- 1Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 2019/QĐ-BYT năm 2021 công bố danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025 do Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 2731/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 của tỉnh Thừa Thiên Huế
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 135/KH-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 3 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030; Quyết định số 2019/QĐ-BYT ngày 27/4/2021 của Bộ Y tế về việc công bố danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025; Công văn số 33/TCDS-QMDS ngày 13/01/2023 của Tổng cục Dân số - KHHGĐ về việc hướng dẫn tổ chức Chiến dịch phù hợp với vùng mức sinh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 như sau:
- Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030;
- Quyết định số 2731/QĐ-UBND ngày 29/10/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 của tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Quyết định số 2019/QĐ-BYT ngày 27/4/2021 của Bộ Y tế về việc công bố danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025;
- Công văn số 33/TCDS-QMDS ngày 13/01/2023 của Tổng cục Dân số - KHHGĐ về việc hướng dẫn tổ chức Chiến dịch phù hợp với vùng mức sinh.
1. Mục tiêu chung
Tập trung giảm mức sinh để sớm đạt mức sinh thay thế tại các tỉnh thuộc vùng mức sinh cao, giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn, giảm phá thai, cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, góp phần nâng cao chất lượng dân số và phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Trên 80% vị thành niên, thanh niên và các cặp vợ chồng được cung cấp thông tin về hệ lụy của mức sinh cao đối với gia đình và xã hội;
b) 100% % đơn vị cấp xã tổ chức ít nhất 02 đợt cao điểm tuyên truyền, vận động người dân sinh ít con hơn để nuôi dạy con tốt;
c) Bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch hóa gia đình hàng năm tại địa bàn Chiến dịch cụ thể:
- 60% chỉ tiêu kế hoạch đặt dụng cụ tử cung;
- 70% chỉ tiêu kế hoạch thuốc tiêm;
- 60% chỉ tiêu kế hoạch thuốc cấy.
III. ĐỊA BÀN, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Địa bàn
Triển khai trên địa bàn 100% xã, phường, thị trấn của tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Đối tượng
a) Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, chú trọng các cặp vợ chồng đã sinh hai con và có ý định sinh thêm con;
b) Các đối tượng đặc thù: người tạm trú là cán bộ, công nhân, người lao động thuộc các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp đóng trên địa bàn; đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thuộc địa bàn khó khăn; vị thành niên, thanh niên.
3. Thời gian thực hiện
Chiến dịch hàng năm được tổ chức làm 2 đợt:
- Đợt I: Tổ chức tại 100% số xã địa bàn Chiến dịch. Kết thúc Chiến dịch đợt I trước ngày 30 tháng 5 hàng năm.
- Đợt II: Tổ chức tại các xã chưa hoàn thành chỉ tiêu Chiến dịch trong đợt I. Kết thúc Chiến dịch đợt II trước ngày 31 tháng 10 hàng năm.
a) Cấp tỉnh: Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Chiến dịch; tổ chức sơ kết, tổng kết Chiến dịch.
b) Cấp huyện, xã: Căn cứ mục tiêu của Chiến dịch và tình hình của địa phương để lựa chọn địa bàn phù hợp; tổ chức xây dựng kế hoạch, đảm bảo phương tiện tránh thai, thuốc thiết yếu, vật tư, thiết bị, dụng cụ y tế cho Chiến dịch.
Huy động các ngành, đoàn thể tham gia tuyên truyền, vận động các đối tượng trong diện vận động thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
a) Thời gian tổ chức: Ưu tiên lựa chọn các ngày có liên quan đến sự kiện của đất nước, địa phương, chú trọng các sự kiện như Ngày Quốc tế gia đình hạnh phúc (20/3); Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Ngày Tránh thai thế giới (26/9) và các sự kiện liên quan đến công tác dân số.
b) Nội dung tuyên truyền, vận động trong Chiến dịch về lợi ích của việc sinh ít con đối với phát triển kinh tế - xã hội và nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc. Khẩu hiệu vận động là “Dừng ở hai con để nuôi, dạy cho tốt”.
Vận động cặp vợ chồng đã có hai con không sinh thêm con và thực hiện các biện pháp tránh thai dài hạn. Khuyến khích địa phương có thêm các khẩu hiệu truyền thông sát với tình hình thực tiễn tại địa phương, cơ sở.
c) Tập trung có trọng điểm truyền thông, giáo dục phù hợp với từng nhóm đối tượng đặc thù về hệ lụy của việc kết hôn và sinh con ở tuổi chưa thành niên. Tập trung vận động không kết hôn và sinh con quá sớm, không sinh quá dày và không sinh nhiều con; không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
d) Triển khai đồng bộ và đa dạng các loại hình truyền thông, giáo dục cho vị thành niên, thanh niên về phòng tránh mang thai ngoài ý muốn, chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục; hiểu biết và lựa chọn sử dụng các biện pháp tránh thai phù hợp.
3. Cung cấp các gói dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản
a) Huy động các đội dịch vụ lưu động tuyến tỉnh, huyện hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật, chú trọng triển khai đội lưu động thực hiện Chiến dịch hỗ trợ cho các xã thuộc địa bàn khó khăn, còn hạn chế về khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ nâng cao chất lượng dân số.
b) Đảm bảo thuốc thiết yếu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương tiện tránh thai phục vụ Chiến dịch đầy đủ và kịp thời. Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức cung cấp dịch vụ đến các thôn, ấp, bản làng và tổ chức cho đối tượng đăng ký nhu cầu thực hiện dịch vụ trong Chiến dịch, tổ chức đưa đón các đối tượng ở cơ sở đến thực hiện các dịch vụ.
c) Tổ chức tư vấn và cung cấp các gói dịch vụ kế hoạch hóa gia đình/sức khỏe sinh sản tại các địa bàn triển khai Chiến dịch, chú trọng cung cấp các biện pháp tránh thai dài hạn; các gói khám phụ khoa, sàng lọc ung thư đường sinh sản... Bảo đảm cung cấp miễn phí các phương tiện tránh thai hiện đại cho mọi người dân trong khi triển khai tại các địa bàn Chiến dịch.
Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các cấp xây dựng kế hoạch tham gia chỉ đạo, giám sát trước, trong và sau các đợt chiến dịch, cấp tỉnh thực hiện kiểm tra, giám sát trước, trong, sau các đợt chiến dịch ở 100% số huyện và ít nhất 50% số xã. Cấp huyện thực hiện kiểm tra giám sát trước, trong, sau các đợt chiến dịch tại 100% số xã triển khai.
Nội dung kiểm tra giám sát tập trung vào công tác chuẩn bị, tiến độ triển khai các hoạt động, tổ chức tuyên truyền, vận động đối tượng; chất lượng dịch vụ và kết quả cung cấp các dịch vụ trong Chiến dịch. Đặc biệt là chuẩn bị các điều kiện để triển khai cung cấp dịch vụ tại trạm y tế xã; phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc của địa phương để tháo gỡ và hỗ trợ, xử lý.
5. Thống kê báo cáo và sơ kết, tổng kết
- Các địa phương thực hiện chế độ thống kê báo cáo thống nhất theo nguyên tắc: Kết quả thực hiện các dịch vụ chỉ bao gồm số người thực hiện trong những ngày tổ chức Chiến dịch tại địa bàn xã Chiến dịch; tỷ lệ % thực hiện chỉ tiêu Chiến dịch. Danh sách người thực hiện các dịch vụ trong Chiến dịch phải được thống nhất, lưu tại trạm y tế xã để quản lý, theo dõi.
- Định kỳ tổng hợp, xây dựng báo cáo gửi về Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) theo thời gian sau:
Báo cáo sơ kết Chiến dịch đợt I gửi trước ngày 30/5 hàng năm.
Báo cáo tổng kết Chiến dịch gửi trước ngày 31/10 hàng năm.
- Các địa phương tổ chức các hội nghị triển khai Chiến dịch, hội nghị sơ kết, tổng kết Chiến dịch theo quy định.
- Được bố trí trong dự toán hàng năm do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cho chương trình DS-KHHGĐ.
- Huy động ngân sách địa phương: đề nghị UBND cấp huyện, cấp xã quan tâm hỗ trợ thêm kinh phí để triển khai tốt các đợt Chiến dịch tại địa phương.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành, các cơ quan có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch.
- Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch. Định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình.
2. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế căn cứ khả năng ngân sách nhà nước hàng năm, bố trí ngân sách bảo đảm thực hiện chương trình, kế hoạch liên quan; hướng dẫn thanh, kiểm tra việc sử dụng kinh phí.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai lồng ghép với chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
5. Sở Văn hóa và Thể thao
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức triển khai lồng ghép với công tác gia đình.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế lồng ghép các hoạt động của chương trình vào các chương trình, dự án về xây dựng nông thôn mới.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền kịp thời các hoạt động của chương trình.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch của địa phương trên cơ sở các nội dung định hướng của kế hoạch này và điều kiện, đặc điểm của từng địa phương.
- Bố trí nhân lực, phương tiện, kinh phí thực hiện chương trình và các hoạt động theo điều kiện đặc thù của địa phương trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân và các tổ chức thành viên khác của Mặt trận, các tổ chức xã hội, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tổ chức triển khai, thực hiện chương trình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong tổ chức mình.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đến năm 2025 của tỉnh Thừa Thiên Huế. Các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Huế căn cứ kế hoạch này để tổ chức triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 747/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2013
- 2Quyết định 62/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2018/QĐ-UBND về mức giá dịch vụ khám bệnh chuyên khoa tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Long An
- 3Quyết định 674/QĐ-UBND về phê duyệt địa bàn và mức hỗ trợ kinh phí triển khai Mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2023 về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 -2025
- 5Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2024 triển khai công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025
- 1Quyết định 747/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch triển khai Chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình đến vùng đông dân, vùng có mức sinh cao, vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2013
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Quyết định 62/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quyết định 26/2018/QĐ-UBND về mức giá dịch vụ khám bệnh chuyên khoa tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh Long An
- 4Quyết định 588/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 674/QĐ-UBND về phê duyệt địa bàn và mức hỗ trợ kinh phí triển khai Mô hình cung cấp, kết nối dịch vụ trợ giúp chăm sóc sức khỏe, giáo dục, trợ giúp pháp lý và các dịch vụ cơ bản cho trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt năm 2020 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 6Quyết định 2019/QĐ-BYT năm 2021 công bố danh sách tỉnh, thành phố thuộc các vùng mức sinh áp dụng cho giai đoạn 2020-2025 do Bộ Y tế ban hành
- 7Quyết định 2731/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030 của tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Kế hoạch 303/KH-UBND năm 2023 về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023 -2025
- 9Kế hoạch 60/KH-UBND năm 2024 triển khai công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2025
Kế hoạch 135/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025
- Số hiệu: 135/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 31/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định