10 năm 2021 của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Chính phủ ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
Thực hiện Kết luận số 28-KL/BCĐ ngày 25 tháng 9 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh tại cuộc họp về công tác phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh.
Để nâng cao hiệu quả thực hiện triển khai Trạm Y tế lưu động phục vụ khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch trong bối cảnh dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh, nhằm giảm tải cho các khu cách ly tập trung, các bệnh viện điều trị tầng 1, 2, 3 để hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh từ các nơi tập trung đông người, Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch thiết lập Trạm Y tế lưu động phục vụ khám, chữa bệnh trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, cụ thể như sau:
1. Mục đích
Thiết lập Trạm Y tế lưu động tại các vùng dịch bệnh COVID-19 có nguy cơ cao, nguy cơ rất cao trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai các hoạt động phòng, chống COVID-19 tại cộng đồng, quản lý chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà, phát hiện và chuyển tuyến kịp thời các trường hợp nặng; đồng thời cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh, sơ cấp cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn phụ trách.
2. Yêu cầu
Mỗi huyện, thành phố phải xây dựng kế hoạch thiết lập Trạm Y tế lưu động sẵn sàng các điều kiện để triển khai ngay các Trạm Y tế lưu động khi các trường hợp F0 trên địa bàn vượt quá khả năng chăm sóc của Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.
Kế hoạch cần có đầy đủ loại hình Trạm Y tế lưu động tại địa bàn khu dân cư và Trạm Y tế lưu động tại các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp (gọi chung là Khu công nghiệp) có khả năng đi vào hoạt động trong vòng 24 giờ sau khi kích hoạt. Loại hình Trạm Y tế lưu động thuộc các cơ sở y tế tư nhân (các bệnh viện ngoài công lập, các phòng khám đa khoa tư nhân...) sẽ được hướng dẫn triển khai khi có chủ trương của cơ quan quản lý cho thu phí hoạt động.
Trạm Y tế lưu động là một tổ chức thuộc Trung tâm Y tế huyện, thành phố, chịu sự quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp của Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, thành phố, thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Quản lý, theo dõi người nhiễm COVID-19
- Tổng hợp danh sách trường hợp nhiễm COVID-19 trên địa bàn phụ trách, danh sách trường hợp nhiễm COVID-19 thực hiện cách ly tại nhà, tại doanh nghiệp.
- Hướng dẫn, tư vấn, thường xuyên theo dõi sức khỏe và hỗ trợ chăm sóc trường hợp nhiễm COVID-19 được cách ly tại nhà, tại doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Phát hiện, sơ cấp cứu và chuyển kịp thời các trường hợp nhiễm COVID-19 có diễn biến nặng đến các cơ sở y tế.
- Tổng hợp các trường hợp nhiễm COVID-19 trên địa bàn phụ trách đã khỏi bệnh và các trường hợp nhiễm COVID-19 hết thời gian cách ly.
- Báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình COVID-19 trên địa bàn phụ trách.
b) Xét nghiệm COVID-19
- Tổ chức xét nghiệm kháng nguyên nhanh COVID-19 cho người nghi ngờ nhiễm COVID-19; xét nghiệm định kỳ để sàng lọc, tầm soát nhiễm COVID-19 theo hướng dẫn của Sở Y tế, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Trung tâm Y tế.
- Thông báo trả kết quả xét nghiệm COVID-19 và tư vấn cho các trường hợp dương tính. Tổ chức sàng lọc, cách ly tại nhà hoặc tại doanh nghiệp đối với các trường hợp tự đăng ký cách ly tại nhà, tại doanh nghiệp theo quy định.
- Hướng dẫn người dân, người lao động tự làm xét nghiệm test nhanh kháng nguyên và cách xử lý khi test nhanh dương tính.
c) Tiêm chủng vắc-xin phòng, chống COVID-19
- Quản lý danh sách người dân trên địa bàn, người lao động và doanh nghiệp cần tiêm chủng vắc-xin COVID-19.
- Tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện công tác tiêm chủng vắc-xin COVID-19.
- Tổ chức theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Sơ cấp cứu và chuyển tuyến các trường hợp có phản ứng muộn sau tiêm chủng vắc-xin COVID-19.
- Tư vấn chuyển tuyến các trường hợp không đủ điều kiện tiêm chủng tại cộng đồng vào tiêm chủng tại các cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
d) Truyền thông về COVID-19
- Tổ chức truyền thông về các biện pháp dự phòng, tự xét nghiệm COVID-19, tự chăm sóc tại nhà, tự phát hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.
- Cung cấp thông tin các điểm cung cấp dịch vụ y tế và các điểm hỗ trợ an sinh xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Truyền thông lợi ích, những điểm cần biết trước, trong và sau khi tiêm chủng vắc-xin COVID-19; vận động người dân, người lao động đi tiêm chủng.
đ) Khám, điều trị, cấp thuốc cho người mắc các bệnh khác
- Khám, điều trị các bệnh thông thường, các bệnh mãn tính cho người dân trên địa bàn, không thể chuyển lên tuyến trên do tác động của dịch COVID-19.
- Sơ cấp cứu và chuyển tuyến các bệnh thông thường.
- Phối hợp với các cơ sở y tế, hỗ trợ cấp phát thuốc cho người dân mắc các bệnh mãn tính.
2. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế cấp huyện phân công
a) Số lượng Trạm Y tế lưu động
- Mỗi xã, phường, thị trấn thành lập ít nhất một Trạm Y tế lưu động phụ trách một cụm dân cư đang sinh sống, có thể là các tổ dân phố phường khác, không thuộc địa giới.
- Mỗi Khu công nghiệp thành lập ít nhất một Trạm Y tế lưu động phục vụ người lao động làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trong Khu công nghiệp đó.
- Tùy theo diễn biến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn, thiết lập thêm các Trạm Y tế lưu động để đảm bảo mỗi Trạm Y tế lưu động phụ trách 50-100 trường hợp F0 được cách ly trong địa bàn khu dân cư xã, phường, thị trấn hoặc phụ trách 500 - 1.000 trường hợp F0 cần được cách ly trong Khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Bố trí thêm nhân lực, trang thiết bị, vật tư cho Trạm y tế khi số lượng F0 tăng cao.
b) Nhân lực
- Đối với khu vực dân cư, mỗi Trạm Y tế lưu động có tối thiểu 05 nhân viên y tế, trong đó có ít nhất 01 bác sĩ phụ trách, còn lại là điều dưỡng và các nhân viên y tế khác được huy động từ cơ sở y tế tư nhân, nhân viên y tế đã nghỉ hưu trên địa bàn.
- Đối với Khu công nghiệp, mỗi Trạm Y tế lưu động tối thiểu 01 nhân viên biên chế thuộc Trung tâm Y tế hoặc Trạm Y tế phụ trách Trưởng Trạm, còn lại là nhân viên y tế của các công ty trong khu công nghiệp, số lượng tối thiểu từ 05 nhân viên y tế hoặc nhiều hơn tùy theo quy mô, số lượng công nhân tham gia sản xuất tại Khu công nghiệp.
- Ngoài nhân viên y tế, chính quyền cấp xã có trách nhiệm huy động nhân lực khác trên địa bàn từ các tổ chức: Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên phường, Tổ dân phố... để tham gia hỗ trợ nhân viên y tế về dẫn đường, trực điện thoại, kết nối với các hộ gia đình và các hoạt động cần thiết khác của Trạm Y tế lưu động. Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Ban Chỉ đạo phòng chống, dịch các Công ty, Doanh nghiệp trong Khu công nghiệp có trách nhiệm huy động, cử nhân sự tham gia hỗ trợ Trạm Y tế lưu động trong các Khu công nghiệp, Ban Quản lý các Khu công nghiệp phối hợp theo dõi, tổng hợp.
c) Cơ sở làm việc
Ủy ban nhân dân cấp xã chọn cơ sở phù hợp để hỗ trợ cho Trạm Y tế lưu động làm việc, đối với Trạm Y tế lưu động trên địa bàn dân cư có thể lựa chọn nhà văn hóa tổ dân phố, trường học, trung tâm thể thao, nhà xưởng, cơ sở y tế tư nhân trên địa bàn... Trong trường hợp trên địa bàn không thể chọn được các công trình sẵn có thì xem xét làm nhà dã chiến, nhà di động cơ sở làm việc tối thiểu phải bố trí các nơi trực, tiếp đón, khám và tư vấn, nơi nằm theo dõi trong trường hợp cần thiết, khu vệ sinh, tắm rửa, có nước sạch, điện, có thu gom rác thải y tế và có chỗ ngủ cho nhân viên y tế.
Ban Quản lý các Khu công nghiệp phối hợp với đơn vị quản lý hạ tầng Khu công nghiệp chọn một cơ sở phù hợp để bố trí cho Trạm Y tế lưu động trong Khu công nghiệp làm việc, có thể lựa chọn nhà xưởng, ký túc xá công nhân... Trong trường hợp trên địa bàn Khu công nghiệp không thể chọn được các công trình sẵn có thì xem xét có thể làm nhà tạm, nhà di động để phục vụ cho Trạm Y tế lưu động hoạt động đảm bảo đáp ứng yêu cầu nơi làm việc cho nhân viên và công tác cách ly, phòng chống dịch.
- Ủy ban nhân dân tỉnh giao các Công ty kinh doanh hạ tầng có trách nhiệm bố trí địa điểm hoạt động của Trạm Y tế lưu động trong Khu công nghiệp.
3. Danh mục thuốc, trang thiết bị cho phòng, chống COVID-19
- Xe lăn, hoặc xe đẩy, cáng khiêng.
- Nhiệt độ, huyết áp, ống nghe.
- Máy đo SpO2 (tối thiểu 10 chiếc để có thể hỗ trợ đo nhiều gia đình trên địa bàn được giao).
- Có ít nhất 02 bình loại 5 lít, túi oxy và 02 đồng hồ đo áp suất oxy; 02 mặt nạ thở oxy và các phụ kiện cần thiết khác để sử dụng oxy cho người bệnh.
- Các đồ bảo hộ phòng, chống lây nhiễm SARS-COV-2, khẩu trang, găng tay, cồn khử khuẩn, kính chắn giọt bắn...
- Các sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-COV-2.
- Bộ dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm RT-PCR.
- Có ít nhất 2 số điện thoại thường trực để tiếp nhận thông tin từ các gia đình có người nhiễm COVID-19 cách ly tại nhà.
- Máy tính có kết nối internet để sử dụng phần mềm chuyên dụng trong theo dõi, cập nhật thông tin sức khỏe các trường hợp nhiễm COVID-19, thành viên gia đình người nhiễm COVID-19 và người dân sống trên địa bàn có dịch COVID-19, người lao động trong các doanh nghiệp thuộc phạm vi phụ trách.
4. Trang thiết bị khám chữa bệnh thông thường
Tùy thuộc theo nhu cầu thực tế, bố trí các trang thiết bị trong danh mục trang thiết bị thiết yếu dành cho Trạm Y tế lưu động.
Căn cứ nhu cầu thực tế, sử dụng các thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc dành cho Trạm y tế cấp xã và các loại thuốc điều trị COVID-19 tại cộng đồng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Huy động xã hội hóa, đảm bảo mỗi Trạm y tế lưu động có 01 xe ô tô có gắn bình oxy, có xe đẩy hoặc băng-ca để vận chuyển người nhiễm COVID-19 đi cấp cứu kịp thời. Trường hợp không thể sắp xếp được xe, cần phối hợp với hệ thống vận chuyển cấp cứu trên địa bàn để vận chuyển kịp thời các trường hợp nhiễm COVID-19 trở nặng đến các cơ sở y tế phù hợp nhanh nhất.
7. Kinh phí Trạm Y tế lưu động hoạt động theo cơ chế tài chính sau
- Ngân sách nhà nước thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho người bệnh COVID-19 theo quy định của pháp luật.
- Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế mắc các bệnh khác không bị nhiễm SARS- CoV-2 hoặc chi phí điều trị các bệnh khác trong quá trình điều trị COVID-19 theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Các lực lượng y tế (không hưởng lương) và các lực lượng khác được huy động tham gia sẽ được chi trả phụ cấp chống dịch theo quy định của Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2021 và Nghị định sửa đổi, bổ sung (nếu có).
- Chi phí chi trả từ người bệnh khi đến khám bệnh, chữa bệnh.
- Các nguồn xã hội hóa về y tế.
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
a) Triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, chỉ đạo cho các đơn vị chuẩn bị kịp thời các điều kiện cần thiết để sẵn sàng thành lập ngay các Trạm Y tế lưu động khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn diễn biến xấu, số ca mắc tăng nhanh.
b) Cập nhật cấp độ dịch và các vùng cách ly (phong tỏa) tại các địa phương trong tỉnh để chỉ đạo điều chỉnh thiết lập các Trạm Y tế lưu động kịp thời, hiệu quả, phù hợp với diễn biến tình hình dịch.
c) Đôn đốc kiểm tra, giám sát việc triển khai kế hoạch thiết lập Trạm Y tế lưu động tại các địa phương trên địa bàn tỉnh. Tổ chức cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế liên quan công tác phòng, chống dịch COVID-19 cho các cơ sở.
d) Chỉ đạo thực hiện báo cáo kết quả triển khai khi có yêu cầu.
đ) Chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thành phố:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân huyện, thành phố ban hành kế hoạch thành lập Trạm Y tế lưu động của địa phương. Tham mưu ban hành quyết định thành lập đối với từng Trạm Y tế lưu động trong địa bàn dân cư và trong các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.
- Làm đầu mối tổ chức triển khai thực hiện các Trạm Y tế lưu động theo kế hoạch được phê duyệt.
- Giám đốc Trung tâm Y tế huyện, thành phố quản lý toàn diện, điều hành trực tiếp các Trạm Y tế lưu động đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyên môn cho các Trạm Y tế lưu động.
- Đảm bảo nhân lực các Trạm Y tế lưu động, tham mưu cử cán bộ Y tế làm trưởng Trạm Y tế lưu động (kể cả Trạm Y tế lưu động trong các Khu công nghiệp).
- Chỉ đạo Trạm Y tế xã, phường, thị trấn:
Tổng hợp chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Quyết định số 6556/QĐ-BYT ngày 30/10/2018 của Bộ Y tế.
Tiếp nhận, lập, lưu trữ hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh do Trạm Y tế lưu động chuyển đến (kể cả Trạm Y tế lưu động trong Khu công nghiệp nằm trên địa bàn phụ trách); tổng hợp chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế gửi đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nơi đã ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại Trạm Y tế cấp xã).
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Y tế tham mưu huy động lực lượng y tế tư nhân tham gia Trạm Y tế lưu động, Trung tâm Y tế các huyện, thành phố tham mưu xây dựng Kế hoạch cụ thể, phù hợp triển khai các Trạm Y tế lưu động theo chỉ đạo tại Quyết định số 4042/QĐ-BYT và Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người mắc COVID-19 và người lao động, nhân dân trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 tại địa phương. Phối hợp với Ban Quản lý các Khu công nghiệp, đơn vị quản lý hạ tầng Khu công nghiệp triển khai Trạm Y tế lưu động trong các Khu công nghiệp trên địa bàn quản lý.
- Ban hành Kế hoạch triển khai các Trạm Y tế lưu động (hoặc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch nếu đã ban hành). Ban hành Quyết định thành lập các Trạm Y tế lưu động, Quyết định này thay thế cho giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của Trạm Y tế lưu động. Chậm nhất đến ngày 10 tháng 11 năm 2021 phải thành lập xong các Trạm y tế lưu động tại địa bàn dân cư và các Khu công nghiệp theo quy định tại mục 2; sẵn sàng kích hoạt khi số ca F0 điều trị tại nhà, tại doanh nghiệp trong các Khu công nghiệp tăng cao.
- Chủ động huy động nguồn lực để thực hiện Kế hoạch; lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu của Kế hoạch này với các hoạt động phòng chống dịch COVID-19, khám chữa bệnh cho nhân dân, người lao động trên địa bàn.
- Bố trí nguồn kinh phí theo phân cấp quản lý để triển khai Trạm Y tế lưu động, mua sắm trang thiết bị đảm bảo thực hiện chức năng chuyên môn của Trạm Y tế.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này tại địa phương và báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Y tế) theo quy định.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tham mưu Ủy ban nhân dân huyện, thành phố bố trí trụ sở làm việc; huy động nhân lực, trang thiết bị, phương tiện vận chuyển cho Trạm Y tế lưu động triển khai hoạt động.
3. Ban Quản lý các Khu Công nghiệp Đồng Nai
- Phối hợp cùng với Đơn vị quản lý hạ tầng Khu công nghiệp bố trí địa điểm cho Trạm Y tế lưu động tại Khu công nghiệp hoạt động; chỉ đạo các công ty, doanh nghiệp cử cán bộ y tế và các thành viên cùng tham gia làm việc tại Trạm Y tế lưu động. Hỗ trợ, vận động nguồn kinh phí để bổ sung các phương tiện, trang thiết bị cần thiết.
- Ngoài thuốc, vật tư được cung cấp từ nguồn kinh phí phòng chống dịch và bảo hiểm y tế, vận động các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp hỗ trợ thuốc, vật tư, phương tiện.... để góp phần chăm sóc, điều trị tốt các F0 và chăm lo sức khỏe cho người lao động trong các doanh nghiệp Khu công nghiệp.
- Phối hợp với cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đã ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội để tổ chức khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Trạm Y tế cấp xã, Trạm y tế lưu động.
- Hướng dẫn và thực hiện thanh quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho các Trạm Y tế lưu động theo quy định hiện hành của pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Tạm ứng thanh toán, quyết toán chi phí khám, chữa bệnh cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế (nơi đã ký hợp đồng với cơ quan Bảo hiểm xã hội để tổ chức khám bệnh, chữa bệnh tại Trạm Y tế cấp xã).
- Gửi quyết định thành lập Trạm Y tế lưu động đến cơ quan Bảo hiểm xã hội.
- Tổng hợp chi phí khám bệnh, chữa bệnh gửi cơ quan Bảo hiểm xã hội.
- Quyết toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan Bảo hiểm xã hội.
- Cung cấp thuốc, vật tư y tế cho Trạm Y tế lưu động.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện triển khai Trạm Y tế lưu động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao phối hợp triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc báo cáo gửi UBND tỉnh (qua Sở Y tế) để được hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời/.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 889/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tổ chức lại các Trạm Y tế phường, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận trực thuộc Sở Y tế sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 36/2021/QĐ-UBND bổ sung Điều 5 Định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện công tác chiếu phim lưu động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 28/2020/QĐ-UBND
- 3Quyết định 06/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Điều 4 của Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế và phân cấp thẩm quyền cho Giám đốc Sở Y tế ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế đối với trạm y tế xã, phường, thị trấn; Phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định 32/2019/QĐ-UBND
- 4Nghị quyết 22/2022/NQ-HĐND sửa đổi Điều 5 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND về chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực Trạm Y tế phường, xã, thị trấn trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và đến năm 2025 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Quyết định 6556/QĐ-BYT năm 2018 về mẫu bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Nghị định 16/2021/NĐ-CP quy định mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án
- 3Quyết định 889/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tổ chức lại các Trạm Y tế phường, Trung tâm Y tế và Bệnh viện quận trực thuộc Sở Y tế sau khi sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 4042/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời mô hình trạm y tế lưu động trong bối cảnh dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 5Quyết định 36/2021/QĐ-UBND bổ sung Điều 5 Định mức kinh tế - kỹ thuật thực hiện công tác chiếu phim lưu động trên địa bàn tỉnh Đồng Nai kèm theo Quyết định 28/2020/QĐ-UBND
- 6Quyết định 4800/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 7Quyết định 06/2021/QĐ-UBND sửa đổi, bổ sung Điều 4 của Quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế và phân cấp thẩm quyền cho Giám đốc Sở Y tế ban hành tiêu chuẩn, định mức sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng thuộc lĩnh vực y tế đối với trạm y tế xã, phường, thị trấn; Phòng khám đa khoa khu vực trên địa bàn tỉnh Yên Bái kèm theo Quyết định 32/2019/QĐ-UBND
- 8Nghị quyết 22/2022/NQ-HĐND sửa đổi Điều 5 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐND về chính sách đặc thù về củng cố, nâng cao năng lực Trạm Y tế phường, xã, thị trấn trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và đến năm 2025 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 13691/KH-UBND năm 2021 về thiết lập Trạm Y tế lưu động trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 13691/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/11/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Nguyễn Sơn Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra