Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/KH-UBND

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CÔNG TÁC LẬP ĐIỀU CHỈNH TỔNG THỂ QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050.

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 383/TTg-CN ngày 26/3/2021 về chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch triển khai công tác lập điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

I. LÝ DO, SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH KẾ HOẠCH.

Đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011. Đây là quy hoạch đô thị (bao gồm toàn bộ quy hoạch xây dựng), là quy hoạch tổng hợp không gian, hạ tầng chuyên ngành, ngành, lĩnh vực được xác định nền tảng quy hoạch xây dựng phát triển Thủ đô tại Luật Thủ đô 2012. Trong giai đoạn từ năm 2011 đến nay, một số quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực quy hoạch đô thị đã sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới như Luật Quy hoạch 2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch (Luật số 35/2018/QH14) và có sự điều chỉnh về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia, cấp vùng và phát triển đô thị, nông thôn ảnh hưởng tới tính chất, chức năng, định hướng phát triển Thủ đô như điều chỉnh Quy hoạch xây dựng Vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 768/QĐ-TTg ngày 08/5/2016; Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31/3/2016 và các quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt; định hướng phát triển tại các khu vực Đông Anh, Gia Lâm, Yên Viên, Long Biên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; định hướng phát triển đô thị tại các huyện Đông Anh, Thanh Trì, Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng lên thành quận; việc quy hoạch xây dựng không gian ngầm gắn kết với công trình theo mô hình TOD tại khu vực đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh; các dự án trọng điểm như đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị ... và các yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội, phát triển đô thị và nông thôn trên địa bàn Thủ đô. Trên cơ sở báo cáo của UBND Thành phố và ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội (văn bản số 383/TTg-CN ngày 26/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ).

Đồng thời, triển khai Luật Quy hoạch 2017, UBND Thành phố đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức triển khai lập Quy hoạch thành phố Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây là quy hoạch có tầm bao quát lớn, tích hợp đồng bộ các quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực, các luật có liên quan đến quy hoạch toàn Thành phố. Do đó, cần thiết phải ban hành Kế hoạch triển khai công tác lập Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 để đảm bảo việc nghiên cứu triển khai đồng thời, có tính bổ trợ, lồng ghép nội dung, đảm bảo thống nhất với Quy hoạch thành phố Hà Nội đang nghiên cứu.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU.

- Triển khai quy định tại Luật Thủ đô 2012, Luật Quy hoạch đô thị 2009, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 và thực hiện chủ trương điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung Thủ đô đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.

- Triển khai đồng thời, đảm bảo lồng ghép thống nhất nội dung với Quy hoạch thành phố Hà Nội đang triển khai, tránh trường hợp thiếu sự đồng bộ thống nhất, phải điều chỉnh sau này.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN.

1. Tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011.

a) Phạm vi rà soát, đánh giá:

- Phạm vi không gian: toàn bộ ranh giới địa chính thành phố Hà Nội.

- Phạm vi thời gian đánh giá: Từ 26/7/2011 đến nay.

b) Nội dung công việc thực hiện:

- Rà soát tình hình lập, triển khai các quy hoạch có liên quan, các dự án đầu tư theo quy hoạch được duyệt và kế hoạch thực hiện quy hoạch; đánh giá dân số hiện trạng, dân số theo quy hoạch được duyệt và khả năng phát triển.

- Đánh giá các nội dung đã thực hiện, các tác động, hiệu quả của việc thực hiện theo quy hoạch được duyệt; các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật tại từng khu vực và toàn Thành phố. Đánh giá các vấn đề tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai, những khó khăn vướng mắc, nguyên nhân (khách quan và chủ quan) trong quá trình triển khai thực hiện.

- Phân tích những yếu tố mới trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu xây dựng phát triển Thủ đô sắp tới.

- Các kiến nghị và đề xuất.

c) Thành phần hồ sơ thực hiện:

Gồm: Văn bản báo cáo, thuyết minh và bản vẽ in màu tỷ lệ thích hợp, các văn bản pháp lý có liên quan.

d) T chức thực hiện.

- Cơ quan tổ chức rà soát, đánh giá: UBND Thành phố (Khoản 2, Điều 46, Luật Quy hoạch đô thị 2009).

- UBND Thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc là đơn vị tổ chức triển khai, thành lập Tổ công tác (riêng) thực hiện nhiệm vụ này (gồm các sở ngành Thành phố, Viện Quy hoạch xây dựng và chính quyền địa phương).

e) Kinh phí tổ chức rà soát, đánh giá: từ nguồn vốn sự nghiệp (kinh phí thường xuyên) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước (Khoản 2, Điều 9, Luật Quy hoạch 2017).

f) Tiến độ triển khai và đơn vị thực hiện: dự kiến từ ngày 08/5 ÷ 30/6/2021, bao gồm:

(1) Tổ chức rà soát, đánh giá quá trình thực hiện Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (dự kiến 02 tuần).

- Đơn vị thực hiện: Sở Quy hoạch - Kiến trúc và các sở, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện và thị xã Sơn Tây.

(2) Nghiên cứu, tổng hợp nội dung rà soát, đánh giá; xin ý kiến phản biện, góp ý các chuyên gia, các tổ chức Hội xã hội nghề nghiệp (dự kiến 04 tuần).

- Đơn vị thực hiện: Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, Viện Quy hoạch xây dựng phối hợp thực hiện.

(3) Tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định (dự kiến 02 tuần).

- Đơn vị thực hiện: Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, Viện Quy hoạch xây dựng phối hợp thực hiện.

2. Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

a) Phạm vi: toàn bộ ranh giới địa chính thành phố Hà Nội.

b) Nội dung công việc thực hiện:

- Tổ chức lập, trình Bộ Xây dựng thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan; tổ chức xin ý kiến phản biện các tổ chức Hội xã hội nghề nghiệp, các chuyên gia về lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc.

c) Thành phần hồ sơ và nội dung nhiệm vụ quy hoạch:

Tuân thủ Khoản 1, Điều 23 Luật Quy hoạch đô thị 2009 và Điều 5 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2018 của Bộ Xây dựng.

d) Tổ chức thực hiện.

- Cơ quan tổ chức lập nhiệm vụ: UBND Thành phố (Khoản 2, Điều 19, Luật Quy hoạch đô thị 2009).

- Cơ quan lập nhiệm vụ: UBND Thành phố giao Viện Quy hoạch xây dựng là đơn vị tổ chức triển khai.

- Đơn vị tư vấn lập nhiệm vụ quy hoạch: tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện theo quy định về pháp luật đấu thầu.

e) Kinh phí tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch: thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công (Khoản 1, Điều 9, Luật Quy hoạch 2017).

f) Tiến độ triển khai và đơn vị thực hiện: dự kiến từ ngày 08/5 ÷ 30/7/2021 (không bao gồm thời gian thẩm định và phê duyệt). Cụ thể:

(1) Chuẩn bị tổ chức lập Nhiệm vụ quy hoạch: (dự kiến 06 tuần).

- Tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn đơn vị tư vấn lập Nhiệm vụ quy hoạch và dự toán chi phí lập Nhiệm vụ quy hoạch.

Đơn vị thực hiện: Viện Quy hoạch xây dựng.

Đơn vị chủ trì thẩm định: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đơn vị phê duyệt, chấp thuận: UBND Thành phố

- Tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập Nhiệm vụ quy hoạch và lập dự toán chi phí lập Nhiệm vụ quy hoạch.

Đơn vị thực hiện: Viện Quy hoạch xây dựng.

Đơn vị chủ trì thẩm định: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đơn vị phê duyệt, chấp thuận: UBND Thành phố

(2) Tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch và dự toán chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch: (dự kiến 04 tuần).

- Lập nhiệm vụ quy hoạch, Tổ chức xin ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan.

Đơn vị thực hiện: Viện Quy hoạch xây dựng và đơn vị tư vấn được lựa chọn.

- Lập dự toán chi phí lập nhiệm vụ quy hoạch:

Đơn vị thực hiện: Viện Quy hoạch xây dựng và đơn vị tư vấn được lựa chọn.

Đơn vị chủ trì thẩm định: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

(3) Xem xét, tổ chức xin ý kiến phản biện, góp ý các chuyên gia, các tổ chức Hội xã hội nghề nghiệp; tổng hợp báo cáo UBND Thành phố; trình UBND Thành phố để báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố thông qua Nhiệm vụ quy hoạch (dự kiến 03 tuần).

- Đơn vị thực hiện: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng.

(4) Hoàn chỉnh, báo cáo UBND Thành phố để trình Bộ Xây dựng thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch (dự kiến 01 tuần).

- Đơn vị thực hiện: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng và đơn vị tư vấn được lựa chọn.

Lưu ý: Để đẩy nhanh tiến độ triển khai, tiến hành đồng thời việc tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô và tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030 và tm nhìn đến năm 2050.

3. Tổ chức lập đồ án quy hoạch điều chỉnh tng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô (sau khi Nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

a) Phạm vi: toàn bộ ranh giới địa chính thành phố Hà Nội.

b) Nội dung công việc thực hiện:

- Tổ chức lập, trình Bộ Xây dựng thẩm định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan; tổ chức xin ý kiến phản biện các tổ chức Hội xã hội nghề nghiệp, các chuyên gia về lĩnh vực quy hoạch - kiến trúc.

c) Thành phần hồ sơ và nội dung đồ án quy hoạch:

Tuân thủ Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009 và Điều 6 Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2018 của Bộ Xây dựng.

d) Tổ chức thực hiện:

- Cơ quan tổ chức lập quy hoạch: UBND Thành phố (Khoản 2, Điều 19, Luật Quy hoạch đô thị năm 2009).

- Cơ quan lập quy hoạch: UBND Thành phố giao Viện Quy hoạch xây dựng là đơn vị tổ chức triển khai.

- Đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch: tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị thực hiện theo quy định về pháp luật đấu thầu.

e) Kinh phí tổ chức lập nhiệm vụ quy hoạch: thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công (Khoản 1, Điều 9, Luật Quy hoạch 2017).

f) Tiến độ triển khai và đơn vị thực hiện:

(1) Chuẩn bị tổ chức lập đồ án quy hoạch (dự kiến 12 tuần - kể từ ngày được UBND Thành phố chấp thuận Báo cáo kết quả tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội).

- Tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch lựa chọn đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch và lập dự toán chi phí lập đồ án quy hoạch, dự toán chi phí khảo sát đo vẽ bản đồ địa hình.

Đơn vị thực hiện: Viện Quy hoạch xây dựng (đối với đồ án quy hoạch) và Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với công tác khảo sát đo đạc bản đồ địa hình).

Đơn vị chủ trì thẩm định: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đơn vị phê duyệt, chấp thuận: UBND Thành phố.

- Tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập đồ án quy hoạch và khảo sát đo vẽ bản đồ địa hình.

Đơn vị thực hiện: Viện Quy hoạch xây dựng (đối với đồ án quy hoạch) và Sở Tài nguyên và Môi trường (đối với công tác khảo sát đo đạc bản đồ địa hình).

Đơn vị chủ trì thẩm định: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Đơn vị phê duyệt, chấp thuận: UBND Thành phố

- Tổ chức khảo sát đo vẽ bản đồ địa hình.

Đơn vị thực hiện: đơn vị tư vấn được lựa chọn.

Đơn vị thẩm định: Sở Tài nguyên và Môi trường.

(2) Tổ chức lập đồ án quy hoạch, xin ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan (khoảng 16 tháng - kể từ ngày Nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt).

- Đơn vị thực hiện: Viện Quy hoạch xây dựng và đơn vị tư vấn được lựa chọn.

(3) Xem xét, tổ chức xin ý kiến phản biện, góp ý các chuyên gia, các tổ chức Hội xã hội nghề nghiệp; báo cáo UBND Thành phố; trình UBND Thành phố để báo cáo Thường trực, Ban Thường vụ Thành ủy và Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố thông qua (khoảng 03 tháng).

- Đơn vị thực hiện: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng.

(4) Hoàn chỉnh, báo cáo UBND Thành phố để trình Bộ Xây dựng thẩm định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch (khoảng 01 tháng).

- Đơn vị thực hiện: Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng và đơn vị tư vấn được lựa chọn.

Lưu ý: Đ đẩy nhanh tiến độ triển khai, đảm bảo tiến độ triển khai công tác lập đồ án điều chỉnh tng thể Quy hoạch chung xây dựng Th đô khoảng 18 tháng, tiến hành ngay công việc Chuẩn bị tổ chức lập quy hoạch sau khi Báo cáo kết quả tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Th đô được chấp thuận.

(Chi tiết Tiến độ tổng thể tại Biểu tiến độ kèm theo).

IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM.

1. Sở Quy hoạch - Kiến trúc:

- Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về: nội dung rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; tham mưu cho UBND Thành phố trong tổ chức lập, trình Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Thay mặt UBND Thành phố trao đổi, làm việc với các cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng về nội dung trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo UBND Thành phố những nội dung vượt thẩm quyền.

- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm bảo lồng ghép thống nhất nội dung giữa Quy hoạch thành phố Hà Nội với Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

2. Viện Quy hoạch xây dựng:

- Là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về chất lượng, tiến độ triển khai tổ chức lập, trình Bộ Xây dựng thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

- Phối hợp cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc trong công tác: tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc giải trình với các cơ quan chuyên môn của Bộ Xây dựng về nội dung trình thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 (khi có yêu cầu).

- Phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thủ tục thực hiện tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn lập quy hoạch theo quy định.

3. S Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài chính xem xét bố trí từ nguồn vốn đầu tư công cho công tác lập quy hoạch theo quy định.

- Hướng dẫn Viện Quy hoạch xây dựng trình tự, thủ tục thực hiện tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị tư vấn theo quy định.

- Phối hợp cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc để tổ chức lập Quy hoạch thành phố Hà Nội đảm bảo lồng ghép thống nhất nội dung với điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050

4. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố về chất lượng sản phẩm đo đạc; Phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai thủ tục thực hiện tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị đo đạc, lập bản đồ địa hình phục vụ công tác lập quy hoạch theo quy định.

5. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp cùng Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Thành phố cân đối bố trí ngân sách (nguồn vốn sự nghiệp) cho Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

6. Sở Nội vụ:

Tham mưu, trình UBND Thành phố xem xét quyết định bổ sung chức năng, nhiệm vụ tổ chức lập các quy hoạch từ nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Viện Quy hoạch xây dựng.

7. Các s, ngành, đơn vị:

Phối hợp cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; Kịp thời cung cấp các hồ sơ quy hoạch chuyên ngành, dự án đầu tư liên quan và chịu trách nhiệm về số liệu, tài liệu cung cấp liên quan đến lĩnh vực được giao quản lý.

8. UBND các quận, huyện và thị xã Sơn Tây:

- Phối hợp cùng Sở Quy hoạch - Kiến trúc trong công tác: tổ chức rà soát, đánh giá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô; tổ chức lập nhiệm vụ và đồ án quy hoạch điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung Thủ đô theo quy định.

- Kịp thời cung cấp các hồ sơ quy hoạch, dự án đầu tư liên quan và chịu trách nhiệm về số liệu, tài liệu cung cấp liên quan đến địa phương được giao quản lý.

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị được phân công tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc các nội dung của Kế hoạch./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Xây dựng;
- Thường trực Thành ủy (để b/c);
- Chủ tịch UBND Thành phố (để b/c);
- Các PCT UBND Thành phố;
- Các sở, ban, ngành TP;
- Viện QHXD;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBTP: CVP, các PCVP,
các phòng: TKBT, KT, ĐT(Thực, Năng);
- Lưu: VT, ĐT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Đức Tuấn

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2021 triển khai công tác lập điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 129/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 25/05/2021
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Dương Đức Tuấn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản