Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 10 tháng 08 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 17/CT-TTG NGÀY 19/6/2018 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI, SẢN XUẤT, KINH DOANH HÀNG GIẢ, HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG THUỘC NHÓM HÀNG DƯỢC PHẨM, MỸ PHẨM, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, DƯỢC LIỆU VÀ VỊ THUỐC Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính Phủ về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính Phủ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, quản lý, giám sát chặt chẽ, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong kinh doanh, sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sức khoẻ người tiêu dùng.

- Tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức và cá nhân kinh doanh, sản xuất phát triển, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, góp phần tích cực vào việc ổn định thị trường, đảm bảo an sinh xã hội.

- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

- Nâng cao nhận thức về những nguy hại của buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền đối với kinh tế - xã hội, an ninh trật tự, an toàn của cộng đồng, sức khoẻ của người dân.

2. Yêu cầu

- Tổ chức kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, không kiểm tra tràn lan gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ sở; kiên quyết ngăn chặn, xử lý, hoặc kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc phối hợp liên ngành để tránh tình trạng chồng chéo theo đúng tinh thần Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 17/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.

- Thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành và việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền. Đồng thời, có kiến nghị, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét ban hành, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Kiểm tra đúng tiến độ, thời gian kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát kết hợp làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục các kiến thức, các quy định của pháp luật đến các đối tượng được kiểm tra.

II. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, THỜI GIAN

1. Đối tượng kiểm tra

- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

- Các cơ sở kinh doanh, bán buôn, bán lẻ; Trung tâm thương mại, Siêu thị.

- Các phương tiện vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm.

2. Nội dung

- Quán triệt sâu sắc và đề cao trách nhiệm trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; đặc biệt, nhóm hàng liên quan đến chăm sóc, nâng cao sức khoẻ con người, xác định đây là nhiệm vụ quan trọng vừa cấp bách và lâu dài. Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp, các lực lượng chức năng, triển khai đồng bộ các biện pháp và kiên quyết đấu tranh từng bước đẩy lùi tệ nạn. Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến về pháp luật phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dược phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

- Tăng cường công tác điều tra, xử lý buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả dược phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, tập trung vào các đường dây, ổ nhóm, các đối tượng chủ mưu, cầm đầu; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra các tuyến đường có khả năng buôn lậu và vận chuyển hàng lậu cao để phát hiện, phòng ngừa vi phạm; tố giác tội phạm đến cơ quan chức năng.

- Quản lý giá tính thuế, hoàn thuế giá trị gia tăng và kiểm tra, thanh tra về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa, điều kiện sản xuất, kinh doanh các mặt hàng là dược phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

- Khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là dược phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

3. Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2018.

III. T CHỨC THỰC HIỆN

1. S Công Thương (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389/ĐP)

- Chủ trì, phối hợp với các ngành là thành viên Ban Chỉ đạo 389/ĐP và các Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các ngành và các huyện, thành phố đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; chủ động xây dựng kế hoạch tổng kiểm tra hoạt động kinh doanh, kho tàng, nhà xưởng, cơ sở sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả, về nguồn gốc xuất xứ và chất lượng, về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các thương nhân hoạt động kinh doanh dược phẩm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền trên thị trường; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Quản lý giám sát về điều kiện hoạt động thương mại điện tử các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số để kinh doanh; phối hợp với các cơ quan chức năng, các chủ thể quyền, xử lý cá nhân, tổ chức sử dụng các trang mạng xã hội để kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

- Tổng hợp, thu thập thông tin, nắm diễn biến tình hình thị trường, tiếp nhận và xử lý thông tin về các vụ việc về buôn lậu, gian lận thương mại đối với sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền để tham mưu Ban Chỉ đạo 389 tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng phối hợp đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, bảo đảm tính thống nhất liên tục; phối hợp với các Ngành thành viên, Ban Chỉ đạo 389 huyện, thành phố trong việc trao đổi thông tin và phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đặc biệt là phương thức thủ đoạn mới; là đầu mối thẩm định, đề xuất thi đua khen thưởng trong quá trình tổ chức thực hiện Chỉ thị này; định kỳ hàng năm báo cáo Ban Chỉ đạo 389 quốc gia kết quả thực hiện Chỉ thị.

2. SY tế

- Tăng cường quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ vào kiểm soát đối với nguồn gốc, chất lượng của các nguyên liệu, các sản phẩm chăm sóc nâng cao sức khoẻ con người; chủ động chia sẻ thông tin về cấp phép, quản lý đối với sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, phối hợp với các cơ quan liên quan phòng chống hiệu quả buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng.

- Tăng cường thanh tra công vụ đối với hoạt động cấp phép sản xuất, lưu hành, quảng cáo, giám định, chứng nhận chất lượng, chứng nhận hợp quy, hợp chuẩn đối với lĩnh vực, mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất: Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, vị thuốc y học cổ truyền, chú trọng kiểm tra việc mua bán thuốc, mỹ phẩm, vị thuốc y học cổ truyền có hóa đơn chứng từ hợp pháp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thông tin sản phẩm (tên sản phẩm, dạng bào chế, số đăng ký, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, số lô, hạn dùng…). Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng tập trung vào các nội dung: đăng ký bản công bố sản phẩm; ghi nhãn; quảng cáo; điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm, đánh giá chỉ tiêu đã công bố.

3. Công an tỉnh

Hướng dẫn, phối hợp các đơn vị liên quan nắm tình hình, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, tập trung điều tra, triệt phá đường dây, ổ nhóm buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng, đặc biệt là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; phối hợp chặt chẽ với Viện kiểm sát, tòa án nhân dân trong điều tra, truy tố, xét xử các vụ buôn lậu, kinh doanh, sản xuất hàng giả nghiêm minh theo pháp luật.

4. Cục Thuế tỉnh

Tăng cường thanh tra, kiểm tra về chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền có dấu hiệu rủi ro cao về thuế, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp kê khai không đúng, gian lận thuế, trốn thuế; nghiên cứu ứng dụng cao vào xây dựng cơ chế quản lý đối với mặt hàng này.

5. Chi cục Hải quan Hòa Bình

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động nhập khẩu, đảm bảo tuân thủ pháp luật, đặc biệt chú ý các lô hàng theo quy định phải đảm bảo điều kiện kiểm tra chuyên ngành theo tiêu chuẩn, quy chuẩn mới cho thông quan.

6. Sở Khoa học & Công nghệ

- Công khai tiêu chuẩn quốc gia về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; quản lý chặt chẽ hoạt động của đại diện chủ sở hữu công nghiệp, quy định sở hữu công nghiệp và các dịch vụ sở hữu trí tuệ, giải quyết các tranh chấp về sở hữu công nghiệp và tranh chấp thương mại liên quan.

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đo lường chất lượng và ghi nhãn hàng hóa; phối hợp tích cực với các lực lượng chức năng trong công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

- Thực hiện thống nhất công tác giám định; tăng cường quản lý, đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký và đã được chỉ định.

7. Sở Thông tin và Truyền thông

- Quản lý chặt chẽ các hoạt động quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình, báo chí trên môi trường mạng, xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm dịch vụ bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin, kịp thời ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung quảng cáo, thông tin sai quy định trong kinh doanh hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

- Hướng dẫn các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tác hại của dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng, xâm phạm sở hữu trí tuệ. Công khai thông tin các tổ chức, cá nhân vi phạm, biểu dương người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng kém chất lượng.

8. S Tư pháp

Phối hợp với các sở, ngành liên quan dự thảo các văn bản quy phạm về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống văn bản pháp luật; tăng cường công tác thi hành pháp luật chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, hàng kém chất lượng liên quan đến dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

9. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh

Tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra và phối hợp với các cơ quan chức năng địa phương làm tốt công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Đồng thời, theo dõi, kiểm soát giá các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

Quản lý chặt chẽ các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; xây dựng kế hoạch đấu tranh cụ thể đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm giả, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, kém chất lượng; phát hiện, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh giám sát việc tuân thủ các quy định pháp luật đối với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền; đẩy mạnh truyền thông, phổ biến kiến thức cho nhân dân về các nhóm mặt hàng này; tăng cường vai trò tư vấn phản biện xã hội đối với chính sách pháp luật về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền.

IV. CHẾ ĐỘO CÁO

1. Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện; tổng hợp tình hình, báo cáo kết quả định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Chi cục Quản lý thị trường Hòa Bình, số 119 đường Lê Thánh Tông phường Tân Thịnh thành phố Hòa Bình tỉnh Hòa Bình. Địa chỉ email: nvthqltthoabinh1@gmail.com).

2. Giao Sở Công Thương (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tnh) theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công Thương theo quy định.

Trong quá thực hiện, nếu thấy cần thiết phải bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- VPTT BCĐ 389 Quốc gia;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc VN tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, các Phó CVP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TCTM (NL50).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khánh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2018 thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng thuộc nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

  • Số hiệu: 107/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 10/08/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
  • Người ký: Bùi Văn Khánh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản