Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 10/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 19 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KIỂM TRA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2021

Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 trên địa bàn tỉnh với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Kịp thời phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành không bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật để xử lý theo quy định.

b) Bảo đảm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh được thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương.

c) Nâng cao vai trò, trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương của các cơ quan, đơn vị trong việc xây dựng, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

2. Yêu cầu

a) Công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, kịp thời, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và đúng nội dung theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

b) Kịp thời xử lý các văn bản quy phạm pháp luật không phù hợp theo đúng quy định của pháp luật.

c) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tự kiểm tra, kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thực hiện tự kiểm tra 100% văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong năm 2021

a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp

b) Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị liên quan.

c) Thời gian thực hiện: sau khi văn bản được ban hành hoặc khi nhận được yêu cầu, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Kiểm tra theo thẩm quyền đối với các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành

a) Đối tượng kiểm tra: Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Tam Điệp, huyện Gia Viễn và huyện Kim Sơn ban hành.

b) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

c) Cơ quan phối hợp: các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

d) Thời gian thực hiện: Quý III năm 2021.

3. Kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực

a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.

b) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan.

c) Thời gian thực hiện: Quý III, IV năm 2021.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tư pháp

a) Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra văn bản theo thẩm quyền do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành đang còn hiệu lực thi hành. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp về kết quả thực hiện.

b) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực và quyết định thành lập Đoàn kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện kiểm tra văn bản theo chuyên đề, ngành, lĩnh vực quy định tại Khoản 3 Mục II Kế hoạch (nếu cần thiết) và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện.

2. Các sở, ban, ngành

Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành liên quan đến lĩnh vực thuộc quản lý của ngành.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Kịp thời cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp với Sở Tư pháp trong việc kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật do địa phương ban hành.

b) Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật tại địa phương và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp).

c) Kiểm tra văn bản theo chuyên đề (nếu cần thiết); tập trung kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành còn hiệu lực thi hành.

d) Thực hiện nghiêm túc việc gửi văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành về Sở Tư pháp để kiểm tra theo quy định.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của các cơ quan, đơn vị và các nguồn khác theo quy định của pháp luật./.

 


Nơi nhận:
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành;
- UBND các huyện, thành phố;
- Lưu: VT, VP1A, VP7.
LQ_VP7_KHTP_2021

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Song Tùng

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 10/KH-UBND về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình năm 2021

  • Số hiệu: 10/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 19/01/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
  • Người ký: Trần Song Tùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/01/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản