Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 125/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 30 tháng 7 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

PHỐI HỢP THỰC HIỆN “TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG SẢN THỰC PHẨM AN TOÀN VÌ SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG GIAI ĐOẠN 2017- 2020”, THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 367/QĐ-TTG NGÀY 02/4/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Thực hiện Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 02/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ, về ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phối hợp giữa Chính phủ với Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam về “Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020”.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch phối hợp thực hiện tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; đấu tranh, ngăn chặn việc sản xuất nông sản thực phẩm không an toàn, sớm xóa bỏ hiện tượng sản xuất để ăn phân biệt với để bán. Tạo sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức về sản xuất, kinh doanh đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, lợi ích cộng đồng.

- Thúc đẩy việc áp dụng và nhân rộng các mô hình, quy trình sản xuất tiên tiến, bảo đảm an toàn thực phẩm; phát triển sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn theo chuỗi; ngăn chặn tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, hóa chất, kháng sinh và chất cấm trong sản xuất nông sản thực phẩm, làm sạch và bảo đảm vệ sinh môi trường.

- Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp hội và hội viên Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh trong tuyên truyền, vận động, thực hiện và giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Kịp thời phát hiện, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; đấu tranh, lên án các hành vi vi phạm.

2. Yêu cầu

- Các cấp Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện tốt vai trò trung tâm, nòng cốt trong tuyên truyền, vận động, thực hiện và giám sát việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm.

- Nâng cao trách nhiệm của các sở, ngành, các cơ quan liên quan và các địa phương trong việc phối hợp, tạo điều kiện để các cấp hội Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh thực hiện tuyên truyền, vận động, thực hiện và giám sát việc đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông sản thực phẩm.

- Các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ thực phẩm nông sản an toàn được nhân rộng và quảng bá.

II. NỘI DUNG

1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, quy định của pháp luật về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn

a) Biên soạn tài liệu tập huấn và cử giảng viên tập huấn cho cán bộ Hội cấp tỉnh và cấp huyện, xã.

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Công Thương.

- Phối hợp: Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Trong năm 2018 và cập nhật hàng năm (nếu có).

- Kết quả, sản phẩm:

Tài liệu phổ biến kiến thức, tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn được in ấn, phát hành;

Cán bộ chuyên môn được chọn làm báo cáo viên tại các lớp tập huấn.

b) Tổ chức các lớp tập huấn.

- Chủ trì: Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế, Sở Công Thương.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả, sản phẩm:

Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Chủ trì, chỉ đạo hệ thống hội và phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan và các địa phương tổ chức tập huấn kiến thức về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cho các cấp hội trực thuộc, người sản xuất kinh doanh nông sản thực phẩm trên địa bàn.

c) Xây dựng các ấn phẩm truyền thông, tài liệu tuyên truyền; tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng và tổ chức các sự kiện/ hoạt động truyền thông tại cộng đồng.

- Chủ trì: Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kiên Giang, đài truyền thanh địa phương,....

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả, sản phẩm:

Các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, đối thoại, sự kiện truyền thông... được tổ chức;

Các sản phẩm truyền thông (pano, báo, phóng sự, tin, bài...) được phát hành.

2. Vận động các tổ chức, cá nhân ký cam kết và thực hiện sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn

- Chủ trì: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố.

- Phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả, sản phẩm: Các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản ký cam kết và thực hiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

3. Vn động, hướng dẫn, tập huấn áp dụng và nhân rộng các mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn, trong đó chú trọng sản xuất, kinh doanh theo chuỗi với các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng phù hợp (từ khâu cung cấp vật tư, dịch vụ đầu vào đến cơ sở sản xuất ban đầu, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm), dần loại bỏ tư tưởng, hình thức sản xuất để ăn và để bán.

- Chủ trì: Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả, sản phẩm: Các mô hình liên kết sản xuất, cung ứng thực phẩm nông sản an toàn được nhân rộng.

4. Hỗ trợ xây dựng, kết nối cơ ssản xuất nông sản thực phẩm an toàn với nhà phân phối, tiêu thsản phẩm

- Chủ trì: Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phối hợp: Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả, sản phẩm: Các mô hình liên kết các chuỗi sản xuất, cung ứng thực phẩm nông sản an toàn được xây dựng, nhân rộng mang thương hiệu của Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

5. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đề xuất xử lý các trường hợp sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản thực phẩm không an toàn; kịp thời biểu dương tôn vinh những điển hình tiên tiến.

- Chủ trì: Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh.

- Phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Y tế, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Hàng năm.

- Kết quả, sản phẩm:

Hàng năm tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm; nhân rộng các điển hình tiên tiến được tuyên dương;

Các trường hợp sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn bị xử lý vi phạm, lên án.

6. Tổ chức sơ kết, báo cáo định kỳ

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phối hợp: Sở Công Thương, Sở Y tế, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Định kỳ ngày 20/12 hàng năm, đột xuất (nếu có).

- Kết quả, sản phẩm:

Báo cáo hàng năm về Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh.

Hoạt động sơ kết đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai cho năm sau; tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến.

7. Tổ chức tổng kết thực hiện Kế hoạch phối hợp giữa UBND tỉnh - Hội Nông dân tỉnh - Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về tuyên truyền, vận đng sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017- 2020.

- Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phối hợp: Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

- Thời gian thực hiện: Quí IV năm 2020 (tháng 11/2020).

- Kết quả, sản phẩm:

Báo cáo tổng kết giai đoạn 2017 - 2020;

Lễ tổng kết được tổ chức; tuyên dương, khen thưởng cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến.

Thông tin về kết quả thực hiện Kế hoạch phối hợp, các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm an toàn được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là đơn vị đầu mối thực hiện Kế hoạch; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Công Thương, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các địa phương trong tỉnh.

- Chủ trì biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tài liệu hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn và cử cán bộ làm giảng viên nguồn trong tập huấn cho các cán bộ, hội viên cấp tỉnh và địa phương (huyện, xã) theo tài liệu biên soạn.

- Định kỳ 6 tháng hoặc khi cần, tổ chức họp giao ban với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và đơn vị có liên quan để kịp thời trao đổi, giải quyết các khó khăn, vướng mắc và các đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện Kế hoạch.

- Định kỳ hàng năm, tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh.

- Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh.

2. Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

- Chủ động xây dựng kế hoạch, dự trù kinh phí hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để được cấp kinh phí thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Công Thương, Sở Y tế để tham gia biên soạn tài liệu tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm cho cán bộ Hội các cấp và cử cán bộ tham gia tập huấn giảng viên cấp tỉnh.

- Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Chủ trì tổ chức tập huấn kiến thức về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn cho cán bộ Hội cấp huyện làm điểm và chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc thực hiện của cấp Hội tại các địa phương.

- Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ các huyện, xã: Chủ trì các lớp tập huấn; tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên ký cam kết và giám sát tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm; nói không với sản xuất để ăn và để bán; phát triển các mô hình, quy trình sản xuất, kinh doanh và tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản thực phẩm an toàn.

- Chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Y tế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kiên Giang, đài truyền thanh địa phương, ... để triển khai thực hiện tuyên truyền, vận động.

- Định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh.

3. Sở Công Thương, Sở Y tế

- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc biên soạn tài liệu và cử cán bộ làm giảng viên nguồn trong tập huấn cho các cán bộ, hội viên cấp tỉnh và địa phương (huyện, xã) theo tài liệu biên soạn.

- Phối hợp với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức tập huấn, giám sát, hỗ trợ chuyên môn về an toàn thực phẩm cho các cấp hội.

- Sở Công Thương chủ trì tổ chức hỗ trợ kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm của các tổ chức, cá nhân sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; tăng cường thanh tra, kiểm tra quản lý thị trường, phòng chống buôn lậu, hàng giả và thực phẩm không an toàn lưu thông trên thị trường.

- Sở Y tế chủ trì tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn việc sử dụng hóa chất, phụ gia trong bảo quản, chế biến kinh doanh nông sản thực phẩm, cảnh báo sự cố ngộ độc thực phẩm, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm.

4. y ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị chuyên môn; UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp huyện, xã trong tổ chức thực hiện Kế hoạch.

- Chỉ đạo các lực lượng có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc tuân thủ các quy định mà cơ sở đã cam kết sản xuất sản phẩm an toàn.

- Bố trí kinh phí và tạo điều kiện thực hiện nội dung Kế hoạch này đến cấp xã và khu dân cư.

5. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kiên Giang, đài truyền thanh địa phương.

Phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, các sở, ngành có liên quan tăng cường thông tin, tuyên truyền về sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn; biểu dương các điển hình tiên tiến; đưa tin kịp thời về các tổ chức, cá nhân vi phạm.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách theo quy định nguồn Chương trình mục tiêu y tế và dân số; từ các đề án, chương trình và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).

2. Hàng năm, các đơn vị được giao nhiệm vụ theo Kế hoạch, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp thẩm quyền phê duyệt./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (A B);
- Bộ NN và PTNT;
- Trung ương Hội Nông dân VN;
- Đoàn Chủ tịch Hội LHPNVN;
- CT, các PCT.UBND tỉnh;
- Các sở, ban ngành tỉnh (Đảng, CQ, ĐT và DNNN);
- UBND các huyện, TX, TP;
- LĐVP, Phòng: KTCN, KTTH, VHXH, TH;
- Lưu: VT, tvhung.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Mai Anh Nhịn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 125/KH-UBND năm 2018 phối hợp thực hiện "Tuyên truyền, vận động sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm an toàn vì sức khỏe cộng đồng giai đoạn 2017-2020", theo Quyết định 367/QĐ-TTg do tỉnh Kiên Giang ban hành

  • Số hiệu: 125/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 30/07/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
  • Người ký: Mai Anh Nhịn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/07/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản