Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HƯNG YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 129/KH-UBND

Hưng Yên, ngày 20 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA CHẤM DỨT DỊCH BỆNH AIDS VÀO NĂM 2030 TỈNH HƯNG YÊN

Căn cứ Quyết định số 1246/QĐ-TTg ngày 14/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;

Căn cứ Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 của Bộ Tài chính về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 31/5/2006 của Tỉnh ủy Hưng Yên về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới;

Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ban hành Kế hoạch đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030, giảm tối đa tác động của dịch HIV/AIDS đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Bảo đảm tăng tỷ lệ ngân sách địa phương hàng năm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS để cơ bản đáp ứng được nhu cầu kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới.

- Tiếp tục đề xuất nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, các dự án quốc tế cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới.

- 100% số người nhiễm HIV tham gia Bảo hiểm y tế được chi trả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe theo quy định hiện hành.

- Phấn đấu 80% cơ quan, tổ chức chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cơ quan, đơn vị.

- Bảo đảm kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; thực hiện lộ trình tăng giường bệnh cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, tăng tỷ lệ thu phí lệ phí từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và bệnh nhiệt đới để cân đối thu chi cho các hoạt động khám chữa bệnh;

- Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

- Các cấp, các ngành, địa phương quán triệt và nghiêm túc thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, Chính phủ; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới trong tình hình mới;

- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới là một trong những mục tiêu ưu tiên đầu tư kinh phí của tỉnh, huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn hằng năm;

- Các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ động đưa các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới vào kế hoạch hoạt động hằng năm;

- Lồng ghép công tác phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng làng văn hóa, làng văn hóa sức khỏe, cụm dân cư tiên tiến,....;

- Thực hiện tốt công tác phối hợp trong phòng, chống tội phạm, ma túy, mại dâm và HIV/AIDS, đảm bảo sử dụng các nguồn lực có hiệu quả.

2. Giải pháp huy động các nguồn tài chính

a) Mở rộng và đảm bảo chi trả của Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho các dịch vụ khám chữa bệnh cho người nhiễm HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới:

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế. Đảm bảo 100% người nhiễm HIV có thẻ BHYT, UBND tỉnh đảm bảo kinh phí mua thẻ BHYT cho những người nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh;

- Tiếp tục kiện toàn và đảm bảo hệ thống cung cấp dịch vụ tư vấn, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới đáp ứng các điêu kiện để được Quỹ BHYT chi trả theo quy định;

- Ngành Y tế phối hợp với Bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả cho người bệnh nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế; mở rộng độ bao phủ của bảo hiểm y tế đối với các dịch vụ dự phòng trong phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới;

- Phân tuyến điều trị phù hợp để người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận với các dịch vụ y tế thuận lợi, tiện ích, hiệu quả.

b) Kêu gọi đầu tư ngân sách Trung ương cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

- Hằng năm đề xuất với Trung ương bố trí kinh phí thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số và hỗ trợ có mục tiêu cho công tác phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới;

- Đề xuất với các bộ, ngành Trung ương bố trí kinh phí triển khai các hoạt động đặc thù phòng, chống HIV/AIDS cho nhóm nghiện chích ma túy, mại dâm, quan hệ tình dục đồng giới,... và các bệnh nhiệt đới;

- Tiếp tục vận động, kêu gọi những nhà tài trợ ủng hộ kinh phí, vật chất cho các hoạt động truyền thông, mua sắm thuốc và các vật tư thiết yếu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới.

c) Tăng phân bổ ngân sách địa phương (NSĐP) hằng năm nhằm từng bước bù đắp kinh phí thiếu hụt cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới tại địa phương:

- Tăng dần kinh phí đầu tư cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới từ các nguồn NSĐP theo các mục tiêu, phù hợp với diễn biến tình hình dịch và khả năng của địa phương, từng bước bù đắp nguồn kinh phí thiếu hụt do việc cắt giảm các nguồn tài trợ và ngân sách nhà nước Trung ương;

- Các sở, ban, ngành, đoàn thể lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới vào hoạt động của đơn vị;

- Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, các nhà từ thiện trong việc chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV đặc biệt là trẻ em, người bị nhiễm HIV có hoàn cảnh khó khăn.

d) Triển khai, mở rộng dịch vụ khám, chữa bệnh và thu phí dịch vụ:

- Triển khai các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV (chương trình điều trị nghiện bằng thuốc thay thế, bơm kim tiêm sạch, bao cao su,....) và bệnh nhiệt đới; xây dựng lộ trình thu phí, lệ phí các dịch vụ y tế bằng nguồn đóng góp của người sử dụng dịch vụ chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, bệnh nhiệt đới;

- Nâng cao năng lực quản lý, điều trị các bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiệt đới và HIV/AIDS của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, đầu tư nguồn lực đáp ứng triển khai 100 giường bệnh và năm 2021 và 150 giường bệnh vào năm 2025;

- Tổ chức điều tra đối tượng có nguy cơ cao, người nhiễm HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới đề xuất các biện pháp quản lý, điều trị nhằm làm giảm nguồn lây trong cộng đồng;

- Thực hiện các hình thức liên doanh, liên kết trong việc triển khai các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới mà nguồn ngân sách địa phương chưa có điều kiện đáp ứng theo quy định hiện hành;

- Tiếp tục triển khai có hiệu quả điều trị nghiện ma túy bằng các thuốc thay thế theo hướng dẫn;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử phạt vi phạm hành chính trong công tác quản lý, sử dụng kinh phí thu từ hoạt động khám chữa bệnh trong phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới.

e) Huy động sự tham gia đóng góp kinh phí của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS:

- Ban hành Kế hoạch hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc; quy định nội dung chi, mức chi cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc, tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, các hoạt động về phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại nơi làm việc;

- Triển khai các hoạt động phòng, chống ma túy, mại dâm, phòng chống HIV/AIDS các cơ sở lưu trú, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở vui chơi giải trí dễ xảy ra hoạt động mại dâm và khu nhà trọ tại các khu công nghiệp.

3. Giải pháp tổ chức, quản lý, điều phối và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí:

a) Thống nhất cơ chế phân bổ nhằm kiểm soát có hiệu quả nguồn kinh phí huy động được trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới:

- Căn cứ vào tình hình dịch HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới; xu thế diễn biến trong những năm tiếp theo, Sở Y tế phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở, ngành liên quan tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới giai đoạn 2021-2030 phù hợp;

- Tiếp nhận các hoạt động và dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới do các tổ chức quốc tế, cục, vụ, viện Trung ương tài trợ;

- Kiểm tra, giám sát việc phân bổ kinh phí đối với các chương trình, dự án và kinh phí địa phương đảm bảo việc tuân thủ các nội dung cam kết, thỏa thuận với các chương trình, dự án.

b) Quản lý và phối hợp giữa các chương trình, dự án nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn lực:

- Ưu tiên phân bổ kinh phí phòng, chống HIV/AIDS hàng năm cho các địa phương trọng điểm về tình hình dịch, có nguy cơ lây nhiễm cao. Đảm bảo cơ chế tài chính khuyến khích việc phát hiện các đối tượng có nguy cơ cao và các dịch vụ đưa người nhiễm HIV vào điều trị sớm;

- Củng cố và nâng cao năng lực hệ thống phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới các tuyến trong công tác lập kế hoạch; trong quản lý và sử dụng kinh phí, nhằm đảm bảo điều phối và phân bổ kinh phí hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới tại địa phương và các đơn vị;

- Xây dựng và mở rộng các mô hình cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới cho các tổ chức xã hội, các nhóm cộng đồng. Đề xuất các cơ chế tài chính nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ và đầu tư cho các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới;

- Tăng cường năng lực cho các tổ chức xã hội, khu vực tư nhân đủ điều kiện tham gia cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt đối với các dịch vụ như truy tìm ca bệnh, tiếp cận các nhóm đối tượng nguy cơ cao, chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới;

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào các hệ thống, thiết chế kinh tế- xã hội, đặc biệt là huy động hệ thống y tế có sẵn từ tỉnh đến cơ sở tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới.

c) Kiểm tra, giám sát sử dụng các nguồn kinh phí

- Thực hiện nhiệm vụ giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; các sở, ban, ngành, đoàn thể trong việc thực hiện các giải pháp huy động, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới;

- Các cơ quan chức năng định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng kinh phí của các chương trình, dự án thuộc lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

Dự kiến nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2030:

- Tổng nhu cầu kinh phí: 366.868 triệu đồng

- Khả năng huy động được: 285.750 triệu đồng

- Kinh phí thiếu hụt: 81.118 triệu đồng

(Có phụ lục 1, 2, 3 chi tiết kèm theo)

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc: Căn cứ nội dung Kế hoạch, chỉ đạo, điều phối các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh; Ban Chỉ đạo cấp huyện xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai có hiệu quả; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

2. Sở Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan đề xuất kế hoạch đảm bảo tài chính cụ thể hằng năm cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể là thành viên của Ban Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc và các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai các nội dung của kế hoạch trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao;

- Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới của ngành Y tế; chỉ đạo đối với các cơ sở y tế công và y tế ngoài công lập trong việc phối hợp triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới;

- Chỉ đạo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí;

- Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động theo quy định.

3. Sở Tài chính:

- Căn cứ khả năng ngân sách hằng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Y tế đề xuất dự toán ngân sách hằng năm, vốn Chương trình Mục tiêu Y tế - Dân số cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030;

- Kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất tình hình huy động và sử dụng kinh phí phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới của các đơn vị.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế đề xuất phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước Trung ương và địa phương hằng năm để thực hiện hiệu quả đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư, vận động tài trợ quốc tế cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới, đồng thời hướng dẫn các sở, ngành địa phương triển khai thực hiện.

5. Công an tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn lực, phối hợp công tác phòng, chống ma túy với phòng, chống HIV/AIDS;

- Phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền, điều trị phơi nhiễm HIV cho cán bộ, chiến sĩ khi làm nhiệm vụ;

- Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS;

6. Sở lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, ngân hàng chính sách xã hội và các cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho vay vốn, tổ chức tạo việc làm đối với người nhiễm HIV, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tạo điều kiện cho họ có thể tự chi trả một phần chi phí dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS;

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, đơn vị tạo điều kiện để nhiều người nhiễm HIV/AIDS và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS tiếp cận được các chính sách xã hội hiện hành dành cho những người yếu thế, những người dễ bị tổn thương;

- Lồng ghép các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới vào nhiệm vụ phòng chống ma túy tại cộng đồng, phòng chống mại dâm nhằm nâng cao hiệu quả các nguồn kinh phí.

7. Sở Thông tin và Truyền thông:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan xây dựng cơ chế, giải pháp cụ thể huy động tài chính cho công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới trên các phương tiện truyền thông tin đại chúng và thông tin tuyên truyền ở cơ sở;

- Hướng dẫn các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh thực hiện thông tin, truyền thông về HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới như một hoạt động thường xuyên, liên tục của cơ quan, đơn vị và bằng nguồn ngân sách hằng năm của các cơ quan, đơn vị;

- Phối hợp với Sở Tài chính xây dựng cơ chế huy động, sử dụng nguồn kinh phí xã hội hoá trong hoạt động tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới giai đoạn 2021-2030.

8. Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch huy động sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới trong trường học;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính đề xuất kinh phí, hướng dẫn chỉ tiêu cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới trong các nhà trường từ nguồn kinh phí thường xuyên hằng năm.

9. Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn nhân lực theo lộ trình tăng giường bệnh cho Bệnh viện Bệnh nhiệt đới để thực hiện nhiệm vụ được giao; đáp ứng kịp thời các chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với thực tiễn phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới trong từng giai đoạn;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí tổ chuyên trách phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới cho tuyến huyện, thành phố, thị xã.

10. Bảo hiểm xã hội tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn các cơ quan trực thuộc ở địa phương thực hiện chi trả một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS qua hệ thống bảo hiểm y tế;

- Đẩy mạnh và mở rộng việc cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh đối với người nhiễm HIV/AIDS thông qua hệ thống bảo hiểm y tế;

- Phối hợp với Sở Y tế rà soát, đề xuất, hướng dẫn nhằm mở rộng chi trả điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

11. Liên đoàn Lao động tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh bố trí kinh phí hằng năm cho thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới;

- Phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới ở nơi làm việc.

12. Các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh khác liên quan:

- Lồng ghép hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới vào nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị;

- Ngoài nguồn kinh phí được giao, chủ động huy động nguồn kinh phí hợp pháp theo quy định của pháp luật để bổ sung nguồn lực cho phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới.

- Hằng năm, báo cáo kết quả hoạt động, mức huy động kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới về Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;

13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp:

- Chủ động tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của mình;

- Phối hợp với ngành Y tế, các đơn vị liên quan huy động các tổ chức xã hội, tổ chức dựa vào cộng đồng hỗ trợ nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới;

- Triển khai có hiệu quả phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”. Đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới vào các phong trào, các cuộc vận động quần chúng, các sinh hoạt cộng đồng ở cơ sở.

11. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã:

- Căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS thực hiện mục tiêu chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030” trên địa bàn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

- Chỉ đạo lồng ghép phối hợp và điều hành thực hiện các mục tiêu, biện pháp của Kế hoạch với các chương trình, dự án khác;

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 của huyện, thành phố, thị xã và theo các mục tiêu xác định.

- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; tổ chức kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch trên địa bàn;

Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã báo cáo kết quả thực hiện định kỳ hằng năm hoặc đột xuất về Sở Y tế (qua Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh) để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Y tế;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục PC HIV/AIDS, Bộ Y tế;
- Các sở, ngành thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống TP,TNXH & xây dựng phong trào TDBVANTQ;
- Các sở, ngành tỉnh có liên quan;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các đoàn thể tỉnh;
- UBND huyện, thành phố, thị xã;
- Lãnh đạo VP UBND tỉnh;
- Trung tâm Tin học, Công báo;
- CV: THCầm, NCHào;
- Lưu VT; KGVXT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Duy Hưng

 

PHỤ LỤC: DỰ TOÁN TỔNG NHU CẦU KINH PHÍ CHO PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS VÀ CÁC BỆNH NHIỆT ĐỚI GIAI ĐOẠN 2021 – 2030

(Kèm theo Kế hoạch 129/KH-UBND ngày 20/10/2020 của UBND tỉnh)

ĐVT: đồng

Nguồn kinh phí/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

2021-2030

Dự phòng lây nhiễm HIV

11.968.034.500

12.281.612.510

12.612.175.937

12.961.008.156

13.329.493.778

13.719.126.504

14.131.517.566

14.568.404.802

15.031.662.432

15.523.311.553

136.126.347.737

Điều trị HIV/AIDS và các bệnh nhiệt đới liên quan

7.882.275.187

8.514.086.642

8.989.878.359

9.613.740.683

10.283.763.987

11.024.038.489

12.234.654.052

12.591.699.971

13.627.264.731

14.719.435.757

109.480.837.857

Giám sát, theo dõi đánh giá và xét nghiệm

3.172.545.000

3.236.567.602

3.284.468.803

3.333.078.941

3.382.408.509

3.432.468.155

3.483.268.684

3.534.821.060

3.587.136.412

3.640.226.031

34.086.989.196

Tăng cường năng lực hệ thống

22.290.400.000

16.309.497.920

16.328.878.489

7.348 545.891

8.368.504.370

4.388.758.235

4.409.311.857

2.806.169.672

2.451.336.183

2.472.815.959

87.174.218.575

Tổng

45.313.254.687

40.341.764.673

41.215.401.588

33.256.373.670

35.364.170.644

32.564.391.383

34.258.752.158

33.501.095.505

34.697.399.757

36.355.789.300

366.868.393.366

 

PHỤ LỤC 2: DỰ TOÁN CHI TIẾT NGUỒN VÀ SỬ DỤNG KINH PHÍ CHO GIAI ĐOẠN 2021 – 2030

(Kèm theo Kế hoạch 129/KH-UBND ngày 20/10/2020 của UBND tỉnh)

ĐVT: đồng

Nguồn kinh phí/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

2021 - 2030

Nguồn NSNN địa phương*

19.733.779.587

16.718.484.849

17.789.737.221

13.050.283.857

13.175.070.690

11.307.639.183

11.743.803.397

11.126.282.606

11.341.850.564

11.787.339.661

137.774.271.615

Nguồn NSNN Trung ương

8.353.246.171

7.302.085.137

7.433.991.265

5.786.038.073

6.147.295.370

5.520.714.813

5.750.631.567

5.566.966.104

5.713.026.126

5.946.408.642

63.520.403.266

Nguồn các dự án quốc tế

906.265.094

806.835.293

824.308.032

665.127.473

707.283.413

651.287.828

685.175.043

670.021.910

693.947.995

727.115.786

7.337.367.867

Nguồn Quỹ BHYT

3.719.597.797

3.591.310.077

3.720.807.275

3.804.905.548

6.045.262.952

5.754.422.762

6.251.912.136

6.164.569.651

6.536.033.602

6.981.741.903

52.570.563.702

Nguồn Xã hội hóa

1.590.917.209

1.899.497.833

1.962.955.030

2.424.838.257

2.513.612.266

2.609.070.900

2.731.460.337

2.814.845.719

2.936.112.601

3.064.468.521

24.547.778.675

Thu phí dịch vụ

1.431.825.488

1.709.548.050

1.766.659.527

2.182.354.432

2.262.251.039

2.348.163.810

2.458.314.304

2.533.361.147

2.642.501.341

2.758.021.669

22.093.000.808

- Huy động từ các doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

_

- Huy động từ các Quỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

- Nguồn Khác

159.091.721

189.949.783

196.295.503

242.483.826

251.361.227

260.907.090

273.146.034

281.484.572

293.611.260

306.446.852

2.454.777.868

Tổng cộng

34.303.805.858

30.318.213.189

31.731.798.823

25.731.193.209

28.588.524.691

25.843.135.485

27.162.982.481

26.342.685.990

27.220.970.888

28.507.074.512

285.750.385.126

TRONG ĐÓ

 

 

 

DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV

 

 

 

Tổng chi phí (nhu cầu nguồn lực tài chính)

11.968.034.500

12.281.612.510

12.612.175.937

12.961.008.156

13.329.493.778

13.719.126.504

14.131.517.566

14.568.404.802

15.031.662.432

15.523.311.553

136.126.347.737

Ngân sách trung ương cấp

2.393.606.900

2.456.322.502

2.522.435.187

2.592.201.631

2.665.898.756

2.743.825.301

2.826.303.513

2.913.680.960

3.006.332.486

3.104.662.311

27.225.269.547

Ngân sách địa phương cấp

4.787.213.800

4.912.645.004

5.044.870.375

5.184.403.262

5.331.797.511

5.487.650.602

5.652.607.026

5.827.361.921

6.012.664.973

6.209.324.621

54.450.539.095

Ngân sách từ các nhà tài trợ

239.360.690

245.632.250

252.243.519

259.220.163

266.589.876

274.382.530

282.630.351

291.368.096

300.633.249

310.466.231

2.722.526.955

Bảo hiểm y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người dân tự chi trả

1.196.803.450

1.473.793.501

1.513.461.112

1.944.151.223

1.999.424.067

2.057.868.976

2.119.727.635

2.185.260.720

2.254.749.365

2.328.496.733

19.073.736.782

Tổng ngân sách có

8.616.984.840

9.088.393.257

9.333.010.194

9.979.976.280

10.263.710.209

10.563.727.408

10.881.268.526

11.217.671.698

11.574.380.072

11.952.949.896

103.472.072.379

Thiếu hụt

3.351.049.660

3.193.219.252

3.279.165.744

2.981.031.876

3.065.783.569

3.155.399.096

3.250.249.040

3.350.733.105

3.457.282.359

3.570.361.657

32.654.275.358

TRỊ HIV/AIDS VÀ CÁC BỆNH NHIỆT ĐỚI LIÊN QUAN

 

 

 

Tổng chi phí (nhu cầu nguồn lực tài chính)

7.882.275.187

8.514.086.642

8.989.878.359

9.613.740.683

10.283.763.987

11.024.038.489

12.234.654.052

12.591.699.971

13.627.264.731

14.719.435.757

109.480.837.857

Ngân sách trung ương cấp

867.050.271

936.549.531

988.886.619

1.057.511.475

1.131.214.039

1.212.644.234

1.345.811.946

1.385.086.997

1.498.999.120

1.619.137.933

21.896.167.571

Ngân sách địa phương cấp

1.576.455.037

1.702.817.328

1.797.975.672

1.922.748.137

2.056.752.797

2.204.807.698

2.446.930.810

2.518.339.994

2.725.452.946

2.943.887.151

43.792.335.143

Ngân sách từ các nhà tài trợ

157.645.504

170.281.733

179.797.567

192.274.814

205.675.280

220.480.770

244.693.081

251.833.999

272.545.295

294.388.715

2.189.616.757

Bảo hiểm y tế

1.970.568.797

2.128.521.660

2.247.469.590

2.403.435.171

4.113.505.595

4.409.615.396

4.893.861.621

5.036.679.988

5.450.905.892

5.882.774.303

32.844.251.357

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người dân tự chi trả

394.113.759

425.704.332

449.493.918

480.687.034

514.188.199

551.201.924

611.732.703

629.584.999

681.363.237

735.971.788

8.758.467.029

Tổng ngân sách có

4.965.833.368

5.363.874.584

5.663.623.366

6.056.656.630

8.021.335.910

8.598.750.021

9.543.030.161

9.821.525.977

10.629.266.490

11.476.159.891

109.480.837.857

Thiếu hụt

2.916.441.819

3.150.212.057

3.326.254.993

3.557.084.053

2.262.428.077

2.425.288.468

2.691.623.892

2.770.173.994

2.997.998.241

3.243.275.867

29.340.781.459

NÂNG CAO NĂNG LỰC HỆ THỐNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

Tổng chi phí (nhu cầu nguồn lực tài chính)

22.290.400.000

16.309.497.920

16.328.878.489

7.348.545.891

8.368.504.370

4.388.758.235

4.409.311.857

2.806.169.672

2.451.336.183

2.472.815.959

87.174.218.575

Ngân sách trung ương cấp

4.458.080.000

3.261.899.584

3.265.775.698

1.469.709.178

1.673.700.874

877.751.647

881.862.371

561.233.934

490.267.237

494.563.192

17.434.843.715

Ngân sách địa phương cấp

12.259.720.000

8.970.223.856

9.797.327.094

4.776.554.829

4.602.677.404

2.413.817.029

2.425.121.521

1.543.393.320

1.348.234.901

1.360.048.777

49.497.118.730

Ngân sách từ các nhà tài trợ

445.808.000

326.189.958

326.577.570

146.970.918

167.370.087

87.775.165

88.186.237

56.123.393

49.026.724

49.456.319

1.743.484.372

Bảo hiểm y tế

1.114.520.000

815.474.896

816.443.924

734.854.589

1.255.275.656

658.313.735

661.396.778

420.925.451

367.700.427

370.922.394

7.215.827.851

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người dân tự chi trả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng ngân sách có

18.278.128.000

13.373.788.294

14.206.124.286

7.128.089.514

7.699.024.020

4.037.657.576

4.056.566.908

2.581.676.098

2.255.229.289

2.274.990.682

75.891.274.667

Thiếu hụt

4.012.272.000

2.935.709.626

2.122.754.204

220.456.377

669.480.350

351.100.659

352.744.949

224.493.574

196.106.895

197.825.277

11.282.943.908

GIÁM SÁT, THEO DÕI ĐÁNH GIÁ VÀ XÉT NGHIỆM

Tổng chi phí (nhu cầu nguồn lực tài chính)

3.172.545.000

3.236.567.602

3.284.468.803

3.333.078.941

3.382.408.509

3.432.468.155

3.483.268.684

3.534.821.060

3.587.136.412

3.640.226.031

34.086.989.196

Ngân sách trung ương cấp

634.509.000

647.313.520

656.893.761

666.615.788

676.481.702

686.493.631

696.653.737

706.964.212

717.427.282

728.045.206

6.817.397.839

Ngân sách địa phương cấp

1.110.390.750

1.132.798.661

1.149.564.081

1.166.577.629

1.183.842.978

1.201.363.854

1.219.144.039

1.237.187.371

1.255.497.744

1.274.079.111

15.339.145.138

Ngân sách từ các nhà tài trợ

63.450.900

64.731.352

65.689.376

66.661.579

67.648.170

68.649.363

69.665.374

70.696.421

71.742.728

72.804.521

681.739.784

Bảo hiểm y tế

634.509.000

647.313.520

656.893.761

666.615.788

676.481.702

686.493.631

696.653.737

706.964.212

717.427.282

728.045.206

6.817.397.839

Doanh nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người dân tự chi trả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng ngân sách có

2.442.859.650

2.492.157.054

2.529.040.978

2.566.470.784

2.604.454.552

2.643.000.479

2.682.116.886

2.721.812.216

2.762.095.037

2.802.974.044

26.246.981.681

Thiếu hụt

729.685.350

744.410.548

755.427.825

766.608.156

777.953.957

789.467.676

801.151.797

813.008.844

825.041.375

837.251.987

7.840.007.515

 

PHỤ LỤC 3: ƯỚC TÍNH THIẾU HỤT KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2021 – 2030

(Kèm theo Kế hoạch số 129/KH-UBND ngày 20/10/2020 của UBND tỉnh)

ĐVT: đồng

Nguồn kinh phí/Năm

2021

2022

2023

2024

2025

2026

2027

2028

2029

2030

2021-2030

Tổng nhu cầu

45.313.254.687

40.341.764.673

41.215.401.588

33.256.373.670

35.364.170.644

32.564.391.383

34.258.752.158

33.501.095.505

34.697.399.757

36.355.789.300

366.868.393.366

Tổng kinh phí có thể huy động

34.303.805.858

30.318.213.189

31.731.798.823

25.731.193.209

28.588.524.691

25.843.135.485

27.162.982.481

26.342.685.990

27.220.970.888

28.507.074.512

285.750.385.126

Kinh phí thiếu hụt

11.009.448.829

10.023.551.484

9.483.602.765

7.525.180.462

6.775.645.953

6.721.255.898

7.095.769.677

7.158.409.516

7.476.428.869

7.848.714.788

81.118.008.240

Khả năng đáp ứng (%)

76%

75%

77%

77%

81%

79%

79%

79%

78%

78%

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2020 về đảm bảo tài chính thực hiện Chiến lược Quốc gia chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030 tỉnh Hưng Yên

  • Số hiệu: 129/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 20/10/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hưng Yên
  • Người ký: Nguyễn Duy Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản