Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1251/KH-UBND | Bình Dương, ngày 27 tháng 04 năm 2016 |
I. TÌNH HÌNH BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT, ZIKA VÀ TAY CHÂN MIỆNG
Những năm gần đây, thời tiết biến đổi thất thường, là điều kiện thuận lợi để các bệnh truyền nhiễm phát triển và lây lan trong cộng đồng: Bệnh sốt xuất huyết (SXH) tăng mạnh trong năm 2015 và vẫn có số mắc cao trong đầu năm 2016; bệnh tay chân miệng (TCM) mặc dù có số mắc giảm trong năm 2015, nhưng vẫn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn xảy ra dịch.
Trong thời gian từ cuối năm 2015 đến hết tháng 3/2016, dịch bệnh do vi rút Zika đã xảy ra tại 61 quốc gia, vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại các nước khu vực Nam Mỹ và Caribe; các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, Trung Quốc cũng đã ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika; Việt Nam đã ghi nhận 02 trường hợp nhiễm vi rút Zika. Đây là những bệnh do vi-rút gây ra, hiện chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu, vì vậy dễ phát triển thành dịch nếu như không có các biện pháp tích cực, chủ động phòng, chống,
1. Bệnh sốt xuất huyết:
- SXH Dengue là bệnh truyền nhiễm do vi-rút Dengue gây nên, muỗi vằn Aedes aegypti là côn trùng chủ yếu làm trung gian lan truyền vi-rút từ người bệnh sang người lành. Bệnh dễ bùng phát thành dịch; khi xảy ra dịch rất khó khống chế do các ổ chứa lăng quăng trên địa bàn tỉnh có số lượng rất nhiều và rất đa dạng.
- Trong năm 2015, tỉnh Bình Dương ghi nhận 5.991 ca mắc SXH, 14 trường hợp tử vong; tỉ lệ mắc trên 100.000 dân là: 303,87, tăng gấp 2,16 lần ca so với cùng kỳ 2014 (140,88/100.000) và tăng 13 ca tử vong. Dự báo tình hình SXH vẫn diễn tiến phức tạp và có xu hướng tăng trong năm 2016.
2. Bệnh tay chân miệng:
- Bệnh TCM là bệnh truyền nhiễm do vi-rút đường ruột gây ra, lây từ người sang người qua đường tiêu hóa và rất dễ gây thành dịch. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ/người nhiễm bệnh. Bệnh lan truyền qua các vật dụng sinh hoạt, đồ chơi của trẻ và qua bàn tay tiếp xúc của người chăm sóc trẻ lẫn bàn tay của trẻ em. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi. Các yếu tố sinh hoạt tập thể như trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo, đến các nơi trẻ chơi tập trung là các yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh.
- Trong năm 2015, toàn tỉnh ghi nhận 1.531 ca mắc TCM, không ca tử vong, giảm 34,66% so với năm 2014 (2.343 ca).
3. Bệnh do vi rút Zika
- Bệnh do vi rút Zika là bệnh truyền nhiễm cấp tính do muỗi truyền (cùng loại muỗi Aedes truyền bệnh SXH). Vi rút này được phát hiện đầu tiên trên khi vào năm 1947 tại rừng Zika của Uganda, sau đó phát hiện trên muỗi Aedes tại nước này vào năm 1948. Năm 1952, phát hiện đầu tiên trên người tại Uganda và Tanzania thuộc khu vực châu Phi. Năm 2015 đến nay dịch bệnh do vi rút Zika diễn biến phức tạp tại 61 quốc gia, vùng lãnh thổ trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt tại các nước khu vực Nam Mỹ và Caribe, các nước trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, Lào, Campuchia, Trung Quốc cũng đã ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika.
- Qua hệ thống báo cáo giám sát đến ngày 05/4/2016, nước ta ghi nhận 02 trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika: Trường hợp thứ nhất: bệnh nhân nữ, 64 tuổi, cư trú tại phường Phước Hòa, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa; trường hợp thứ hai: bệnh nhân nữ, 33 tuổi, cư trú phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh.
- Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh SXH và bệnh TCM, nguy cơ bệnh do vi rút Zika xâm nhập và lây lan trên địa bàn tỉnh; để chủ động phòng chống dịch bệnh SXH, TCM, bệnh do vi rút Zika, khống chế dịch bùng phát và lây lan trong cộng đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh SXH, Zika và tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2016 với thông điệp “Nhà nhà diệt muỗi, lăng quăng phòng bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết” và “Tăng cường vệ sinh cá nhân - vệ sinh môi trường sống để phòng chống bệnh tay chân miệng và các bệnh truyền nhiễm khác”.
1. Tên của Chiến dịch: Chiến dịch nhà nhà diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết, bệnh do vi rút Zika và thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng, chống bệnh tay chân miệng.
2. Điểm chính yếu của Chiến dịch: Xây dựng mô hình phòng chống SXH, Zika, TCM với nhiều hoạt động hỗn hợp và sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể ở các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là cấp xã) và các huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là cấp huyện) trọng điểm, tạo thành phong trào và sự thay đổi hành vi của từng hộ gia đình trong việc tự giác thực hiện các biện pháp diệt muỗi, loại trừ lăng quăng và vệ sinh khi chăm sóc trẻ em.
3. Mục tiêu:
3.1. Mục tiêu chung: Huy động cộng đồng và các lực lượng xã hội tham gia tạo ra một phong trào rầm rộ, triệt để và toàn diện trong phạm vi toàn tỉnh nhằm hạ thấp mật độ muỗi vằn trong thời gian ngắn nhất để giảm nhanh sự lan truyền bệnh SXH, bệnh do vi rút Zika, đồng thời tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người, làm chuyển đổi hành vi vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để hạn chế sự lây truyền bệnh TCM, hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ mắc và tử vong do bệnh SXH, TCM, bệnh do vi rút Zika, khống chế không để dịch xảy ra tại địa phương.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- 100% cấp huyện, cấp xã đồng loạt tổ chức công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng 2 ngày/tuần, mỗi ngày 02 lần trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 12/2016.
- 100% xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) trọng điểm có nguy cơ bùng phát dịch đồng loạt tổ chức Chiến dịch.
- Trong Chiến dịch có trên 90% hộ gia đình tại các xã có nguy cơ được vãng gia: Kiểm tra lăng quăng trong các vật dụng chứa nước; cấp tờ rơi tuyên truyền; hướng dẫn cách triệt nơi sinh sản của muỗi để phòng bệnh SXH, Zika và hướng dẫn vệ sinh khi chăm sóc trẻ em để phòng bệnh TCM.
- Các chỉ số về côn trùng, số ca bệnh SXH, TCM giảm từ 5-10% sau mỗi đợt giám sát.
4. Thời gian: Chiến dịch được tổ chức liên tục hàng tuần từ tháng 5 đến tháng 12/2016.
5. Địa bàn triển khai
5.1. Tại các xã trọng điểm (34 xã, phường): Thuộc thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, Dĩ An.
Lấy tuyến xã làm đơn vị triển khai Chiến dịch; lấy thôn/ấp/khu phố (gọi chung là ấp); tổ tự quản/tổ dân phố (gọi chung là tổ) là địa bàn trực tiếp thực hiện các đợt Chiến dịch. Chiến dịch được tổ chức 02 lần/ tháng (tuần 1 và 2 hàng tháng) từ tháng 5 đến tháng 12/2016.
STT | Địa phương | Ấp/ khu phố | Số hộ | Số dân | |
Huyện/ thị xã/ thành phố | Xã/phường/ thành phố | ||||
| Thủ Dầu Một | Phú Hòa | 9 | 8.782 | 29.961 |
Phú Lợi | 10 | 10.659 | 36.675 | ||
| Thuận An | Thuận Giao | 5 | 6.103 | 83.007 |
Bình Chuẩn | 5 | 6.501 | 67.812 | ||
| Dĩ An | Tân Đông Hiệp | 5 | 12.233 | 43.264 |
Tổng cộng | 05 | 34 | 44.278 | 260.719 |
* Ghi chú: Tùy theo tình hình thực tế về dịch bệnh, các địa phương tham mưu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thêm tại các xã, phường, thị trấn có nguy cơ trên cơ sở rút kinh nghiệm triển khai tại các xã trọng điểm.
5.1.1. Lực lượng tham gia Chiến dịch tại xã: Lực lượng chính được huy động tại xã bao gồm:
- Chính quyền giữ vai trò nòng cốt, tổ chức chỉ đạo thực hiện Chiến dịch gồm Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, Trưởng ấp/khu phố, Tổ trưởng tổ dân phố.
- Y tế có vai trò tham mưu về kỹ thuật: Lãnh đạo Trạm Y tế, cán bộ chuyên trách.
- Các ban ngành đoàn thể tại địa phương là lực lượng hùng hậu cần huy động tham gia Chiến dịch: Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên; Hội Chữ thập đỏ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Công an xã, Quân sự xã, Đội Dân phòng, Giáo viên, học sinh các Trường Tiểu học, Trung học,...
- Nhân viên y tế thôn ấp và cộng tác viên các Chương trình y tế, các Chương trình Xã hội: Là lực lượng đóng vai trò chủ chốt, hướng dẫn về chuyên môn trong các Nhóm vãng gia.
5.1.2. Các hoạt động chính của Chiến dịch
- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch các cấp: cần hoàn thành ít nhất trước 01 tuần khi triển khai Chiến dịch.
+ Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp tỉnh, cấp huyện do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phụ trách khối văn hóa xã hội làm Trưởng ban, thành viên là lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể liên quan; Phó ban thường trực cấp tỉnh là Giám đốc Sở Y tế, cấp huyện là Giám đốc Trung tâm Y tế.
+ Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân làm Trưởng ban; Trưởng Trạm Y tế làm Phó ban thường trực; thành viên là lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể liên quan và Trưởng các ấp.
+ Các Ban chỉ đạo phòng chống dịch có trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Chiến dịch, họp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên (tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, tổng hợp và đánh giá kết quả).
- Huy động nhân lực tham gia công tác vãng gia: Ban chỉ đạo cấp xã căn cứ số hộ dân và phạm vi địa bàn để huy động nhân lực tổ chức vãng gia - trực tiếp thực hiện Chiến dịch:
+ Tùy số hộ gia đình, khoảng 75-100 hộ thì tổ chức 01 nhóm, mỗi nhóm 03 người là nhân viên y tế ấp, cộng tác viên các chương trình, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, đoàn viên thanh niên, học sinh trung học tại các ấp, các tổ...
+ Nhiệm vụ: Đến từng nhà phát tờ rơi, tuyên truyền vận động, hướng dẫn người dân các biện pháp vệ sinh môi trường trong và ngoài nhà; diệt lăng quăng, kiểm tra các vật dụng có thể có chứa nước hay sẽ chứa nước sau khi mưa... và đề nghị người dân dẹp bỏ các vật dụng đó; hướng dẫn cách vệ sinh trong chăm sóc trẻ em; ghi chép vào biểu mẫu và báo cáo kết quả sau mỗi ngày vãng gia.
+ Địa phương vận động và tổ chức cho cộng đồng tham gia vệ sinh môi trường tại các khu vực công cộng ở khu/ấp - tổ dân phố, những hộ gia đình neo đơn - già yếu...; bằng việc: phát quang bụi rậm quanh nhà, khơi thông cống rãnh thoát nước, lấp các nơi ao tù, nước đọng, dẹp bỏ hoặc lật úp các vật dụng, phế liệu có tiềm năng ứ đọng nước sau mưa...
- Tuyên truyền, hướng dẫn:
+ Ngành Y tế cung cấp thông tin và nội dung truyền thông cho các ban ngành, đoàn thể liên quan để tuyên truyền. Thiết kế, in và phân phối tờ rơi cho các huyện, thị xã, thành phố.
+ Tổ chức tuyên truyền liên tục 02 ngày/tuần, mỗi ngày 02 lần từ tháng 5 đến tháng 12/2016 trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến xã. Nội dung tuyên truyền gồm tình hình bệnh SXH, Zika, TCM tại tỉnh; kế hoạch thực hiện Chiến dịch; kiến thức phổ thông và các khuyến cáo về phòng chống bệnh SXH, Zika và bệnh TCM...
+ Tất cả các xã, phường, thị trấn treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền về phòng chống bệnh SXH, Zika và bệnh TCM (nội dung khẩu hiệu đính kèm).
+ Trạm Y tế tổ chức hướng dẫn kiến thức cơ bản về phòng chống bệnh SXH, Zika, bệnh TCM và kỹ thuật diệt lăng quăng cho thành viên của các Nhóm vãng gia.
- Điều tra côn trùng: Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức điều tra các chỉ số côn trùng (chỉ số Breteau, chỉ số nhà có lăng quăng, chỉ số vật chứa có lăng quăng) tại các địa phương trọng điểm theo hướng dẫn của BYT; đồng thời giám sát, thống kê báo cáo các ca bệnh (nếu có).
- Các Sở, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, các đơn vị ngành đứng chân trên địa bàn tỉnh, các Khu công nghiệp và các Trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp: Chỉ đạo các đơn vị/tổ chức trực thuộc chuẩn bị tham gia các hoạt động trong Chiến dịch tại địa phương và chủ động tổ chức vệ sinh môi trường tại công sở, công xưởng, trường học
- Tổ chức Lễ ra quân: (chỉ tổ chức 01 lần khi triển khai Chiến dịch).
+ Lễ ra quân tổ chức tại một địa điểm thích hợp trong xã; có sân khấu/lễ đài được trang trí phông chính: “Lễ ra quân Chiến dịch nhà nhà diệt muỗi, diệt lăng quăng phòng chống bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết và thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân phòng, chống bệnh tay chân miệng xã A...” kèm theo các khẩu hiệu và cờ phướn.
+ Kết thúc Lễ ra quân, lực lượng tham gia Chiến dịch của ấp nào thì quay về ấp đó để bắt đầu nhiệm vụ ngày đầu tiên của Chiến dịch.
* Thành phố Thủ Dầu Một sẽ tổ chức Lễ ra quân cho toàn tỉnh và ký cam kết giữa lãnh đạo Sở Y tế với lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện/thị/thành phố (xây dựng kế hoạch riêng).
- Thực hiện Chiến dịch tại các ấp, các tổ:
+ Vãng gia: Các nhóm vãng gia đến từng nhà phát tờ rơi, tuyên truyền vận động kiểm tra hướng dẫn người dân các biện pháp diệt lăng quăng để người dân tự dẹp bỏ các dụng cụ có thể chứa nước hoặc sẽ chứa nước khi trời mưa... để phòng bệnh SXH, Zika; hướng dẫn cách vệ sinh trong chăm sóc trẻ để phòng bệnh TCM.
+ Địa phương vận động các hộ gia đình, các chủ nhà trọ, các cơ sở sản xuất trên địa bàn và thanh niên, học sinh tham gia vệ sinh môi trường công cộng, kể cả tại các vườn - nhà dân bỏ hoang, các nơi vứt bỏ sản phẩm bị hư hỏng ở xung quanh khu vực các cơ sở sản xuất thủ công, hay các lò gốm... Mục đích chủ yếu là diệt lăng quăng và triệt nơi sinh sản của muỗi, không giống như quét dọn, thu gom rác làm sạch sẽ môi trường. Các đợt tiếp theo kiểm tra lại và huy động thực hiện bổ sung.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát:
+ Cấp tỉnh, huyện, xã cử cán bộ kiểm tra, giám sát và hỗ trợ cấp dưới:
Tỉnh → huyện → xã → ấp.
√ Dự kiến cấp tỉnh có 9 đoàn, sử dụng xe cơ quan của cán bộ được cử làm trưởng đoàn, mỗi đoàn kiểm tra, giám sát 1 huyện trong thời điểm trước chiến dịch (xem công tác chuẩn bị của cấp huyện, cấp xã) và các đợt của Chiến dịch (tất cả 2 ngày). Đoàn giám sát cấp tỉnh tổ chức giám sát 01 tháng/lần (mỗi lần có thể giám sát 01 xã trọng điểm và 01-02 xã không trọng điểm).
√ Dự kiến cấp huyện có 09 đoàn (03 đoàn tại các huyện trọng điểm, 06 đoàn tại các huyện không trọng điểm), sử dụng xe cơ quan của cán bộ được cử làm trưởng đoàn. Đoàn giám sát tuyến huyện tổ chức giám sát 02 lần/tháng tại các xã, phường, thị trấn trọng điểm, 01 lần/tháng tại 50% các xã, phường, thị trấn không trọng điểm.
√ Dự kiến cấp xã có 91 đoàn, giám sát 02 lần/tuần tại các ấp, khu phố trọng điểm, 01 lần/tháng tại các ấp, khu phố không trọng điểm.
+ Thời điểm giám sát trong Chiến dịch: 30 phút sau khi các Nhóm vãng gia tiến hành vãng gia.
+ Phương pháp thực hiện trong các vòng Chiến dịch:
• Chọn ngẫu nhiên các Nhóm vãng gia trực tiếp thực hiện Chiến dịch.
• Tham gia vãng gia 5-10 hộ gia đình cùng với các Nhóm vãng gia để kịp thời điều chỉnh, góp ý nếu có sai sót và quan sát khu vực công cộng để xem nhân dân có tham gia vệ sinh môi trường hay không.
• Trao đổi với lãnh đạo địa phương về kết quả hoạt động và đề nghị củng cố những mặt còn tồn tại.
- Tổng vệ sinh môi trường công sở và các khu vực tập trung dân cư: Các cơ quan, trường học, công xưởng, nhà máy, xí nghiệp,...; các khu vực nhà chung cư, khu nhà trọ công nhân, học sinh, sinh viên tổ chức tổng vệ sinh môi trường trong khu vực của mình: phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh thoát nước, lấp các nơi ao tù, nước đọng, thu gom - dẹp bỏ hoặc lật úp các vật dụng, phế liệu ứ đọng nước sau mưa... và vệ sinh các hồ, lu/vại không nắp chứa nước sinh hoạt.
- Công tác báo cáo Chiến dịch:
+ Ban chỉ đạo cấp xã báo cáo về Ban chỉ đạo cấp huyện: 02 tuần/lần tại các xã trọng điểm; 01 tháng/lần tại các xã không trọng điểm.
+ Ban chỉ đạo cấp huyện báo cáo về Ban chỉ đạo cấp tỉnh (Trung tâm Y tế dự phòng): 01 tháng/lần trên cơ sở tổng hợp báo cáo của Ban chỉ đạo cấp xã.
+ Trung tâm Y tế Dự phòng tham mưu Sở Y tế tổng hợp số liệu báo cáo các huyện, so sánh đánh giá mật độ côn trùng, ca bệnh trước và sau Chiến dịch; đối chiếu các mục tiêu cụ thể với các kết quả đạt được để đánh giá hiệu quả Chiến dịch: Trung tâm Y tế Dự phòng báo cáo về Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Y tế 01 lần/tháng và sau khi kết thúc Chiến dịch.
5.2. Hoạt động tại xã không trọng điểm:
5.2.1. Truyền thông:
- Phát thanh trên loa truyền thanh xã các nội dung vận động người dân về các biện pháp phòng chống dịch: TCM, SXH, Zika.
- Treo băng rôn tuyên truyền: tại các ấp - khu phố.
- Cấp phát tờ rơi đến từng hộ gia đình thông qua y tế ấp.
5.2.2. Giám sát của tuyến huyện, tuyến xã: Tăng cường giám sát tình hình ca bệnh tại khu vực để kịp phát hiện và xử lý ổ dịch sớm (nếu có) không để lan rộng, đồng thời giám sát các hoạt động trong thời gian tỉnh tổ chức chiến dịch.
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện; xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến dịch tại địa phương; phân công trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cấp Xã trước và trong các đợt Chiến dịch.
- Chỉ đạo Ban chỉ đạo phòng chống dịch cấp xã xây dựng kế hoạch triển khai Chiến dịch một cách cụ thể; tổ chức tốt Lễ ra quân Chiến dịch, phân công trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, giám sát Chiến dịch tại mỗi ấp; tổ chức các Nhóm vãng gia trực tiếp thực hiện Chiến dịch và duy trì các hoạt động trong các đợt chiến dịch.
2. Sở Y tế:
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo phòng chống dịch tham gia chỉ đạo, giám sát chiến dịch.
- Chỉ đạo hệ thống y tế công lập từ tuyến tỉnh đến tuyến xã chuẩn bị tốt các nội dung tham mưu cho Ban chỉ đạo các cấp, làm nòng cốt trong hướng dẫn, thực hiện chuyên môn kỹ thuật.
- Chỉ đạo tổ chức điều tra côn trùng tại một số địa phương trọng điểm.
- Cung cấp thông tin và nội dung truyền thông cho các ban ngành, đoàn thể liên quan để tuyên truyền.
- Thiết kế, in và phân phối tờ rơi cho các huyện, thị xã, thành phố.
- Chỉ đạo các địa phương thực hiện treo băng rôn khẩu hiệu tuyên truyền về phòng chống bệnh SXH, Zika và bệnh TCM tại tất cả các ấp.
- Chỉ đạo việc tổ chức hướng dẫn cho thành viên thực hiện vãng gia trước khi ra quân Chiến dịch về kiến thức cơ bản phòng chống bệnh SXH, Zika, bệnh TCM và kỹ thuật diệt lăng quăng
- Tổng hợp, so sánh đánh giá mật độ côn trùng, ca bệnh trước và sau Chiến dịch; đối chiếu các mục tiêu cụ thể với các kết quả đạt được để đánh giá hiệu quả Chiến dịch và báo cáo cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế.
- Phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Dầu Một tổ chức Lễ ra quân toàn tỉnh và ký cam kết giữa lãnh đạo Sở Y tế với lãnh đạo Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
3. Các cơ quan truyền thông đại chúng: tuyên truyền về tình hình bệnh SXH, Zika, TCM tại tỉnh; kế hoạch thực hiện Chiến dịch; kiến thức phổ thông và các khuyến cáo về phòng chống bệnh SXH, Zika và bệnh TCM...
4. Sở Giáo dục - Đào tạo: Chỉ đạo các phòng Giáo dục, các Trường Phổ thông Trung học tổ chức tổng vệ sinh môi trường lớp học; diệt lăng quăng, diệt muỗi trước khi khai giảng; trong suốt năm học thực hiện thường xuyên vệ sinh lớp, dụng cụ học tập, người chăm sóc trẻ và bàn tay trẻ; diệt lăng quăng; diệt muỗi định kỳ hàng tuần và cho trẻ ngủ trưa trong màn (ở các trường nội trú, bán trú) đặc biệt là các nhà trẻ, mẫu giáo.
5. Tỉnh Đoàn Thanh niên: Chỉ đạo tổ chức Đoàn các cấp huy động lực lượng đoàn viên, thanh niên, học sinh (đang nghỉ hè) tham gia Chiến dịch tại từng địa bàn. Huy động lực lượng thanh niên tình nguyện “Mùa hè xanh” đang có tại các địa bàn trực tiếp tham gia Chiến dịch.
6. Công an tỉnh: Chỉ đạo Công an các cấp đảm bảo an ninh trật tự tại các địa bàn triển khai Chiến dịch và thực hiện vệ sinh môi trường khu vực cơ quan Công an.
7. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh: Chỉ đạo lực lượng quân sự các cấp tham gia Chiến dịch tại các địa bàn và thực hiện vệ sinh môi trường khu vực doanh trại.
8. Hội Liên hiệp phụ nữ; Hội Chữ thập đỏ; Hội Nông dân; Hội Cựu chiến binh: Chỉ đạo tổ chức Hội các cấp huy động lực lượng hội viên và nhân dân tham gia Chiến dịch tại từng địa bàn.
9. Các Ban quản lý các khu công nghiệp, Ban Quản lý Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore: chỉ đạo các doanh nghiệp hưởng ứng các đợt Chiến dịch bằng cách tổ chức tổng vệ sinh trong khu vực cơ quan, công xưởng, nhà máy, xí nghiệp...
10. Các ban ngành, đoàn thể khác; các đơn vị ngành đứng chân trên địa bàn tỉnh và các Trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp: Chỉ đạo cơ quan và các đơn vị trực thuộc tham gia tổng vệ sinh trong khuôn viên công sở và tham gia cùng địa phương trong các đợt Chiến dịch.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHIẾN DỊCH:
- Kinh phí sử dụng cho hoạt động tại tuyến tỉnh: 276.190.000 đồng
- Kinh phí sử dụng cho hoạt động tại tuyến huyện, xã: 1.860.090.000 đồng
Tổng cộng: 2,136,280,000 đồng (Chi tiết theo phụ lục đính kèm).
Kinh phí được phê duyệt cho chiến dịch Vệ sinh môi trường là 1.400.000,000 đồng chỉ đáp ứng một phần để thực hiện chiến dịch nên phần còn lại 736.280.000 đồng được chi từ nguồn kinh phí phân bổ cho phòng chống bệnh tay chân miệng.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chiến dịch vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh SXH, Zika và TCM trên địa bàn tỉnh năm 2016, yêu cầu các ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các xã, phường, thị trấn khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- Toàn dân tích cực hưởng ứng “Chiến dịch tổng vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh Zika, sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng”.
- Hãy hành động để phòng chống bệnh Zika, sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng.
- Để chủ động phòng, chống bệnh tay chân miệng, hãy rửa tay nhiều lần trong ngày bằng nước sạch và xà phòng.
- Vì sức khỏe của bé yêu, hãy rửa tay cho bé nhiều lần trong ngày bằng nước sạch và xà phòng.
- Trao yêu thương, đừng trao mầm bệnh.
- Không có lăng quăng, không có sốt xuất huyết, không có bệnh Zika.
- Tích cực loại bỏ các ổ chứa lăng quăng để phòng bệnh sốt xuất huyết bệnh Zika.
*1000
STT | Nội dung | Thủ Dầu Một | Thuận An | Dĩ An | Tân Uyên | Bắc Tân Uyên | Bến Cát | Bàu Bàng | Phú Giáo | Dầu Tiếng | Tổng cộng |
1 | Tổng số xã | 14 | 10 | 7 | 12 | 10 | 8 | 7 | 11 | 12 | 91 |
2 | Số xã trọng điểm | 2 | 2 | 1 |
|
|
|
|
|
| 5 |
3 | Số xã không trọng điểm | 12 | 8 | 6 | 12 | 10 | 8 | 7 | 11 | 12 | 86 |
4 | Tổng số ấp | 118 | 56 | 41 | 71 | 54 | 44 | 43 | 70 | 89 | 586 |
5 | Số ấp/xã trọng điểm | 19 | 10 | 5 |
|
|
|
|
|
| 34 |
6 | Tổng số hộ | 75.064 | 180.819 | 97.059 | 65.632 | 15.427 | 56.799 | 20.390 | 22.456 | 28.673 | 562.319 |
| Thường trú |
| 37.715 |
|
|
|
|
|
|
| 37.715 |
| Tạm trú - phòng trọ |
| 143.104 |
|
|
|
|
|
|
| 143.104 |
7 | Số hộ/xã trọng điểm | 19.441 | 12.604 | 12.233 |
|
|
|
|
|
| 44.278 |
8 | Dân số | 296.885 | 490.648 | 409.938 | 214.152 | 65.986 | 228.980 | 88.100 | 98.423 | 122.885 | 2.015.997 |
9 | Dân số/ xã trọng điểm | 66.636 | 150.819 | 43.264 |
|
|
|
|
|
| 260.719 |
10 | Số đoàn GS của huyện tại các xã trọng điểm | 2 | 2 | 1 |
|
|
|
|
|
| 5 |
11 | Số người GS cấp huyện xã trọng điểm | 6 | 6 | 3 |
|
|
|
|
|
| 15 |
12 | Số đoàn GS cấp huyện tại các xã không trọng điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 9 |
13 | Số người GS cấp huyện các xã không trọng điểm | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 27 |
14 | Số đoàn GS cấp xã tại xã trọng điểm | 4 | 2 | 1 |
|
|
|
|
|
| 7 |
15 | Tổng số người GS cấp xã trọng điểm | 8 | 4 | 2 |
|
|
|
|
|
| 14 |
16 | Số đoàn GS cấp xã tại xã không trọng điểm | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 9 |
17 | Tổng số người GS cấp xã không trọng điểm | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 2 | 18 |
• Đoàn tuyến huyện ngoài việc giám sát tại xã trọng điểm còn phải phân công giám sát các xã không trọng điểm.
• *Tuyến huyện: 1 xã trọng điểm/1 đoàn; **tuyến xã: 4-6 ấp/đoàn; ***Băng rôn cho tất cả các ấp/ huyện.
*1000đ
STT | Nội dung | Đơn vị | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Nguồn kinh phí |
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CẤP TỈNH (Từ nguồn địa phương - PC bệnh TCM 2016) | 276,190 | |||||
1 | In tờ rơi phòng chống SXH | Tờ | 450,000 | 0.2 | 90,000 |
|
2 | In tờ rơi phòng chống TCM | Tờ | 450,000 | 0.2 | 90,000 |
|
3 | Bồi dưỡng giám sát cấp tỉnh (Trung bình mỗi đoàn 4 người X 9 đoàn X 1 ngày/tháng X 8 tháng X 30.000đ/ngày/người) | Người | 36 | 30 | 8,640 |
|
4 | Nhiên liệu giám sát các đợt chiến dịch (9 xe X 1 ngày/ tháng X 8 tháng X 20 lít/ xe X 15,000đ/ lít) | Lít | 8 | 15 | 21,600 |
|
5 | Tổ chức tổng kết tại tỉnh |
| 1 | 5,000 | 5,000 |
|
6 | UBND tỉnh khen tập thể |
| 10 | 2,300 | 23,000 |
|
7 | UBND tỉnh khen cá nhân |
| 15 | 1,150 | 17,250 |
|
8 | Sở Y tế khen tập thể |
| 15 | 690 | 10,350 |
|
9 | Sở Y tế khen cá nhân |
| 30 | 345 | 10,350 |
|
KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CẤP HUYỆN (Từ nguồn địa phương - CD tổng VSMT 2016) | 1,860,090 | |||||
1 | Lễ ra quân tại các xã/phường trọng điểm | Xã | 5 | 3,000 | 15,000 |
|
2 | Băng rôn huyện (10 cái/huyện X 9 huyện) | Cái | 90 | 500 | 45,000 |
|
3 | Băng rôn ấp (1 cái/ấp = 586 ấp) | Cái | 586 | 150 | 87,900 |
|
4 | Viết (100hộ/ cây x 2,000đ/cây x 1 cây/ tháng x 8 tháng) | Cây | 44,278 | 2 | 7,084 |
|
5 | Biểu mẫu vãng gia (1 biểu mẫu dùng cho 50 hộ X 2 tờ/ tháng X 8 tháng X 500đ/ tờ) | Tờ | 44,278 | 0.5 | 3,542 |
|
6 | Bồi dưỡng vãng gia 2,000đ/hộ/đợt X 15 đợt (2 tuần/ đợt/ 30 tuần: từ tuần 19 - tuần 49) |
|
|
|
|
|
| Thủ Dầu Một | Hộ | 19,441 | 15 | 583,230 |
|
| Thuận An | Hộ | 12,604 | 15 | 378,120 |
|
| Dĩ An | Hộ | 12,233 | 15 | 366,990 |
|
7 | Tổ chức lễ ký cam kết: Sở Y tế và các UBND huyện tại UBND Tp Thủ Dầu Một | TDM |
|
| 42,683 |
|
8 | Giám sát côn trùng trước và sau mỗi đợt chiến dịch: 3 người X 30,000 X 8 tháng X 10 xã (5 xã trọng điểm và 5 xã không trọng điểm) | Người | 3 | 8 | 7,200 |
|
9 | Nhiên liệu cho giám sát côn trùng (3 lít X 8 tháng X 15,000đ/lít X 10 xã) | Lít | 3 | 15 | 3,600 |
|
10 | Bồi dưỡng giám sát cấp huyện các xã trọng điểm (Mỗi đoàn 3 người X 5 đoàn X 2 ngày/vòng X 16 đợt (8 tháng, 1/2 tháng lần giám sát) X 30.000/ ngày/ người) | Người | 15 | 30 | 14,400 |
|
11 | Nhiên liệu hỗ trợ giám sát tuyến huyện các xã trọng điểm (15,000đ/ lít xăng X 5 xã/ 3 huyện X 20 lít/ xã trọng điểm X 15 đợt giám sát chiến dịch) | Lít | 20 | 15 | 22,500 |
|
12 | Bồi dưỡng giám sát cấp huyện tại các xã không trọng điểm (Mỗi đoàn 3 người X 6 đoàn X 2 ngày/vòng X 8 tháng X 30.000đ/ ngày/ người) | Người | 27 | 30 | 8,640 |
|
13 | Nhiên liệu hỗ trợ giám sát tuyến huyện không trọng điểm (15,000đ/ lít xăng X 10 lít/ xã X 8 tháng X 86 xã) | Lít | 10 | 86 | 103,200 |
|
14 | Bồi dưỡng giám sát cấp xã trọng điểm (Mỗi đoàn 2 người X 7 đoàn X 2 ngày/tuần X 2 lần/ tháng X 8 tháng X 30.000 đ/ngày/ người) | Người | 14 | 16 | 13,440 |
|
15 | Nhiên liệu hỗ trợ các đoàn giám sát tuyến xã trọng điểm (15,000đ/ lít xăng X 1 lít/ người X 7 đoàn X 2 người/ đoàn X 2 ngày/ tuần X 2 lần/ tháng X 8 tháng) | Lít | 15 | 16 | 6,720 |
|
16 | Bồi dưỡng giám sát cấp xã tại các xã không trọng điểm (Mỗi đoàn 2 người X 86 đoàn X 2 ngày/tháng X 8 tháng X 30.000 đ/ngày/ người) | Người | 8 | 30 | 82,560 |
|
17 | Nhiên liệu hỗ trợ các đoàn giám sát tuyến xã không trọng điểm (15,000đ/ lít xăng/ người X 2 người/ đoàn X 2 ngày/tháng X 8 tháng X 86 xã) | Lít | 15 | 86 | 41,280 |
|
18 | Tổ chức sơ kết tại huyện | Huyện | 9 | 3,000 | 27,000 |
|
| Tổng cộng: | 2,136,280 |
DỰ TOÁN KINH PHÍ SỬ DỤNG TẠI TỪNG HUYỆN
(Từ nguồn phòng chống TCM và chiến dịch tổng VSMT)
Số TT | Nội dung | TDM | Thuận An | Dĩ An | Tân Uyên | Bắc Tân Uyên | Bến Cát | Bàu Bàng | Phú Giáo | Dầu Tiếng | Tổng cộng |
1 | Lễ ra quân tại các xã/phường trọng điểm | 6,000 | 6,000 | 3,000 |
|
|
|
|
|
| 15,000 |
2 | Băng rôn huyện (10 cái/huyện X 9 huyện) | 5,000 | 5,000 | 5,000 | 5,000 | 5,000 | 5,000 | 5,000 | 5,000 | 5,000 | 45,000 |
3 | Băng rôn ấp (1 cái/ấp = 586 ấp) | 17,700 | 8,400 | 6,150 | 10,650 | 8,100 | 6,600 | 6,450 | 10,500 | 13,350 | 87,900 |
4 | Viết (100 hộ/ cây x 2,000đ/ cây x 1 cây/ tháng x 8 tháng) | 3,111 | 2,017 | 1,957 |
|
|
|
|
|
| 7,084 |
5 | Biểu mẫu vãng gia (1 biểu mẫu dùng cho 50 hộ X 2 tờ/ tháng X 8 tháng X 500đ/ tờ) | 1,555 | 1,008 | 979 |
|
|
|
|
|
| 3,542 |
6 | Bồi dưỡng vãng gia 2,000đ/hộ/đợt X 15 đợt (2 tuần/ đợt/ 30 tuần: từ tuần 19- tuần 49) | 583,230 | 378,120 | 366,990 |
|
|
|
|
|
| 1,328,340 |
7 | Tổ chức Lễ ra quân toàn tỉnh và ký cam kết giữa Sở Y tế và UBND các huyện/thị/TP tại UBND Tp Thủ Dầu Một | 42,683 |
|
|
|
|
|
|
|
| 42,683 |
8 | Giám sát côn trùng trước và sau mỗi đợt chiến dịch: 3 người X 30,000 X 8 tháng X 10 xã (5 xã trọng điểm, 5 xã không trọng điểm) | 2,880 | 2,880 | 1,440 |
|
|
|
|
|
| 7,200 |
9 | Nhiên liệu cho giám sát côn trùng (3 lít X 8 tháng X 15,000đ/lít | 1,440 | 1,440 | 720 |
|
|
|
|
|
| 3,600 |
10 | Bồi dưỡng giám sát cấp huyện các xã trọng điểm (Mỗi đoàn 3 người X 5 đoàn X 2 ngày/vòng X 16 đợt (8 tháng, 1/2 tháng lần giám sát) X 30.000/ ngày/ người) | 5,760 | 5,760 | 2,880 |
|
|
|
|
|
| 14,400 |
11 | Nhiên liệu hỗ trợ giám sát tuyến huyện các xã trọng điểm (15,000đ/ lít xăng X 5 xã/ 3 huyện X 20 lít/ xã trọng điểm X 15 đợt giám sát chiến dịch) | 9,000 | 9,000 | 4,500 |
|
|
|
|
|
| 22,500 |
12 | Bồi dưỡng giám sát cấp huyện tại các xã không trọng điểm (Mỗi đoàn 3 người X 6 đoàn X 2 ngày/vòng X 8 tháng X 30.000đ/ ngày/ người) |
|
|
| 1,440 | 1,440 | 1,440 | 1,440 | 1,440 | 1,440 | 8,640 |
13 | Nhiên liệu hỗ trợ giám sát tuyến huyện không trọng điểm (15,000đ/ lít xăng X 10 lít/ xã X 8 tháng X 86 xã) | 14,400 | 9,600 | 7,200 | 14,400 | 12,000 | 9,600 | 8,400 | 13,200 | 14,400 | 103,200 |
14 | Bồi dưỡng giám sát cấp xã trọng điểm (Mỗi đoàn 2 người X 7 đoàn X 2 ngày/tuần X 2 lần/ tháng X 8 tháng X 30.000 đ/ngày/ người) | 7,680 | 3,840 | 1,920 |
|
|
|
|
|
| 13,440 |
15 | Nhiên liệu hỗ trợ các đoàn giám sát tuyến xã trọng điểm (15,000đ/ lít xăng X 1 lít/ người X 7 đoàn X 2 người/ đoàn X 2 ngày/ tuần X 2 lần/ tháng X 8 tháng) | 3,840 | 1,920 | 960 |
|
|
|
|
|
| 6,720 |
16 | Bồi dưỡng giám sát cấp xã tại các xã không trọng điểm (Mỗi đoàn 2 người X 86 đoàn X 2 ngày/tháng X 8 tháng X 30.000 đ/ngày/ người) | 11,520 | 7,680 | 5,700 | 11,520 | 9,600 | 7,680 | 6,720 | 10,560 | 11,520 | 82,560 |
17 | Nhiên liệu hỗ trợ các đoàn giám sát tuyến xã không trọng điểm (15,000đ/ lít xăng/ người X 2 người/ đoàn X 2 ngày/ tháng X 8 tháng X 86 xã) | 5,760 | 3,840 | 2,880 | 5,760 | 4,800 | 3,840 | 3,360 | 5,280 | 5,760 | 41,280 |
18 | Tổ chức sơ kết tại huyện | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 27,000 |
Tổng cộng | 724,559 | 449,505 | 415,336 | 51,770 | 43,940 | 37,160 | 34,370 | 48,980 | 54,470 | 1,860,090 |
- 1Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2016 về hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2016 về tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống vi rút zika và sốt xuất huyết do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Quyết định 1048/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch tổ chức phát động Chiến dịch phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 756/QĐ-UBND năm 2016 công bố dịch bệnh do virus đường ruột Coxsackie A6 quy mô cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Kế hoạch 172/KH-UBND tổ chức hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2016 do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Kế hoạch 4415/KH-BCĐ năm 2016 tổ chức Chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh gây ra do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh Long An
- 7Kế hoạch 2089/KH-UBND năm 2017 đáp ứng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 1347/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 9Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch sốt xuất huyết do vi-rút Dengue do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 10Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 11Kế hoạch 102/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội năm 2020
- 12Kế hoạch 4020/KH-UBND năm 2022 về tổ chức "Lễ Phát động toàn dân thực hiện tổng vệ sinh môi trường triệt nơi sinh sản của muỗi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết" trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 13Kế hoạch 235/KH-UBND-YTDP về phòng, chống bệnh tay chân miệng tháng 9 và 10 năm 2012 do Ủy ban nhân dân Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Kế hoạch 147/KH-UBND về phòng chống bệnh Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023
- 15Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 1Kế hoạch 32/KH-UBND năm 2016 về hành động phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2016 về tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường phòng, chống vi rút zika và sốt xuất huyết do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Quyết định 1048/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch tổ chức phát động Chiến dịch phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 4Quyết định 756/QĐ-UBND năm 2016 công bố dịch bệnh do virus đường ruột Coxsackie A6 quy mô cấp xã trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 5Kế hoạch 172/KH-UBND tổ chức hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2016 do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Kế hoạch 4415/KH-BCĐ năm 2016 tổ chức Chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và bệnh gây ra do vi rút Zika trên địa bàn tỉnh Long An
- 7Kế hoạch 2089/KH-UBND năm 2017 đáp ứng phòng, chống dịch bệnh do vi rút Zika trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 8Quyết định 1347/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 9Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch sốt xuất huyết do vi-rút Dengue do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 10Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2019 về tăng cường phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
- 11Kế hoạch 102/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội năm 2020
- 12Kế hoạch 4020/KH-UBND năm 2022 về tổ chức "Lễ Phát động toàn dân thực hiện tổng vệ sinh môi trường triệt nơi sinh sản của muỗi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết" trên địa bàn huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
- 13Kế hoạch 235/KH-UBND-YTDP về phòng, chống bệnh tay chân miệng tháng 9 và 10 năm 2012 do Ủy ban nhân dân Quận 12, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 14Kế hoạch 147/KH-UBND về phòng chống bệnh Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2023
- 15Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2023 về tăng cường công tác phòng, chống bệnh Tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Kế hoạch 1251/KH-UBND năm 2016 về triển khai chiến dịch tổng vệ sinh môi trường và truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, zika và tay chân miệng trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- Số hiệu: 1251/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/04/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
- Người ký: Đặng Minh Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra