ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/KH-UBND | Hậu Giang, ngày 13 tháng 3 năm 2012 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 04/CTR-UBND VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, KINH TẾ NÔNG THÔN GẮN VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2012 CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH HẬU GIANG
Căn cứ Nghị quyết số 05/NQ-TW ngày 7 tháng 12 năm 2011 của Tỉnh ủy về nhiệm vụ công tác năm 2012; Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy trong cuộc họp báo ngày 31 tháng 01 năm 2012;
Căn cứ Chương trình số 04/CTr-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2011 của UBND tỉnh Hậu Giang về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2011 - 2015. Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình với những nội dung sau:
I. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 04/CTr-UBND (Chương trình 04) TRONG NĂM 2011:
1. Các chỉ tiêu đạt được:
- Tốc độ tăng trưởng (VA) khu vực I đạt 5,3% (Kế hoạch 4-5%, Chương trình 5-5,5%);
- Giá trị sản xuất tăng 7,2% (Kế hoạch 5-6%, Chương trình 5,7-6,2%);
- Tỷ trọng khu vực I chiếm 31,73% (Kế hoạch 31,29%) trong cơ cấu VA, giảm 2,33% so với năm 2010;
- Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 83% (Kế hoạch: 83%, Chương trình 85%);
- Có 4/11 xã điểm đạt 10-15 tiêu chí xã nông thôn mới (Kế hoạch 11/11 xã).
2. Kết quả đạt được trên một số nội dung Chương trình 04:
2.1. Chương trình phát triển nông nghiệp:
Chọn khâu đột phá “4 cây-4 con” kết quả như sau:
- Cây lúa: Tiếp tục giữ diện tích trồng lúa 83.040 ha (Chương trình 82.000 ha) đưa tổng diện tích gieo trồng 212.738 ha đạt 106% tăng 2.067 ha so với 2010; năng suất bình quân 53 tạ/ha tăng 1,3 tạ/ha so với năm 2010; sản lượng đạt 1.128.496 tấn tăng 38.445 tấn so với năm 2010 (cao nhất từ trước đến nay).
- Cây mía: 13.747 ha tăng 684 ha so với 2010 (Chương trình 15.000 ha), sản lượng đạt 1.120.650 tấn tăng 4% so với 2010.
- Cây ăn quả: Diện tích 25.272 ha tăng 9%, trong đó cây có múi 9.912 ha tăng 14% so 2010 (chủ yếu cam sành) (Chương trình 10.000 ha cây có múi).
- Cây khóm: Diện tích 1.682 ha (Chương trình 3000-3500 ha);
- Đàn trâu: 2.011 con, tăng 8%;
- Đàn heo: 117.708 con, giảm 9% (Chương trình 400.000 con);
- Đàn gia cầm: 3.688.310 con, tăng 3,2% (Chương trình 5 triệu con);
- Thủy sản: Diện tích 6.392 ha, sản lượng 63.591,67 tấn, tăng 34% so với năm 2010 (Kế hoạch Chương trình diện tích: 8.000-9.000 ha; sản lượng: 115.000 tấn).
2.2. Chương trình phát triển kinh tế nông thôn:
Theo Chương trình 04 chọn khâu đột phá là “liên kết bốn nhà”, kết quả trong năm 2011 đạt được như sau:
- Nhà khoa học: Tiếp tục ứng dụng 26 đề tài khoa học vào thực tiễn thông qua 44 mô hình khuyến nông - khuyến ngư. Riêng trong năm 2011 có thêm 13 đề tài khoa học được nghiệm thu (Chương trình 04 đến 2015 có 50 đề tài) trên lĩnh vực nông nghiệp.
- Nhà nông: Trong năm đã tổ chức 1.262 cuộc tập huấn với trên 31.004 lượt người tham dự; 290 cuộc hội thảo với 11.233 lượt người tham dự; 57 cuộc tham quan với 1.333 lượt người tham dự; Đặc biệt tổ chức thành công 04 cuộc tọa đàm trực tiếp có sự tham gia 4 nhà về cây ăn quả, cây mía, cây lúa, cây khóm, mỗi cuộc có 100 nông dân tham dự. Ước đến hết năm 2011 có 233.570 lượt nông dân (đạt 40,15%) đã được chuyển giao khoa học kỹ thuật (Chương trình 80%); 72.090 hộ nông dân sản xuất giỏi, tỉ lệ 61,96% (Chương trình 70%); 21.423 hộ nông dân có doanh thu từ 70 triệu đồng, tỉ lệ 29,71% (Chương trình 50%).
- Nhà doanh nghiệp: Vốn đầu tư từ doanh nghiệp đưa vào nông thôn năm 2011: 635 tỷ đồng, trong đó đầu tư tại các nhà máy thuộc khu công nghiệp 584 tỷ đồng (Chương trình 3.100 tỷ đồng); thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chỉ mới có cây mía đạt 80%, các cây con khác không đáng kể.
- Nhà nước: Vốn đầu tư vào nông thôn 605,636 tỷ đồng, trong đó ngành nông nghiệp trực tiếp quản lý 353,3 tỷ đồng.
2.3. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới:
- Củng cố kiện toàn xong Ban chỉ đạo các cấp: Ban Chỉ đạo tỉnh, 7/7 Ban Chỉ đạo cấp huyện, 54/54 Ban quản lý cấp xã, 407/407 Ban phát triển ấp.
- Triển khai hoàn tất các chủ trương và chọn xã điểm để chỉ đạo.
- Công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện khá tốt.
- Công tác đào tạo tập huấn: đã mở được 15 lớp cho 749 lượt học viên tham dự.
- Hoàn thành 100% đề án quy hoạch và đề án cấp xã.
- Có 4/11 xã đạt từ 10 tiêu chí xã nông thôn mới.
- Tổng vốn đầu tư trong năm 2011: 383,376 tỷ đồng, trong đó:
+ Vốn trực tiếp: 97,284 tỷ đồng (chiếm 25,38%);
+ Vốn lồng ghép: 155,052 tỷ đồng (chiếm 40,44%);
+ Vốn tín dụng: 28,670 tỷ đồng (chiếm 7,48%);
+ Vốn doanh nghiệp: 50,966 tỷ đồng (chiếm 13,29%);
+ Vốn dân: 51,403 tỷ đồng (chiếm 13,41%).
2.4. Chương trình phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao:
Trong tháng 12/2011 đã thông qua đề án Khu nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang 5.000 ha với Hội đồng thẩm định Trung ương do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì. Đang tu chỉnh để trong quý I/2012 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2.5. Chương trình phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu:
Ban chỉ đạo Chương trình MTQG ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2011; Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt xong kế hoạch hành động tại Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 16 tháng 9 năm 2011; theo Kế hoạch có 24 dự án với tổng kinh phí 4.211 tỷ đồng. Riêng dự án “Hệ thống cống ngăn mặn Nam Xà No” với kinh phí 300 tỷ đồng đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường chấp thuận.
3. Nhận xét đánh giá chung kết quả thực hiện Chương trình 04 năm 2011:
3.1. Ưu điểm:
- Có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự phối hợp khá tốt giữa các cấp, các ngành khi triển khai thực hiện chương trình. Vốn đầu tư khá cao 1.320,676 tỷ đồng, trong đó huy động được nhiều nguồn: ngân sách đầu tư trực tiếp 450,50 tỷ đồng (34,12%), lồng ghép 155,052 tỷ đồng (11,74%), doanh nghiệp 634,966 tỷ đồng (48%), dân 51,43 tỷ đồng (3,89%).
- Năm đầu tiên thực hiện các chỉ tiêu đều đạt và vượt, 05 nội dung chính của chương trình: nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nông thôn mới, Khu nông nghiệp Ứng dụng công nghệ cao, biến đổi khí hậu đều được triển khai khá đồng bộ.
- Đời sống người dân khu vực nông thôn được nâng lên rõ nét: trúng mùa, được giá, được chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hạ tầng được nâng cấp mở rộng, đời sống tinh thần văn hóa không ngừng được thay đổi theo hướng nông thôn mới.
3.2. Tồn tại, yếu kém:
- Công tác rà soát quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 định hướng 2020 chưa hoàn tất từ đó chỉ đạo thực hiện ở các địa phương còn nhiều lúng túng.
- Trong chỉ đạo chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn còn 06 điểm yếu kém cần nhanh chóng khắc phục, đó là: công tác giống; công tác thủy lợi; công tác cung cấp nước sạch nông thôn; công tác nhân mô hình; thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg; công tác thanh kiểm tra vật tư nông nghiệp.
- Kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng mới được phê duyệt bước đầu, cần phổ biến tuyên truyền sâu rộng hơn để các cấp, các ngành chủ động phối hợp đồng bộ các giải pháp phi công trình và công trình tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra như trường hợp thiên tai lũ lụt năm 2011 vừa qua.
II. KẾ HOẠCH NĂM 2012
1. Mục tiêu chung:
- Tăng trưởng khu vực I: 5-6%.
- Giá trị sản xuất tăng: 6-7%.
- Tỷ trọng khu vực I: 28,21%
- Tỷ lệ hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh 85%
- 11 xã nông thôn mới đạt 12-16 tiêu chí, các xã còn lại đạt 5-8 tiêu chí.
2. Giải pháp tổ chức thực hiện:
2.1. Hoàn tất việc rà soát quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; Công bố quy hoạch để tạo điều kiện cho các địa phương tổ chức triển khai quy hoạch và quản lý quy hoạch tốt hơn. Ngoài những nội dung theo quy định, nội dung rà soát điều chỉnh kỳ này phải chỉ rõ các đối tượng chính sau đây:
- Giữ vững 82.000 ha đất lúa, trong đó quy hoạch 32.000 ha lúa chất lượng cao đạt 6 tiêu chí cánh đồng mẫu lớn nằm vị trí 2 bên kênh xáng Xà No thuộc địa bàn Châu Thành A, Vị Thủy, Phụng Hiệp, Thành phố Vị Thanh.
- Cây mía: hiện có 15.000 ha, mở rộng thêm 1.300 ha thuộc địa bàn thị xã Ngã Bảy, Phụng Hiệp, Vị Thủy, Long Mỹ, thành phố Vị Thanh đảm bảo vùng nguyên liệu cho 03 nhà máy đường ở Hậu Giang.
- Cây ăn quả: tập trung 10.000 ha cây ăn quả đặc sản, gồm có: Bưởi 5 roi 2.500 ha (huyện Châu Thành), Cam sành 6.200 ha (Châu Thành 4.000 ha, thị xã Ngã Bảy 2.200 ha), Quýt đường 1.300 ha (Châu Thành, Phụng Hiệp, Long Mỹ).
- Cây khóm: có 3.000 ha (thành phố Vị Thanh: 2.000 ha, Long Mỹ: 1.000ha).
- Ngành chăn nuôi theo quy hoạch được chuyển đổi theo hướng gia trại, trang trại với phương thức chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh chiếm 50%.
- Thủy sản: 10.780 ha gồm có 6.491 ha nuôi ao và 4.284 ha nuôi ruộng:
+ Thành phố Vị Thanh 558 ha;
+ Thị xã Ngã Bảy: 210 ha;
+ Châu Thành A: 862 ha;
+ Châu Thành: 300 ha;
+ Phụng Hiệp: 3.450 ha;
+ Vị Thủy: 1.900 ha;
+ Long Mỹ: 3.500 ha.
2.2. Tập trung khắc phục 06 điểm yếu kém trên lĩnh vực nông nghiệp:
2.1.1. Công tác giống:
- Giống lúa: Nhu cầu cung cấp giống xác nhận cho 82.000 ha đất lúa hàng năm trên 12.300 tấn tương ứng với 2.500 ha. Hiện nay toàn tỉnh có 85 điểm thuộc câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã với diện tích 1.884,2 ha đảm bảo yêu cầu 75,36%. Do đó trong năm 2012 và những năm tiếp theo cần mở rộng 250 ha sản xuất lúa siêu nguyên chủng và nguyên chủng, 616 ha làm giống xác nhận, cụ thể:
+ 20 ha sản xuất giống siêu nguyên chủng tại Trung tâm giống nông nghiệp, kinh phí tương ứng 20 tỷ đồng.
+ 105 ha đất công tại huyện Châu Thành A để sản xuất lúa nguyên chủng. Kinh phí tương ứng 5,250 tỷ đồng (50 triệu đồng/ha).
+ 125 ha đất công tại Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân để sản xuất lúa nguyên chủng. Kinh phí 6,250 tỷ đồng (50 triệu đồng/ha).
+ Hỗ trợ đầu tư hạ tầng 2.500 ha để sản xuất lúa xác nhận (có 616 ha mở mới:Phụng Hiệp: 500 ha; Long Mỹ: 116 ha). Kinh phí 50 tỷ đồng (20 triệu đồng/ha).
* Tổng vốn đầu tư ước tính: 81,5 tỷ đồng. Hiện nay chưa có nguồn cân đối. Trước mắt, trong năm 2012 số lượng nguồn vốn hỗ trợ giống khắc phục lũ lụt 14,736 tỷ (Trung ương: 13 tỷ đồng, Đan Mạch: 1,736 tỷ đồng) hỗ trợ giống cho dân.
- Giống cây ăn quả: hiện nay có 4 cơ sở sản xuất và cung cấp giống cây ăn quả, khả năng sản xuất 60.000 - 80.000 cây giống các loại cung cấp thị trường trong tỉnh. Trong khi đó nhu cầu cải tạo vườn tạp, trồng mới bình quân 500 ha/năm với nhu cầu giống khoảng 2-3 triệu cây thì cần phải có từ 100 cơ sở sản xuất cung ứng giống. Tỉnh cần có chính sách hỗ trợ để phát triển loại hình này thông qua chương trình khuyến nông hàng năm. Riêng năm 2012 hỗ trợ cho 2 Hợp tác xã để sản xuất cung ứng giống bưởi năm roi và cam sành ở Châu Thành và thị xã Ngã Bảy.
- Giống khóm: Hiện nay giống khóm Cầu Đúc đã thoái hóa do nhiễm bệnh khá nặng, nông dân tự trao đổi lẫn nhau. Giao Sở Khoa học Công nghệ cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nghiên cứu đề tài “Nhân nhanh giống Queen sạch bệnh theo hướng cấy mô”, sau đó sẽ chuyển giao cho hợp tác xã.
- Giống mía: Trong những năm qua Công ty CASUCO hỗ trợ khá tốt đến nay gần như toàn bộ mía nguyên liệu Hậu Giang đều là giống mới có năng suất và chữ đường rất cao. Năm 2012, Viện mía đường đang lập thủ tục xin giao 20 ha đất tại Trung tâm nông nghiệp Mùa Xuân để làm Trung tâm giống cho đồng bằng sông Cửu Long.
- Giống vật nuôi: Năm 2012, Viện Chăn nuôi đang làm thủ tục xin giao 100 ha đất tại Trng tâm giống mía CASUCO tại xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ để thành lập Trung tâm giống cho đồng bằng sông Cửu Long.
- Giống Thủy sản: Toàn tỉnh hiện có 60 cơ sở sản xuất cung cấp giống trên địa bàn toàn tỉnh đủ đáp ứng cho lĩnh vực thủy sản.
Tóm lại, trong năm 2012 và những năm tiếp theo cần tập trung cho giống lúa, giống cây ăn quả là chính, cần bố trí nguồn vốn thích hợp vào đầu tư trực tiếp, lồng ghép qua chương trình Khuyến nông - Khuyến ngư; đồng thời tỉnh cần có chính sách hỗ trợ hợp lý để khuyến khích phát triển thêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống.
2.2.2. Công tác Thủy lợi:
- Hoàn thành công trình Kè Xà No giai đoạn 2 với số vốn còn lại 348 tỷ đồng bao gồm 4 gói thầu: gói số 9 + 9A + khu tái định cư xã Vị Đông + khu tái định cư phường 7 thành phố Vị Thanh.
- Hoàn thành công trình Đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh với số vốn còn lại 483 tỷ đồng bao gồm 4 gói thầu: số 3 + 4 + 8 + 9.
- Chuẩn bị tốt mặt bằng triển khai dự án WB 6 (Ô Môn - Xà No giai đoạn 2); từ nguồn vốn biến đổi khí hậu.
- Tập trung triển khai 3 dự án đê bao chống lũ cho 5.000 ha mía huyện Phụng Hiệp: 109 tỷ đồng; 2.000 ha cam sành và bưởi năm roi huyện Châu Thành: 5 tỷ đồng; 2.000 ha cam sành thị xã Ngã Bảy: 5 tỷ đồng. Tổng số vốn 119 tỷ đồng, nguồn cân đối hiện có 30 tỷ đồng từ kinh phí hỗ trợ khắc phục lũ lụt, số còn lại đang xem xét cân đối được nguồn.
- Công tác thủy lợi nội đồng hiện có 796 tiểu vùng khép kín đang được xây dựng với diện tích 55.595 ha. Trong đó có 32 trạm bơm điện, 16 trạm bơm dầu chủ động hoàn toàn diện tích 5.179 ha. Để chủ động hoàn toàn công tác tưới tiêu cần đầu tư thêm cống bọng và trạm bơm. Kinh phí ước tính 500 tỷ đồng (50.000 ha x 10 triệu đồng/ha). Với nguồn vốn thủy lợi phí hàng năm 103 tỷ đồng, phấn đấu khép kín thêm 10.000 ha.
2.2.3. Công tác cung cấp nước hợp vệ sinh cho hộ nông thôn:
Năm 2012 cần xử lý dứt điểm 33 trạm cấp nước mini hư hỏng trong nhiều năm qua. Kinh phí ước tính 8,4 tỷ đồng.
2.2.4. Nhân rộng mô hình khuyến nông - khuyến ngư theo hướng tập trung cho cánh đồng mẫu lớn.
2.2.5. Tổ chức thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo để đủ điều kiện chỉ đạo thực hiện quyết định này.
- Liên minh Hợp tác xã tỉnh chủ trì, phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bên cạnh việc củng cố lại hợp tác xã, cần tiếp tục chỉ đạo thành lập mới hợp tác xã ở các vùng nguyên liệu tập trung như: mía, cam sành, bưởi, khóm, cánh đồng mẫu lớn.
- Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn tất trong năm 2012-2013 đối với 7 nhãn hiệu: lúa HG2, khóm Cầu Đúc, cam sành, chanh không hạt, quýt đường, cá thát lát, cá rô đầu vuông Hậu Giang.
2.2.6. Công tác thanh tra, kiểm tra vật tư nông nghiệp:
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra theo đúng kế hoạch đã được Thanh tra tỉnh duyệt.
2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách:
Trong năm 2012, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các ngành hữu quan tham mưu cho Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh một số cơ chế chính sách để thực hiện Chương trình số 04, cụ thể sau đây:
- Chính sách hỗ trợ thu hoạch, bảo quản, chế biến sau thu hoạch.
- Chính sách hỗ trợ phát triển cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng vật nuôi.
- Chính sách thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao.
- Chính sách hỗ trợ cánh đồng mẫu lớn.
III. Tổ chức thực hiện
Nội dung kế hoạch này được phổ biến, quán triệt trong toàn Ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn từ tỉnh đến huyện, xã và cộng tác viên ấp, khu vực. Đồng thời thông qua Nghị quyết liên tịch với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội Làm vườn, Hội Chăn nuôi - Thủy sản phổ biến rộng rãi đến hội viên của mình để phối hợp thực hiện. Định kỳ quý, 6 tháng, năm đều có sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm kịp thời bổ sung điều chỉnh cho sát hợp.
Nội dung Kế hoạch này được đưa vào thang điểm thi đua và tổ chức phát động phong trào thi đua trong toàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang kể từ quý I/2012./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 738/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt thiết kế mẫu (bước thiết kế bản vẽ thi công-dự toán) Nhà văn hóa và khu tập thể thao xã/thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 2Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt thiết kế mẫu (bước thiết kế bản vẽ thi công-dự toán) trường học (14 hạng mục) phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 25/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 4Kế hoạch 04/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 1Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 738/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt thiết kế mẫu (bước thiết kế bản vẽ thi công-dự toán) Nhà văn hóa và khu tập thể thao xã/thôn phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 3Quyết định 837/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt thiết kế mẫu (bước thiết kế bản vẽ thi công-dự toán) trường học (14 hạng mục) phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 4Quyết định 25/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5Quyết định 1489/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh Hậu Giang
- 6Kế hoạch 04/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020 do tỉnh Hậu Giang ban hành
Kế hoạch 13/KH-UBND thực hiện Chương trình 04/CTr-UBND về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới năm 2012 của ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang
- Số hiệu: 13/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 13/03/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Nguyễn Thành Nhơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/03/2012
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định