Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 127/KH-UBND

Hà Nội, ngày 17 tháng 6 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

SƠ KẾT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 521/QĐ-TTG NGÀY 13/6/2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ AN NINH TỔ QUỐC” GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Thực hiện Kế hoạch số 160/KH-BCA-V05 ngày 08/4/2020 của Bộ Công an, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch sơ kết thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” giai đoạn 2015 - 2020 (gọi tắt là Quyết định số 521/QĐ-TTg) trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đánh giá kết quả tổ chức thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg giai đoạn 2015 - 2020; trên cơ sở đó rút ra những ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đề ra phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 521/QĐ-TTg giai đoạn 2020-2025.

2. Qua sơ kết, lựa chọn những mô hình, tập thể, cá nhân xuất sắc, điển hình tiêu biểu trong xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ) và tổ chức thực hiện “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” để biểu dương, khen thưởng, nhân rộng trên địa bàn Thành phố. Đồng thời tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các tầng lớp nhân dân nhằm đưa phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ phát triển sâu rộng, vững chắc với chất lượng, hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới.

3. Việc sơ kết thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg phải đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức.

II. NỘI DUNG SƠ KẾT

1. Đánh giá việc lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị; công tác tham mưu với Ban Chỉ đạo 138 Thành phố, Ban Chỉ đạo 138 các cấp; công tác phối hợp của lực lượng Công an với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong công tác tham mưu chỉ đạo, tổ chức thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg.

2. Đánh giá khái quát kết quả xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (các hoạt động tiến tới “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”) tại đơn vị, địa phương:

- Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao tinh thần cảnh giác, ý thức trách nhiệm, năng lực bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) của các tầng lớp nhân dân đối với công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo ANTT.

- Công tác tổ chức, xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến trong phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo ANTT ở đơn vị, địa phương.

- Việc gắn kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ với các phong trào thi đua, các cuộc vận động cách mạng ở địa phương, đơn vị (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”...).

- Kết quả tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà đối tượng chính sách, tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

- Công tác xây dựng lực lượng chuyên trách xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

- Việc đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (theo Nghị định 165/2016/NĐ-CP).

- Công tác sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

3. Nội dung, hình thức, phương pháp, kết quả tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” ở đơn vị, địa phương.

- Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ được tổ chức gồm những nội dung nào.

- Hình thức tổ chức Ngày hội ở địa phương, đơn vị được tổ chức gồm những phần nào; cách làm hay, sống tạo của địa phương.

- Phạm vi địa bàn tổ chức, thành phần tham dự “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” ở địa phương thực hiện hàng năm như thế nào.

- Phương pháp tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” tại đơn vị, địa phương (chỉ đạo, phân công, phối hợp lực lượng, các bước tiến hành..).

- Nêu những dẫn chứng cụ thể về tập thể, cá nhân điển hình, có thành tích xuất sắc trong chỉ đạo, tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ.

4. Đánh giá, rút ra những ưu điểm, hạn chế, bất cập, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, kiến nghị, đề xuất.

5. Đề ra phương hướng, nhiệm vụ thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg giai đoạn 2020 - 2025.

(Có đề cương báo cáo Sơ kết thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” giai đoạn 2015 - 2020 gửi kèm theo)

III. PHƯƠNG PHÁP SƠ KẾT

Việc tổ chức sơ kết thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg giai đoạn 2015- 2020 được tiến hành từ cấp cơ sở đến cấp Thành phố, cụ thể:

1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội Thành phố, các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 138/TP chỉ đạo tổ chức sơ kết việc thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg giai đoạn 2015-2020 trong sở, ban, ngành, tổ chức mình bằng văn bản; lựa chọn các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến để xây dựng báo cáo điển hình phục vụ tuyên truyền, thi đua khen thưởng (theo hướng dẫn của các đơn vị nghiệp vụ an ninh trực thuộc Công an Thành phố).

2. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể, xã, phường, thị trấn sơ kết từ cơ sở. Căn cứ đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương để có hình thức sơ kết phù hợp; lựa chọn các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến để xây dựng báo cáo điển hình phục vụ tuyên truyền, thi đua khen thưởng.

3. Giao Công an Thành phố: (1) Tổ chức Hội nghị gặp mặt, tuyên dương các điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; trao thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Quyết định số 521/TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” giai đoạn 2015-2020 (có Kế hoạch riêng). (2) Chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã tham mưu, phục vụ cấp ủy, chính quyền chỉ đạo tổ chức các hoạt động kỷ niệm 15 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ gắn với các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống CAND phù hợp với đặc điểm, điều kiện của địa phương.

IV. KHEN THƯỞNG

1. Đối tượng khen thưởng

- Các tập thể, cá nhân trong lực lượng Công an nhân dân: thuộc các đơn vị Phòng Tham mưu, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Phòng An ninh kinh tế, Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ thuộc CATP; Công an các quận, huyện, thị xã có thành tích trong tham mưu tổ chức thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg.

- Các tập thể, cá nhân ngoài lực lượng Công an nhân dân: Tập thể nhân dân và cán bộ xã, phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, bệnh viện cấp cơ sở và cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham mưu tổ chức thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg.

2. Hình thức khen thưởng

- Bằng khen của Bộ Công an;

- Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội;

- Giấy khen của Giám đốc Công an thành phố Hà Nội;

- Ngoài 3 hình thức khen thưởng trên, Công an các quận, huyện, thị xã tham mưu đề xuất với Ủy ban nhân dân cùng cấp khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích trong tổ chức, thực hiện Quyết định số 512/QĐ-TTg giai đoạn 2015 - 2020 theo thẩm quyền.

3. Tiêu chuẩn khen thưởng

a) Đối với tập thể:

- Đối với tập thể trong Công an Thành phố:

+ Có thành tích xuất sắc trong tham mưu triển khai, thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg;

+ Phối hợp tốt với các đơn vị trong Công an Thành phố, các ban, ngành, đoàn thể các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 521/QĐ-TTg;

+ Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua;

+ Từ năm 2015 đến 2019: đạt danh hiệu thi đua “Đơn vị tiên tiến” trở lên;

Đối với đề nghị tặng Bằng khen của Bộ Công an và Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội phải có ít nhất 02 năm đạt danh hiệu thi đua từ “Đơn vị Quyết thắng” trở lên (đối với đơn vị là đầu mối xét danh hiệu thi đua), 01 lần được tặng Giấy khen trở lên do có thành tích xuất sắc trong công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

- Đối với các tập thể ngoài lực lượng Công an nhân dân:

+ Hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu thi đua, các chương trình, kế hoạch đấu tranh phòng, chống tội phạm, đảm bảo ANTT; là đơn vị tiêu biểu về phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; lực lượng nòng cốt làm nhiệm vụ bảo đảm ANTT vững mạnh, đạt danh hiệu từ “Đơn vị tiên tiến” trở lên (đối với đơn vị là đầu mối xét danh hiệu thi đua);

+ Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, hoàn thành các kế hoạch sản xuất, kinh doanh; hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước; có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, hiệu suất công tác cao;

+ Tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch vững mạnh, nội bộ đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, chống buôn lậu và các tệ nạn xã hội có hiệu quả thiết thực;

+ Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 521/QĐ-TTg.

+ Từ năm 2015 đến 2019: đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên;

Đối với đề nghị tặng Bằng khen của Bộ Công an và Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội phải có 01 năm đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” trở lên (đối với đơn vị là đầu mối xét danh hiệu thi đua); 01 lần được Bộ Công an, UBND Thành phố tặng Bằng khen trở lên trong tổng kết phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

b) Đối với cá nhân:

- Đối với cá nhân trong lực lượng Công an nhân dân:

+ Trực tiếp tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;

+ Từ năm 2015 đến 2019: đạt danh hiệu “Chiến sĩ tiên tiến” trở lên;

Đối với đề nghị tặng Bằng khen của Bộ Công an và Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội phải có ít nhất 02 năm đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, 01 lần được tặng Giấy khen trở lên do có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Đối với cá nhân ngoài lực lượng Công an nhân dân:

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

+ Tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ; Trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và tham mưu tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 521/QĐ-TTg tại cơ quan, đơn vị;

+ Từ năm 2015 đến 2019: đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

Đối với đề nghị tặng Bằng khen của Bộ Công an và Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội phải có 01 năm đạt danh hiệu “Lao động xuất sắc” trở lên (đối với cá nhân thuộc diện xét danh hiệu thi đua); 01 lần được tặng Giấy khen trở lên do có thành tích xuất sắc trong phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

4. Số lượng khen thưởng

a) Bằng khen của Bộ Công an:

- Các đơn vị, địa phương lựa chọn tối đa 01 tập thể hoặc 01 cá nhân (thuộc lực lượng Công an chính quy hoặc ngoài lực lượng công an chính quy, nếu có) để đề nghị Bộ Công an tặng bằng khen.

- Giao Công an Thành phố căn cứ đề nghị của các đơn vị và báo cáo thành tích của các tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng, thẩm định, lựa chọn 01 tập thể hoặc 01 cá nhân (thuộc Công an thành phố Hà Nội) và 01 tập thể, 01 cá nhân (không thuộc lực lượng Công an nhân dân) trên địa bàn toàn Thành phố để báo cáo Bộ Công an xét, khen thưởng theo quy định.

b) Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội:

- Đối với tập thể, cá nhân thuộc Công an Thành phố: Các đơn vị Phòng Tham mưu, Phòng An ninh chính trị nội bộ. Phòng An ninh kinh tế, Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ, Công an các quận, huyện, thị xã mỗi đơn vị lựa chọn 01 tập thể và 01 cá nhân để đề nghị khen thưởng.

+ Đối với tập thể, cá nhân không thuộc lực lượng Công an nhân dân:

Mỗi quận, huyện, thị xã lựa chọn 01 tập thể và 01 cá nhân thuộc địa phương để đề nghị khen thưởng;

Các đơn vị: Phòng An ninh chính trị nội bộ, Phòng An ninh kinh tế thuộc Công an Thành phố: mỗi đơn vị lựa chọn 02 tập thể và 02 cá nhân thuộc khối cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, bệnh viện do đơn vị mình phụ trách để đề nghị khen thưởng.

c) Giấy khen của Công an thành phố Hà Nội

- Đối với tập thể, cá nhân thuộc Công an Thành phố: Các đơn vị Phòng Tham mưu, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Phòng An ninh kinh tế, Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ, Công an các quận, huyện, thị xã mỗi đơn vị lựa chọn 01 tập thể và 03 cá nhân để đề nghị khen thưởng.

- Đối với tập thể, cá nhân không thuộc lực lượng Công an nhân dân:

Mỗi quận, huyện, thị xã lựa chọn 03 tập thể và 05 cá nhân thuộc địa phương để đề nghị khen thưởng;

Các đơn vị: Phòng An ninh chính trị nội bộ, Phòng An ninh kinh tế thuộc Công an Thành phố, mỗi đơn vị lựa chọn 03 tập thể và 05 cá nhân thuộc khối cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường, bệnh viện do đơn vị mình phụ trách để đề nghị khen thưởng.

5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng

- Tờ trình và Biên bản họp của Hội đồng Thi đua, khen thưởng cấp đề nghị khen thưởng;

- Báo cáo thành tích của các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng có xác nhận (ký tên, đóng dấu) của cấp trên trực tiếp và Thủ trưởng đơn vị cấp đề nghị khen thưởng.

- Bản trích ngang thành tích của các tập thể, cá nhân đề nghị khen thưởng có xác nhận (ký tên, đóng dấu) của Thủ trưởng đơn vị cấp đề nghị khen thưởng.

Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Công an lập thành 03 bộ bản chính; Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố lập thành 02 bộ bản chính; Hồ sơ đề nghị tặng Giấy khen của Giám đốc Công an Thành phố lập thành 01 bộ bản chính gửi về Công an Thành phố (Qua Phòng xây dựng Phong trào bảo vệ ANTQ) trước ngày 15/7/2020.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, thành viên Ban Chỉ đạo 138/TP, UBND các quận, huyện, thị xã căn cứ nội dung, nhiệm vụ được phân công tổ chức sơ kết thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg giai đoạn 2015-2020; xây dựng báo cáo sơ kết gửi về Công an Thành phố (Qua Phòng Xây dựng phong trào bảo vệ ANTQ) để tổng hợp báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công an theo quy định.

Thời gian báo cáo sơ kết thực hiện theo hai mốc:

- Báo cáo sơ kết gửi trước ngày 15/7/2020 (số liệu tính từ tháng 01/2015 đến tháng 6/2020);

- Báo cáo bổ sung các số liệu và các hoạt động (số liệu tính từ ngày 10/6/2020 đến ngày 31/8/2020) gửi trước ngày 04/9/2020.

2. Giao Công an Thành phố là Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 138/TP có trách nhiệm giúp UBND Thành phố theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; tập hợp tình hình, kết quả thực hiện, báo cáo UBND Thành phố, Bộ Công an theo quy định. Phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng Thành phố đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg giai đoạn 2015-2020 theo quy định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Công an: V01, V05;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT UBND TP Lê Hồng Sơn;
- VP Thành ủy; Ban Nội chính Thành ủy;
- Thành viên BCĐ 138 Thành phố:
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VP UBNDTP: CVP, các PCVP, NC, TKBT;
- Lưu: VT, NC(Q).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

SƠ KẾT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 521/QĐ-TTG NGÀY 13/6/2005 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ “NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ ANTQ” GIAI ĐOẠN 2015 - 2020
(Kèm theo Kế hoạch số 127/KH-UBND ngày 17/6/2020 của UBND Thành phố)

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH

1. Đánh giá khái quát về vị trí địa lý, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội, an ninh trật tự.

2. Những thuận lợi, khó khăn tác động, ảnh hưởng đến công tác bảo đảm ANTT, xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” của địa phương, cơ quan đơn vị.

II. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng, chống HIV/AIDS (Ban Chỉ đạo 138/TP) các địa phương, Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg ngày 13/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” (thể hiện bằng các văn bản chỉ đạo như: Nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch, các văn bản hướng dẫn khác).

2. Công tác tham mưu của Ban Chỉ đạo 138 với cấp ủy, chính quyền các cấp, Thủ trưởng cơ quan, doanh nghiệp trong việc chỉ đạo tổ chức triển khai, thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg (Nội dung, hình thức triển khai...).

3. Công tác phối hợp giữa lực lượng Công an với Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành, đoàn thể các cấp trong việc vận động toàn dân tham gia công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và thực hiện “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”.

III. KẾT QUẢ TỔ CHỨC “NGÀY HỘI TOÀN DÂN BẢO VỆ ANTQ”

1. Các hoạt động tiến tới “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”

a) Nội dung, hình thức tuyên truyền vận động nhân dân tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và tham gia “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”.

- Các hoạt động giáo dục truyền thống, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nhân đạo, từ thiện, thăm hỏi, tặng quà đối tượng chính sách, tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

- Kết quả đạt được:

+ Chuyển biến về ý thức trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ và tham gia “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”.

+ Kết quả nhân dân tham gia thực hiện các chương trình phòng chống tội phạm, ma túy, mại dâm, buôn bán người; phòng ngừa, phát hiện tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ người làm lỗi, người chấp hành xong án phạt tù tái hòa nhập cộng đồng tại gia đình và cộng đồng dân cư... (quần chúng đã cung cấp cho cơ quan chức năng bao nhiêu tin có liên quan đến ANTT, trong đó có bao nhiêu tin có giá trị, giúp khám phá bao nhiêu vụ án, bắt giữ bao nhiêu đối tượng; tham gia bắt bao nhiêu đối tượng truy nã; giúp đỡ bao nhiêu người tiến bộ... Nêu một số điển hình tiên tiến).

b) Công tác xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Công tác chỉ đạo, tổ chức xây dựng, nhân rộng mô hình, điển hình (có số liệu cụ thể):

- Số lượng mô hình, điển hình được xây dựng mới.

- Số mô hình hiện có.

- Nêu dẫn chứng một số mô hình hiệu quả nhất.

c) Đánh giá sự gắn kết của phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ với các phong trào cách mạng khác của Đảng, Nhà nước, của các ban, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị (Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Xóa đói giảm nghèo”...).

d) Công tác xây dựng lực lượng chuyên trách xây dựng phong trào, lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở.

- Xây dựng lực lượng chuyên trách xây dựng phong trào.

- Xây dựng lực lượng nòng cốt bảo vệ ANTT ở cơ sở, nhất là công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

e) Công tác sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

g) Việc đầu tư ngân sách, cơ sở vật chất, phương tiện và các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ (theo Nghị định 165/2016/NĐ-CP).

- Phục vụ công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ nói chung.

- Đảm bảo hoạt động của Công an xã (bản chuyên trách);

- Đảm bảo hoạt động của Bảo vệ Dân phố;

- Sơ kết, tổng kết và khen thưởng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

2. Kết quả tổ chức Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ

a) Phương pháp tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Công tác chỉ đạo, phân công, phối hợp lực lượng, các bước tiến hành (làm điểm, rút kinh nghiệm triển khai trên diện rộng...).

b) Nội dung tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

c) Hình thức tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.

Ngày hội ở địa phương, đơn vị được tổ chức gồm những phần nào, cách làm hay, sáng tạo của địa phương.

d) Phạm vi địa bàn, thành phần tham dự “Ngày hội toàn dần bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Phạm vi địa bàn tổ chức, thành phần tham dự “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở địa phương thực hiện hàng năm như thế nào (có số liệu chứng minh).

e) Một số điển hình tiên tiến

Nêu ít nhất 03 dẫn chứng cụ thể về tập thể, cá nhân điển hình, có thành tích xuất sắc, có cách làm hay, sáng tạo trong chỉ đạo, tổ chức “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” ở đơn vị, địa phương.

IV. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

1. Ưu điểm

- Công tác chỉ đạo triển khai thực hiện,

- Kết quả cụ thể đạt được.

2. Đánh giá những bất cập, hạn chế, khuyết điểm

3. Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm

4. Những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ” giai đoạn tiếp theo.

V. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ

Các đơn vị, địa phương căn cứ vào đặc điểm, tình hình đề ra phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; tham mưu của Ban Chỉ đạo 138/TP trong việc chỉ đạo thực hiện Quyết định số 521/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- Tổ chức các hoạt động tiến tới “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”.

- Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức các hoạt động “Ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ”

- Các phương hướng, nhiệm vụ khác./.

 


ĐƠN VỊ……………….

Bảng 1

 

THỐNG KÊ

SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHONG TRÀO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 521/QĐ-TTG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Công tác tuyên truyền

Công tác xây dựng mô hình

Công tác xây dựng lực lượng chuyên trách, nòng cốt XDPT

Công tác TĐKT

Đầu tư ngân sách

Tuyên truyền tập trung

Phát tài liệu

Kẻ vẽ pa nô, khẩu hiệu

TT trên thông tin đại chúng

Các hình thức cổ động khác

Tổng số mô hình hiện có

Tổng số mô hình XD 5 năm 2015-2020

Buổi

Người dự

Đầu, loại tài liệu

Số lượng bản phát hành

Phim, phóng sự

Tin bài, ảnh

Loại mô hình

Số xã, phường, CQDN áp dụng

Loại mô hình

Số xã, phường, CQDN áp dụng

Số CBCS Đội XDPT cấp huyện

Số CAX

Số lượng BVDP

Số lượng bảo vệ CQDN

Số lượt TT, cá nhân được Cờ, Bằng khen của UBND TP

Số lượt TT, cá nhân được GK của UBND xã, huyện, CATP

Xây dựng phong trào

Đảm bảo hoạt động công an xã

Đảm bảo hoạt động bảo vệ dân phố

Chi khen thưởng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐƠN VỊ……………….

Bảng 2

 

THỐNG KÊ

SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHONG TRÀO VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 521/QĐ-TTG GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Tin về ANTT do nhân dân cung cấp

Địa bàn phức tạp về ANTT

Khiếu kiện

Tham gia giải quyết mâu thuẫn nội bộ nhân dân

Giáo dục người lầm lỗi

Giúp đỡ người tái hòa nhập cộng đồng

Vận động đối tượng truy nã ra đầu thú

Thu hồi vũ khí vật liệu nổ

Kết quả tổ chức ngày hội toàn dân bảo vệ ANTQ

Tổng số tin

Tin có giá trị

Đã điều tra làm rõ (vụ)

Bắt giữ (đối tượng)

Tổng số

Đã chuyển hóa

Tổng số (vụ)

Đã giải quyết ổn định

Tổng số (vụ)

Đã giải quyết ổn định

Tổng số đối tượng

Số đã tiến bộ

Tổng số người được giúp đỡ

Số không tái phạm

Cấp Thành phố

Cấp quận, huyện, thị xã

Cấp xã, phường, thị trấn

Thôn, xóm, tổ dân phố

Cơ quan, Doanh nghiệp, Nhà trường

Số lượt

Số người tham gia

Số lượt

Số người tham gia

Số lượt

Số người tham gia

Số lượt

Số người tham gia

Số lượt

Số người tham gia

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2020 sơ kết thực hiện Quyết định 521/QĐ-TTg về Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc giai đoạn 2015-2020 do thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 127/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 17/06/2020
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Lê Hồng Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/06/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản