ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 05 tháng 07 năm 2022 |
Thực hiện Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT ngày 23/5/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh (Kế hoạch), cụ thể như sau:
- Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm trong các cơ sở giáo dục nhằm hỗ trợ người học phát hiện khả năng, năng khiếu của bản thân để định hướng học tập, phát triển chuyên môn, nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở thích, sở trường, sức khoẻ.
- Công tác hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục nhằm giúp người học tích luỹ kiến thức, kỹ năng để thúc đẩy tư duy đổi mới, sáng tạo hình thành các ý tưởng, giải pháp mới tạo giá trị cho bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
- Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục phải phù hợp với nhận thức, trình độ và đáp ứng nhu cầu của người học đối với từng cấp học, trình độ đào tạo. Đối với cấp tiểu học mang tính nhận biết; đối với cấp trung học cơ sở mang tính trải nghiệm; đối với cấp trung học phổ thông mang tính thực hành và định hướng nghề nghiệp; đối với trình độ đào tạo đại học, cao đẳng sư phạm tập trung vào phát triển nghề nghiệp, việc làm.
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, huấn luyện khởi nghiệp phải phù hợp với chương trình giáo dục, đào tạo và không làm thay đổi khung thời gian năm học của các cơ sở giáo dục.
- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, cơ sở sản xuất, tổ chức, cá nhân có mối quan hệ và hợp tác với cơ sở giáo dục (gọi tắt là đối tác) để đầu tư, xây dựng, cải tạo công trình, cung cấp thiết bị, tài liệu, tổ chức đào tạo, hỗ trợ, phát triển dịch vụ phục vụ công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp phải đảm bảo chất lượng các hoạt động khi tham gia phối hợp; bảo đảm an toàn về thể chất, tinh thần và các quyền lợi hợp pháp cho người học, người dạy trong quá trình tổ chức các hoạt động; bảo đảm quyền lợi bảo hiểm rủi ro cho người tham gia.
- Khuyến khích xã hội hoá trong công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục theo đúng quy định của pháp luật.
I. Công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm
1. Nhiệm vụ của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm
1.1. Định hướng nghề nghiệp đối với cấp tiểu học
a) Giáo dục học sinh nhận biết công việc, nghề nghiệp, việc làm của cha mẹ, người thân, các nghề truyền thống ở địa phương và một số nghề nghiệp cơ bản.
b) Giáo dục học sinh hình thành các kỹ năng nhận thức, quản lý, khám phá bản thân, quản lý tài chính, kỹ năng giao tiếp.
c) Phát hiện, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu cho học sinh.
1.2. Định hướng nghề nghiệp, việc làm đối với cấp trung học cơ sở
a) Giáo dục học sinh có ý thức, thái độ tích cực về lao động, nghề nghiệp, việc làm; hướng dẫn học sinh khám phá sở thích, năng lực, sở trường, nguyện vọng nghề nghiệp của bản thân.
b) Giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng xã hội, quản lý thời gian, ứng phó với căng thẳng, khủng hoảng, hợp tác và chia sẻ.
c) Tạo môi trường, tổ chức cho học sinh làm quen, trải nghiệm thực tế một số nghề nghiệp, việc làm cơ bản phù hợp với điều kiện nhà trường.
d) Tư vấn, định hướng và bồi dưỡng kiến thức về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh phù hợp với các ngành, nghề dự kiến lựa chọn.
e) Cung cấp cho học sinh các thông tin, học liệu, tài liệu liên quan đến công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm.
1.3. Tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cấp trung học phổ thông
a) Giáo dục học sinh phát triển phẩm chất, năng lực bản thân và xác định nguyện vọng, sở thích nghề nghiệp.
b) Cung cấp cho học sinh thông tin về các cơ sở giáo dục đại học, chương trình đào tạo và tư vấn cho học sinh về vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp.
c) Cung cấp cho học sinh thông tin và xu hướng phát triển của các ngành, nghề trong xã hội.
d) Giáo dục học sinh hình thành, phát triển các kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, lãnh đạo, lập kế hoạch, tự học, giải quyết vấn đề.
e) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, trải nghiệm thực tế đối với nhóm nghề nghiệp, việc làm theo sở thích, nguyện vọng của học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường.
1.4. Tư vấn nghề nghiệp, việc làm đối với cơ sở giáo dục đại học
a) Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin việc làm, tuyển dụng, yêu cầu về kỹ năng, thái độ của các nhóm nghề nghiệp, việc làm; thông tin về nhu cầu thị trường lao động liên quan đến ngành đào tạo.
b) Đào tạo, bồi dưỡng giúp sinh viên rèn luyện, phát triển các kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, quản lý cảm xúc và các kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm.
c) Hỗ trợ sinh viên trải nghiệm, làm quen với công việc thực tế tại đơn vị đối tác; hướng dẫn sinh viên tham gia việc làm thêm phù hợp với thời gian học tập và theo quy định của nhà trường.
d) Công bố thông tin về tình trạng việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp; cập nhật dữ liệu thống kê việc làm của sinh viên vào phần mềm cơ sở dữ liệu ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2. Hình thức triển khai của công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm
2.1. Đối với cấp tiểu học
a) Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu một số nghề nghiệp, việc làm phổ biến ở Việt Nam (đặc biệt là ở tỉnh Ninh Bình) thông qua các học cụ, công cụ lao động, hình ảnh, video clip và các hoạt động sân khấu hóa phù hợp với tính chất vùng miền của từng địa phương.
c) Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh nhận biết các nghề nghiệp, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm thực tế tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
d) Phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, rèn luyện kỹ năng cho học sinh thông qua quá trình học tập, các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm, hoạt động phối hợp với các đối tác.
2.2. Đối với cấp trung học cơ sở
a) Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nắm bắt xu hướng dịch chuyển nghề nghiệp, việc làm thông qua hình ảnh, video clip, các tài liệu, học cụ, công cụ lao động về nghề nghiệp, việc làm.
c) Tạo môi trường, hỗ trợ học sinh được trải nghiệm, thực hành, tìm hiểu thực tế về các nhóm ngành nghề, việc làm thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
d) Tư vấn, hướng dẫn học sinh khám phá, nhận biết, phát triển năng khiếu, năng lực, sở trường, nguyện vọng về nghề nghiệp, việc làm thông qua quá trình học tập, rèn luyện.
đ) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc bộ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác.
2.3. Đối với cấp trung học phổ thông
a) Tích hợp, lồng ghép vào các môn học và các hoạt động giáo dục của nhà trường.
b) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu yêu cầu về phẩm chất, năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ đối với các ngành nghề, việc làm thông qua các học cụ, công cụ lao động, tài liệu về nghề nghiệp, việc làm.
c) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng về nghề nghiệp, việc làm cho học sinh thông qua các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoài giờ lên lớp và hoạt động phối hợp với các đối tác.
d) Tổ chức cho học sinh được trải nghiệm, thực hành đối với các nhóm ngành nghề, việc làm đã được tư vấn thông qua hoạt động tham quan, trải nghiệm tại cộng đồng, doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị, các đối tác tối thiểu 01 lần/năm học bảo đảm phù hợp với điều kiện của nhà trường.
đ) Tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh, tư vấn nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, tối thiểu 01 lần/năm học.
2.4. Đối với cơ sở giáo dục đại học
a) Hướng dẫn sinh viên khai thác cơ sở dữ liệu thông tin tuyển dụng của các đơn vị sử dụng lao động, thông tin về nhu cầu thị trường lao động.
b) Cung cấp công cụ, phương pháp và hướng dẫn sinh viên đánh giá kỹ năng, thái độ, khả năng thích ứng với thị trường lao động.
c) Tổ chức rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên thông qua các hoạt hoạt động xã hội, các hoạt động ngoại khoá.
d) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho sinh viên thông qua hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa và hoạt động đào tạo, trải nghiệm tại đơn vị sử dụng lao động, hoạt động phối hợp với các đối tác.
đ) Tổ chức ngày hội việc làm, tuyển dụng cho sinh viên, tối thiểu 01 lần/năm học.
II. Công tác hỗ trợ khởi nghiệp
1. Nhiệm vụ của công tác hỗ trợ khởi nghiệp
1.1. Đối với cấp trung học cơ sở
a) Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh các nội dung về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
b) Giáo dục và hướng dẫn học sinh các kiến thức, kỹ năng: Công dân tích cực, nhận thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghệ, tư duy thiết kế, tư duy tài chính.
c) Hướng dẫn, cung cấp học liệu và tạo môi trường để học sinh hình thành ý tưởng và được thực hành, trải nghiệm triển khai các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
1.2. Đối với cấp trung học phổ thông
a) Tuyên truyền, phổ biến cho học sinh các nội dung, hoạt động về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
b) Giáo dục, hướng dẫn học sinh hiểu và vận dụng các kiến thức, kỹ năng: Công dân tích cực, nhận thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghệ, chuyển đổi số, tư duy thiết kế, kiến thức kinh doanh, quản lý tài chính, mô hình kinh doanh và giải pháp truyền thông.
c) Hướng dẫn, cung cấp tài liệu, học liệu giúp học sinh hình thành các dự án khởi nghiệp.
d) Bố trí cơ sở vật chất, nguồn lực, tạo môi trường giúp học sinh được trải nghiệm, thực hành, triển khai và phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
đ) Kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của học sinh với các đối tác, tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp.
1.3. Đối với cơ sở giáo dục đại học
a) Cung cấp cho sinh viên thông tin về các chương trình, chính sách hỗ trợ khởi nghiệp.
b) Ban hành các quy định cụ thể về chế độ, chính sách và định hướng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp gắn với các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học.
c) Đào tạo, bồi dưỡng và tổ chức rèn luyện cho sinh viên vận dụng các kiến thức, kỹ năng: Công dân tích cực, nhận thức về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, công nghệ, chuyển đổi số, tư duy thiết kế, kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp tinh gọn, tài chính doanh nghiệp, truyền thông, xây dựng thương hiệu, sở hữu trí tuệ, gọi vốn, quản trị doanh nghiệp và các kiến thức, kỹ năng đổi mới sáng tạo khác phù hợp với các nhóm ngành đào tạo.
d) Bố trí nguồn lực, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, tạo môi trường và không gian chung hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp.
đ) Xây dựng chương trình ươm tạo doanh nghiệp, hỗ trợ sinh viên hình thành, trải nghiệm, thực hành, hoàn thiện các dự án, ý tưởng khởi nghiệp.
e) Tư vấn, hỗ trợ và kết nối các dự án khởi nghiệp của sinh viên với các Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, các đối tác.
2. Hình thức triển khai công tác hỗ trợ khởi nghiệp
2.1. Đối với cấp trung học cơ sở
a) Tổ chức tuyên truyền cho học sinh về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp thông qua việc lồng ghép vào chương trình môn học, các hoạt động giáo dục, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.
b) Tổ chức bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và thông qua tài liệu do nhà trường cung cấp.
c) Phát triển các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để học sinh có môi trường hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
d) Phối hợp với các đối tác tổ chức cho học sinh thực hành, trải nghiệm và triển khai các dự án khởi nghiệp.
2.2. Đối với cấp trung học phổ thông
a) Tổ chức tuyên truyền cho học sinh về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp thông qua việc lồng ghép vào chương trình môn học, các hoạt động giáo dục, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.
b) Tổ chức bồi dưỡng, cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh thông qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn và thông qua tài liệu do nhà trường cung cấp.
c) Phát triển các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để học sinh có môi trường hình thành các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
d) Tổ chức diễn đàn, tọa đàm, giao lưu truyền cảm hứng, tinh thần khởi nghiệp cho học sinh, tối thiểu 01 lần/năm học.
đ) Phối hợp với các đối tác tạo môi trường hỗ trợ khởi nghiệp; tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp và kết nối các dự án khởi nghiệp khả thi của học sinh với các tổ chức ươm tạo doanh nghiệp.
2.3. Đối với cơ sở giáo dục đại học
a) Tổ chức tuyên truyền về các hoạt động đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động đào tạo, hoạt động ngoại khóa, qua tài liệu và các phương tiện truyền thông.
b) Xây dựng chương trình đào tạo, chuyên đề bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn.
c) Giáo dục, nâng cao nhận thức, truyền thụ tinh thần khởi nghiệp cho sinh viên thông qua triển khai “Tuần sinh hoạt công dân - Học sinh, sinh viên”.
d) Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo, rèn luyện nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên thông qua chương trình đào tạo, nghiên cứu tài liệu, hoạt động ngoại khóa, phương tiện công nghệ thông tin, hoạt động phối hợp với các đối tác.
đ) Hỗ trợ, tạo điều kiện thành lập các câu lạc bộ sinh viên nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp.
e) Tổ chức thực hành, triển khai các dự án khởi nghiệp cho sinh viên thông qua hoạt động phối hợp với các đối tác; tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi, hội chợ, triển lãm trưng bày, giới thiệu thành tựu khoa học kỹ thuật, dự án khởi nghiệp.
1. Nguồn kinh phí
Kinh phí cho công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục được huy động từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước theo phân cấp.
b) Nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục.
c) Các nguồn tài trợ, viện trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
d) Các nguồn khác theo quy định.
2. Hằng năm, căn cứ nhiệm vụ tại Kế hoạch, các sở, ngành và địa phương xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện.
I. Sở Giáo dục và Đào tạo
1. Chủ trì, thường trực giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thống nhất việc tổ chức thực hiện Kế hoạch.
2. Xây dựng kế hoạch triển khai tại ngành; tham mưu ban hành các chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên và học sinh có thành tích xuất sắc trong việc triển khai thực hiện các nội dung của Thông tư này.
3. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp với các đối tác tổ chức các hoạt động về tư vấn nghề nghiệp, việc làm, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho học sinh.
4. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý các hoạt động về công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp của các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
5. Phối hợp với các đối tác xây dựng không gian trải nghiệm, không gian sáng tạo khởi nghiệp dùng chung cho các cơ sở giáo dục.
6. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo khi kết thúc năm học hoặc báo cáo đột xuất khi được các cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
II. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch.
2. Phối hợp kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm; hằng năm tổng hợp, báo cáo gửi về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo kết quả triển khai Kế hoạch.
III. Sở Tài chính
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo kinh phí thực hiện kế hoạch và lồng ghép nguồn kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch khác để thực hiện kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hiện hành.
IV. Trường Đại học Hoa Lư
1. Thành lập hoặc kiện toàn đơn vị/bộ phận thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp cho sinh viên và bố trí đủ nhân sự để triển khai các nhiệm vụ theo quy định tại Thông tư này.
2. Nhân sự tham gia công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp được hưởng chế độ, chính sách theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ; được tạo điều kiện để tham gia các chương trình tập huấn về tư vấn nghề nghiệp, việc làm và khởi nghiệp do các cơ quan Trung ương, địa phương tổ chức. Quy định chính sách hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động khởi nghiệp và bảo đảm quyền của cán bộ, giảng viên như đối với người hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học.
3. Quy định chính sách hỗ trợ cho sinh viên khi tham gia các hoạt động khởi nghiệp và bảo đảm quyền của sinh viên như đối với sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học.
4. Cung cấp cho sinh viên các tài liệu, chương trình bồi dưỡng về các kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho sinh viên. Cung cấp cho cán bộ quản lý, giảng viên, sinh viên các tài liệu về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.
5. Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành, không gian sáng tạo khởi nghiệp, cơ sở ươm tạo doanh nghiệp trong nhà trường.
6. Sinh viên đoạt giải, cán bộ, giảng viên hướng dẫn sinh viên đoạt giải từ khuyến khích trở lên trong Cuộc thi học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức được xem xét khen thưởng và được hưởng các chính sách ưu tiên theo quy định hiện hành.
7. Phối hợp với các đối tác phát triển chương trình bồi dưỡng, đào tạo kỹ năng khởi nghiệp cho giảng viên, sinh viên; phối hợp thương mại hóa kết quả nghiên cứu, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ, thành lập các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo dựa trên ý tưởng, dự án của sinh viên và các nhiệm vụ khác được quy định tại Thông tư này.
8. Sơ kết, tổng kết, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp của nhà trường theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
V. Các sở, ngành trực thuộc tỉnh
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo để tuyên truyền và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch.
VI. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Chỉ đạo cơ quan quản lý giáo dục các cấp; các ban, ngành, các hiệp hội doanh nghiệp tại địa phương xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
2. Chỉ đạo lồng ghép các hoạt động tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp của các cơ sở giáo dục trên địa bàn vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, đề án, dự án, khởi nghiệp của địa phương.
3. Bảo đảm nguồn kinh phí cho các cơ sở giáo dục tại địa phương thực hiện các nội dung được quy định tại Kế hoạch này.
4. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp phối hợp, hỗ trợ các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng không gian trải nghiệm, không gian sáng tạo khởi nghiệp dùng chung cho các cơ sở giáo dục.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ngành; Trường Đại học Hoa Lư; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tùy theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 217/KH-BGDĐT về triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Kế hoạch 1195/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Kế hoạch 185/KH-UBND triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và năm 2022 tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Kế hoạch 2898/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 5Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2022 về tổ chức công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 6Kế hoạch 5646/KH-UBND năm 2023 thực hiện Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục do tỉnh Bến Tre ban hành
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Kế hoạch 217/KH-BGDĐT về triển khai Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 của ngành Giáo dục năm 2019 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Kế hoạch 1195/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Đề án Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Kế hoạch 185/KH-UBND triển khai Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” và năm 2022 tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Kế hoạch 2898/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 7Kế hoạch 235/KH-UBND năm 2022 về tổ chức công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 8Kế hoạch 5646/KH-UBND năm 2023 thực hiện Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục do tỉnh Bến Tre ban hành
Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Thông tư 07/2022/TT-BGDĐT về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 124/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/07/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định