- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 876/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 16/2022/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 117/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 18 tháng 5 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 876/QĐ- TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây viết tắt là Kế hoạch) trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
Chuyển đổi năng lượng xanh là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, đồng thời cũng là cơ hội để ngành giao thông vận tải tỉnh Lạng Sơn có sự phát triển đồng bộ theo hướng hiện đại hóa và bền vững, bắt kịp với xu thế và trình độ phát triển tiên tiến của quốc gia và thế giới.
2. Yêu cầu
- Chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải có nền tảng là sự chuyển đổi công nghệ mạnh mẽ, cần dựa vào cơ chế, chính sách và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến, nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Việc thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải cần xây dựng lộ trình hợp lý, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững trong thực hiện thông qua các chương trình, kế hoạch hành động cụ thể.
- Huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải. Khẩn trương bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách để tạo môi trường thuận lợi cho tiếp nhận các dòng vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến; tạo động lực để huy động sự tham gia của toàn xã hội cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào quá trình thực hiện chuyển đổi năng lượng xanh của ngành giao thông vận tải.
- Tăng cường tham gia hợp tác quốc tế giữa chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước trên thế giới cũng như chủ động triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế tại tỉnh về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các bon và khí mê - tan trong lĩnh vực giao thông vận tải.
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn đến năm 2030: nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí mê-tan của Việt Nam.
- Giai đoạn đến năm 2050: phát triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.
III. LỘ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG XANH
1. Về đường bộ
a) Giai đoạn 2022 - 2030
- Thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
- Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
- Khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.
b) Giai đoạn 2031 - 2050
- Tiếp tục thúc đẩy chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Từ năm 2040: từng bước hạn chế tiến tới dừng sử dụng phương tiện cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông dùng nhiên liệu hóa thạch để sử dụng phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Đến năm 2050: 100% phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh. Toàn bộ các bến xe, trạm dừng nghỉ đạt tiêu chí xanh; chuyển đổi toàn bộ máy móc, trang thiết bị xếp, dỡ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Hoàn thiện hạ tầng sạc điện, cung cấp năng lượng xanh trên phạm vi toàn tỉnh đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp.
2. Về đường thủy nội địa
Trên địa bàn tỉnh, đường thuỷ hiện nay chưa phát triển, tuy nhiên trong thời gian tới một số khu vui chơi tại các hồ đập có thể sẽ phát triển đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội.
a) Giai đoạn 2022 - 2030
Khuyến khích chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng dụng điện, năng lượng xanh.
b) Giai đoạn 2031 -2050
- Tiếp tục khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Từ năm 2040: 100% phương tiện thủy nội địa đóng mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Đến năm 2050: 100% phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
3. Về giao thông đô thị
a) Giai đoạn 2022 - 2030
- Từ năm 2025: 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt 10%.
b) Giai đoạn 2031 -2050
- Từ năm 2030: tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Đến năm 2050: 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Phấn đấu tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng đạt 15%.
1 Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, quy hoạch của tỉnh
- Phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách để thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải phù hợp với điều kiện và tình hình phát triển của tỉnh.
- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Khuyến khích, thu hút đầu tư chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải nhà kính đối với phương tiện giao thông, phát triển hệ thống sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng xanh...
2. Chuyển đổi phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh
- Xây dựng chương trình chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện vận tải.
- Xây dựng chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng năng lượng hóa thạch sang sử dụng điện, năng lượng xanh.
3. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh
- Triển khai phát triển hạ tầng giao thông theo quy hoạch của tỉnh, chú trọng hạ tầng phục vụ phát triển vận chuyển giao thông công cộng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phi cơ giới, điểm trông giữ phương tiện kết nối hợp lý với các phương thức vận tải hành khách công cộng khác. Các công trình giao thông (bến xe, bãi đỗ xe...) đảm bảo phát triển và chuyển đổi theo tiêu chí xanh đúng quy định.
- Phối hợp triển khai Quy hoạch và xây dựng hệ thống trạm sạc điện, trạm cấp năng lượng xanh cho phương tiện giao thông trên địa bàn tỉnh.
4. Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính
- Áp dụng giới hạn định mức tiêu thụ nhiên liệu đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo lộ trình, hướng tới giảm tối đa mức tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính.
- Tổ chức khoa học, hợp lý giữa các phương thức vận tải, thúc đẩy chuyển đổi phương thức đường bộ sang các loại hình khác. Tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của phương tiện, giảm ùn tắc hàng hóa trong hoạt động vận tải và chuỗi cung ứng dịch vụ logistics; tổ chức quản lý, điều hành, khai thác hiệu quả phương tiện, trang thiết bị hạ tầng giao thông vận tải.
- Từng bước nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng, thúc đẩy chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
- Tham gia hợp tác quốc tế giữa chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước trên thế giới cũng như chủ động triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế tại tỉnh về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê- tan trong lĩnh vực giao thông vận tải, như: đầu tư phát triển hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, tổ chức hội nghị, hội thảo...
- Tiếp cận đa dạng nguồn hỗ trợ tài chính từ các quỹ về môi trường, nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi nước ngoài, nguồn viện trợ phi chính phủ nước ngoài, ngân hàng thương mại quốc tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài... của quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phương tiện, thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng năng lượng xanh; đặc biệt chú trọng công nghệ, công nghiệp hỗ trợ phát triển phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực ngành giao thông vận tải.
Huy động tối đa mọi nguồn lực trong nước và quốc tế, nhà nước và tư nhân để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải để triển khai:
- Các nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, thể chế, chính sách... kinh phí thực hiện được bố trí chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác.
- Các chương trình, nhiệm vụ, dự án về chuyển giao công nghệ xanh, giảm phát thải khí nhà kính, huy động tối đa sự hỗ trợ quốc tế, các quỹ tài chính khí hậu.
- Các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh huy động nguồn lực từ ngân sách nhà nước, hỗ trợ quốc tế, huy động từ đầu tư tư nhân và đối tác công tư...
- Đầu tư mới, đầu tư chuyển đổi phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh huy động sự hỗ trợ quốc tế, các quỹ tài chính khí hậu, từ nguồn xã hội hóa, doanh nghiệp, người dân.
1. Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh; định kỳ tổng hợp tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện theo yêu cầu.
- Nghiên cứu công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải. Phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai, tuyên truyền, chỉ đạo các đơn vị trong ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh trong giao thông vận tải nhằm thực hiện theo lộ trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các- bon và khí mê-tan.
- Áp dụng giới hạn định mức tiêu thụ nhiên liệu đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ theo lộ trình, hướng tới giảm tối đa mức tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí nhà kính; tổ chức khoa học, hợp lý giữa các phương thức vận tải, thúc đẩy chuyển đổi phương thức đường bộ sang các loại hình khác; nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, từng bước giảm thiểu sử dụng phương tiện cá nhân.
- Tham mưu phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông theo quy hoạch; phát triển nguồn nhân lực sẵn sàng tiếp nhận chuyển giao, quản lý, khai thác, vận hành công nghệ mới về phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng xanh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Trên cơ sở các cơ chế, chính sách của Trung ương, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện việc ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo Nghị quyết số 16/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của HĐND tỉnh về một số chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, trong đó có các dự án liên quan đến chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực giao thông.
- Định kỳ rà soát, tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong đó xem xét các dự án phát triển hệ thống sạc điện, hạ tầng cung cấp năng lượng cho phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh.
3. Sở Công Thương: chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện phát triển ngành công nghiệp sản xuất phương tiện, trang thiết bị giao thông vận tải sử dụng điện, năng lượng xanh, phối hợp phát triển hệ thống sạc điện, năng lượng xanh cho phương tiện giao thông tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính: chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải và các cơ quan có liên quan căn cứ khả năng ngân sách tham mưu trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy định có liên quan.
5. Sở Xây dựng: chủ trì tham mưu rà soát, xây dựng, hoàn thiện ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đô thị cho phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng xanh, giao thông phi cơ giới.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn thực hiện thủ tục về đất đai, môi trường để doanh nghiệp lập các trạm sạc điện cho các phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh.
7. Sở Khoa học và Công nghệ: tham mưu UBND tỉnh ưu tiên đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ sau: nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thiết bị, phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh, kết cấu hạ tầng xanh, giảm phát thải khí nhà kính, cung ứng năng lượng xanh phù hợp với định hướng, quy hoạch của tỉnh; nghiên cứu ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo, giao thông thông minh trong quản lý, điều hành các lĩnh vực trong ngành giao thông vận tải.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ: chủ trì nghiên cứu, liên kết với các trường đào tạo, đào tạo lại nâng cao nguồn nhân lực hiện có của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh về công nghệ phương tiện, năng lượng, kết cấu hạ tầng xanh.
9. UBND các huyện, thành phố: căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn; đề xuất đầu tư phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng sử dụng điện, năng lượng xanh tại địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này, nếu có phát sinh vướng mắc, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Giao thông vận tải) để kịp thời xem xét, giải quyết./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 3165/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 3Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Quyết định 876/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 16/2022/NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4Kế hoạch 3165/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành
- 6Kế hoạch 102/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 876/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Kế hoạch 117/KH-UBND năm 2023 thực hiện "Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan trong giao thông vận tải" trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 117/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 18/05/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Lương Trọng Quỳnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/05/2023
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định