Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1210/KH-BGDĐT | Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2024 |
KIỂM TRA CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ TỔ CHỨC TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ĐẦU NĂM HỌC 2024-2025
Thực hiện Quyết định số 2236/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 8 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành Giáo dục, Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025, cụ thể như sau:
1. Mục đích
a) Kiểm tra, đánh giá công tác quản lý, tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025 đối với Giáo dục Mầm non (GDMN), Giáo dục Tiểu học (GDTH), Giáo dục Trung học (GDTrH), Giáo dục thường xuyên (GDTX) và công tác chuẩn bị điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục tại các Sở GDĐT.
b) Kịp thời nắm bắt thông tin, phản ánh về việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học; phát hiện những bất cập trong các kế hoạch và tổ chức thực hiện; hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tư vấn, ngăn ngừa những sai phạm có thể xảy ra; kiến nghị các giải pháp tăng cường chỉ đạo trong thời gian tới đối với các nội dung được kiểm tra.
2. Yêu cầu
a) Việc kiểm tra phải tuân thủ đúng quy định của pháp luật; đúng trình tự, thủ tục, đối tượng, nội dung, phạm vi, thời hạn theo quyết định kiểm tra.
b) Quá trình kiểm tra phải đảm bảo khách quan, chính xác, toàn diện, sâu sát, kịp thời, hiệu quả, công khai, minh bạch, xây dựng và trách nhiệm; không làm cản trở hoạt động bình thường của tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra nhằm kịp thời tổ chức hiệu quả các nhiệm vụ đầu năm học, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI KỲ KIỂM TRA
1. Đối tượng: Sở GDĐT, Phòng GDĐT, cơ sở giáo dục (CSGD) và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung kiểm tra tại mỗi Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là tỉnh).
2. Thời kỳ, thời hạn kiểm tra
a) Thời kỳ kiểm tra: Công tác chuẩn bị, thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025. Trường hợp cần thiết có thể mở rộng trước hoặc sau thời kỳ kiểm tra.
b) Thời hạn kiểm tra: 30 ngày (dự kiến thời gian kiểm tra trực tiếp tại các Sở GDĐT: 15/9/2024 - 15/10/2024).
Công tác kiểm tra bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm học, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GDĐT, Chủ tịch UBND tỉnh và các văn bản hướng dẫn, quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, CSGD, trong đó chú trọng tập trung các nội dung sau:
1. Công tác triển khai các văn bản chỉ đạo
- Kiểm tra việc quán triệt, phổ biến và triển khai các Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025 của Bộ GDĐT đến các phòng GDĐT, các CSGD.
- Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ năm học 2024-2025 phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, CSGD.
2. Triển khai nhiệm vụ chuyên môn
- Công tác xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch giáo dục (bao gồm hoạt động tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong CSGD) đối với GDMN, GDTH, GDTrH, GDTX.
- Công tác bảo đảm an toàn trong các cơ sở GDMN, GDTH, GDTrH, GDTX theo quy định của Bộ GDĐT; công tác khắc phục thiên tai, bảo đảm an toàn trường học sau bão lũ (đối với các địa phương bị ảnh hưởng của bão lũ).
- Công tác tổ chức các dịch vụ hỗ trợ giáo dục, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; hoạt động trợ giúp, tư vấn tâm lý cho học sinh; việc thực hiện các quy định về liên kết đào tạo, hợp tác quốc tế trong giáo dục.
3. Điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục
- Tình hình đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất trường học; công tác mua sắm và sử dụng trang thiết bị dạy học, sách giáo khoa, sách tham khảo đáp ứng yêu cầu thực hiện Chương trình và bảo đảm an toàn trong trường học của mỗi cấp học; công tác khắc phục hậu quả, phòng chống dịch bệnh sau bão lũ (đối với các địa phương bị ảnh hưởng của bão lũ).
- Tình hình về bố trí, sử dụng giáo viên bảo đảm định mức giáo viên/lớp theo quy định và cho việc triển khai chương trình GDMN, giáo dục phổ thông, GDTX; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên trong năm học.
- Việc thực hiện các quy định về thu, quản lý và sử dụng các khoản thu đầu năm học.
4. Công tác thanh tra, kiểm tra
Công tác chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học 2024-2025.
IV. HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH KIỂM TRA
1. Đoàn kiểm tra gửi Kế hoạch kiểm tra, Đề cương báo cáo (phụ lục kèm theo) đến các Sở GDĐT để chuẩn bị báo cáo, hồ sơ, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra. Các đơn vị Đoàn đến kiểm tra trực tiếp sẽ có Thông báo bằng văn bản.
2. Kiểm tra trực tiếp tại các Sở GDĐT; Thời gian kiểm tra: 02 ngày/tỉnh.
3. Tiến hành kiểm tra, xác minh tại Sở GDĐT; 02 Phòng GDĐT; 02-03 CSGD.
Lưu ý các đơn vị có thông tin phản ánh tiêu cực đối với các nội dung kiểm tra: thu nhận hồ sơ, tài liệu; kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; lập biên bản làm việc trực tiếp của thành viên hoặc Đoàn kiểm tra với đối tượng kiểm tra, tổ chức, cá nhân có liên quan.
4. Làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh: Thông báo, trao đổi về kết quả kiểm tra; nghe giải trình của đơn vị, giải đáp thắc mắc, tư vấn, tháo tháo gỡ khó khăn cho đơn vị được kiểm tra.
5. Kết thúc thời gian kiểm tra trực tiếp: Đoàn kiểm tra tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tài liệu, minh chứng đã thu thập; yêu cầu đơn vị kiểm tra giải trình, bổ sung minh chứng về nội dung kiểm tra hoặc cung cấp tài liệu (nếu cần); hoàn thiện dự thảo Thông báo Kết quả kiểm tra trình Trưởng đoàn kiểm tra ký ban hành Thông báo kết quả kiểm tra.
1. Vụ Giáo dục Trung học chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan để tổ chức thực hiện Kế hoạch; xây dựng các biểu mẫu, đề cương báo cáo; ký các công văn gửi địa phương trước khi tổ chức kiểm tra; đầu mối tổ chức thực hiện việc kiểm tra.
2. Các đơn vị thuộc Bộ GDĐT phối hợp với Vụ GDTrH cử cán bộ tham gia đoàn kiểm tra; phối hợp xây dựng dự thảo Thông báo kết quả kiểm tra.
3. Các Sở GDĐT xây dựng báo cáo về công tác chuẩn bị và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025, chuẩn bị các tài liệu, hồ sơ liên quan để phục vụ công tác kiểm tra; cử cán bộ tham gia cùng với đoàn kiểm tra của Bộ GDĐT; tập hợp các ý kiến đánh giá, kiến nghị, đề xuất từ cơ sở để có báo cáo, thảo luận với đoàn kiểm tra.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025, đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc đề nghị liên hệ với Vụ Giáo dục Trung học để phối hợp giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Kế hoạch số 1210/KH-BGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
CƠ QUAN CHỦ QUẢN ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …….. | ………, ngày tháng năm 2024 |
ĐỀ CƯƠNG |
Công tác chuẩn bị và tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025
Thực hiện Quyết định số ………………….. của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ………….., (tên đơn vị) …….. báo cáo như sau:
A. KHÁI QUÁT CHUNG
- Khái quát vắn tắt về đơn vị (tên, địa chỉ, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân sự);
- Khái quát chung về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới nội dung triển khai thực hiện công tác đầu năm học 2024-2025 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2024-2025.
B. NỘI DUNG KIỂM TRA
I. Đối với giáo dục Mầm Non
1. Thực hiện Chương trình giáo dục nhà trường/kế hoạch giáo dục
1.1. Công tác ban hành văn bản, triển khai các chỉ đạo của cấp trên
1.2. Kết quả triển khai tại cơ sở giáo dục
1.3. Những khó khăn, hạn chế, tồn tại
2. Rà soát, triển khai các hoạt động giáo dục theo nhu cầu (dịch vụ giáo dục)
2.1. Công tác tham mưu UBND các cấp ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
2.2. Việc ban hành văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT
2.3. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản của cấp trên.
2.4. Kết quả triển khai tại các cơ sở giáo dục.
2.5. Những khó khăn, hạn chế, tồn tại.
3. Thuận lợi, khó khăn, kiến nghị đề xuất
II. Đối với giáo dục Tiểu học
1. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học
1.1. Việc tiếp nhận các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. Công tác tham mưu UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
1.2. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GDĐT
1.3. Kết quả triển khai tại các cơ sở giáo dục
1.4. Những khó khăn vướng mắc, tồn tại, hạn chế
2. Thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tăng cường, ngoài giờ chính khóa theo nhu cầu của người học tại các cơ sở giáo dục tiểu học
2.1. Công tác tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo
2.2. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GDĐT
2.3. Kết quả triển khai tại các cơ sở giáo dục
2.4. Những khó khăn vướng mắc, tồn tại, hạn chế
3. Thuận lợi, khó khăn, kiến nghị đề xuất
III. Đối với giáo dục Trung học
1. Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học
1.1. Việc tiếp nhận các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên. Công tác tham mưu UBND cấp tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo.
1.2. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GDĐT.
1.3. Kết quả triển khai tại các cơ sở giáo dục.
1.4. Những khó khăn vướng mắc, tồn tại, hạn chế.
2. Thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục tăng cường, ngoài giờ chính khóa theo nhu cầu của người học tại các cơ sở giáo dục Trung học
2.1. Công tác tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo.
2.2. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GDĐT.
2.3. Kết quả triển khai tại các cơ sở giáo dục
2.4. Những khó khăn vướng mắc, tồn tại, hạn chế
3. Thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn tổ chức thực hiện việc dạy thêm, học thêm
3.1. Công tác tham mưu HĐND tỉnh, UBND cấp tỉnh ban hành các nghị quyết, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo.
3.2. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Sở GDĐT.
3.3. Kết quả triển khai tại các cơ sở giáo dục
4. Thuận lợi, khó khăn, kiến nghị đề xuất
IV. Đối với giáo dục Thường xuyên
1. Việc tổ chức giảng dạy các chương trình GDTX cấp THCS và THPT (Kết quả đạt được, những bất cập, tồn tại, hạn chế)
2. Về công tác quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa theo quy định tại Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014. (Kết quả đạt được, những bất cập, tồn tại, hạn chế)
3. Việc quản lý về tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học theo Thông tư số 21/2018/TT-BGDĐT ngày 24/8/2018. Kết quả đạt được, những bất cập, tồn tại, hạn chế)
4. Thuận lợi, khó khăn, kiến nghị đề xuất
V. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quản lý thực hiện thu, chi năm học 2024-2025:
1. Đối với giá dịch vụ giáo dục, đào tạo (học phí và các khoản thu dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo);
2. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và có trách nhiệm giải trình với người học và xã hội về các mức thu, khoản thu của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định tại Nghị định số 127/2018/NĐ-CP ngày 21/8/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục:
- Về thực hiện quy định về các khoản thu của cơ sở giáo dục, thực hiện cơ chế thu, quản lý và sử dụng học phí, mức thu học phí theo quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và Nghị quyết số 165/2022/NQ-CP;
- Quản lý và sử dụng các khoản thu dịch vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện theo quy định hiện hành và hướng dẫn tại Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03/8/2018 của Bộ GDĐT quy định về tài trợ cho các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
- Quy định về các khoản thu khác năm học 2024-2025 (nếu có);
- Việc thực hiện theo Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ GDĐT ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
3. Các khoản chi chế độ chính sách cho người học, các chi khác theo quy định.
4. Về quy trình “thủ tục hành chính thực hiện chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định.
5. Triển khai việc thu, chi ngoài ngân sách năm học 2024-2025 tại các cơ sở giáo dục.
6. Thuận lợi, khó khăn, kiến nghị đề xuất.
C. ĐÁNH GIÁ CHUNG
I. Ưu điểm, thuận lợi
II. Hạn chế, tồn tại, nguyên nhân
III. Giải pháp
D. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
I. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh
II. Đối với Bộ GDĐT
| GIÁM ĐỐC |
- 1Thông tư 04/2014/TT-BGDĐT về Quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Nghị định 127/2018/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục
- 3Thông tư 36/2017/TT-BGDĐT về quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 21/2018/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Nghị quyết 165/NQ-CP năm 2022 về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023 do Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2236/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2024-2025 của ngành Giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Kế hoạch 1210/KH-BGDĐT năm 2024 về kiểm tra công tác chuẩn bị và tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024-2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 1210/KH-BGDĐT
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 13/09/2024
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra