Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1344/KH-UBND | Kon Tum, ngày 24 tháng 05 năm 2017 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 117/QĐ-TTG NGÀY 25/01/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” (gọi tắt là Quyết định 117/QĐ-TTg) và điều kiện kinh tế-xã hội và thực tiễn ứng dụng CNTT(CNTT) trong các hoạt động dạy và học của tỉnh Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
1. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật
- 100% cán bộ, công chức lại Văn phòng Sở GDĐT được trang bị máy tính phục vụ công việc.
- Hệ thống máy chủ và hệ thống mạng LAN hoạt động ổn định, được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên. Hệ thống Mạng truyền số liệu được kết nối. Các ứng dụng được cài đặt như: E-office, PMIS, EMIS, VEMIS, Web site các đơn vị và một số phần mềm trực tuyến do Bộ GDĐT triển khai.
- Hệ thống máy tính và máy chủ được bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.
- Các đơn vị trực thuộc, phòng GDĐT các huyện, thành phố đã có website, kết nối Internet băng thông rộng, cáp quang và kết nối mạng LAN. Cán bộ, chuyên viên Phòng GDĐT các huyện, thành phố sử dụng máy tính, email, website vào công việc hàng ngày.
- Sở GDĐT đang triển khai sử dụng hiệu quả các hệ thống email tên miền @moet.edu.vn, @kontum.edu.vn. Tất cả các đơn vị trong ngành giáo dục đều giao dịch văn bản qua email; trên 95% văn bản được giao dịch trên môi trường mạng. Hầu hết cán bộ, giáo viên được cấp email tên miền @kontum.edu.vn và sử dụng email trong công việc hàng ngày.
- Các đơn vị thực hiện tốt việc thu thập cơ sở dữ liệu PMIS, EMIS và chuyển dữ liệu về Sở GDĐT sau mỗi học kỳ. Sử dụng hiệu quả các phần mềm trực tuyến do Bộ GDĐT triển khai. Sử dụng email, website và các phần mềm hỗ trợ quản lý (EMIS, PMIS, VEMIS) trong công việc hàng ngày.
- Phần mềm e-Office được sử dụng tại Văn phòng Sở GDĐT. Cán bộ, chuyên viên Sở thường xuyên sử dụng e-Office trong gửi nhận văn bản, trao đổi thông tin và lưu trữ hồ sơ công việc. Trên 98% văn bản đến và đi được lưu trữ qua hệ thống e-Office. Sở GDĐT cài đặt các công cụ liên thông sử dụng e-Office qua mạng Internet tại địa chỉ: http://vanphongdientu.kontum.edu.vn:8081
- Phần mềm Quản lý trường học được sử dụng thường xuyên, việc tổng hợp từ các cơ sở giáo dục được thực hiện từ 02 đến 03 kỳ/năm. Các phần mềm chuyên ngành được triển khai và sử dụng hiệu quả, hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý giáo dục trên địa bàn như hệ thống sinh hoạt chuyên môn trường trực tuyến (truonghocketnoi.edu.vn), phần mềm kế toán MISA, ngành khuyến khích sử dụng phần mềm mã nguồn mở để tiết kiệm chi phí và tránh vi phạm bản quyền phần mềm.
- Đến nay một số trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT đã xây dựng nhiều bài giảng có ứng dụng CNTT góp phần đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả. Phong trào thiết kế và sử dụng bài giảng e-Learning đang được đẩy mạnh ở các trường vùng thuận lợi.
- Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của ngành trong thời gian qua cơ bản đáp ứng yêu cầu. Máy trạm, các máy tính tại cơ quan Sở và các đơn vị trực thuộc được đầu tư trang bị phần mềm diệt virus (bao gồm, phần mềm miễn phí và trả phí) đạt 100%. Tuy nhiên, do CNTT và Internet hiện nay phát triển rất nhanh cả về số lượng, quy mô, công nghệ và độ phức tạp nên luôn phát sinh mới các điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin, nhiều đơn vị trực thuộc và cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh hầu như chưa có quy trình ứng phó khi có sự cố về an toàn thông tin xảy ra.
- Toàn ngành có 100% đơn vị thực hiện ứng dụng CNTT phục vụ công việc, với 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên biết sử dụng máy tính trong công việc. Tất cả các đơn vị có cán bộ phụ trách CNTT. Từ năm 2011 -2015, Sở đã tổ chức các lớp đào tạo về CNTT cơ bản và nâng cao, quản trị mạng, an toàn thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT.
Nhìn chung, trong thời gian qua khả năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên trên địa bàn tỉnh từng bước được cải thiện, các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức được triển khai nhằm trang bị những kiến thức, kỹ năng cơ bản về CNTT, góp phần nâng cao năng lực ứng dụng CNTT phục vụ công tác. Đến nay, 100% Phòng GDĐT các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục đã phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách CNTT trực tiếp triển khai hoạt động ứng dụng CNTT tại cơ quan, đơn vị.
- Đa số cán bộ phụ trách CNTT ở Phòng GDĐT các huyện, thành phố là cán bộ văn phòng nên công tác chuyên môn chưa được đầu tư hợp lý; từng lúc, từng nơi công tác tham mưu chưa đạt yêu cầu, dẫn đến triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan đạt hiệu quả chưa cao.
- Kinh phí đầu tư ứng dụng CNTT còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng CNTT, nhiều chương trình, kế hoạch không triển khai thực hiện được hoặc triển khai không đồng bộ, ảnh hưởng đến hiệu quả chung của công tác ứng dụng CNTT trong các đơn vị.
- Công tác bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên được triển khai, song chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn; kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng về CNTT còn hạn chế.
- Hiện tại ngành GDĐT chưa triển khai được hệ thống thông tin, CSDL dùng chung phục vụ công tác dạy học.
- Hình thức dạy học trực tuyến mới triển khai bước đầu. Phong trào thiết kế và sử dụng bài giảng e-Learning chưa đi vào chiều sâu, chưa được triển khai rộng rãi trong các cơ sở giáo dục.
II. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG CNTT ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
Tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý, điều hành cơ quan quản lý nhà nước về GDĐT tại tỉnh và các huyện, thành phố; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá; nghiên cứu khoa học; công tác quản lý tại các cơ sở GDĐT trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng GDĐT.
2.1. Đến năm 2020
- Sử dụng hệ thống CNTT theo hướng hiện đại, thiết thực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT tại các cơ sở GDĐT; ưu tiên lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, đề án, dự án hiện có, thuê dịch vụ CNTT và xã hội hóa.
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT toàn ngành GDĐT; ưu tiên triển khai theo hình thức thuê dịch vụ CNTT.
- Đến năm 2020 xây dựng cơ sở hạ tầng như sau:
+ 100% các cơ sở giáo dục trên toàn tỉnh có đường truyền internet.
+ 100% Phòng GDĐT các huyện, thành phố, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh có Website.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành GDĐT;
- 100% các cơ quan quản lý nhà nước về GDĐT, các cơ sở GDĐT thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng;
- 70% cuộc họp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở GDĐT được áp dụng hình thức trực tuyến;
- 70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning);
- 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% được xử lý trực tuyến ở mức độ 4;
- 90% cơ sở giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường; trong đó 70% trường học sử dụng sổ quản lý điện tử.
- Mở rộng hệ thống điều hành văn bản điện tử đến Phòng GDĐT các huyện, thành phố, các đơn vị trực thuộc.
- Tăng cường cung cấp thông tin phản ánh các hoạt động của ngành GDĐT lên Trang thông tin điện tử của ngành và website của các đơn vị trực thuộc.
- Thực hiện tốt Quy trình sao lưu dự phòng dữ liệu, phần mềm,...
- Sử dụng một cách hiệu quả các ứng dụng phục vụ quản lý và dạy học như: Quản lý hồ sơ nhân sự (PMIS online), Quản lý hồ sơ học sinh (VEMIS), quản lý số liệu ngành giáo dục (EMIS Online).
2.2. Đến năm 2025
Mức độ ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. CNTT trở thành động lực đổi mới quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo.
1.1. Về hạ tầng CNTT
- Đến năm 2020, đạt 100% các đơn vị trực thuộc được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng tốc độ cao, đảm bảo an toàn, bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT (bao gồm: máy tính, mạng máy tính, các giải pháp an toàn an ninh thông tin,...) trong hệ thống.
- Tiếp tục duy trì, nâng cấp và sử dụng các website từ Sở, Phòng đến các cơ sở giáo dục một cách hiệu quả.
- Tập trung đầu tư kinh phí nâng cấp trang thiết bị đường truyền mạng. Quan tâm đầu tư trang thiết bị cho các đầu mối liên quan đến chỉ đạo, điều hành chung toàn ngành và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở.
1.2. Về quản lý, điều hành
- Triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử và liên thông toàn ngành; hệ thống họp, hội thảo, tập huấn chuyên môn qua mạng; bổ sung, cập nhật các dịch vụ công trực tuyến tối thiểu mức độ 3, đẩy mạnh ứng dụng CNTT tuyển sinh đầu cấp học.
- Quản lý học sinh, quản lý giáo viên, quản lý thi, xếp thời khóa biểu, sổ quản lý điện tử; tích hợp với trang tin điện tử của nhà trường trên môi trường mạng ở tất cả các cấp học, bậc học.
- Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên.
- Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên trực tuyến, trên môi trường mạng, thường xuyên cập nhật nội dung các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá.
- Tăng cường triển khai thực hiện các ứng dụng phần mềm mã nguồn mở như hệ điều hành Ubuntu, phần mềm văn phòng Open Office, Ofice 365,...
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, dạy - học, nghiên cứu khoa học.
- Hàng năm, tổ chức đánh giá, công bố chỉ số xếp hạng công tác ứng dụng CNTT của các cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Biểu dương, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu đồng thời nhắc nhở, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy - học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học.
1.3. Về hỗ trợ đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học
Xây dựng, mở rộng kho học liệu số dùng chung toàn ngành, gồm: Bài giảng, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác. Đẩy mạnh hình thức dạy học trực tuyến (e-learning).
1.4. Về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
- Triển khai xây dựng Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng CNTT theo quy định tại Quyết định số 24/2016/QĐ-UBND ngày 17/6/2016 của UBND tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục hoàn thiện quy trình quản lý thông tin đăng tải lên website của các đơn vị.
1.5. Về đào tạo nguồn nhân lực CNTT
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực CNTT, đạt chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển, ứng dụng CNTT trong giai đoạn mới.
- Hàng năm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CNTT cho cán bộ, giáo viên, nhân viên cho toàn ngành.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của CNTT trong việc cải cách hành chính.
2.1. Giải pháp tài chính
Xem xét, áp dụng hình thức thuê dịch vụ tập trung trong phạm vi của ngành, theo Quyết định số 80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước.
2.2. Giải pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2017-2020, định hướng đến 2025 trong quản lý, chỉ đạo, điều hành ứng dụng trong dạy - học.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo Sở, cán bộ quản lý các cấp về CNTT. Nâng cao năng lực cán bộ CNTT tại cơ quan, các đơn vị trực thuộc và các cơ sở giáo dục để đáp ứng được yêu cầu ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo và các hình thức khác nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc xây dựng Chính quyền điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.
- Học hỏi, tiếp thu những kinh nghiệm tốt của các tỉnh bạn, tiếp cận các mô hình triển khai ứng dụng CNTT, phương thức thực hiện hiệu quả vào điều kiện thực tế của ngành.
- Tiếp tục tăng cường chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và các cơ sở giáo dục chấp hành nghiêm các quy định hiện hành về CNTT.
- Ban hành các quy chế liên quan đến lĩnh vực ứng dụng CNTT.
- Đưa nhiệm vụ ứng dụng CNTT trở thành nhiệm vụ quan trọng của các đơn vị và là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá thi đua hàng năm.
- Tăng cường bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học cho cán bộ, giáo viên và nhân viên.
- Triển khai thí điểm một số phần mềm mới, đảm bảo tính hệ thống và ứng dụng tốt trong công tác quản lý, dạy học. Nếu có kết quả tốt thì tiến hành nhân rộng.
- Ưu tiên triển khai các ứng dụng phần mềm phục vụ quản lý và dạy học, phục vụ người dân và doanh nghiệp, đẩy mạnh cải cách hành chính.
2.3. Giải pháp môi trường pháp lý
- Rà soát, cập nhật quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử trong cơ quan.
- Hướng dẫn thực hiện các mô hình, tiêu chí, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng CNTT.
- Có chế độ ưu đãi để thu hút các cán bộ CNTT có trình độ đáp ứng nhu cầu công việc về công tác.
3. Kinh phí và cơ chế tài chính
- Kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm.
- Khuyến khích nguồn kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình; đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
- Giám đốc Sở GDĐT chịu trách nhiệm cá nhân trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả ứng dụng CNTT của cơ quan.
- Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị giáo dục thực hiện Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách hàng năm cho ứng dụng CNTT.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, giáo viên, học sinh, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc ứng dụng CNTT vào lĩnh vực GDĐT, xây dựng chính quyền điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính.
- Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh, Bộ GDĐT theo quy định.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, tập huấn CNTT cho cán bộ, công chức, giáo viên, nhân viên phụ trách CNTT của các đơn vị trực thuộc, các Phòng GDĐT. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực GDĐT.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở GDĐT tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức chuyên trách của ngành GDĐT về CNTT.
Chủ trì, phối hợp với Sở GDĐT, Sở Tài chính cân đối các nguồn lực trong kế hoạch ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, chủ trì, phối hợp Sở GDĐT cân đối ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch này.
Chỉ đạo Phòng GDĐT, Trung tâm GDNN - GDTX huyện cụ thể hóa các nội dung của Kế hoạch trong các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT trong từng năm học phù hợp với điều kiện về nhân lực và vật lực của đơn vị; báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch gửi về Sở GDĐT trước ngày 25/5 hàng năm./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 870/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Quyết định 344/QĐ-UBND quy định về đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
- 2Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) của tỉnh Bình Thuận
- 3Quyết định 3061/QĐ-UBND năm 2018 quy định về đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 1Quyết định 80/2014/QĐ-TTg Quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 24/2016/QĐ-UBND Quy chế đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Quyết định 117/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Đề án "Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy-học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 870/QĐ-UBND năm 2018 bãi bỏ Quyết định 344/QĐ-UBND quy định về đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước tỉnh Quảng Ngãi
- 5Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) của tỉnh Bình Thuận
- 6Quyết định 3061/QĐ-UBND năm 2018 quy định về đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Kế hoạch 1344/KH-UBND năm 2017 về triển khai thực hiện quyết định 177/QĐ-TTg do tỉnh Kon Tum ban hành
- Số hiệu: 1344/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 24/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Lại Xuân Lâm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/05/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra