- 1Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 2Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/KH-UBND | Nghệ An, ngày 10 tháng 01 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022
Để thực hiện có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch trợ giúp pháp lý năm 2022 trên địa bàn tỉnh Nghệ An với các nội dung cụ thể sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật của các đối tượng được trợ giúp pháp lý;
b) Tăng cường sự phối hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể để hoạt động trợ giúp pháp lý được triển khai sâu rộng, đáp ứng nhu cầu của người được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước về trợ giúp pháp lý trong năm 2022;
c) Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai công tác trợ giúp pháp lý; đảm bảo cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, có chất lượng theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Yêu cầu
a) Việc thực hiện trợ giúp pháp lý phải đúng phạm vi, đối tượng, nội dung theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản liên quan;
b) Đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp; vụ việc trợ giúp pháp lý phải đảm bảo chất lượng, đúng quy định của pháp luật.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Đảm bảo việc cung cấp dịch vụ trợ giúp pháp lý đáp ứng đầy đủ yêu cầu trợ giúp pháp lý của đối tượng thụ hưởng
Thực hiện đồng bộ các hình thức trợ giúp pháp lý, trong đó chú trọng thực hiện có hiệu quả hình thức tư vấn pháp luật tại trụ sở, tư vấn tiền tố tụng, đặc biệt là hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng; đảm bảo 100% đối tượng được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu. Cụ thể:
a) Tư vấn pháp luật: Tăng số lượng và chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý thực hiện bằng hình thức tư vấn pháp luật; đẩy mạnh hoạt động tư vấn tiền tố tụng đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý.
b) Tham gia tố tụng: Tập trung khai thác, thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự và hôn nhân và gia đình; ưu tiên hỗ trợ đối tượng đặc thù là người dưới 18 tuổi, người khuyết tật có khó khăn về tài chính, nạn nhân của nạn mua bán người
c) Đại diện ngoài tố tụng: Theo yêu cầu của đối tượng được trợ giúp pháp lý, Trung tâm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý làm đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.
d) Duy trì đường dây nóng để tiếp nhận các thông tin về yêu cầu trợ giúp pháp lý.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: các cơ quan tố tụng, các Sở, Ban, Ngành và UBND các cấp.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2022.
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật ngoài trụ sở
Thực hiện khảo sát nhu cầu trợ giúp pháp lý tại các huyện, thị xã để định hướng nội dung tư vấn pháp luật một cách thiết thực, hiệu quả; đảm bảo triển khai được 10-12 đợt tư vấn pháp luật ngoài trụ sở theo ngân sách địa phương; Xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc trợ giúp pháp lý đã tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ nghiệp vụ theo đúng quy định.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: UBND huyện, thị xã; UBND các xã trên địa bàn tỉnh.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2022.
3. Triển khai các hoạt động truyền thông về TGPL
a) Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về trợ giúp pháp lý trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Phối hợp với các cơ quan Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh kịp thời đưa tin phản ánh hoạt động trợ giúp pháp lý với các loại hình như tin, bài, ảnh, phóng sự ...
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh thực hiện.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2022.
b) Xây dựng tờ gấp, tài liệu pháp luật cấp phát cho các cơ quan đơn vị liên quan và người dân.
Biên soạn và in ấn tờ gấp, tài liệu pháp luật... giới thiệu các quy định về trợ giúp pháp lý; đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý cấp phát cho người dân, các cơ quan, đơn vị, địa phương theo kinh phí được phê duyệt.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: các cơ quan tiến hành tố tụng; đơn vị, địa phương đã lắp đặt bảng tin, hộp tin.
Thời gian thực hiện: Quý I, II /2022.
c) Công bố và niêm yết danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý trên trang thông tin điện tử Sở Tư pháp và trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng để người được trợ giúp pháp lý biết và lựa chọn khi có nhu cầu.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thời gian thực hiện: Quý I/2022.
4. Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý
a) Kiện toàn thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành, Tổ giúp việc Hội đồng phối hợp liên ngành trong hoạt động tố tụng.
b) Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh năm 2022 nhằm triển khai có hiệu quả Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTC-BTP-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao.
c) Cung cấp mẫu biểu về trợ giúp pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng; cung cấp cho cơ sở giam giữ băng ghi âm, đĩa ghi âm có nội dung thông tin về trợ giúp pháp lý.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thời gian thực hiện: Quý I/2022.
5. Nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý
a) Tổ chức 02 - 04 lớp tập huấn chuyên sâu về nội dung Luật Trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, người tiến hành tố tụng của các cơ quan tố tụng và cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý; Tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi nhằm khắc phục vướng mắc trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Quý II, III/2022.
b) Tổ chức thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2022.
c) Tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm tại một số Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước các tỉnh phía bắc nhằm trao đổi nghiệp vụ và học tập mô hình, cách làm hay về công tác trợ giúp pháp lý.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Quý II/2022.
d) Triển khai kiểm tra trật tự nội vụ và hoạt động của các Chi nhánh trợ giúp pháp lý.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Quý III/2022.
6. Xây dựng Kế hoạch trợ giúp pháp lý triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính.
Thời gian thực hiện: Quý I/2022.
7. Công tác tổ chức, hành chính, tổng hợp
a) Xây dựng phương án tự chủ của đơn vị trình cơ quan quản lý phê duyệt.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Quý II/2022.
b) Kiện toàn tổ chức bộ máy: Duy trì tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý theo hướng tinh gọn, tập trung nguồn lực cho việc nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý; Sắp xếp lại vị trí việc làm của các viên chức theo nhu cầu công việc khi cần thiết.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2022.
c) Đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm: Cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng II; cử cán bộ, viên chức tham dự các lớp quản lý hành chính, trình độ lý luận trung cấp, cao cấp; làm quy trình bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp khi viên chức đáp ứng đủ yêu cầu.
Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp.
Thời gian thực hiện: theo quy định, kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền.
d) Công tác báo cáo, thống kê
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thời gian thực hiện: Theo quy định về công tác báo cáo, thống kê.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được cấp từ nguồn ngân sách tỉnh; Việc sử dụng, quản lý kinh phí đối với hoạt động trợ giúp pháp lý phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
- Tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch theo phân công; chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch bảo đảm tiến độ, chất lượng;
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; đề xuất các giải pháp để thực hiện Kế hoạch có hiệu quả;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành có liên quan
- Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ban, ngành, tổ chức liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành lồng ghép, bổ sung các nội dung của Kế hoạch vào việc triển khai kế hoạch hoạt động năm 2022 của cơ quan, đơn vị mình và phối hợp với Sở Tư pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch này, đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao.
- Sở Tài chính có trách nhiệm đảm bảo kinh phí, hướng dẫn sử dụng kinh phí đúng quy định để triển khai có hiệu quả các hoạt động trợ giúp pháp lý đã nêu tại Kế hoạch.
3. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Tư pháp và UBND cấp xã phối hợp với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền về trợ giúp pháp lý tại cơ sở có hiệu quả; phản hồi kiến nghị của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các hoạt động khác thuộc kế hoạch này.
- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch này ở địa phương và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện.
4. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh: Phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Kế hoạch thông qua việc quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của Luật Trợ giúp pháp lý 2017; chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm túc công tác phối hợp trợ giúp pháp lý.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp của tỉnh: Quan tâm, tạo điều kiện phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch thông qua việc khuyến khích các hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý bằng hình thức phù hợp, theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017; phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện các nội dung thuộc Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 32/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2021
- 2Kế hoạch 83/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2021
- 3Kế hoạch 13/KH-UBND về thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2022 do tỉnh Nam Định ban hành
- 4Kế hoạch 60/KH-UBND trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024
- 1Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 2Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 3Kế hoạch 32/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2021
- 4Kế hoạch 83/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2021
- 5Kế hoạch 13/KH-UBND về thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật, người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2022 do tỉnh Nam Định ban hành
- 6Kế hoạch 60/KH-UBND trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2024
Kế hoạch 13/KH-UBND về trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022
- Số hiệu: 13/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 10/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Lê Hồng Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/01/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định