Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/KH-UBND | Bình Định, ngày 28 tháng 02 năm 2020 |
THỰC HIỆN GIẢI QUYẾT HỒ SƠ NGƯỜI CÓ CÔNG TỒN ĐỌNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thực hiện Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công; Thông báo số 1118/TB-LĐTBXH ngày 21/3/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc Thông báo kết luận của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại buổi làm việc với Cục Người có công; Quyết định số 01/QĐ-LĐTBXH ngày 02/01/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020; trên cơ sở để nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 39/TTr-SLĐTBXH ngày 21/02/2020, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG
1. Mục đích
- Căn cứ các quy định của pháp luật về chính sách ưu đãi người có công với cách mạng để xem xét giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (sau đây gọi tắt là thương binh) trên địa bàn tỉnh;
- Đẩy mạnh việc thực hiện pháp luật trong công tác xác nhận và giải quyết chính sách đối với người có công với cách mạng;
- Đảm bảo người có công với cách mạng hưởng đúng, đầy đủ chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Kế hoạch giải quyết hồ sơ tồn đọng để các cơ quan, đơn vị, tổ chức và nhân dân được biết;
- Trong năm 2020 tập trung giải quyết hoàn thành các hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sỹ, thương binh đang lưu trữ tại các cấp, ngành, huyện, xã và trong nhân dân;
- Việc xem xét, đề nghị xác nhận liệt sỹ, thương binh phải được thực hiện theo đúng quy trình, chặt chẽ, bám sát quy định các văn bản quy phạm pháp luật; vận dụng linh hoạt cụ thể từng trường hợp, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của địa phương; đồng thời tích cực tìm kiếm, khai thác mọi nguồn thông tin, có căn cứ, cơ sở để phục vụ việc xác nhận người có công với cách mạng;
- Đề cao vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, các cá nhân, tổ chức liên quan, đặc biệt là các cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, đồng chí, đồng đội cùng hoạt động, ý kiến của cộng đồng dân cư, đồng thời phát huy tốt vai trò của các cơ quan thông tin đại chúng trong minh bạch kết quả giải quyết hồ sơ;
- Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch. Đặc biệt chú trọng tại bước xét duyệt ở cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia giám sát.
3. Đối tượng
- Tất cả các hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ, thương binh đang lưu giữ tại các cấp, ngành, huyện, xã và trong nhân dân;
- Hồ sơ đã lập trước ngày 01/7/2013 theo đúng quy định tại từng thời điểm nhưng do thiếu một số loại giấy tờ, thủ tục hoặc hồ sơ đã hoàn thành nhưng do thay đổi chính sách nên chưa được cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết;
- Không xem xét các trường hợp đã được cơ quan có thẩm quyền kết luận không đủ điều kiện xác nhận người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật.
1. Kiện toàn, thành lập Ban chỉ đạo xác nhận hồ sơ người có công
1.1. Cấp tỉnh
- Kiện toàn Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp tỉnh do Phó chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban; các Phó Trưởng ban là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Chính ủy Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh. Các thành viên gồm đại diện các cơ quan: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh; Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Cựu Thanh niên xung phong tỉnh, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh và Hội Cựu tù chính trị cách mạng tỉnh;
Các cuộc họp của Ban chỉ đạo đề nghị mời đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ công tác liên ngành và đại diện cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa và những người đã từng hoạt động kháng chiến có liên quan cùng tham dự;
- Thành lập Tổ giúp việc do 01 Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xà hội làm Tổ trưởng; các thành viên gồm cán bộ Phòng Người có công và Thanh tra của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tùy từng trường hợp có thể mời đại diện các Sở, ban, ngành, hội đoàn thể hoặc cán bộ khác có liên quan tham gia.
Tổ giúp việc có trách nhiệm xác minh những nội dung các hồ sơ tồn đọng còn chưa rõ, còn mâu thuẫn nhằm củng cố cơ sở xác nhận hoặc không xác nhận đối tượng là người có công thông qua:
+ Xác minh lời trình bày trực tiếp của người làm chứng với nội dung trong hồ sơ;
+ Tra cứu tàng thư lưu trữ;
+ Tìm kiếm, thu thập, khai thác các nguồn thông tin làm cơ sở xác nhận đối tượng như các loại giấy tờ, sổ sách lưu trữ tại các cơ quan, đơn vị hoặc cá nhân; lịch sử đảng bộ; các tài liệu lịch sử đấu tranh, xây dựng, trưởng thành của đơn vị, văn bản, thư từ, nhật ký của cơ quan đơn vị và cá nhân trong thời kỳ kháng chiến.
1.2. Cấp huyện
- Kiện toàn Ban chỉ đạo xác nhận người có công do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND cấp huyện làm Trưởng ban, 02 Phó Trưởng ban là Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện;
- Các thành viên là đại diện cơ quan Quân sự, Công an, Y tế, Nội vụ, ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu Thanh niên xung phong, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin, Hội tù Chính trị cách mạng.
1.3. Cấp xã
- Kiện toàn Hội đồng xác nhận người có công do Chủ tịch UBND cấp xã là Chủ tịch Hội đồng, các thành viên gồm: cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quân sự, Công an, Y tế, đại diện Mặt trận Tổ quốc và các Hội, đoàn thể: Phụ nữ, Thanh niên, Nông dân, Cựu chiến binh, Cựu thanh niên xung phong, Người cao tuổi, Hội Cựu tù chính trị cách mạng (nếu có);
- Khi tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công phải mời đại diện Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện, đồng thời mời một số cán bộ lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, các cá nhân có quá trình tham gia kháng chiến tham dự.
2.1. Phân loại hồ sơ
2.1.1. Phân hồ sơ theo quá trình hoạt động
- Đối tượng hoạt động không thoát ly: thực hiện quy trình giải quyết tại địa phương nơi đối tượng hoạt động cách mạng;
- Đối tượng hoạt động thoát ly: thực hiện tại địa phương nơi đối tượng cư trú khi bắt đầu hoạt động cách mạng.
2.1.2. Phân hồ sơ theo điều kiện và trách nhiệm giải quyết
- Hồ sơ đủ điều kiện: là các hồ sơ đã có đầy đủ giấy tờ, thủ tục theo đúng quy định của các văn bản pháp luật tại thời điểm thiết lập hồ sơ nhưng do thay đổi chính sách nên chưa được xác nhận, nay cần bổ sung thủ tục: họp lấy ý kiến nhân dân, niêm yết công khai, lập biên bản kết quả niêm yết, họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã; họp Ban chỉ đạo cấp huyện để thông qua hồ sơ;
- Hồ sơ có thể hoàn thiện để xem xét, giải quyết: là hồ sơ thiếu một số giấy tờ, thủ tục có thể hoàn thiện để được công nhận. Đối với hồ sơ loại này phải làm rõ cần bổ sung những loại giấy tờ nào, do cơ quan nào cấp hoặc cần xác minh những điểm gì hồ sơ để có thể kết luận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện xác nhận;
- Hồ sơ không đủ điều kiện: là các hồ sơ không đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện xác nhận liệt sỹ, thương binh theo quy định của pháp luật.
2.1.3. Phân loại hồ sơ giải quyết trong tỉnh, ngoài tỉnh
- Hồ sơ thuộc trách nhiệm giải quyết của tỉnh, trong đó số đủ điều kiện, số có thể hoàn thiện và số không đủ điều kiện;
- Số hồ sơ phải chuyển đến tỉnh, thành phố khác;
- Sổ hồ sơ do tỉnh, thành phố khác chuyển đến.
2.2. Các bước giải quyết hồ sơ
2.2.1. Cấp tỉnh
- Tổ giúp việc hướng dẫn các địa phương xác minh, bổ sung các thủ tục hoàn chỉnh, tổ chức họp lấy ý kiến nhân dân; niêm yết công khai; lập biên bản kết quả niêm yết; Họp hội đồng xác nhận người có công cấp xã; họp Ban chỉ đạo cấp huyện để thông qua hồ sơ; trình Ban chỉ đạo tỉnh xem xét, giải quyết;
- Hồ sơ không đủ điều kiện: nêu rõ lý do không đủ điều kiện trình Ban chỉ đạo tỉnh kết luận, sau đó giao cơ quan có thẩm quyền trả lời đến đối tượng và chính quyền địa phương rõ;
- Công khai và thu thập thông tin:
+ Những trường hợp đã được Ban chỉ đạo tỉnh thống nhất đề nghị xác nhận người có công với cách mạng: Tổ chức đăng tải trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Website của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và trên Báo Bình Định, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định ít nhất 03 kỳ để cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi, tiếp tục tham gia ý kiến (trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày đăng tải);
+ Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, tiếp nhận thông tin phản hồi của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Sau thời gian công khai, đối với các hồ sơ không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại hoặc tố cáo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo, đề xuất UBND tỉnh có văn bản đề nghị xác nhận người có công với cách mạng, kèm toàn bộ hồ sơ gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Cục Người có công);
- Đối với hồ sơ thuộc thẩm quyền xác nhận của cơ quan Quân đội, Công an thì Ban chỉ đạo tỉnh yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hoặc Công an tỉnh tiến hành các bước tiếp theo theo quy định.
2.2.2. Cấp huyện
- Ban chỉ đạo huyện cử thành viên của Ban chỉ đạo tham gia cùng Tổ giúp việc tỉnh thực hiện việc xác minh hồ sơ và tiến hành các thủ tục liên quan;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện công khai, minh bạch, tổ chức họp dân, lấy ý kiến nhân dân từng trường hợp đề nghị xác nhận liệt sỹ, thương binh; Chỉ đạo Hội đồng xác nhận người có công cấp xã họp xét duyệt hồ sơ;
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan quân sự, công an kiểm tra, phân loại hồ sơ theo thẩm quyền:
+ Hồ sơ đủ căn cứ trình;
+ Hồ sơ phải xác minh thêm như: giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ có điểm mâu thuẫn; người làm chứng không có giấy tờ phản ánh quá trình hoạt động hoặc giấy tờ không rõ ràng...
Đối với hồ sơ phải xác minh thêm: tổ chức xác minh hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền, cơ quan cấp giấy tờ, tài liệu có mâu thuẫn tiến hành xác minh.
+ Hồ sơ không đủ điều kiện trình.
- Đối với hồ sơ thương binh, trong đó có ghi vết thương thực thể: Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo cơ quan y tế cấp huyện kiểm tra vết thương thực thể và lập biên bản kiểm tra trước khi cấp giấy chứng nhận bị thương;
- Tổ chức họp Ban chỉ đạo cấp huyện để xét duyệt từng hồ sơ; lập biên bản xét duyệt;
- Căn cứ biên bản xét duyệt của Ban chỉ đạo cấp huyện, Chủ tịch UBND cấp huyện cấp giấy báo tử, giấy chứng nhận bị thương đối với những trường hợp chưa cấp giấy báo tử, giấy chứng nhận bị thương hoặc cần bổ sung, đính chính thông tin;
- Trường hợp không thuộc thẩm quyền UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận bị thương, giấy báo tử thì chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ;
- Trường hợp đối tượng xét duyệt là Thanh niên xung phong, nếu thuộc Bộ Giao thông Vận tải quản lý thì chuyển hồ sơ đến Bộ Giao thông Vận tải để cấp giấy chứng nhận bị thương, giẩy báo tử; nếu thuộc các cơ quan, đơn vị khác quản lý thì chuyển đến Sở Nội vụ để xem xét, trình Chủ tịch UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận bị thương, giấy báo tử;
- Chuyển hồ sơ đã hoàn thiện đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để thẩm định, trình Ban chỉ đạo cấp tỉnh xem xét;
- Đối với những hồ sơ không đủ điều kiện trình: Ban chỉ đạo cấp huyện có văn bản báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh; đồng thời có trách nhiệm lập văn bản trả lời đối tượng, nêu rõ lý do; thông báo đến Hội đồng xác nhận người có công cấp xã.
2.2.3. Cấp xã
Trên cơ sở hồ sơ, danh sách và yêu cầu của Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp tỉnh, UBND cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao, cụ thể:
- Tham gia cùng Tổ xác minh tỉnh thực hiện xác minh hồ sơ;
- Tổ chức họp nhân dân tại thôn, xóm, tổ dân phố để lấy ý kiến nhân dân đối với từng hồ sơ; lập biên bản họp kèm theo danh sách các hồ sơ được nhân dân đồng thuận, không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại hoặc tố cáo;
- Niêm yết công khai danh sách tại trụ sở UBND xã và tại thôn, xóm, tổ dân phố; đồng thời thông báo trên phương tiện phát thanh của địa phương trong thời gian tối thiểu 15 ngày để lấy ý kiến nhân dân và cán bộ, đảng viên. Lập biên bản niêm yết công khai kèm theo danh sách các hồ sơ không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại hoặc tố cáo;
- Tổ chức họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã; mời đại diện Ban chỉ đạo cấp huyện, cấp tỉnh dự họp; lập biên bản họp, ghi rõ từng ý kiến tham gia, kèm danh sách các trường hợp được nhất trí thông qua;
- Chuyển toàn bộ hồ sơ, tài liệu nêu trên đến Ban chỉ đạo cấp huyện.
- UBND cấp huyện chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã trên địa bàn phổ biến, tuyên truyền, rà soát, lập danh sách đối tượng đã xác lập hồ sơ theo quy định tại Điểm 3, Mục I Kế hoạch này, tổng hợp, báo cáo về Ban chỉ đạo tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 31/3/2020. (Những địa phương không báo cáo xem như không còn đối tượng tồn đọng).
- Trường hợp người có công (hoặc người lập hồ sơ) đã chuyển đi cư trú tại địa phương khác thì địa phương nơi lập hồ sơ trước đây có trách nhiệm xem xét, không chuyển hồ sơ tới nơi cư trú mới để giải quyết tồn đọng;
- Ban chỉ đạo, Hội đồng xác nhận người có công các cấp được thành lập có sự tham gia của các sở, ban, ngành, hội đoàn thể liên quan và nhân dân, đảm bảo sự công khai, minh bạch thông qua việc làm rõ thêm các nội dung trong hồ sơ người có công để đưa ra các đề xuất, kiến nghị phù hợp;
- Ban chỉ đạo, Hội đồng xác nhận người có công họp công khai, minh bạch; biên bản cuộc họp chỉ có giá trị khi có ít nhất 80% thành viên dự họp và ký biên bản thống nhất đề nghị xác nhận, các thành viên vắng mặt được lấy ý kiến bằng văn bản;
- Chỉ đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xác nhận người có công đối với những trường hợp mà qua các bước họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã, Ban chỉ đạo cấp huyện và qua công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân và nhân dân đều đồng tình mà không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại, tố cáo. Các trường hợp còn lại, Ban chỉ đạo xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền cấp trên để có hướng chỉ đạo tiếp tục xử lý.
- Biểu mẫu biên bản theo quy định tại Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH ngày 20/3/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Tiến trình thực hiện: Hoàn thành trong năm 2020.
4.1 Thời gian triển khai Kế hoạch: Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện trong tháng 3/2020.
4.2 Trách nhiệm thực hiện
- Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện tham mưu Ban chỉ đạo cấp huyện mời thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, triệu tập đại diện lãnh đạo UBND các xã, phường, thị trấn và cán bộ giải quyết hồ sơ người có công có hồ sơ tồn đọng xác nhận liệt sỹ tham dự Hội nghị và đảm bảo công tác tổ chức Hội nghị.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: chuẩn bị tài liệu để cấp phát cho các địa phương; triển khai kế hoạch thực hiện tại các địa phương.
- Nguồn kinh phí: Kinh phí Trung ương ủy quyền tại mục chi công tác quản lý thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công.
- Nguyên tắc chi:
+ Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 101/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý;
+ Cấp tỉnh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đảm nhận để đảm bảo cho các hoạt động: Tổ chức các hội nghị, họp xét duyệt hồ sơ tại cấp tỉnh; thuê phương tiện, văn phòng phẩm, công tác phí... của Ban chỉ đạo tỉnh và Tổ giúp việc tỉnh;
- Cấp huyện do phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đảm nhận nhằm đảm bảo cho các hoạt động tổ chức các hội nghị, họp xét duyệt hồ sơ tại cấp huyện; thuê phương tiện, văn phòng phẩm, công tác phí... của Ban chỉ đạo huyện..
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tham mưu UBND tỉnh kiện toàn lại Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp tỉnh; thành lập Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo tỉnh để chỉ đạo công tác giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công. Tổ giúp việc có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, lập kế hoạch chi tiết, tham mưu Ban chỉ đạo tỉnh phân công trách nhiệm cho các thành viên Ban chỉ đạo, các cơ quan liên quan xác minh hồ sơ xác nhận thương binh, liệt sỹ thực hiện đúng quy trình giải quyết và theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo tỉnh đề ra;
- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo cấp huyện, các thành viên trong Hội đồng người có công cấp xã và các cơ quan liên quan xác minh làm rõ từng hồ sơ có vướng mắc; hướng dẫn cấp xã thực hiện các quy trình liên quan để bổ sung hồ sơ đúng quy định;
- Phân loại, trình Ban chỉ đạo tỉnh thông qua từng hồ sơ xác nhận thương binh, liệt sỹ tồn đọng;
- Lập danh sách, tổ chức đăng tải, công khai danh sách hồ sơ xác nhận thương binh, liệt sỹ theo đúng quy định; tiếp nhận ý kiến phản hồi của nhân dân và tổng hợp báo cáo Ban chỉ đạo tỉnh cho ý kiến;
- Tham mưu Ban chỉ đạo tỉnh báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phê duyệt để thực hiện theo quy định.
2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh
- Tham gia thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, Tổ xác minh xác nhận người có công tỉnh;
- Hướng dẫn và chỉ đạo cơ quan thuộc thẩm quyền giải quyết các hồ sơ thương binh, liệt sĩ thuộc thẩm quyền của ngành quản lý;
- Xác minh, cung cấp thông tin liên quan về thái độ chính trị, hoặc những vấn đề có liên quan đến người bị bắt, tù, đày để giải quyết hồ sơ người có công.
3. Văn phòng UBND tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định
- Tuyên truyền về việc triển khai giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng trên địa bàn tỉnh;
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức đăng tải trên trang thông tin điện tử của tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định ít nhất 03 kỳ về những trường hợp đã được Ban chỉ đạo xác nhận người có công thống nhất đề nghị công nhận là người có công với cách mạng, để cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi tham gia ý kiến (trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày đăng tải).
4. Sở Giao thông Vận tải, Sở Y tế
- Chỉ đạo cơ quan y tế các cấp tham gia thành viên Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện, thị xã, thành phố và Hội đồng xác nhận người có công xã, phường, thị trấn;
- Thực hiện theo nhiệm vụ được phân công, chỉ đạo của UBND tỉnh và Ban chỉ đạo tỉnh.
5. Đề nghị UBMTTQ Việt Nam tỉnh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Tù Chính trị, Hội Cựu Thanh niên xung phong và Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh
- Tham gia thành viên Ban chỉ đạo tỉnh, đồng thời chỉ đạo các cấp hội, đoàn thể tham gia thành viên Ban chỉ đạo xác nhận người có công cấp huyện và Hội đồng xác nhận người có công cấp xã;
- Giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công; tiếp nhận ý kiến của quần chúng nhân dân, phản ánh kịp thời để các cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết, bảo đảm các chế độ ưu đãi đối với người có công được thực thi nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời và công bằng.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức tuyên truyền việc triển khai giải quyết hồ sơ tồn đọng xác nhận người có công trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương; chỉ đạo tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cấp xã để nhân dân và cán bộ, đảng viên được biết, phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát, xác nhận hồ sơ, đồng thời giám sát việc thực hiện ngay từ cơ sở;
- Xây dựng kế hoạch triển khai việc giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công với cách mạng đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ đề ra;
- Phân công trách nhiệm của các thành viên của Ban chỉ đạo cấp huyện theo dõi
địa bàn và tham gia cùng Ban chỉ đạo cấp xã trong các buổi họp xét hồ sơ;
- Chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn có hồ sơ tồn đọng thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh, Ban chỉ đạo cấp huyện và đề nghị của Tổ giúp việc tỉnh; tổ chức niêm yết công khai, lập biên bản niêm yết công khai, tổ chức họp lấy ý kiến nhân dân; tổ chức họp Hội đồng xác nhận để lập hồ sơ theo kế hoạch gửi các cơ quan chức năng theo thẩm quyền.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để hướng dẫn thực hiện hoặc tổng hợp, báo cáo đề xuất Ban chỉ đạo cấp tỉnh và UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2016 giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng do tỉnh Thái Bình ban hành
- 2Kế hoạch 1978/KH-UBND năm 2016 triển khai giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 3Kế hoạch 4822/KH-UBND năm 2017 giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
- 2Kế hoạch 67/KH-UBND năm 2016 giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận người có công còn tồn đọng do tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Kế hoạch 1978/KH-UBND năm 2016 triển khai giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4Quyết định 408/QĐ-LĐTBXH năm 2017 quy trình giải quyết hồ sơ tồn đọng đề nghị xác nhận người có công do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Kế hoạch 4822/KH-UBND năm 2017 giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Thông tư 101/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và người trực tiếp tham gia kháng chiến do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Quyết định 01/QĐ-BLĐTBXH về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Kế hoạch 12/KH-UBND năm 2020 về thực hiện giải quyết hồ sơ người có công tồn đọng trên địa bàn tỉnh Bình Định
- Số hiệu: 12/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/02/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/02/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra