Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 136/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 10 tháng 9m 2020

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN, VẬT NỔ GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Quyết định số 504/QĐ-TTg ngày 21/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 (Chương trình 504); Nghị định số 18/2019/NĐ-CP ngày 01/02/2019 của Chính phủ về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh; Công văn số 2457/BQP-VP ngày 10/7/2020 của Bộ Quốc phòng về việc xây dựng kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Tình hình chung

a) Tình hình bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên cả nước

Qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc, giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, đất đai và con người Việt Nam đã bị ảnh hưởng rất nặng nề bởi số lượng bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh. Số lượng bom mìn, vật nổ đã sử dụng nhiều gấp khoảng 3,9 lần so với cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai và gấp 12 lần so với chiến tranh Triều Tiên, bình quân 46 tấn/km2, tương đương 280 kg/đầu người. Theo số liệu tổng kết, riêng số bom, đạn quân đội Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam khoảng 15.350.000 tấn, trong đó có 7.850.000 tấn thả từ máy bay và 7.500.000 tấn sử dụng trên mặt đất (Theo tài liệu của Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn, Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Quốc phòng). Theo các tài liệu nghiên cứu, tỷ lệ bom đạn chưa nổ chiếm khoảng 5% số lượng bom đạn đã sử dụng (theo các tài liệu nước ngoài là 10%). Như vậy, hiện còn khoảng 800.000 tấn bom mìn, vật nổ của thời kỳ chiến tranh còn nằm lại trong lòng đất trên khắp cả nước, ở các độ sâu khác nhau. Từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975 đã có khoảng 38.894 người Việt Nam thiệt mạng và khoảng 65.852 người Việt Nam bị thương bởi bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên cả nước.

b) Tình hình bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh

Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây Nam của Tổ quốc, hướng Bắc giáp hai tỉnh Campốt, Tà Keo của Campuchia; hướng Đông giáp tỉnh An Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ; hướng Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau; hướng Tây giáp với vùng biển Tây. Diện tích tự nhiên 6.348,78 km2, có đường biên giới quốc gia trên đất liền tiếp giáp Campuchia dài trên 56,8 km. Sau chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, tỉnh Kiên Giang đã tổ chức nhiều đợt thu gom, xử lý bom mìn, vật nổ còn sót lại; tuy nhiên, chỉ mới dừng ở mức thu gom một phần bom mìn, vật nổ còn vương vãi nằm lộ thiên trên mặt đất để phục vụ cho Nhân dân lao động sản xuất và rà phá bom mìn ở một số nơi cần thiết để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kết quả trong 10 năm (2010-2020) đã thu gom trên 30 tấn bom mìn, vật nổ các loại, xử lý an toàn tuyệt đối, đúng theo quy định của Bộ Quốc phòng.

Theo kết quả thực hiện Đề án “Điều tra, khảo sát và đánh giá tác động của sự ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam” tại tỉnh Kiên Giang, do Trung tâm Công nghệ xử lý bom mìn của Bộ Tư lệnh Công binh, Bộ Quốc phòng thực hiện (với sự tư vấn và hỗ trợ về kỹ thuật của Quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam - VVAF, bằng nguồn vốn tài trợ của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ), diện tích đất bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh hiện nay là 122.639 ha (diện tích ô nhiễm đã được Bộ Quốc phòng xác nhận).

Với sự ô nhiễm về bom mìn, vật nổ lớn như trên đã gây ảnh hưởng trực tiếp cho các hoạt động xây dựng nhà cửa, các chương trình tái định cư, mở rộng cơ sở hạ tầng và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; bom mìn, vật nổ còn ngăn chặn việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên; hậu quả của bom mìn, vật nổ còn sót lại chưa nổ không chỉ gây nguy hiểm cho con người, làm thiệt hại về tài sản, mà còn gây ra các tác động xấu về kinh tế - xã hội và môi trường, là nguyên nhân gây nên tâm lý hoang mang, lo lắng trong lao động sản xuất của người dân và doanh nghiệp.

c) Thực trạng, nguồn lực và khả năng khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ

- Sử dụng các nguồn vốn, nguồn hỗ trợ của Trung ương, ngân sách địa phương, vốn doanh nghiệp trong nước và nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ.

- Tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn có chức năng thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ. Đồng thời tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về rà phá bom mìn, vật nổ và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Kết quả khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2016-2020, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh trình cơ quan thẩm quyền phê duyệt phương án kỹ thuật thi công và dự toán để thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ theo Chương trình 504 của Chính phủ, nhằm cải tạo một phần diện tích đất bị ô nhiễm do bom mìn, vật nổ trên địa bàn huyện Giang Thành và thành phố Hà Tiên với diện tích khoảng 3.000 ha (trên 122.639 ha đất bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ) để phát triển kinh tế - xã hội.

Ngoài ra, hàng năm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức thu gom, phân loại bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh theo Chỉ thị của Tư lệnh Quân khu 9. Kết quả thu gom giai đoạn 2016-2020 = 17,5 tấn các loại.

II. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu tổng quát

- Giai đoạn 2021-2025 tập trung huy động, tổ chức quản lý và sử dụng có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên có hiệu quả mọi nguồn lực của địa phương và của quốc gia nhằm thu hẹp diện tích ô nhiễm bom mìn, vật nổ. Giảm thiểu tai nạn do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh gây ra, cải thiện môi trường sông, bảo vệ tính mạng, tài sản của Nhân dân trong tỉnh; tạo mặt bằng an toàn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước an tâm đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể

Thực hiện rà phá bom mìn, vật nổ với độ sâu đến 3m tính từ mặt đất tự nhiên (đáy ao hồ) hiện tại trở xuống. Nhằm cải tạo một phần diện tích đất đai tiến tới cải tạo toàn bộ diện tích đất đai bị ô nhiễm nặng nề do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

III. THỜI GIAN, PHẠM VI HOẠT ĐỘNG KẾ HOẠCH

1. Thời gian thực hiện

Giai đoạn 2021-2025.

2. Phạm vi hoạt động kế hoạch

Xác định chính xác toàn bộ diện tích đã được điều tra khảo sát mức độ ô nhiễm do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, ưu tiên rà phá theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tập trung cho các huyện, thành phố có diện tích ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh lớn.

Ưu tiên cho các địa bàn xây dựng vùng kinh tế mới, các dự án có tầm chiến lược, vùng kinh tế trọng điểm có quy mô lớn, các điểm giãn dân và các khu vực phát triển tập trung và đông dân cư, khu kinh tế kết hợp với quốc phòng.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH KẾ HOẠCH

1. Kết hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu sử dụng mặt bằng của các công trình, từ đó Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các đơn vị được giao nhiệm vụ xác định khối lượng, diện tích rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.

2. Sau khi xác định được vị trí ô nhiễm bom mìn, vật nổ cần rà phá, các đơn vị được giao nhiệm vụ rà phá tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ tồn lưu bom mìn, vật nổ, lập phương án thi công, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025.

4. Để đảm bảo thực hiện công tác rà phá bom mìn, vật nổ đúng quy trình kỹ thuật đã được ban hành, hàng năm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tiếp tục tạo nguồn, đưa đi đào tạo, tập huấn các lớp chuyên môn, nghiệp vụ về rà phá bom mìn, vật nổ; bảo đảm 100% cán bộ thực hiện nhiệm vụ có đủ trình độ chuyên môn và chứng chỉ hành nghề rà phá, thu gom, khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu để tổng hợp, quản lý nạn nhân bị ảnh hưởng do bom mìn, vật nổ gây ra, làm cơ sở cho việc phân loại ưu tiên, lập kế hoạch hỗ trợ nạn nhân và gia đình.

6. Ban Quản lý dự án khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ phối hợp các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ ở các hiện trường; triển khai hoạt động liên lạc cộng đồng, khảo sát bom mìn, vật nổ trên diện rộng nhằm phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

7. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, hàng quý triển khai các hoạt động thu gom bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương và bảo đảm an toàn cho Nhân dân.

8. Sở Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về thực trạng hậu quả do bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh, công tác giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ cho trẻ em, học sinh và Nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh.

9. Các sở, ban, ngành liên quan tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hỗ trợ thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị rà phá bom mìn, vật nổ trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; xây dựng hướng dẫn về lồng ghép nội dung khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của địa phương; triển khai lồng ghép dự án khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh vào các dự án hỗ trợ phát triển, nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện, tiết kiệm nguồn lực và tránh chồng chéo trong hoạt động.

V. CHỈ TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch

- Chỉ tiêu giảm thiểu tai nạn và rủi ro: Phấn đấu giảm thiểu tối đa tai nạn do bom mìn, vật nổ gây ra đạt 95% trong giai đoạn năm 2021-2025.

- Chỉ tiêu giảm thiểu diện tích nghi ngờ ô nhiễm và diện tích đất đai được điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn, vật nổ:

Giai đoạn 2016-2020 đã thi công được 3.000 ha (trên tổng số 122.639 ha, đạt 2,45 %) bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ từ Chương trình 504 của Chính phủ.

Dự kiến giai đoạn 2021-2025 giảm thiểu 12.000 ha (trên tổng số 122.639 ha, đạt 9,78 %) bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ từ Chương trình 504 của Chính phủ.

- Chỉ tiêu diện tích đất đai được sử dụng sau điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn, vật nổ: 85% trở lên.

- Chỉ tiêu giáo dục nâng cao nhận thức phòng tránh tai nạn: Tích cực tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đẩy mạnh hoạt động giáo dục phòng tránh bom mìn, vật nổ cho các đối tượng, nhất là trẻ em đạt 95 % giai đoạn năm 2021-2025.

- Chỉ tiêu hỗ trợ nạn nhân bom mìn, vật nổ: Phấn đấu các nạn nhân bị ảnh hưởng do bom mìn, vật nổ gây ra được hỗ trợ đạt 98% trong giai đoạn năm 2021-2025 và được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật.

- Chỉ tiêu giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo và an sinh xã hội trong khu vực ô nhiễm bom mìn, vật nổ: Phấn đấu giảm thiểu tỷ lệ hộ nghèo, có chính sách hỗ trợ tái định cư và phát triển kinh tế đối với khu vực chịu ảnh hưởng nặng do ô nhiễm bom mìn, vật nổ đạt 70% trong giai đoạn năm 2021-2025.

- Chỉ tiêu nguồn lực, chỉ tiêu huy động nguồn lực so với nhu cầu: Nguồn lực chủ yếu thực hiện công tác rà phá bom mìn do ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, vốn doanh nghiệp trong nước và nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ.

- Các chỉ tiêu đánh giá khác: Căn cứ tình hình thực tế khi thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ.

2. Giải pháp thực hiện kế hoạch

- Giải pháp chính sách và cơ chế: Phát huy vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng trong thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ theo quy định của pháp luật; xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách phù hợp đáp ứng yêu cầu thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025. Ưu tiên hỗ trợ cho các đối tượng trực tiếp tham gia vào việc khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ của tỉnh. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các cấp, các ngành, kịp thời khen thưởng, biểu dương các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.

- Giải pháp nguồn vốn: Sử dụng vốn ngân sách trung ương, vốn ngân sách địa phương, vốn doanh nghiệp trong nước và nguồn vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ,... đảm bảo các chi phí cần thiết để thực hiện kế hoạch.

- Giải pháp nhân lực: Sử dụng lực lượng chuyên trách có chuyên môn của các đơn vị có chức năng thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.

VI. HIỆU QUẢ

- Giúp đưa vào sử dụng hàng nghìn ha đất đai phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất,... góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tăng cường đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân, góp phần cải thiện môi trường sống của Nhân dân, tạo điều kiện cho người dân sống trong vùng bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ yên tâm sản xuất.

- Là tiền đề để tỉnh tiếp tục kêu gọi đầu tư, hỗ trợ của Liên hợp quốc, của các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ nước ngoài cho vấn đề giải quyết hậu quả ô nhiễm bom mìn, vật nổ còn sót lại sau chiến tranh trên địa bàn tỉnh.

VII. QUẢN LÝ, HÀNH

1. Khi dự án khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ được phê duyệt, UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo dự án khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ.

2. Giao Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh trực tiếp làm chủ dự án khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ. Thành lập Ban Quản lý dự án khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ đặt dưới sự chỉ đạo của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; thành phần Ban Quản lý dự án khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ gồm một đồng chí Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh làm Trưởng ban, các thành viên là cán bộ của các phòng, ban thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh.

3. Trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành, Ban Quản lý dự án khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ tổ chức hiệp đồng với các địa phương, Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố và các đơn vị thi công để thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ; trong quá trình triển khai thực hiện dự án khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ trực tiếp theo dõi, kiểm tra, giám sát, tạo mọi kiện cho các đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ đạt hiệu quả cao, bảo đảm an toàn tuyệt đối.

VIII. CÁC DỰ ÁN, HẠNG MỤC, NHIỆM VỤ THUỘC KẾ HOẠCH

1. Xác định các ưu tiên

- Xác định chính xác các địa điểm còn sót lại bom mìn, vật nổ cũng như việc cần ưu tiên rà phá theo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tiến hành thu gom toàn bộ số lượng bom mìn, vật nổ lộ thiên khi được Nhân dân phát hiện.

- Tập trung cho các huyện, thành phố có nhiều diện tích ô nhiễm bom mìn, vật nổ nhất.

- Ưu tiên cho các địa bàn xây dựng vùng kinh tế mới, các công trình trọng điểm, các điểm giãn dân và các khu vực phát triển tập trung và đông dân cư.

2. Các dự án thuộc kế hoạch

a) Dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, khảo sát lập bản đồ ô nhiễm bom mìn, vật nổ năm 2012 trên địa bàn tỉnh.

b) Dự án, hạng mục, nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ: Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xác định các hạng mục, công trình cần rà phá; liên hệ cơ quan chuyên trách thực hiện nhiệm vụ rà phá bom mìn, vật nổ ở các khu vực, hạng mục đã được xác định.

c) Các dự án giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn, vật nổ; tuyên truyền về thực trạng, hiểm họa bom mìn, vật nổ: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với cơ quan có liên quan xây dựng nội dung giáo dục truyền thông cộng đồng về tác hại của bom mìn, vật nổ đối với sản xuất, sinh hoạt, đời sống của Nhân dân trên hệ thống phát thanh, truyền hình và trang thông tin điện tử.

d) Các dự án hỗ trợ nạn nhân bom mìn, vật nổ: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính phối hợp xây dựng dự toán ngân sách trong kế hoạch ngân sách hàng năm để hỗ trợ cho nạn nhân bom mìn, vật nổ.

đ) Các dự án phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại các vùng ô nhiễm, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng lồng ghép với các kế hoạch tái định cư cho Nhân dân vùng ô nhiễm bom mìn, vật nổ: Ban Quản lý các dự án phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh xác định khu vực ô nhiễm nặng do bom mìn, vật nổ; quy hoạch, xây dựng các khu tái định cư nhằm ổn định an sinh xã hội, phát triển kinh tế.

Căn cứ Kế hoạch này, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố triển khai tổ chức thực hiện; quá trình thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) để được giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam;
- Bộ Tư lệnh Quân khu 9;
- Bộ Tư lệnh Công binh;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh (05b);
- Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh;
- Công an tỉnh;
- Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lãnh đạo VP, P.Nội chính;
- Lưu: VT, BCHQS tỉnh, hvlu.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Minh Thành

 

PHỤ LỤC:

BẢNG TỔNG HỢP CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ TRA, KHẢO SÁT, RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ
(Kèm theo Kế hoạch số 136/KH-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2020 của UBND tỉnh Kiên Giang)

TT

Danh mục dự án hạng mục, nhiệm vụ

Địa điểm tra, khảo sát, rà phá bom mìn

Thời gian khi công, hoàn thành

Diện tích điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn (ha)

Quyết định đầu tư

Lũy kế tổng số nguồn vốn đã bố trí đến hết năm 2020 (triệu đồng)

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025 (triệu đồng)

Ghi chú

Số quyết định ngày, tháng, năm ban hành

Nguồn vốn (triệu đồng)

Tổng số các nguồn vốn

NSTW

NSĐP

Các doanh nghiệp vốn nước ngoài tài trợ

Khác

Tổng số các nguồn vốn

Trong đó NSTW

A

B

C

D

E

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

TỔNG SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Chuẩn bị đầu tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Kết quả thực hiện giai đoạn 2016-2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 01/01/2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn-Cái Bé giai đoạn I

Huyện Châu Thành, An Biên

2019

65,125

4706/QĐ-BQP 24/10/19

5.618

5.618

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Đường KT1

Huyện An Minh

2019

42

5151/QĐ-BQP 09/11/19

1.725

1.725

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Đường tuyến kênh Cà Lỳ (Võ Thành Nguyên), đường tuyến kênh Đập Đất (Ngọc An), cầu kênh Đập Đất (Ngọc An), cống kênh Út Chót, cống kênh Đạo Mười (Võ Thành Nguyên) và trạm bơm điện 3 pha Cây Gáo

Huyện Giồng Riềng

2019

5,25

5907/QĐ-BQP 14/12/19

174,106

174,106

 

 

 

 

 

 

 

1.2

Dự án khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh giai đoạn 2016-2020

Huyện Giang Thành, TP.Hà Tiên

2016-2020

3,431

3606/QĐ-BQP

41.597

41.597

 

 

 

 

 

 

 

B

Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ dự kiến hoàn thành trong năm 2020

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Cảng hành khách Rạch Giá

TP. Rạch Giá

Quí I, II

44,35

676/QĐ-BQP 29/02/20

 

 

x

 

 

 

 

 

 

1.2

Đường 3/2 nối dài

TP.Rạch Giá - huyện Châu Thành

Quí I, II

44,49

676/QĐ-BQP 29/02/20

 

 

x

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Nâng cấp mở rộng đường Dương Đông-Cửa Cạn-Gành Dầu và xây dựng đường nhánh nối với trục Nam Bắc huyện Phú Quốc, Kiên Giang

Huyện Phú Quốc

Quí I, II

11,52

676/QĐ-BQP 29/02/20

 

 

x

 

 

 

 

 

 

1.2

Cống Kênh Út Oanh (xáng Tân Hội), cống Kênh Út Oanh (xáng Sung Lớn), đường Kênh Ba Vàng (xáng Tân Hội-Sung Lớn), đường Kênh Ngang Ba Vàng-Tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hợp tác xã nông nghiệp Phú Hòa, huyện Tân Hiệp thuộc dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Kiên Giang

Huyện Tân Hiệp

2020

4,88

5910/QĐ-BQP 14/12/19

174,459

 

174,459

 

 

 

 

 

 

1.3

Đường giao thông nông thôn kênh 12, đường giao thông kênh 13, cầu giao thông kênh 13 và kho chứa lúa 800 tấn kết hợp văn phòng làm việc- Tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hợp tác xã nông nghiệp VINACAM huyện Hòn Đất, Kiên Giang

Huyện Hòn Đất

2020

6,69

5906/QĐ-BQP 14/12/19

230,385

 

230,385

 

 

 

 

 

 

1.4

Đầu tư xây dựng công trình đường ven sông Cái Lớn, phần điều chỉnh tuyến tại đoạn Km2 260 đến Km3 773 và đoạn Km 16 471 đến Km 17 564,27

Huyện U Minh Thượng, An Biên, Vĩnh Thuận, Gò Quao

2020

4,92

913/QĐ-BQP 21/3/20

 

 

x

 

 

 

 

 

 

1.5

Đầu tư xây dựng đường tỉnh 964-hạng mục xây dựng cầu, huyện An Biên

Huyện An Biên

2020

4,0

913/QĐ-QP 21/3/20

 

 

x

 

 

 

 

 

 

1.6

Đường ra cửa khẩu quốc tế Hà Tiên-Kiên Giang (đoạn từ Km0 000 đến Km4 451)

TP. Hà Tiên

2020

21,36

1617/QĐ-BQP 23/5/20

 

 

x

 

 

 

 

 

 

1.7

Xây dựng cống máng bơm điều tiết nước vào đồng ruộng; mương dẫn nước kênh Sau Làng, Tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hợp tác xã nông nghiệp kênh 5A

Huyện Tân Hiệp

2020

7,67

5908/QĐ-BQP 14/12/19

247,690

 

247,690

 

 

 

 

 

 

1.8

Xây dựng cống máng bơm điều tiết nước vào đồng ruộng; mương dẫn nước kênh 110, Tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho hợp tác xã nông nghiệp Kênh 8A

Huyện Tân Hiệp

2020

9,69

5909/QĐ-BQP 14/12/19

297,972

 

297,72

 

 

 

 

 

 

1.9

Chống kè sạt lở khu vực Xẻo Nhàu

Huyện An Minh

2020-2022

25ha

2128/QĐ-BQP 07/07/20

 

 

 

 

x

 

 

 

 

III

Các dự án hạng mục, nhiệm vụ dự kiến khởi công mới giai đoạn 2021-2025

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm I

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm II

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống xói lở bờ biển và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản

Huyện An Minh, An Biên

2020-2021

35

2142/QĐ-BQP 08/07/20

 

x

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhóm III

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án, hạng mục, nhiệm vụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Dự án khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh giai đoạn 2021-2025

Huyện Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, An Minh

 

12.000

 

375.680

375.680

 

 

 

 

375.680

375.680

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2020 về khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Kiên Giang ban hành

  • Số hiệu: 136/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 10/09/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Lâm Minh Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/09/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản