ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 136/KH-UBND | Hà Giang, ngày 11 tháng 05 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI ỨNG DỤNG THÍ ĐIỂM TEM ĐIỆN TỬ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC SẢN PHẨM NÔNG SẢN CHÈ, CAM, MẬT ONG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Căn cứ Thông báo số 211-TB/TU ngày 04/01/2017 của Tỉnh ủy về ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy; thông báo số 70/TB-UBND ngày 24/02/2017 của Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh.
UBND tỉnh Hà Giang xây dựng Kế hoạch triển khai ứng dụng thí điểm tem điện tử truy xuất nguồn gốc một số sản phẩm nông sản (chè, cam, mật ong) trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và truy xuất nguồn gốc nhằm giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã giữ vững thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.
- Giúp doanh nghiệp quản lý được hàng hóa và bảo vệ sản phẩm của mình không bị làm giả, làm nhái, mạo danh thương hiệu và không bị chia sẻ thị phần với hàng giả hàng nhái...
- Giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được thông tin về sản phẩm, các tình trạng của sản phẩm bằng chữ, âm thanh, hình ảnh...
- Giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm mua sản phẩm qua ứng dụng thương mại điện tử, chỉ dẫn cho người tiêu dùng địa chỉ bán sản phẩm gần nhất nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại của người tiêu dùng.
- Cung cấp công cụ hữu ích và giảm thiểu chi phí cho cơ quan chức năng trong công tác chống hàng giả, hàng nhái và gian lận thương mại.
II. QUY TRÌNH ỨNG DỤNG TEM ĐIỆN TỬ THÔNG MINH
1. Tiếp xúc, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp cần ứng dụng và đơn vị cung cấp phần mềm.
2. Thu thập thông tin của doanh nghiệp và thông tin sản phẩm; khảo sát và thẩm định thông tin.
3. Đào tạo và hướng dẫn quy trình sử dụng tem, kích hoạt thông tin cho tem.
4. Giám sát quá trình sử dụng tem và tính trung thực của thông tin.
5. Đánh giá hiệu quả của ứng dụng.
III. NỘI DUNG
1. Triển khai xây dựng hệ thống quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm trực tuyến trên thiết bị di động bằng mã ma trận Qr-code truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản trên địa bàn tỉnh
- Đơn vị thực hiện: Sở Công thương;
- Đơn vị phối hợp: các Sở, ban, ngành của tỉnh và đơn vị cung cấp dịch vụ, phần mềm;
- Thời gian thực hiện: Tháng 5 năm 2017.
2. Thông báo cho các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm nông sản theo các tiêu chuẩn GAP biết và đăng ký tham gia thực hiện ứng dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Đơn vị phối hợp: Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố;
- Thời gian thực hiện: Tháng 6 năm 2017.
3. Lập danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất các sản phẩm nông sản theo các tiêu chuẩn GAP trên địa bàn tỉnh tham gia ứng dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Đơn vị phối hợp: Sở Công thương, UBND các huyện thành phố;
- Thời gian thực hiện: Tháng 6 năm 2017.
4. Điều tra khảo sát, xác thực thông tin doanh nghiệp và thông tin sản phẩm ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc
- Đơn vị thực hiện: đơn vị cung cấp dịch vụ, phần mềm;
- Đơn vị phối hợp: Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện thành phố;
- Thời gian thực hiện: Tháng 7 năm 2017.
5. Triển khai ứng dụng tem điện tử thông minh vào quản lý sản phẩm, kích hoạt thông tin cho sản phẩm, hướng dẫn doanh nghiệp, hợp tác xã cài đặt và sử dụng ứng dụng trên Smart Phone
- Đơn vị thực hiện: Đơn vị cung cấp dịch vụ, phần mềm;
- Đơn vị phối hợp: Sở Công thương; Sở Khoa học và Công nghệ;
- Thời gian thực hiện: Tháng 9 năm 2017.
6. Công bố danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia ứng dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc trên Báo Hà Giang, Báo Hà Giang Điện tử, Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, trên trang web của tỉnh, các Sở, ngành...
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Đơn vị phối hợp: Sở Công thương, các cơ quan truyền thông của tỉnh;
- Thời gian thực hiện: Tháng 8 năm 2017.
7. Tuyên truyền và hướng dẫn truy cập ứng dụng tem điện truy xuất nguồn gốc trên sóng truyền hình, Báo Hà Giang điện tử tới đông đảo người tiêu dùng
- Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông;
- Đơn vị phối hợp: Báo Hà Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình, đơn vị cung cấp dịch vụ, phần mềm;
- Thời gian thực hiện: Tháng 8 năm 2017.
8. Kiểm tra, giám sát đối chiếu thông tin giữa sản phẩm đăng ký ứng dụng tem điện tử truy xuất nguồn gốc và kích hoạt
- Đơn vị thực hiện: Sở Công thương;
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố; đơn vị cung cấp dịch vụ, phần mềm;
- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên.
9. Sơ kết, đánh giá
- Đơn vị thực hiện: Sở Công thương;
- Đơn vị phối hợp: Các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố; đơn vị cung cấp dịch vụ, phần mềm;
- Thời gian thực hiện: Tháng 01/2018.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh (theo dự án khoa học: Ứng dụng công nghệ thông tin trong liên kết vùng để quảng bá các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp có thế mạnh của Hà Giang tại Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 28/02/2017 của UBND tỉnh về thực hiện đột phá về ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất năm 2017).
- Nguồn vốn của các doanh nghiệp tham gia.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công thương
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND các huyện thành phố và đơn vị tư vấn triển khai thực hiện Kế hoạch có hiệu quả.
- Báo cáo UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện, tổng hợp và đề xuất các giải pháp kịp thời xử lý các vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo nội dung Kế hoạch đảm bảo đúng nội dung, tiến độ.
- Cung cấp danh sách các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất các sản phẩm nông sản theo các tiêu chuẩn Gap cho Sở Công thương.
- Phối hợp với UBND các huyện, thành phố tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm nông sản theo các tiêu chuẩn Gap tham gia ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc.
3. Sở Tài chính: Thẩm định dự toán kinh phí báo cáo UBND tỉnh phê duyệt.
4. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo nội dung Kế hoạch đảm bảo đúng nội dung, tiến độ.
- Chỉ đạo các cơ quan truyền thông Báo, Đài thường xuyên thông tin tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ trong công tác triển khai.
- Theo dõi, kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp công bố, đưa tin không chính xác, sai lệch gây hiểu lầm và làm ảnh hưởng đến công tác triển khai, thực hiện.
6. UBND các huyện, thành phố
- Phối hợp Sở Công thương và các Sở, ngành liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch. Chỉ đạo cơ quan, đơn vị trực thuộc, các tổ chức xã hội, đoàn thể trên địa bàn tích cực tuyên truyền nhân dân hưởng ứng, ủng hộ.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn trực thuộc tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất sản phẩm nông sản theo các tiêu chuẩn GAP tích cực hưởng ứng và phối hợp triển khai ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước trên địa bàn, kịp thời phát hiện những trường hợp sản xuất và kinh doanh sản phẩm nông sản không đảm bảo chất lượng.
7. Đơn vị cung cấp dịch vụ, phần mềm
Phối hợp với Sở Công thương và các Sở, Ngành của tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng nội dung, tiến độ.
Căn cứ Kế hoạch, yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị có liên quan chủ động triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 35/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng
- 2Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 3Quyết định 76/2016/QĐ-UBND quy định sản phẩm, quy mô công suất tối thiểu của cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được hỗ trợ theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 4 Quyết định 74/2014/QĐ-UBND do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 4Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2018 về duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020
- 5Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2019 về triển khai vận hành phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa
- 6Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2020 về đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 35/2016/QĐ-UBND Quy định quản lý an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nông lâm thủy sản đã qua chế biến không bao gói sẵn và sản phẩm rau, trái cây, thủy sản nhập vào tiêu thụ tại thành phố Đà Nẵng
- 2Chỉ thị 02/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; phòng, chống dịch bệnh động vật và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017
- 3Kế hoạch 52/KH-UBND thực hiện Nghị quyết 19-2017/NQ-CP về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện mội trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 4Quyết định 76/2016/QĐ-UBND quy định sản phẩm, quy mô công suất tối thiểu của cơ sở chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản được hỗ trợ theo quy định tại Điểm đ, Khoản 3, Điều 4 Quyết định 74/2014/QĐ-UBND do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 5Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2018 về duy trì, phát triển hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc nông sản thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020
- 6Kế hoạch 24/KH-UBND năm 2019 về triển khai vận hành phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa
- 7Kế hoạch 227/KH-UBND năm 2020 về đánh giá thực trạng và nhu cầu truy xuất nguồn gốc sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 136/KH-UBND năm 2017 triển khai ứng dụng thí điểm tem điện tử truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản chè, cam, mật ong trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 136/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Minh Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định