Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1308/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 19 tháng 8 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NĂM 2017

Thực hiện Công văn số 5741/BKHĐT-PTDN ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2017;

Căn cứ Hướng dẫn tại Thông tư 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 8 năm 2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài Chính hướng dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. UBND tỉnh Quảng Bình xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí ngân sách trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV năm 2017 như sau:

I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NĂM 2016

1. Kết quả thực hiện

Để thực hiện trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2016 của tỉnh Quảng Bình, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1141/KH-UBND ngày 24/9/2015 về việc trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho các DNNVV năm 2016. Kết quả ước thực hiện đến tháng 12 năm 2016 như sau:

- Tổng số khóa đào tạo: 18 khóa, trong đó có 06 khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp và 12 khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp; tổng số học viên tham gia cho 18 khóa là 960 học viên.

- Kinh phí đào tạo: 500 triệu đồng (ngân sách tỉnh: 500 triệu đồng )

- Đối tượng đào tạo: cán bộ quản lý, nghiệp vụ tại các đơn vị quản lý về doanh nghiệp, các doanh nghiệp, các đối tượng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

- Nội dung đào tạo: Cung cấp những thông tin cần thiết về hệ thống pháp luật chung trong thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh; lập kế hoạch kinh doanh; những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp; tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp; kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp; quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các học viên đào tạo quản trị doanh nghiệp sẽ tập trung vào những vấn đề cơ bản của quản trị doanh nghiệp; quản trị chiến lược; quản trị nhân sự; quản trị marketing; quản trị dự án đầu tư; quản trị tài chính; quản trị sản xuất; quản lý kỹ thuật và công nghệ; quản lý chất lượng; quản trị hậu cần kinh doanh; thương hiệu và sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ; những vấn đề cơ bản về hoạt động tham gia hội chợ, triển lãm thương mại của các doanh nghiệp; đàm phán và ký kết hợp đồng; ứng dụng công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa; kỹ năng bán hàng; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng quản trị của chủ doanh nghiệp; văn hóa doanh nghiệp; tâm lý học lãnh đạo, quản lý; một số vấn đề kinh doanh trên thị trường quốc tế; lập dự án, phương án kinh doanh; các chuyên đề về hội nhập kinh tế.

- Địa điểm đào tạo: Thành phố Đồng Hới và các huyện, thị xã.

- Kết quả thực hiện: Kết thúc khóa học 100% học viên được cấp Chứng nhận đã tham gia khóa đào tạo.

- Đánh giá chất lượng: Nhìn chung các học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng đều nắm được những kiến thức tổng quan về một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường, cập nhật và bổ sung kiến thức về phương pháp tiếp cận và kinh nghiệm trong quản trị nhân lực; giúp người quản lý, lãnh đạo các doanh nghiệp có cách nhìn toàn diện hơn về những vấn đề của người quản lý doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

2. Thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi:

+ Các ngành, các cấp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho các DNNVV và hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đều thấy rõ tầm quan trọng của việc trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực.

+ Nội dung và phương pháp giảng dạy được lựa chọn thiết thực, phù hợp với từng đối tượng doanh nghiệp; đội ngũ giảng viên có năng lực, nhiệt tình và giàu kinh nghiệm.

+ Sự quan tâm của lãnh đạo các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Khó khăn:

Hàng năm do hạn chế về nguồn vốn nên kinh phí để thực hiện một khóa đào tạo không đảm bảo, các chi phí bồi dưỡng giáo viên, hội trường, chi phí hỗ trợ học viên và các chi phí khác quá thấp, không đáp ứng theo định mức quy định; Nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh lớn, trong khi ngân sách Trung ương chưa hỗ trợ đối với công tác này, vì vậy chưa đáp ứng nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TRỢ GIÚP ĐÀO TẠO NĂM 2017

1. Nội dung đào tạo

- Số khóa đào tạo dự kiến: 22 khóa, trong đó có 08 khóa đào tạo khởi sự doanh nghiệp, thời gian 3 ngày/khóa, mỗi khóa 60 học viên và 14 khóa quản trị kinh doanh, thời gian 5 ngày/khóa; mỗi khóa trung bình 50 học viên.

- Lĩnh vực được ưu tiên đào tạo: cơ khí chế tạo; dệt may; da giày; thiết bị điện tử; viễn thông và công nghệ thông tin; công nghệ phần mềm, nội dung số; công nghiệp hỗ trợ cho phát triển công nghệ cao; sản phẩm từ công nghệ mới; chế biến xuất khẩu nông, lâm, thủy hải sản; thủ công nghiệp.

- Đối tượng đào tạo: Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh

- Thời gian đào tạo: Năm 2017

- Địa điểm: Thành phố Đồng Hới và các huyện, thị xã

- Các chuyên đề đào tạo dự kiến:

+ Đối với đào tạo khởi sự doanh nghiệp: Cung cấp những thông tin cần thiết về hệ thống pháp luật chung trong thành lập và hoạt động của doanh nghiệp; Nhận thức kinh doanh và ý tưởng kinh doanh; Lập kế hoạch kinh doanh; Những vấn đề về thị trường và marketing trong khởi sự doanh nghiệp; Tổ chức sản xuất và vận hành doanh nghiệp; Kiến thức và kỹ năng cần thiết thành lập doanh nghiệp; Quản trị tài chính trong khởi sự doanh nghiệp.

+ Đào tạo quản trị doanh nghiệp: Bao gồm các lớp đào tạo ngắn hạn, với một số lớp như sau: Những vấn đề cơ bản về quản trị doanh nghiệp; Quản trị chiến lược; Quản trị nhân sự; Quản trị marketing; Quản trị dự án đầu tư; Quản trị tài chính; Quản trị sản xuất; Quản lý kỹ thuật và công nghệ; Quản lý chất lượng; Quản trị hậu cần kinh doanh; Thương hiệu và sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ; Những vấn đề cơ bản về hoạt động tham gia hội chợ, triển lãm thương mại của các doanh nghiệp; Đàm phán và ký kết hợp đồng; Ứng dụng công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa; Kỹ năng bán hàng; Kỹ năng làm việc nhóm; Kỹ năng quản trị của chủ doanh nghiệp; Văn hóa doanh nghiệp; Tâm lý học lãnh đạo, quản lý; Một số vấn đề kinh doanh trên thị trường quốc tế; Lập dự án, phương án kinh doanh; Các chuyên đề về hội nhập kinh tế.

2. Tổng hợp dự toán kinh phí trợ giúp đào tạo cho DNNVV năm 2017

2.1. Hoạt động tổ chức các khóa đào tạo

- Tổng hợp dự toán kinh phí trợ giúp đào tạo cho DNNVV năm 2017: 1.360.714.000 đồng ( trong đó NSNN hỗ trợ 803.004.000 đồng; thu từ học phí của học viên: 278.855.000 đồng; huy động đóng góp tài trợ 278.855.000 đồng.

(Chi tiết tại Phụ lục 1 kèm theo)

Trong đó, dự toán chi tiết tổ chức 1 khóa học như sau:

- Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện 1 khóa khởi sự doanh nghiệp (bao gồm 60 học viên; tổ chức trong 3 ngày) là 51.578.333 đồng (trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ: 29.473.333 đồng; nguồn thu học phí của học viên: 11.052.000 đồng; huy động các nguồn đóng góp, tài trợ khác: 11.05200 đồng).

(chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo)

- Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện 1 khóa Quản trị doanh nghiệp (bao gồm 50 học viên; tổ chức trong 3 ngày) là: 65.292.000 đồng (trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ: 38.087.000 đồng; nguồn thu học phí của học viên: 13.602.500 đồng; huy động các nguồn đóng góp, tài trợ khác: 13.602.500 đồng).

(Chi tiết tại phụ lục 4 kèm theo).

2.2. Các hoạt động trợ giúp khác

Dự toán các hoạt động trợ giúp khác năm 2017: 120.000.000 đồng (trong đó 100% là NSTW hỗ trợ).

(Chi tiết tại Phụ lục 2 kèm theo)

Như vậy, dự kiến kinh phí trợ giúp đào tạo năm 2017 bao gồm kinh phí tổ chức các khóa đào tạo và kinh phí thực hiện các hoạt động trợ giúp khác là 1.558.814.000 đồng, trong đó NSNN hỗ trợ là 923.054.000 đồng (đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ: 423.054.000 đồng; ngân sách địa phương: 500.000.000 đồng)

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

- UBND tỉnh giao Sở Tài chính:

+ Trên cơ sở tổng hợp nhu cầu kế hoạch kinh phí trợ giúp đào tạo DNNVV của tỉnh, chủ động làm việc với Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để được hỗ trợ vốn thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo năm 2017 trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC.

+ Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương và ngân sách hỗ trợ của trung ương, chủ trì báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh quyết định kinh phí để tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên địa bàn. Kinh phí trợ giúp đào tạo cho DNNVV được bố trí chung trong dự toán ngân sách địa phương hàng năm.

- UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và Đầu tư:

+ Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Bình tổ chức khảo sát đánh giá nhu cầu, tổng hợp, lập kế hoạch, tổ chức triển khai các khóa đào tạo nguồn nhân lực DNNVV trên địa bàn theo quy định tại Thông tư 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương.

+ Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện và tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị về triển khai các hoạt động trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên địa bàn.

+ Định kỳ 6 tháng, lập báo cáo tình hình thực hiện và tổng hợp quyết toán kinh phí ngân sách địa phương trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên địa bàn (theo mẫu Phụ lục 6 kèm theo Thông tư 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC)), báo cáo UBND tỉnh để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, chậm nhất không quá một tháng sau khi kết thúc một định kỳ.

+ Theo dõi, phối hợp và hỗ trợ các đơn vị quản lý đào tạo thuộc Bộ, ngành và tổ chức hiệp hội, các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo trong quá trình triển khai tổ chức các khóa đào tạo cho DNNVV trên địa bàn.

IV. KIẾN NGHỊ

- Đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính quan tâm, hỗ trợ kinh phí để tổ chức thực hiện kế hoạch trợ giúp đào tạo cho DNNVV trên địa bàn tỉnh trong năm 2017 với tổng kinh phí hỗ trợ là: 423.054.000 đồng.

- Quan tâm tổ chức các hoạt động trợ giúp đào tạo như tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về trợ giúp đào tạo; tổ chức đoàn khảo sát, học tập trao đổi kinh nghiệm về trợ giúp đào tạo ngoài nước cho các cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển DNNVV tại địa phương và các hoạt động trợ giúp khác.

 

 

Nơi nhận:
- Cục phát triển DN-Bộ KHĐT;
- Cục TCDN- Bộ TC;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: KHĐT, Sở TC;
- VPUB: LĐVP, KTN;
- Lưu VT, KTTH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Xuân Quang

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1308/KH-UBND năm 2016 trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2017 do tỉnh Quảng Bình ban hành

  • Số hiệu: 1308/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 19/08/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
  • Người ký: Nguyễn Xuân Quang
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/08/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản