ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1257/KH-UBND | Kon Tum, ngày 09 tháng 06 năm 2016 |
Thực hiện Thông báo số 217-TB/TW ngày 06/11/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về kỷ niệm 55 năm thảm họa chất độc da cam ở Việt Nam; Công văn số 40-CV/TU ngày 25/12/2015 của Tỉnh ủy Kon Tum về việc thực hiện Thông báo số 217-TB/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 55 năm thảm họa chất độc da cam/đioxin trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nhằm tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam;
- Tuyên truyền, nâng cao hiểu biết, nhận thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội về thảm họa da cam qua đó vận động sâu rộng các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, trong và ngoài nước chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân chất độc da cam/đioxin; giáo dục, động viên các nạn nhân vượt khó vươn lên hòa nhập cộng đồng; tham gia xây dựng chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam/đioxin; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nạn nhân.
2. Yêu cầu
Việc tổ chức các hoạt động kỷ niệm cần tập trung vào một số hoạt động có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả.
1. Hoạt động tuyên truyền
- Tổ chức tuyên truyền trên Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh-Truyền hình các huyện, thành phố và tuyên truyền trực quan trước, trong và sau Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thảm họa da cam Việt Nam với các nội dung như: thảm họa da cam ở Việt Nam nói chung và tỉnh Kon Tum nói riêng; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc giải quyết hậu quả chất độc da cam; công tác chăm lo, ủng hộ, giúp đỡ nạn nhân da cam, nhất là nạn nhân là người có công với cách mạng; gương các tập thể, cá nhân điển hình trong công tác thực hiện chính sách và ủng hộ, giúp đỡ đối với các nạn nhân bị nhiễm chất độc hóa học da cam/đioxin.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng nói chung và về người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nói riêng nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và trách nhiệm để họ tự nguyện tham gia thành viên Hội nạn nhân chất độc da cam (làm cơ sở để thành lập các Chi hội cấp huyện và Tổ hội cấp xã); vận động các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm hưởng ứng phong trào cả nước “hành động vì nạn nhân chất độc da cam” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phát động.
- Xây dựng phóng sự truyền hình “Gương điển hình tiên tiến của người cựu chiến binh tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trong thực hiện chính sách, pháp luật; khắc phục khó khăn vươn lên trong công tác, phát triển kinh tế, tích cực tham gia công tác xã hội” phát trên Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh và trình chiếu tại Lễ kỷ niệm (Thời lượng khoảng 20 phút).
2. Hoạt động thăm hỏi, tặng quà
Tổ chức các hoạt động thăm hỏi, động viên, chia sẻ, tặng quà các nạn nhân chất độc da cam/đioxin, trong đó ưu tiên đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con của họ hiện đang hưởng trợ cấp hàng tháng trên địa bàn (vào dịp trước và trong ngày tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm ngày thảm họa chất độc da cam Việt Nam), theo phương thức: huyện, thành phố chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện hoạt động thăm hỏi, tặng quà trên địa bàn; Tỉnh tổ chức gặp mặt, tặng quà tại Lễ kỷ niệm.
a) Tiêu chí lựa chọn đối tượng:
- Là điển hình tiên tiến trong thực hiện chính sách, pháp luật, khắc phục khó khăn vươn lên trong công tác, phát triển sản xuất, có nhiều đóng góp cho xã hội;
- Bản thân và gia đình hiện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
- Học sinh, sinh viên là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học hiện đang học tại các cấp học phổ thông, chuyên nghiệp và học nghề các trường trên địa bàn tỉnh vượt khó vươn lên đạt thành tích khá trong học tập.
b) Mức quà:
- Mức quà cho mỗi đối tượng thăm hỏi, tặng quà (quà của huyện, thành phố) do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định từ ngân sách của địa phương và nguồn thu được từ hoạt động vận động quyên góp được nhưng: không vượt quá mức chi thăm hỏi, tặng quà đối tượng người có công với cách mạng trong dịp Tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016 và không nằm trong danh sách đối tượng được huyện, thành phố lựa chọn là đại biểu dự Lễ kỷ niệm cấp tỉnh.
- Mức quà của Lãnh đạo tỉnh trao tặng cho các đối tượng tại Lễ kỷ niệm cấp tỉnh: giao Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh lập danh sách và dự toán kinh phí (dự kiến mỗi huyện, thành phố 02 đối tượng), gửi Sở Tài chính thẩm định.
3. Chăm sóc giúp đỡ nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam
Các cấp Hội xây dựng kế hoạch vận động ủng hộ và tổ chức các hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ, tư vấn làm nhà, trao tặng Bò sinh sản phát triển kinh tế gia đình, trao học bổng cho con của người tham gia kháng chiến là nạn nhân chất độc da cam đang hưởng trợ cấp trên địa bàn quản lý.
4. Tổ chức Lễ kỷ niệm
a) Đối với cấp huyện: Tùy vào tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện tổ chức gặp mặt, tọa đàm (nội dung: thông tin về tình hình hoàn cảnh điều kiện đời sống sinh hoạt; chăm sóc giúp đỡ hỗ trợ cho nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam trong thời gian qua; kinh nghiệm trong phát triển sản xuất, trong học tập...của các đối tượng) và tặng quà cho các nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam.
b) Cấp tỉnh: Tổ chức Lễ kỷ niệm 55 năm thảm họa chất độc da cam/đioxin Việt Nam, cụ thể:
- Địa điểm: tại Hội trường Ngọc Linh, thành phố Kon Tum;
- Thời gian: dự kiến một buổi, vào lúc 8h00’ ngày 10/8/2016;
- Thành phần đại biểu, gồm:
+ Đại biểu TW Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin Việt Nam;
+ Thường trực Tỉnh ủy;
+ Thường trực HĐND tỉnh;
+ Thường trực UBMTTQVN tỉnh;
+ Lãnh đạo: Đoàn ĐBQH tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh; các Ban xây dựng Đảng; các sở, ban ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân và Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin các huyện, thành phố;
+ Đại diện hội viên Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin các huyện, thành phố;
+ Các tổ chức, doanh nghiệp tham gia ủng hộ Quỹ vì nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh và các tổ chức, cá nhân được khen thưởng;
+ Phóng viên các cơ quan Báo, Đài TW và địa phương (dự và đưa tin)
(Số lượng đại biểu dự kiến khoảng 250 người).
- Nội dung: Theo chương trình đính kèm
1. Kinh phí tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp huyện: do các địa phương tự cân đối, bố trí.
2. Kinh phí hoạt động Kỷ niệm cấp tỉnh
Căn cứ nhiệm vụ được giao, Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng dự toán kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
1. Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ngành, đoàn thể liên quan triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động Kỷ niệm 55 năm thảm họa chất độc da cam Việt Nam trên địa bàn tỉnh theo nội dung Kế hoạch; cung cấp thông tin tuyên truyền cho Báo Kon Tum, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh; tổng hợp, dự thảo Diễn văn Lễ kỷ niệm và các văn bản, tài liệu khác có liên quan việc tổ chức Lễ kỷ niệm; đón tiếp đại biểu và thực hiện các nhiệm vụ khác theo chức năng của Hội.
- Chỉ đạo, phân công các Ủy viên Ban chấp hành Hội nạn nhân da cam/đioxin tỉnh phụ trách địa bàn chủ động cùng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội và Hội Cựu chiến binh tham mưu cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động Kỷ niệm 55 năm thảm họa chất độc da cam Việt Nam trên địa bàn các huyện, thành phố.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng dự toán chi tiết kinh phí gửi Sở Tài chính để thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định. Hoàn thành trước 30/6/2016
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan tổng hợp hồ sơ khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc chăm sóc giúp đỡ hỗ trợ cho nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam; nạn nhân chất độc da cam điển hình tiên tiến trong thực hiện chính sách, pháp luật, khắc phục khó khăn vươn lên trong công tác, phát triển sản xuất, có nhiều đóng góp cho xã hội. Hoàn thành trước 15/7/2016
- Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện các hoạt động Kỷ niệm 55 năm thảm họa chất độc da cam Việt Nam trên địa bàn tỉnh về Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 30/8/2016.
2. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh:
- Triển khai tổ chức thực hiện các hoạt động Kỷ niệm trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch; cung cấp thông tin cho Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để thực hiện công tác tuyên truyền trên sóng truyền hình và xây dựng phóng sự tuyên truyền theo Kế hoạch; chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác có liên quan để tổ chức tốt Lễ kỷ niệm cấp tỉnh.
- Hướng dẫn Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh các huyện, thành phố trong việc phối hợp với Hội nạn nhân da cam/đioxin cùng cấp tham mưu cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động Kỷ niệm trên địa bàn; lựa chọn đối tượng dự Lễ kỷ niệm theo tiêu chí nêu tại Kế hoạch này.
4. Sở Nội vụ (Ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh): Chủ trì, phối hợp với Hội nạn nhân da cam/đioxin tỉnh tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét khen thưởng đối với tập thể và các cá nhân có thành tích tiêu biểu (trong việc chăm sóc giúp đỡ hỗ trợ cho nạn nhân, gia đình nạn nhân chất độc da cam; nạn nhân chất độc da cam điển hình tiên tiến trong thực hiện chính sách, pháp luật, khắc phục khó khăn vươn lên trong công tác, phát triển sản xuất, có nhiều đóng góp cho xã hội) theo quy định pháp luật hiện hành.
5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức tốt các hoạt động thông tin, tuyên truyền trước, trong và sau Lễ kỷ niệm; xây dựng phóng sự tuyên truyền và trình chiếu tại Lễ Kỷ niệm cấp tỉnh (theo nội dung tại mục 1 phần II của Kế hoạch này).
6. Báo Kon Tum: Phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh đăng tải một số nội dung chủ trương của Đảng, Nhà nước về khắc phục hậu quả chất độc hóa học và chính sách đối với nạn nhân chất độc hóa học; Thông tin Thư Ngỏ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ủng hộ Quỹ nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh nhân dịp lễ kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam tại tỉnh Kon Tum, lời kêu gọi của Đại hội Đại biểu Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh lần thứ III nhiệm kỳ 2015-2020 trên Báo Kon Tum; đồng thời cung cấp 250 tờ báo có nội dung trên để phát cho các Đại biểu dự Lễ kỷ niệm.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp tổ chức tuyên truyền cổ động trực quan trước, trong, sau lễ kỷ niệm; hướng dẫn Phòng Văn hóa-Thông tin các huyện, thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động tại các địa bàn linh hoạt, phù hợp.
- Chịu trách nhiệm thực hiện Chương trình văn nghệ trước giờ khai mạc Lễ kỷ niệm; giúp Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh lập maket và trang trí Hội trường (sau khi có ý kiến thống nhất của Ủy ban nhân dân tỉnh về nội dung, hình thức maket trang trí) và làm công tác tổ chức tại buổi Lễ.
8. Sở Tài chính
Thẩm định dự toán kinh phí tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 55 năm thảm họa chất độc da cam Việt Nam trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí kinh phí thực hiện.
9. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh:
- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức buổi Lễ kỷ niệm theo Kế hoạch;
- Phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh phát hành Giấy mời dự Lễ và chuẩn bị nội dung phát biểu của lãnh đạo tỉnh.
10. Công an tỉnh: Phối hợp và bố trí lực lượng bảo vệ trong suốt thời gian diễn ra Lễ kỷ niệm cấp tỉnh.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Căn cứ Kế hoạch tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 55 năm thảm họa chất độc da cam/đioxin của tỉnh, xây dựng kế hoạch hoạt động Kỷ niệm 55 năm thảm họa chất độc da cam Việt Nam trên địa bàn để tổ chức thực hiện.
- Chỉ đạo Hội nạn nhân chất độc da cam phối hợp với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội, Hội Cựu chiến binh và các phòng, đơn vị liên quan tham mưu, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật đối với nạn nhân da cam nói chung và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nói riêng nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức và trách nhiệm để họ tự nguyện tham gia thành viên Hội nạn nhân chất độc da cam; tổ chức thăm hỏi, động viên các nạn nhân chất độc da cam/đioxin theo tiêu chí nêu tại điểm 2 Mục II Kế hoạch này.
- Lựa chọn, lập danh sách dự Lễ kỷ niệm cấp tỉnh gửi về Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh trước ngày 30/7/2016 để tổng hợp. Đồng thời liên hệ đưa, đón đối tượng về tỉnh dự Lễ theo Kế hoạch.
- Báo cáo kết quả tổ chức thực hiện các hoạt động Kỷ niệm 55 năm thảm họa chất độc da cam Việt Nam trên địa bàn gửi Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh trước ngày 20/8/2016 để tổng hợp báo cáo theo quy định.
12. Đề nghị Ủy ban MTTQVN tỉnh và các đoàn thể Chính trị-Xã hội:
- Ủy ban MTTQVN tỉnh tham gia phát động phong trào “hành động vì nạn nhân chất độc da cam” tại buổi Lễ kỷ niệm;
- Tiếp tục phối hợp tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, các cơ quan, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm và hội viên hưởng ứng phong trào “hành động vì nạn nhân chất độc da cam” và ủng hộ Quỹ nạn nhân chất độc da cam tỉnh; chăm lo tốt hơn đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, các nạn nhân da cam có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại địa phương.
13. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Tiếp tục quan tâm chỉ đạo, định hướng cho các cơ quan thông tin trên địa bàn tỉnh tổ chức tuyên truyền trước, trong và sau Lễ kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam Việt Nam trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Các đơn vị, địa phương căn cứ nội dung và nhiệm vụ được phân công chủ động tổ chức thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh đề tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh/.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
LỄ KỶ NIỆM 55 NĂM THẢM HỌA CHẤT ĐỘC DA CAM Ở VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KONTUM
STT | Nội dung | Thực hiện |
1 | Văn nghệ chào mừng | Ban tổ chức |
2 | Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu | Ban tổ chức |
3 | Diễn văn khai mạc Lễ kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam | Lãnh đạo UBND tỉnh |
4 | Thông qua “Thư ngỏ của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kêu gọi ủng hộ Quỹ nạn nhân CĐDC/Dioxin tỉnh” và “Lời kêu gọi của Đại hội Đại biểu Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh Kon Tum lần thứ III (2016-2020)”. | Lãnh đạo Hội nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh |
5 | Phát động phong trào “hành động vì nạn nhân chất độc da cam” và kêu gọi ủng hộ Quỹ nạn nhân chất độc da cam tỉnh năm 2016 | Thường trực UBMTTQVN tỉnh |
6 | Phát biểu hưởng ứng phong trào “hành động vì nạn nhân chất độc da cam” của Hội Cựu chiến binh tỉnh | Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh |
7 | Trình chiếu phóng sự truyền hình “Gương điển hình tiên tiến của người cựu chiến binh tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trong thực hiện chính sách, pháp luật; khắc phục khó khăn vươn lên trong công tác, phát triển kinh tế, tích cực tham gia công tác xã hội”. | Đài PTTH tỉnh |
8 | Tặng quà của Thường trực Tỉnh ủy-HĐND- UBND-UBMTTQVN tỉnh cho nạn nhân chất độc da cam tiêu biểu | Ban tổ chức |
8 | Tặng hoa và trao bảng tượng trưng cho các tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ nạn nhân chất độc da cam/đioxin tỉnh | Ban Tổ chức |
9 | Tổ chức khen thưởng | Ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh |
10 | Bế mạc | Ban tổ chức |
- 1Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2013 tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, mừng xuân mới Giáp Ngọ năm 2014 và kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2014) do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Kế hoạch 324/KH-UBND năm 2015 về tổ chức hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015) do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2016 tổ chức hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Lào Cai (01/10/1991 - 01/10/2016)
- 4Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2017 về tổ chức hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai (12/7/1907- 12/7/2017)
- 1Kế hoạch 182/KH-UBND năm 2013 tổ chức hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, mừng xuân mới Giáp Ngọ năm 2014 và kỷ niệm 84 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2014) do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Kế hoạch 324/KH-UBND năm 2015 về tổ chức hoạt động kỷ niệm 40 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2015) do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2016 tổ chức hoạt động kỷ niệm 25 năm ngày tái lập tỉnh Lào Cai (01/10/1991 - 01/10/2016)
- 4Thông báo 217-TB/TW năm 2015 về kỷ niệm 55 năm thảm họa da cam ở Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2017 về tổ chức hoạt động kỷ niệm 110 năm ngày thành lập tỉnh Lào Cai (12/7/1907- 12/7/2017)
Kế hoạch 1257/KH-UBND năm 2016 tổ chức hoạt động kỷ niệm 55 năm thảm họa chất độc da cam/đioxin trên địa bàn tỉnh Kon Tum (10/8/1961-10/8/2016)
- Số hiệu: 1257/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 09/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Trần Thị Nga
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 09/06/2016
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định