- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 3Thông tư 03/2014/TT-BTTTT về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do tỉnh Hà Giang ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/KH-UBND | Hà Giang, ngày 18 tháng 04 năm 2019 |
Báo cáo Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam (Vietnam ICT Index), một trong những tài liệu thường niên quan trọng của Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam, cung cấp các thông tin về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT, đồng thời đưa ra những đánh giá, xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT; giúp các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp hiểu rõ được hiện trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT của ngành mình, cơ quan, đơn vị mình, để từ đó đưa ra được những giải pháp, định hướng phù hợp nhằm cải thiện việc phát triển và ứng dụng CNTT.
Để nâng cao việc ứng dụng và phát triển CNTT-TT của tỉnh phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch duy trì, nâng cao Chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) tỉnh Hà Giang năm 2019 và các năm tiếp theo như sau:
I. KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ICT INDEX 2018
Năm 2018 là năm thứ 13, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Tin học Việt Nam thực hiện, báo cáo Vietnam ICT Index 2018 cung cấp các thông tin về thực trạng phát triển và ứng dụng CNTT-TT, đồng thời đưa ra những đánh giá, xếp hạng về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Đây cũng là năm thứ ba áp dụng phương pháp tính mới theo cách tiếp cận của Liên hợp quốc, với cấu trúc hệ thống chỉ số ICT Index được bỏ bớt các chỉ số thành phần “Sản xuất, kinh doanh CNTT” và “Môi trường tổ chức và chính sách”. Hệ thống chỉ tiêu chí còn 3 chỉ số thành phần “Hạ tầng kỹ thuật CNTT”, “Hạ tầng nhân lực CNTT” và “Ứng dụng CNTT”, mỗi chỉ số thành phần lại bao gồm 2 chỉ số thành phần con.
Chỉ số ICT Index năm 2018 được đánh giá trên 03 nhóm chỉ số với 30 tiêu chí thành phần, cụ thể như sau:
a) Hạ tầng kỹ thuật xã hội: gồm 08 tiêu chí thành phần.
Tỷ lệ máy điện thoại cố định/100 dân; tỷ lệ máy điện thoại di động/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng không dây/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có máy tính; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng; tỷ lệ doanh nghiệp có kết nối Internet băng rộng.
b) Hạ tầng kỹ thuật của các cơ quan nhà nước: gồm 04 tiêu chí thành phần.
Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước của tỉnh; tỷ lệ băng thông/cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; triển khai các giải pháp an toàn thông tin và an toàn dữ liệu trong các cơ quan nhà nước.
c) Kết quả đánh giá hạ tầng kỹ thuật năm 2018
Chỉ số về hạ tầng kỹ thuật xếp hạng 13/63 trong đó:
- Hạ tầng kỹ thuật xã hội của Tỉnh được xếp hạng: 44/63; Đây là chỉ số xếp hạng thấp của tỉnh. Nguyên nhân là do tỷ lệ máy điện thoại cố định/100 dân; và tỷ lệ thuê bao băng thông rộng cố định/100 dân; và tỷ lệ hộ gia đình có máy tính trên địa bàn tỉnh rất thấp (do chương trình viễn thông công ích giai đoạn 2016-2020 chưa được thực hiện)
- Hạ tầng kỹ thuật của các CQNN của tỉnh (xếp thứ 02/63 tăng 16 bậc so với năm 2017. Do tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức và tỷ lệ kết nối internet trong cơ quan nhà nước của tỉnh ở mức cao.
a) Hạ tầng nhân lực của xã hội: gồm 04 tiêu chí thành phần
Tỷ lệ người lớn biết đọc, biết viết; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đến trường; tỷ lệ các trường phổ thông có dạy tin học; tỷ lệ trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin.
b) Hạ tầng nhân lực của các cơ quan nhà nước: gồm 05 tiêu chí thành phần.
Tỷ lệ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; tỷ lệ cán bộ chuyên trách có trình độ từ đại học trở lên về công nghệ thông tin; tỷ lệ cán bộ chuyên trách an toàn thông tin mạng; tỷ lệ công chức, viên chức được tập huấn về phần mềm nguồn mở; tỷ lệ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước được tập huấn về an toàn thông tin.
c) Kết quả đánh giá hạ tầng nhân lực
Chỉ số về hạ tầng nhân lực xếp hạng 31/63 trong đó:
- Hạ tầng nhân lực của xã hội được xếp hạng 16/63. Các chỉ số thành phần tương đối tốt, riêng chỉ số về tỷ lệ các trường học có dạy tin học vào loại thấp so với các tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
- Hạ tầng nhân lực của các CQNN xếp hạng 45/63. Trong đó, chỉ có tiêu chí về tỷ lệ cán bộ công chức, viên chức được tập huấn về an toàn thông tin năm 2018 là thấp (đạt 8,1%); tỷ lệ cán bộ chuyên trách về An toàn thông tin chưa cao (đạt 1,6%)..
a) Ứng dụng CNTT trong các CQNN: gồm 05 tiêu chí thành phần
Sử dụng thư điện tử trong công việc; triển khai các ứng dụng cơ bản; xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành; sử dụng văn bản điện tử; ứng dụng phần mềm nguồn mở.
b) Dịch vụ công trực tuyến: gồm 04 tiêu chí thành phần
Bao gồm tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2, 3, 4. Ngoài ra, tiêu chí đánh giá về trang/cổng thông tin điện tử các đơn vị được lồng vào trong tiêu chí đánh giá dịch vụ công trực tuyến. Việc đánh giá được thực hiện thông qua hình thức khảo sát trực tiếp (qua các trang/cổng thông tin điện tử các đơn vị thuộc tỉnh)
c) Kết quả đánh giá ứng dụng CNTT
Chỉ số về ứng dụng CNTT xếp hạng 12/63 (giảm 3 bậc so với năm 2017) trong đó:
- Ứng dụng CNTT trong các CQNN xếp hạng 28/63. Trong đó:
Mức độ sử dụng thư điện tử công vụ hà giang ở mức cao, việc sử dụng thư điện tử công vụ được thường xuyên; hệ thống thư điện tử công vụ đã được nâng cấp và bổ sung thêm chức năng đáp ứng giao dịch công vụ của tỉnh.
Mức độ triển khai các ứng dụng cơ bản ở mức trung bình: Phần mềm quản lý văn bản, phần mềm một cửa điện tử, chữ ký số - chứng thư số (CKS-CTS), phần mềm quản lý ngân sách, tài chính kế toán, tài sản cố định được các cơ quan, đơn vị sử dụng thường xuyên và tương đối tốt. Tuy nhiên việc ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự (CBCCVC), quản lý văn bản, tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại tố cáo còn rời rạc.
+ Mức độ xây dựng CSDL chuyên ngành rất thấp. Nguyên nhân là nhiều cơ quan, đơn vị chưa triển khai CSDL chuyên ngành; hầu hết CSDL chuyên ngành ở tỉnh chủ yếu triển khai từ Trung ương đến địa phương.
+ Mức độ ứng dụng phần mềm nguồn mở còn thấp; việc sử dụng các phần mềm nguồn mở của các cơ quan đơn vị mới phổ biến một số ứng dụng như FireFox, Unikey, hệ điều hành máy chủ và website/cổng thông tin điện tử của tỉnh... Tuy nhiên, các ứng dụng nguồn mở như OpenOffice, ThunderBird, hệ điều hành nguồn mở cho máy trạm chưa được sử dụng rộng rãi, có rất ít cơ quan, đơn vị quan tâm sử dụng.
+ Mức độ sử dụng văn bản điện tử ở mức cao: hầu hết các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn đều đưa vào sử dụng phần mềm quản lý và điều hành văn bản đáp ứng nhu cầu công việc. Tuy nhiên, mức độ sử dụng chữ ký số chuyên dùng còn thấp.
- Dịch vụ công trực tuyến xếp hạng 10/63. Tiêu chí này được đánh giá độc lập, trực tiếp trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và hệ thống Cổng/Trang thông tin điện tử của tỉnh. Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2, 3 và 4 lần lượt đạt 94,7%; 73,3%; 51,1%; và 25%. Qua đó cho thấy, số lượng dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 và tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến của tỉnh ở mức trung bình thấp.
Theo kết quả đánh giá, chỉ số ICT của tỉnh Hà Giang đạt 0,5066 điểm (trên thang điểm tối đa là 1), xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố, tăng 5 bậc so với năm 2017 và xếp sau: Nghệ An (16), Khánh Hòa (15), Cần Thơ (14), Lâm Đồng (13), Đồng Nai (12), Bắc Ninh (11), Hà Nam (10).
a) Các tiêu chí thành phần tăng điểm trong ICT Index 2018
Chỉ số hạ tầng kỹ thuật tăng do tỷ lệ máy tính trên cán bộ công chức; tỷ lệ máy tính kết nối internet; an toàn an ninh thông tin trên Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh được đảm bảo; Tỷ lệ thuê bao di động, thuê bao internet/100 dân, tỷ lệ doanh nghiệp kết nối internet tăng cao;
Chỉ số hạ tầng nhân lực của tỉnh tăng nhẹ do tỷ lệ các Trường có dạy tin học tăng; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đến trường; và tỷ lệ công chức, viên chức được tập huấn về phần mềm nguồn mở tăng
b) Các tiêu chí thành phần giảm điểm trong ICT Index 2018
Chỉ số triển khai các giải pháp an toàn thông tin và an toàn dữ liệu trong các cơ quan nhà nước, tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT, an toàn thông tin, tỷ lệ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước được tập huấn về an toàn thông tin còn hạn chế làm giảm điểm của tiêu chí hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng nguồn nhân lực của cơ quan nhà nước. Chỉ số triển khai ứng dụng CNTT cơ bản chưa đồng bộ.
Chỉ số sử dụng văn bản điện tử có chữ ký số, việc xây dựng các CSDL chuyên ngành, sử dụng phần mềm nguồn mở trong các cơ quan nhà nước chưa được quan tâm chú trọng và còn nhiều mặt hạn chế.
Chỉ số về triển khai, cung cấp dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 chưa cao, việc cung cấp thông tin trên cổng, trang thông tin điện tử của cơ quan, địa phương chưa đầy đủ, kịp thời, theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP DUY TRÌ VÀ NÂNG CAO CHỈ SỐ ICT INDEX CỦA TỈNH NĂM 2019 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
1. Nhóm chỉ số về hạ tầng kỹ thuật CNTT
1.1. Nhóm chỉ số về hạ tầng kỹ thuật CNTT của xã hội
a) Chỉ số thành phần
Bao gồm các chỉ tiêu thành phần: Tỷ lệ máy điện thoại cố định/100 dân; tỷ lệ máy điện thoại di động/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng cố định/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng không dây/100 dân; tỷ lệ hộ gia đình có máy tính; tỷ lệ hộ gia đình có kết nối Internet băng rộng; tỷ lệ doanh nghiệp có kết nối Internet băng rộng.
b) Mục tiêu cụ thể: Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông nhằm thúc đẩy phát triển chính quyền điện tử và nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ viễn thông ngày càng tốt hơn đến người dân.
c) Nhiệm vụ, giải pháp:
+ Xây dựng và tổ chức thực hiện mạng lưới dịch vụ viễn thông hiện đại, rộng khắp, đáp ứng nhu cầu ứng dụng của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Đầu tư, nâng cấp và mở rộng mạng viễn thông, mạng truy nhập băng rộng với tốc độ cao, vùng phủ rộng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
+ Chấp hành nghiêm quy định về giá, khuyến mại trong cạnh tranh.
+ Ưu đãi cho người dân để kích cầu sử dụng dịch vụ 3G, 4G và băng thông rộng cố định.
+ Có chính sách ưu đãi cho khối các cơ quan Nhà nước trong việc sử dụng Internet băng thông rộng hoạt động và phục vụ tổ chức công dân.
d) Thời gian: Trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
e) Đơn vị thực hiện: Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh.
1.2. Nhóm chỉ số về hạ tầng kỹ thuật CNTT của các cơ quan nhà nước
a) Nội dung chỉ số
Bao gồm các chỉ tiêu thành phần: Tỷ lệ máy tính/cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước của tỉnh; tỷ lệ băng thông/cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước; triển khai các giải pháp an toàn thông tin và an toàn dữ liệu trong các cơ quan nhà nước.
b) Mục tiêu: Đảm bảo các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, thành phố và UBND cấp xã được trang bị hệ thống phòng chống virus máy tính và có hệ thống lưu trữ dữ liệu dự phòng. Nâng cấp, trang bị đầy đủ máy tính và có kết nối mạng cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện và UBND cấp xã để phục vụ công tác chuyên môn, ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước.
c) Nhiệm vụ, giải pháp
+ Khi tham mưu thực hiện các đề án, dự án về ứng dụng công nghệ thông tin, các cơ quan đơn vị phải thực hiện nâng cao cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT của cơ quan hành chính nhà nước dựa trên định hướng phát triển công nghệ thông tin của tỉnh.
+ Trang bị các phần mềm diệt virus thương mại cho các máy tính của cán bộ, công chức, viên chức để phòng chống virus, mã độc tấn công và bảo đảm an toàn dữ liệu.
+ Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện ưu tiên bố trí kinh phí hàng năm, kết hợp với các chương trình dự án, các nguồn vốn khác để đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng CNTT của địa phương, đơn vị.
d) Thời gian: Trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
e) Cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện
+ Chủ trì: Các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện, thành phố.
+ Phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.
2. Nhóm chỉ số về hạ tầng nhân lực CNTT
2.2. Nhóm chỉ số về hạ tầng nhân lực CNTT của xã hội
a) Nội dung chỉ số
Bao gồm các chỉ tiêu thành phần: Tỷ lệ người lớn biết đọc, biết viết; tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đi học đến trường; tỷ lệ các trường phổ thông có dạy tin học; tỷ lệ trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin.
b) Mục tiêu: Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, nâng cao trình độ dân trí một cách toàn diện; kết hợp với đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trường lớp theo hướng kiên cố hóa, đạt chuẩn quốc gia.
c) Nhiệm vụ, giải pháp
+ Huy động học sinh trong độ tuổi đến trường.
+ Vận động học sinh đến trường, hạn chế tối đa tình trạng học sinh bỏ học.
+ Duy trì kết quả phổ cập giáo dục mầm non, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục bậc trung học ở những nơi có đủ điều kiện.
+ Đầu tư thiết bị để tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở thực hiện dạy tin học.
d) Thời gian: Trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
e) Cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện
+ Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND cấp huyện, thành phố.
+ Phối hợp: Trường Cao đẳng sư phạm Hà Giang; Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật và Công nghệ; và các trường chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh.
2.2. Nhóm chỉ số về hạ tầng nhân lực CNTT của các cơ quan nhà nước
a) Nội dung chỉ số
Bao gồm các chỉ tiêu thành phần: Tỷ lệ cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin; tỷ lệ cán bộ chuyên trách có trình độ từ đại học trở lên về công nghệ thông tin; tỷ lệ cán bộ chuyên trách an toàn thông tin mạng; tỷ lệ công chức, viên chức được tập huấn về phần mềm nguồn mở; tỷ lệ công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước được tập huấn về an toàn thông tin.
b) Mục tiêu: Nâng cao nhận thức về an toàn thông tin và ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; nâng cao tỷ lệ chuẩn kỹ năng CNTT cơ bản cho cán bộ công chức, viên chức theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT, cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh. Chú trọng đến chất lượng cán bộ chuyên trách CNTT chuyên sâu về các lĩnh vực như quản trị hệ thống, an toàn thông tin mạng, sử dụng các phần mềm nguồn mở.
c) Nhiệm vụ, giải pháp:
+ Rà soát, xây dựng kế hoạch và tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kiến thức chuẩn kỹ năng CNTT cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT cho cán bộ, công chức, viên chức; Đẩy mạnh các khóa đào tạo kiến thức chuyên sâu như quản trị hệ thống, an toàn thông tin mạng, sử dụng các phần mềm nguồn mở cho cán bộ chuyên trách CNTT của các cơ quan, đơn vị.
+ Tham mưu Nghị quyết HĐND kéo dài việc thực hiện chính sách hỗ trợ đặc thù cán bộ, công chức viên chức chuyên trách CNTT.
+ Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, bố trí, sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm bổ sung lực lượng chuyên trách về công nghệ thông tin và an toàn thông tin.
+ Công chức, viên chức chuyên trách CNTT đồng thời thực hiện nhiệm vụ chuyên trách an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị.
d) Thời gian: Trong năm 2019.
e) Cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện:
+ Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
+ Phối hợp: Các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố.
3. Nhóm chỉ số về ứng dụng CNTT
3.1. Nhóm chỉ số về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước
a) Nội dung chỉ số
Bao gồm các chỉ tiêu thành phần: Sử dụng thư điện tử trong công việc; triển khai các ứng dụng cơ bản; xây dựng các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành; sử dụng văn bản điện tử; ứng dụng phần mềm nguồn mở.
b) Mục tiêu: Phát huy hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước hướng đến hiện đại hóa nền hành chính nhà nước.
c) Nhiệm vụ, giải pháp:
+ Cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo có thẩm quyền ở tất cả các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc việc sử dụng thư điện tử công vụ; gửi nhận/văn bản điện tử có ứng dụng chữ ký số chuyên dùng theo Chỉ thị số 32-CT/TU ngày 05/12/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
+ Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi và quán triệt đầy đủ các quy định của luật, các văn bản dưới luật, hướng dẫn chỉ đạo về CNTT; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo và triển khai đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại đơn vị và địa phương.
+ Tiếp tục ứng dụng các phần mềm chuyên ngành đã triển khai như: quản lý kế toán; quản lý tài sản; quản lý cán bộ, công chức, viên chức; quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng; quản lý lịch công tác; quản lý ngân sách và kho bạc (TABMIT); quản lý đất đai; quản lý phương tiện giao thông...
+ Tăng cường công tác phối hợp giữa các Sở, ban, ngành tỉnh xây dựng, triển khai các cơ sở dữ liệu (CSDL) dùng chung của tỉnh và cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Các hệ thống thông tin chuyên ngành phải được xây dựng, phát triển hoặc nâng cấp trên cơ sở đảm bảo có khả năng chia sẻ, tích hợp với nhau thông qua trục chia sẻ tích hợp dữ liệu (LGSP).
+ Thúc đẩy phát triển và ứng dụng phần mềm nguồn mở trong hoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp của các cơ quan nhà nước.
+ Triển khai đô thị thông minh thành phố Hà Giang theo Đề án được duyệt. Tập trung triển khai trục chia sẻ tích hợp của tỉnh (LGSP).
+ Tăng cường khai thác và cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử của cơ quan, địa phương đầy đủ, kịp thời, chính xác phục vụ cho các tổ chức, doanh nghiệp và người dân theo quy định tại Điều 28, Luật Công nghệ thông tin và Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ.
+ Tăng cường đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị, địa phương về sử dụng thư điện tử; một cửa điện tử liên thông; dịch vụ công trực tuyến; Trang/Cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước; quản lý văn bản và điều hành công việc.... và các phần mềm nguồn mở thông dụng như phần mềm văn phòng OpenOffice, phần mềm thư điện tử Thunderbird, phần mềm trình duyệt Firefox, Chrome, phần mềm bộ gõ tiếng Việt Unikey và hệ điều hành nguồn mở.
+ Tham mưu trao đổi, ký kết hợp tác, học tập kinh nghiệm với các tỉnh, thành phố trong cả nước về giải pháp kỹ thuật, mô hình quản lý, vận hành và triển khai ứng dụng CNTT phục vụ xây dựng chính quyền điện tử tỉnh có hiệu quả.
d) Thời gian: Trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
e) Cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện:
+ Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông.
+ Phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố.
3.2. Nhóm chỉ số về dịch vụ công trực tuyến
a) Nội dung
Bao gồm tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 1, 2, 3, 4.
b) Mục tiêu: Tăng cường khai thác, sử dụng và vận hành cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh. Từng bước triển khai, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trên môi trường mạng.
c) Nhiệm vụ, giải pháp:
+ Đẩy mạnh phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng lộ trình triển khai dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4 theo.
+ Triển khai có hiệu quả phần mềm dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 của các Bộ, ngành Trung ương.
+ Duy trì, cập nhật và bổ sung dịch vụ công mức 3, 4 trên địa bàn tỉnh và tích hợp lên cổng dịch vụ công quốc gia.
+ Triển khai có hiệu quả Kế hoạch số 111/KH-UBND ngày 05/4/2019 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm xây dựng Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020 và định hướng đến năm 2025;
d) Thời gian: Năm 2019 - 2020.
e) Cơ quan chủ trì và phối hợp thực hiện:
+ Chủ trì: Văn phòng đoàn ĐBQH-HĐND-UBND tỉnh.
+ Phối hợp: Các Sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nêu trên, đảm bảo thời gian, tiến độ triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch.
- Định hướng các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang tuyên truyền ứng dụng CNTT trong CQNN, trong xã hội; Tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo chuyên đề về CNTT.
- Tham mưu cho UBND tỉnh các cơ chế, chính sách, giải pháp đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, CNTT; thuê dịch vụ CNTT trong các cơ quan nhà nước, huy động sự tham gia, hỗ trợ của các Tập đoàn doanh nghiệp viễn thông.
- Hàng năm, tổ chức đánh giá, xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trong tỉnh tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT.
2. Văn phòng đoàn ĐBQH-HĐND-UBND tỉnh
- Chủ trì xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống Cổng Thông tin điện tử của tỉnh, thường xuyên rà soát, cập nhật các thông tin theo quy định tại Nghị định 43/2011/NĐ-CP.
- Duy trì quản lý, khai thác hiệu quả phần mềm CSDL theo dõi nhiệm vụ của UBND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh giao; hệ thống dịch vụ công trực tuyến; hệ thống một cửa, một cửa điện tử liên thông.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị trong kế hoạch này và các kế hoạch về CNTT báo cáo trong các cuộc họp thường kỳ của tỉnh.
Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, triển khai các biện pháp nâng cao chỉ số hạ tầng nhân lực xã hội, nâng cao tỷ lệ các trường phổ thông có dạy tin học, tỷ lệ các trường đại học, cao đẳng có đào tạo chuyên ngành CNTT.
- Thực hiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT quản lý hệ thống giáo dục, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, định hướng về ứng dụng CNTT trong việc dạy và học tại các trường học trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, phòng máy tính kết nối Internet phục vụ việc học, thực hành, tra cứu thông tin của giáo viên, học sinh, sinh viên, học viên tại tất cả các cấp học.
5. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu đề xuất, lồng ghép, bố trí nguồn vốn đầu tư để triển khai đề án, kế hoạch, dự án CNTT đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt. Có giải pháp khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác, sử dụng hiệu quả hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức 4.
- Sở Tài chính tham mưu ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp để triển khai đề án, kế hoạch, dự án CNTT đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh phê duyệt; Bố trí kinh phí duy trì, bảo dưỡng, nâng cấp các hệ thống thông tin đã được triển khai, kinh phí thuê dịch vụ CNTT, các phần mềm xây dựng Chính quyền điện tử.
6. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo, quán triệt thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp cải thiện chỉ số ICT Index năm 2019; báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao gửi về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, theo dõi hàng quý, báo cáo UBND tỉnh.
- Thực hiện cải thiện chỉ số thành phần về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, đưa vào khai thác sử dụng hiệu quả các phần mềm ứng dụng chuyên ngành và các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, nâng cao tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ dịch vụ công trực tuyến trên mạng.
- Đẩy mạnh thực hiện phương thức tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC thông qua dịch vụ bưu chính. Tuyên truyền người dân doanh nghiệp biết việc, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ trực tuyến để thu hút doanh nghiệp, người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Thường xuyên khai thác sử dụng các hệ thống thông tin đã được đầu tư, cải thiện mức độ ứng dụng CNTT của ngành, đơn vị mình quản lý.
- Rà soát, xây dựng lộ trình triển khai, xây dựng các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin chuyên ngành trong năm 2019.
7. Các doanh nghiệp viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh
Tiếp tục đẩy mạnh phát triển hạ tầng viễn thông, CNTT trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa; Đảm bảo các dịch vụ được cung cấp hoạt động ổn định, hiệu quả, ...để nâng cao chỉ số hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng CNTT trong xã hội và trong các cơ quan nhà nước của tỉnh.
Yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 936/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình hành động nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020
- 2Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2017 về nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020
- 3Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) của tỉnh Bình Thuận
- 4Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 5Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2019 về phát triển thông tin tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 2021/QĐ-UBND năm 2021 Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU về phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
- 7Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2023 sửa đổi Điều 2 Nghị quyết 33/NQ-HĐND về Đề án Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 43/2011/NĐ-CP Quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước
- 3Thông tư 03/2014/TT-BTTTT về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Quyết định 936/QĐ-UBND năm 2017 Chương trình hành động nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2020
- 5Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2017 về nâng cao chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công, chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông của tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020
- 6Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2018 về nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) của tỉnh Bình Thuận
- 7Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 do tỉnh Hà Giang ban hành
- 8Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 9Kế hoạch 200/KH-UBND năm 2019 về phát triển thông tin tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 10Quyết định 2021/QĐ-UBND năm 2021 Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TU về phát triển Công nghệ thông tin - Truyền thông tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030
- 11Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2023 sửa đổi Điều 2 Nghị quyết 33/NQ-HĐND về Đề án Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền số tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 126/KH-UBND về duy trì, nâng cao Chỉ số sẵn sàng cho phát triển, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT Index) tỉnh Hà Giang năm 2019 và các năm tiếp theo
- Số hiệu: 126/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Trần Đức Quý
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định