Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 103/KH-UBND | Hà Nội, ngày 14 tháng 4 năm 2021 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐƠN VỊ HỌC TẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Thực hiện Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT ngày 06/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Quy định về việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn Thành phố như sau:
- Tạo cơ hội và điều kiện cho thành viên trong đơn vị được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng mẫu hình công dân học tập trong các đơn vị, làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong cộng đồng, góp phần xây dựng xã hội học tập.
- Cung cấp cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện và huy động nguồn lực hỗ trợ việc học tập, bồi dưỡng nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của các thành viên trong đơn vị.
- Là căn cứ để xem xét đánh giá kết quả công tác hằng năm của đơn vị và các thành viên trong đơn vị.
- Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn Thành phố phải đảm bảo theo đúng quy định tại Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT ngày 06/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đảm bảo nguyên tắc công khai, công bằng, minh bạch, khách quan.
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư số 22/2020/TT-BGDĐT ngày 06/8/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kế hoạch này áp dụng đối với các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố; cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội, Hội nông dân thành phố Hà Nội, Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội, Hội cựu chiến binh thành phố Hà Nội (sau đây gọi chung là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp Thành phố); cơ quan tham mưu, giúp việc Quận ủy, Huyện ủy, Thị ủy trực thuộc Thành ủy; cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là cấp huyện); cơ quan chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn lao động, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội cựu chiến binh tại các quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện) và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
III. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐƠN VỊ HỌC TẬP
1. Các tiêu chí về các điều kiện để xây dựng Đơn vị học tập
a) Đơn vị có kế hoạch cho thành viên học tập thường xuyên.
b) Đơn vị có các quy định cụ thể nhằm động viên thành viên học tập.
c) Đơn vị quan tâm đầu tư các nguồn lực, bao gồm tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và những điều kiện đảm bảo để đáp ứng nhu cầu học tập của thành viên.
2. Các tiêu chí về kết quả học tập của thành viên
a) 100% thành viên trong đơn vị có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hàng năm được lãnh đạo đơn vị phê duyệt.
b) 100% thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần hợp tác, đoàn kết và trao đổi.
c) 100% thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ chương trình học tập, bồi dưỡng bắt buộc theo quy định của nhà nước.
d) 70% thành viên trong đơn vị đạt từ danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên.
3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của xây dựng Đơn vị học tập
a) 100% thành viên trong đơn vị đáp ứng đầy đủ các năng lực và phẩm chất của Công dân học tập, gồm:
- Có ý thức tuân thủ pháp luật; thực hiện quyền và trách nhiệm công dân đối với gia đình, xã hội;
- Có cam kết học tập suốt đời để phát triển bản thân;
- Có ý thức tổ chức việc học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng;
- Có lối sống lành mạnh, tôn trọng và hòa hợp với môi trường;
- Biết sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc;
- Có tư duy phản biện, sáng tạo, tính chủ động và kỹ năng giải quyết vấn đề;
- Tôn trọng và thực hiện bình đẳng giới;
- Hiểu rõ, trân trọng sự đa dạng văn hóa và có cách ứng xử văn hóa phù hợp.
b) Đơn vị đạt từ danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên.
c) Góp phần tạo lập môi trường chia sẻ tri thức với các đơn vị khác.
(Có phụ lục hướng dẫn đánh giá, cho điểm kèm theo)
IV. QUY TRÌNH THỰC HIỆN VIỆC ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI ĐƠN VỊ HỌC TẬP
1. Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập được thực hiện định kỳ một năm một lần
- Các đơn vị tổ chức tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chí quy định tại Phụ lục của kế hoạch này. Hoàn thành việc xếp loại Đơn vị học tập trong tháng 12 hằng năm.
- Việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập theo phương thức chấm điểm. Tổng số điểm tối đa cho tất cả các tiêu chí là 100 điểm. Việc đánh giá phải căn cứ vào kết quả đạt được của từng tiêu chí, có minh chứng cụ thể.
- Xếp loại
Loại tốt: tổng số điểm đạt được từ 85 điểm đến 100 điểm.
Loại khá: tổng số điểm đạt được từ 70 điểm đến dưới 85 điểm.
Loại trung bình: tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến dưới 70 điểm.
Loại chưa đạt: các trường hợp còn lại.
Hồ sơ tự đánh giá bao gồm: kế hoạch triển khai và thực hiện việc học tập thường xuyên của đơn vị; báo cáo tự đánh giá; biên bản tự đánh giá (có biểu điểm tự đánh giá kèm theo).
- Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Hằng năm tự đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập và đánh giá, xếp loại các đơn vị học tập thuộc phạm vi quản lý theo đúng quy định; gửi kết quả đánh giá, xếp loại về Ủy ban nhân dân Thành phố (qua Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp chung) trước ngày 15/01 hằng năm để tổng hợp, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học thành phố Hà Nội và các cơ quan liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố hướng dẫn triển khai đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập cụ thể, phù hợp với tình hình của địa phương. Căn cứ vào quá trình đánh giá thực tiễn, báo cáo đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố những nội dung cần điều chỉnh trong hướng dẫn cho phù hợp với đặc điểm tình hình ở địa phương.
- Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.
- Là cơ quan thường trực, tiếp nhận báo cáo đánh giá xếp loại Đơn vị học tập; tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố công nhận kết quả hằng năm; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 31/01 hằng năm.
3. Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc quận, huyện, thị xã: xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo: tổ chức kiểm tra, thanh tra việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập của các đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn; là cơ quan thường trực, tiếp nhận báo cáo đánh giá xếp loại Đơn vị học tập; tổng hợp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã công nhận kết quả hằng năm; báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/01 hằng năm.
4. Hội Khuyến học thành phố Hà Nội
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tích cực, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, hướng dẫn Hội khuyến học các quận, huyện, thị xã triển khai, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại kế hoạch này, thực hiện tốt phong trào xây dựng Đơn vị học tập tại địa phương.
Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM “ĐƠN VỊ HỌC TẬP”
(Kèm theo Kế hoạch số 103/KH-UBND ngày 14 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)
TT | Nội dung tiêu chí | Điểm tối đa | Các minh chứng | Gợi ý cho điểm |
1. | Tiêu chí về điều kiện để xây dựng Đơn vị học tập | 30 |
|
|
1.1 | Đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch cho các thành viên học tập thường xuyên | 10 | - Kế hoạch học tập thường xuyên của đơn vị; - Hình ảnh, tài liệu, học liệu, bài giảng... | - Đơn vị xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch: 10 điểm - Đơn vị xây dựng kế hoạch nhưng tổ chức thực hiện chưa hiệu quả: 5 điểm - Không xây dựng kế hoạch: 0 điểm |
1.2 | Đơn vị có các quy định cụ thể nhằm động viên thành viên học tập | 10 | Các quy định cụ thể của đơn vị nhằm động viên thành viên học tập (học phí, phương tiện, động viên, khen thưởng...) | - Có các quy định khả thi: 10 điểm. - Có các quy định nhưng có một số nội dung không khả thi: 5 điểm. - Không có quy định: 0 điểm |
1.3 | Đơn vị quan tâm đầu tư các nguồn lực gồm tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị và những điều kiện đảm bảo để đáp ứng nhu cầu học tập của thành viên | 10 | - Nguồn lực tài chính; - Có cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện khác phục vụ học tập, bồi dưỡng. | - Có đầu tư kinh phí hỗ trợ, cơ sở vật chất, thiết bị và những điều kiện đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của thành viên: 10 điểm. - Có kinh phí hỗ trợ hoặc cơ sở vật chất, thiết bị: 05 điểm. - Không có kinh phí hỗ trợ: 0 điểm |
2. | Tiêu chí về kết quả học tập của các thành viên | 30 |
|
|
2.1 | Thành viên trong đơn vị có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hàng năm được lãnh đạo đơn vị phê duyệt | 10 | - Kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng hàng năm của thành viên được lãnh đạo đơn vị phê duyệt. - Tự đánh giá của thành viên trong đơn vị. | Tỷ lệ thành viên trong đơn vị có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng và tự đánh giá đánh giá hàng năm đạt: - Đạt 100%: 10 điểm - Từ 80% đến dưới 100%: 8 điểm - Từ 50% đến dưới 75%: 7 điểm - Từ 20% đến dưới 50%: 5 điểm. - Dưới 20%: 0 điểm. |
2.2 | Thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy làm việc trong đơn vị, có tinh thần hợp tác, đoàn kết và trao đổi | 05 | - Bảng chấm công của đơn vị. - Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. | Tỷ lệ thành viên trong đơn vị tuân thủ kỷ luật lao động, nội quy, có tinh thần hợp tác, đoàn kết và trao đổi: - Đạt 100 %: 5 điểm. - Từ 75% đến dưới 100%: 3 điểm. - Từ 50% đến dưới 75%: 2 điểm. - Từ 30% đến dưới 50%: 1 điểm. - Dưới 30%: 0 điểm. |
2.3 | Thành viên trong đơn vị hoàn thành đầy đủ chương trình học tập, bồi dưỡng bắt buộc theo quy định của nhà nước. | 10 | Xác nhận của đơn vị đối với các thành viên đã hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng theo quy định kèm theo chương trình học tập, bồi dưỡng và văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận hoàn thành khóa học. | Tỷ lệ thành viên trong đơn vị hoàn thành chương trình học tập, bồi dưỡng bắt buộc theo quy định đạt: - Đạt 100%: 10 điểm - Từ 75% đến dưới 100%: 8 điểm - Từ 50% đến dưới 75%: 7 điểm - Từ 30% đến dưới 50%: 5 điểm - Dưới 30%: 0 điểm |
2.4 | Thành viên trong đơn vị đạt từ danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên. | 05 | Quyết định công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng hàng năm của thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo cấp trên; bằng khen, giấy khen... | Tỷ lệ thành viên trong đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” trở lên: - Đạt 70-100%: 5 điểm. - Từ 50% đến dưới 70%: 3 điểm. - Từ 30% đến dưới 50%: 2 điểm. - Từ 20% đến dưới 30%: 2 điểm. - Dưới 20%: 0 điểm. |
3. | Tiêu chí đánh giá hiệu quả, tác động của xây dựng Đơn vị học tập | 40 |
|
|
3.1 | Thành viên trong đơn vị đáp ứng đầy đủ các năng lực và phẩm chất của Công dân học tập, gồm: a) Có ý thức tuân thủ pháp luật; thực hiện quyền và trách nhiệm công dân đối với gia đình, xã hội (5đ) b) Có cam kết học tập suốt đời để phát triển bản thân (5đ) c) Có ý thức tổ chức việc học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng (5đ) d) Có lối sống lành mạnh, tôn trọng và hòa hợp với môi trường (1đ) đ) Biết sử dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc (5đ) e) Có tư duy phản biện, sáng tạo, tính chủ động và kỹ năng giải quyết vấn đề (2đ) g) Tôn trọng và thực hiện bình đẳng giới (1đ) h) Hiểu rõ, trân trọng sự đa dạng văn hóa và có cách ứng xử văn hóa phù hợp (1đ) | 25 | - Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm hoặc chứng nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” của địa phương,.... - Bản cam kết học tập suốt đời của các thành viên trong đơn vị; - Kết quả đánh giá, công nhận danh hiệu “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập” “Gia đình văn hóa” hoặc Giấy khen, Giấy chứng nhận về thành tích học tập, công tác của các thành viên trong gia đình, dòng họ... - Danh sách các thành viên trong đơn vị kèm theo trình độ tin học, ngoại ngữ; văn bằng, chứng chỉ tin học; văn bằng, chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ. (Đối với cán bộ, công chức, viên chức công tác tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, có thể sử dụng chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số thay cho chứng chỉ/chứng nhận ngoại ngữ). | - Đạt 100%: 25 điểm. - Từ 75% đến dưới 100%: 15 điểm. - Từ 50% đến dưới 75%: 10 điểm. - Từ 20% đến dưới 50%: 5 điểm. - Dưới 20%: 0 điểm. |
3.2 | Đơn vị đạt từ danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến” trở lên. | 10 | Quyết định công nhận danh hiệu thi đua và khen thưởng hàng năm của cấp có thẩm quyền hoặc Bằng khen, Cờ thi đua của các cấp có thẩm quyền, ... | - Đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, Bằng khen, Cờ thi đua: 10 điểm. - Đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”: 05 điểm - Không đạt danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”: 0 điểm |
3.3 | Góp phần tạo lập môi trường chia sẻ tri thức với các đơn vị khác. | 05 | Các hoạt động chia sẻ tri thức với các đơn vị khác. | - 100% thành viên trong cơ quan tham gia các hoạt động chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng với các đơn vị khác; hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (thông qua các hội thảo, hội nghị, cuộc thi, hội thi, các buổi thảo luận, làm việc nhóm, diễn đàn nội bộ, qua mạng internet, các câu lạc bộ...): 05 điểm. - Từ 75% đến dưới 100%: 03 điểm. - Từ 50% đến dưới 75%: 02 điểm. - Từ 30% đến dưới 50%: 01 điểm. - Dưới 30%: 0 điểm. |
- 1Kế hoạch 278/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quy định về đánh giá, xếp loại "Đơn vị học tập" trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2Quyết định 317/QĐ-UBND năm 2021 về hướng dẫn đánh giá, chấm điểm, xếp loại đơn vị học tập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Hướng dẫn 227/HD-UBND năm 2021 về đánh giá, chấm điểm, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 4Hướng dẫn 494/HD-UBND năm 2021 về đánh giá, xếp loại đơn vị học tập do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 5Hướng dẫn 9907/HD-UBND năm 2021 thực hiện đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Công văn 4384/UBND-VX năm 2021 hướng dẫn đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 7Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2022 hướng dẫn triển khai đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập và Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 8Kế hoạch 3822/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 1Thông tư 22/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Kế hoạch 278/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quy định về đánh giá, xếp loại "Đơn vị học tập" trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 317/QĐ-UBND năm 2021 về hướng dẫn đánh giá, chấm điểm, xếp loại đơn vị học tập trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 4Hướng dẫn 227/HD-UBND năm 2021 về đánh giá, chấm điểm, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 5Hướng dẫn 494/HD-UBND năm 2021 về đánh giá, xếp loại đơn vị học tập do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 6Hướng dẫn 9907/HD-UBND năm 2021 thực hiện đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 7Công văn 4384/UBND-VX năm 2021 hướng dẫn đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 8Quyết định 951/QĐ-UBND năm 2022 hướng dẫn triển khai đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập và Bộ tiêu chí đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
- 9Kế hoạch 3822/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
Kế hoạch 103/KH-UBND năm 2021 thực hiện việc đánh giá, xếp loại Đơn vị học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 103/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/04/2021
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Chử Xuân Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra