Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1274/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 08 tháng 7 năm 2024 |
Thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 162-KH/TU ngày 27/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch thực hiện với nội dung như sau:
1. Mục đích
- Giúp các cơ quan chức năng và cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra hiểu rõ các quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao nhận thức về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát và trong hoạt động thanh tra.
- Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất, chặt chẽ, toàn diện của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và hiệu quả kiểm soát của các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra.
- Tạo sự minh bạch, cơ chế kiểm soát hiệu quả hơn đối với cán bộ, công chức trong quá trình thực thi nhiệm vụ; kịp thời phát hiện, ngăn chặn tình trạng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, phục vụ động cơ cá nhân; qua đó, có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra.
2. Yêu cầu
Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã xác định rõ nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra đóng vai trò rất quan trọng, cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai quán triệt và thực hiện nghiêm Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 162-KH/TU ngày 27/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xem đây là giải pháp hữu hiệu để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần bảo vệ sự lành mạnh trong quan hệ xã hội, sự minh bạch của hệ thống công quyền và nâng cao niềm tin, sự ủng hộ của Nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh - trật tự.
Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các giải pháp sau:
1. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW của Bộ Chính trị
Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị, Kế hoạch số 162-KH/TƯ ngày 27/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra, kiểm tra và thực hiện kết luận kiểm toán.
2. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức thanh tra, kiểm tra và cá nhân có liên quan
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiểm tra, thanh tra và cá nhân có liên quan không thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra được quy định tại Điều 4, Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị; đồng thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:
2.1. Đối với lãnh đạo cơ quan Thanh tra các cấp trên địa bàn tỉnh
- Thực hiện nghiêm chủ trương, quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Thường xuyên kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh và chịu trách nhiệm về những vi phạm, khuyết điểm trong hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền được giao.
- Người đứng đầu, lãnh đạo cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra, kiểm tra:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định và quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận và kiến nghị thanh tra theo thẩm quyền.
+ Thường xuyên tự kiểm tra để kịp thời chấn chỉnh và chịu trách nhiệm về những khuyết điểm, vi phạm trong hoạt động thanh tra thuộc thẩm quyền được giao.
+ Công khai, minh bạch nội dung về hoạt động thanh tra, kiểm tra cho tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định.
+ Ban hành hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động thanh tra, kiểm tra để bảo đảm việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
+ Chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, sai phạm của đoàn thanh tra, kiểm tra được phân công chỉ đạo.
2.2. Đối với Đoàn thanh tra, kiểm tra
2.2.1. Thành viên đoàn
- Tự giác báo cáo với tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị và không làm thành viên đoàn khi: Có quyền, lợi ích liên quan đến đối tượng thanh tra, kiểm tra; có quan hệ gia đình với đối tượng thanh tra, kiểm tra hoặc có quan hệ gia đình với thành viên khác trong đoàn.
- Chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và pháp luật về hoạt động thanh tra, kiểm tra; quy định của ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị mình công tác.
- Thực hiện nghiêm quyết định, kế hoạch, phân công nhiệm vụ của đoàn; kịp thời báo cáo trưởng đoàn hoặc lãnh đạo cơ quan, đơn vị, cấp có thẩm quyền khi phát hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động của đoàn.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác, đúng nội dung báo cáo công việc được phân công và được bảo lưu ý kiến của mình.
- Không nhận quà vật chất và các lợi ích phi vật chất của đối tượng thanh tra, kiểm tra; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến kiểm tra, thanh tra dưới mọi hình thức.
2.2.2. Trưởng đoàn
Ngoài việc thực hiện quy định tại Mục 2.2.1, Trưởng Đoàn còn chịu trách nhiệm trước cấp ủy, tổ chức đảng, thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền về:
- Việc điều hành hoạt động của Đoàn theo chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy chế, quy định, quy trình của ngành, cơ quan.
- Tính đúng đắn, chính xác của các nội dung đã thanh tra, kiểm tra; các đề xuất, kiến nghị của Đoàn.
- Chịu trách nhiệm chính khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong Đoàn khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra.
2.3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tham mưu
Ngoài việc chấp hành nghiêm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra và quy định, quy chế, quy trình của cơ quan, đơn vị còn phải:
- Tự giác báo cáo với tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị khi có quan hệ gia đình với người đứng đầu địa bàn, lĩnh vực được phân công theo dõi, phụ trách.
- Chịu trách nhiệm về kiến nghị, đề xuất của mình đối với lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách.
- Không nhận quà vật chất và các lợi ích phi vật chất của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc địa bàn, lĩnh vực mình được phân công theo dõi, phụ trách dưới mọi hình thức.
3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác
3.1. Đối với tập thể lãnh đạo và người đứng đầu địa phương, cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra, kiểm tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Không thực hiện những yêu cầu, đòi hỏi nằm ngoài nội dung thanh tra, kiểm tra. Kịp thời phát hiện, tiếp nhận thông tin để xử lý hoặc báo cáo cơ quan có liên quan về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc hành vi bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực trong khi đang được thanh tra, kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật Đảng.
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu và thực hiện nghiêm yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong quá trình được thanh tra, kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật Đảng.
- Bảo vệ và khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân phát hiện, phản ánh, tố cáo đúng hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc hành vi bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực; xử lý nghiêm người tố cáo sai làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân.
- Nghiêm cấm các hành vi:
+ Can thiệp trái quy định vào hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng; lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng.
+ Thiết lập quan hệ để hối lộ, mua chuộc người có trách nhiệm, chức vụ, quyền hạn hoặc người có liên quan nhằm mục đích chạy tội, trốn tránh trách nhiệm cho đối tượng vi phạm.
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc dùng uy tín, ảnh hưởng của bản thân và gia đình gợi ý, tác động, gây áp lực để người có thẩm quyền quyết định hoặc tham mưu, đề xuất, nhận xét, đánh giá, biểu quyết về kết luận, quyết định kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, thanh tra không đúng bản chất sự việc.
+ Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, thanh tra.
+ Các hành vi tham nhũng, tiêu cực khác liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng, thanh tra.
3.2. Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
Kịp thời phát hiện, tiếp nhận thông tin để xử lý hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý về hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc hành vi bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực trong khi đang được kiểm tra, giám sát, bị thi hành kỷ luật Đảng.
3.3. Các cơ quan thông tin, truyền thông
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng.
4.1. Xử lý hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực
- Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người đã chuyển công tác hoặc nghỉ hưu) vi phạm nội dung nêu tại Điều 4, Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị thì bị xử lý theo quy định hiện hành. Ngoài ra, cá nhân đang công tác còn bị áp dụng các biện pháp xử lý như sau:
+ Đình chỉ công tác, chức vụ, không bố trí làm công tác tham mưu, nghiệp vụ về thanh tra, kiểm tra.
+ Không quy hoạch, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu bầu cử, ứng cử chức vụ tương đương và cao hơn, công nhận chức danh, phong tặng danh hiệu, khen thưởng theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Hủy bỏ, thu hồi kết luận, quyết định ban hành không đúng về công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng (nếu vi phạm về thẩm quyền, đối tượng, nội dung, kiến nghị, đề nghị, quyết định về hình thức xử lý kỷ luật Đảng, chính quyền, đoàn thể).
- Đối với vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải kịp thời chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật; nghiêm cấm giữ lại để xử lý hành chính hoặc xử lý nội bộ.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải kịp thời giải quyết đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về thông tin phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu cực, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng.
4.2. Xử lý trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, tiêu cực
* Đối với lãnh đạo cơ quan, đơn vị:
- Chịu trách nhiệm chính và bị xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của Đảng khi vi phạm Điều 4, Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị, để xảy ra tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, đơn vị mình.
- Được xem xét miễn, giảm trách nhiệm trong trường hợp sau đây:
+ Không thể biết hoặc đã áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn tham nhũng, tiêu cực trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng.
+ Đã áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng, tiêu cực hoặc kịp thời phát hiện, chủ động báo cáo và xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực.
+ Chủ động xin thôi giữ chức vụ, từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
1. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:
Lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai nội dung Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 162-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ, đảng viên; xây dựng kế hoạch cụ thể theo thẩm quyền, trách nhiệm được giao để tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
2. Sở Tư pháp
Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Quảng Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình và các sở, ban, ngành, địa phương: lồng ghép tuyên truyền, phổ biến Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 162-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và cung cấp thông tin, tuyên truyền phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo chức năng, nhiệm vụ.
3. Thanh tra tỉnh
- Phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố, thị xã quán triệt việc thực hiện Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 162-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến lực lượng cán bộ, công chức ngành Thanh tra; qua đó, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động thanh tra.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan rà soát các quy định, quyết định liên quan đến quy trình, nghiệp vụ, chế độ làm việc của cơ quan thanh tra, đoàn thanh tra đảm bảo đúng quy định của pháp luật và tuân thủ các nội dung Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị.
- Theo dõi, đôn đốc kiểm tra các Sở, ban, ngành, đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, quán triệt Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 162-KH/TU ngày 27/5/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; định kỳ tham mưu Ban cán sự đảng UBND tỉnh, UBND tỉnh sơ kết, tổng kết báo cáo đúng quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 1274/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quy định 131-QĐ/TW và Kế hoạch 162-KH/TU về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 1274/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 08/07/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra