- 1Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Công văn 8468/BNN-TY năm 2017 về xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản, triển khai Kế hoạch giám sát dịch bệnh Quốc gia năm 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/KH-UBND | Hòa Bình, ngày 11 tháng 01 năm 2018 |
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Thú y, ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;
Thực hiện Công văn số 8468/BNN-TY ngày 09/10/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản, triển khai Kế hoạch giám sát dịch bệnh Quốc gia năm 2018;
Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản hạn chế thiệt hại cho người nuôi, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2018 trên địa bàn tỉnh, với những nội dung sau:
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về tác hại của dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản; trách nhiệm của người nuôi, các cấp chính quyền trong việc bảo vệ nguồn lợi và công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
- Giám sát dịch bệnh, quan trắc và xử lý môi trường, phân tích biến động về ô nhiễm môi trường để dự báo và cảnh báo những ảnh hưởng của bệnh xảy ra đối với các vùng nuôi trồng thủy sản trên toàn tỉnh.
- Chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch; hạn chế tối đa thiệt hại khi dịch bệnh xảy ra.
2. Yêu cầu
Công tác phòng, chống dịch phải thực hiện đồng bộ, nhanh gọn, triệt để, nhằm phát hiện sớm các ổ dịch, không để dịch lây lan trên diện rộng, đảm bảo môi trường nuôi trồng thủy sản sạch bệnh. Trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng giữa các vùng nuôi và kết quả điều tra ổ dịch, thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng vùng có dịch đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, thực hiện khoanh vùng kiểm soát chặt chẽ ổ dịch, xử lý hiệu quả và tổng hợp báo cáo theo quy định.
1. Giám sát dịch bệnh động vật thủy sản
a) Giám sát chủ động
- Công tác giám sát thực hiện chủ yếu với thủy sản nuôi như: Cá Lăng, cá Rô phi đơn tính, cá Riêu hồng, cá Chép, cá Trắm cỏ...tại các cơ sở sản xuất, khu ương nuôi giống, khu nuôi tập trung, các khu vực nuôi cá lồng, bè (2 lần/năm).
- Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên cá: Bệnh do vi rút; bệnh do vi khuẩn (Aeromonas, Pneudomonas, Streptococcus, bệnh nấm nước ngọt, ký sinh trùng... trên cá Chép, Trắm cỏ, Rô phi đơn tính... 2 lần/năm).
- Kiểm tra các chỉ tiêu thủy lý, thủy hóa trong môi trường ao nuôi phục vụ công tác cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản và cảnh báo dịch bệnh thủy sản (nhiệt độ, pH, DO, COD, BOD5, NH4+, NO2-Fe, Cu, Zn, Cr, Mn, độ kiềm, NH3, H2S, tảo, vi khuẩn...) tại các điểm sản xuất và ương nuôi cá giống; các khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại vùng Thượng lưu và Hạ lưu Sông Đà (thực hiện 2 lần/năm).
b) Giám sát bị động
Thực hiện kiểm tra, giám sát khi có thông tin dịch bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm để gửi xét nghiệm xác định, bệnh hỗ trợ công tác chẩn đoán, báo cáo diễn biến dịch bệnh và hướng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp bao vây khống chế kịp thời; huy động hóa chất, vật tư khử trùng triệt để các khu vực xảy ra dịch bệnh.
c) Xử lý kết quả giám sát
Thực hiện xử lý, khống chế dịch bệnh theo đúng quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản. Công tác tiếp nhận thông tin dịch bệnh, tiến hành điều tra và xử lý, khống chế dịch bệnh đảm bảo nhanh chóng, xử lý ổ dịch triệt để, tránh lây lan đối với các loại dịch bệnh nguy hiểm thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch.
2. Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch
a) Điều tra ổ dịch
Khi nhận được thông tin báo cáo về tình hình dịch bệnh, cán bộ thú y huyện có trách nhiệm đến cơ sở nuôi để thực hiện điều tra ổ dịch, xác định nguyên nhân, báo cáo tình hình đến cơ quan cấp trên theo quy định tại Điều 13, Chương III, Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch
- Chủ cơ sở nuôi, người phát hiện động vật thủy sản mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, chết do bệnh hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân, hoặc chết nhiều do môi trường, thời tiết có trách nhiệm báo cho nhân viên thú y xã và chính quyền địa phương hoặc cơ quan thú y gần nhất để được tư vấn, lấy mẫu chẩn đoán xác minh dịch bệnh. Đồng thời phải chấp hành các hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương trong quá trình xử lý ổ dịch bệnh theo quy định.
- Cách ly động vật mẫn cảm với mầm bệnh, hạn chế các tác nhân làm lây lan dịch bệnh, sử dụng các loại hóa chất (có trong danh mục được phép lưu hành) để vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường ao nuôi, phương tiện, dụng cụ nuôi, nước thải, chất thải và áp dụng các biện pháp vệ sinh cần thiết khác để xử lý ổ dịch và thủy sản nhiễm bệnh, chủ cơ sở nuôi thu hoạch thủy sản trong vùng dịch phải thực hiện theo hướng dẫn và có sự giám sát của cơ quan chuyên môn.
- Thực hiện cho phép thu hoạch đối với thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm có thể sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi hoặc các mục đích khác.
- Thực hiện chữa bệnh đối với thủy sản bị mắc bệnh (Chi cục Chăn nuôi và Thú y xác định có thể điều trị và chủ cơ sở nuôi có nhu cầu điều trị), phối hợp với chính quyền địa phương giám sát và báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh thủy sản trong quá trình điều trị.
- Thực hiện tiêu hủy đối với thủy sản theo quy trình, hướng dẫn và có sự giám sát của các cơ quan chuyên môn theo quy định.
- Thực hiện khử trùng nguồn nước ao nuôi, môi trường nuôi, dụng cụ, lồng, bè nuôi, xử lý nền đáy, diệt giáp xác và các vật chủ trung gian truyền bệnh bằng hóa chất, đảm bảo không còn mầm bệnh, dư lượng hóa chất và bảo đảm vệ sinh môi trường. Những người tham gia chống dịch phải thực hiện mang bảo hộ, vệ sinh cá nhân để hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường và cơ sở nuôi khác.
3. Dự trù vật tư, hóa chất, kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống, hỗ trợ cho chủ cơ sở nuôi khi công bố dịch và cả khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch (theo phụ biểu đính kèm)
4. Dự trù các trang thiết bị cần đầu tư, bổ sung, hiệu chỉnh để phục vụ công tác chẩn đoán xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu (theo phụ biểu đính kèm)
a) Kiểm dịch giống
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện nghiêm chế độ kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển theo quy định tại Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
- Tăng cường công tác kiểm dịch động vật thủy sản giống, không để thủy sản giống chưa kiểm dịch lưu thông, vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ trên địa bàn.
- Các cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh phải thực hiện khai báo kiểm dịch giống thủy sản bố, mẹ với cơ quan quản lý Nhà nước và phải thực hiện việc kiểm dịch con giống trước khi xuất bán.
b) Kiểm tra vệ sinh thú y:
Chi cục Chăn nuôi và Thú y thực hiện thành lập đoàn kiểm tra đánh giá và cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản theo hình thức tập trung.
c) Kiểm tra việc quản lý, kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường thuốc thú y, vắc xin, hóa chất
Chi cục Chăn nuôi và Thú y định kỳ hoặc đột xuất thực hiện kiểm tra các cơ sở quản lý, kinh doanh, sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, chất xử lý cải tạo môi trường thuốc thú y, vắc xin, hóa chất trong lĩnh vực thủy sản theo quy định.
- Đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến về Luật Thú y; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh; về kỹ thuật, kinh nghiệm trong phòng, chống dịch bệnh trên các đối tượng nuôi đến tất cả các vùng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thủy sản thực hiện cam kết: không dấu dịch bệnh; không vứt xác thủy sản chết ra môi trường; không xả thải nước từ ao nuôi bị bệnh ra môi trường; thường xuyên vệ sinh lồng, những công cụ nuôi trước và sau khi sử dụng; sử dụng thuốc thú y thủy sản, hóa chất, chế phẩm sinh học, cải tạo môi trường nuôi theo quy định.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y căn cứ Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2018. Tổ chức triển khai, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn toàn tỉnh.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có nuôi trồng thủy sản và các ngành chức năng có liên quan, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn và triển khai thực hiện tốt nội dung kế hoạch này; phân tích và nhận định tình hình dịch bệnh, đánh giá các biện pháp phòng, trị bệnh đã triển khai và đưa ra những điều chỉnh phù hợp và hiệu quả, tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có nuôi trồng thủy sản
- Căn cứ kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt, UBND các huyện, thành phố (gọi chung là huyện) chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), các chủ cơ sở nuôi thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy trình về công tác phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản. Tổ chức triển khai kế hoạch của UBND tỉnh, xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản của huyện.
3. Ủy ban nhân dân các xã: Chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc tổ chức thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêu hủy, vệ sinh tiêu độc khử trùng theo hướng dẫn, giám sát của cơ quan thú y trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý. Theo dõi, giám sát chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh, kịp thời báo cáo với Trạm Chăn nuôi và Thú y khi có dấu hiệu dịch bệnh. Triển khai lực lượng phòng, chống dịch bệnh kịp thời nhằm khống chế, bao vây dịch bệnh khi còn ở diện hẹp.
4. Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và nuôi trồng thủy sản chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho thủy sản nuôi tại Kế hoạch này; tuân thủ mùa vụ thả nuôi theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; tuân thủ theo đúng quy trình trong việc chuẩn bị hệ thống nuôi, quản lý chất lượng nước và chăm sóc sức khỏe đảm bảo hạn chế tối đa mầm bệnh và giảm thiểu các chất độc hại cho thủy sản nuôi; chỉ được phép sử dụng thức ăn, chế phẩm sinh học, kháng sinh, hóa chất nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố. Chỉ sử dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch của cơ quan thú y. Hợp tác với các cơ quan chức năng trong việc lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu môi trường, dịch bệnh. Báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh cho cán bộ Chăn nuôi và Thú y để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn) để phối hợp xử lý kịp thời./.
| KT. CHỦ TỊCH |
(Kèm theo Kế hoạch số: 02/KH-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Đơn vị tính: Đồng
Stt | Nội dung | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Ghi chú |
I | Quan trắc môi trường |
|
|
| 58.138.000 |
|
1 | Nhiệt độ | Mẫu | 30 | 22.700 | 681.000 |
|
2 | pH | Mẫu | 30 | 22.700 | 681.000 |
|
3 | DO | Mẫu | 30 | 53.000 | 1.590.000 |
|
4 | COD | Mẫu | 30 | 97.300 | 2.919.000 |
|
5 | BOD5 | Mẫu | 30 | 66.000 | 1.980.000 |
|
6 | NH4+ | Mẫu | 30 | 72.800 | 2.184.000 |
|
7 | NO2- | Mẫu | 30 | 103.500 | 3.105.000 |
|
8 | Kim loại nặng (Fe,Cu,Zn,Cr,Mn) | Mẫu | 30 | 144.600 | 4.338.000 |
|
9 | Độ kiềm | Mẫu | 30 | 62.000 | 1.860.000 |
|
10 | NH3 | Mẫu | 30 | 74.000 | 2.220.000 |
|
11 | H2S | Mẫu | 30 | 74.000 | 2.220.000 |
|
12 | Tảo | Mẫu | 30 | 190.000 | 5.700.000 |
|
13 | Vi khuẩn Aeromonas.sp tổng số | Mẫu | 30 | 74.000 | 2.220.000 |
|
14 | Vi khuẩn Pseudomonas.sp tổng số | Mẫu | 30 | 74.000 | 2.220.000 |
|
15 | Vi khuẩn Streptococus. Sp tổng số | Mẫu | 30 | 74.000 | 2.220.000 |
|
16 | Thú y viên tại các vùng nuôi (thuộc các xã) lấy mẫu (1 công/vùng/lần lấy mẫu x 15 vùng nuôi x 2 lần) | Công | 30 | 100.000 | 3.000.000 |
|
17 | Chi phụ cấp cán bộ Thú y lấy mẫu ( 2 công/vùng/lần lấy mẫu x 15 vùng nuôi x 2 lần) | Công | 60 | 100.000
| 6.000.000 |
|
18 | Dụng cụ đựng mẫu và bảo quản mẫu (thùng xốp, chai nhựa...) |
|
|
| 2.000.000 |
|
19 | Vận chuyển mẫu (2lần/năm) | Chuyến | 2 | 3.000.000 | 6.000.000 |
|
20 | Chi khác: Photo danh sách, thuê thuyền lấy mẫu... |
|
|
| 5.000.000 |
|
II | Giám sát dịch bệnh |
|
|
| 178.440.000 |
|
1 | Giám sát định kỳ dịch bệnh tại các vùng nuôi trồng thủy sản (1mẫu/cơ sở/vùng x 15 vùng x 2 lần/ năm) |
|
|
| 73.440.000 |
|
- | Bệnh do vi rút ( phương pháp RT-PCR) | Mẫu | 30 | 542.000 | 16.260.000 |
|
- | Bênh do vi khuẩn Aeromonas | Mẫu | 30 | 498.000 | 14.940.000 |
|
- | Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas | Mẫu | 30 | 392.000 | 11.760.000 |
|
- | Bệnh do Streptococus | Mẫu | 30 | 392.000 | 11.760.000 |
|
- | Bệnh nấm nước ngọt | Mẫu | 30 | 126.000 | 3.780.000 |
|
- | Bệnh ký sinh trùng | Mẫu | 30 | 498.000 | 14940.000 |
|
2 | Kinh phí đi thu mẫu |
|
|
| 105.000.000 |
|
- | Công cộng tác viên tại các vùng nuôi (thuộc các xã) lấy mẫu (1 công/vùng/lần lấy mẫu x 15 vùng nuôi x 2 lần) | Công | 30 | 100.000 | 3.000.000 |
|
- | Công cán bộ Chi cục Thủy sản lấy mẫu (2công/vùng/lần lấy mẫu x 15 vùng nuôi x 2 lần) | Công | 30 | 100.000 | 3.000.000 |
|
- | Công Thú y xã kiểm tra và giám sát diễn biến dịch bệnh theo từng vùng nuôi (1 công/vùng/lần lấy mẫu x 15 vùng nuôi x 2 lần) | Công | 30 | 100.000 | 3.000.000 |
|
- | Công cán bộ kỹ thuật Chi cục Chăn nuôi và Thú y kiểm tra và giám sát diễn biến dịch bệnh theo từng vùng nuôi (1 công/vùng/lần lấy mẫu x 15 vùng nuôi x 2 lần) | Công | 30 | 100.000 | 3.000.000 |
|
- | Dụng cụ đựng mẫu và bảo quản mẫu (thùng xốp, chai nhựa...) |
| 30 |
| 4.000.000 |
|
- | Thuê xe đi kiểm tra, giám sát, thu mẫu (15 vùng x 2 lần x 1.500.000đ/lần) | Lượt | 30 | 1.500.000 | 45.000.000 |
|
- | Thuê thuyền đi kiểm tra, giám sát, thu mẫu (9 điểm vùng hồ x 2 lần x 1.000.000đ/lần) | Lượt | 18 | 1.000.000 | 18.000.000 |
|
- | Thuê xe thu mẫu và chuyển mẫu thủy sản (1 chuyến/lần x 2 lần/năm) | Chuyến | 2 | 3.000.000 | 6.000.000 |
|
- | Mua mẫu cá để phân tích | Mẫu | 100 | 200.000 | 20.000.000 |
|
Ill | Kiểm tra, xử lý dịch bệnh khi dịch bệnh xảy ra |
|
|
| 830.000.000 |
|
1 | Hóa chất xử lý hệ thống kênh mương, ao, hồ và dập dịch | Kg | 1.000 | 100.000 | 100.000.000 |
|
2 | Hóa chất xử lý lồng nuôi | Kg | 1.500 | 100.000 | 150.000.000 |
|
3 | Thuốc xử lý ao hồ | Kg | 200 | 150.000 | 30.000.000 |
|
4 | Thuốc xử lý treo lồng | Kg | 1.000 | 250.000 | 250.000.000 |
|
5 | Thuốc KN-04-12 | Kg | 100 | 200.000 | 20.000.000 |
|
6 | Chi phụ cấp cho cán bộ thực hiện phòng chống dịch (30 người x 4 ngày thứ 7, chủ nhật x 200.000đ/người/ngày) | Ngày | 120 | 200.000 | 24.000.000 |
|
7 | Chi phụ cấp cho cán bộ thực hiện phòng chống dịch (30 người x 22 ngày x 1.000.000đ/người/ngày) | Ngày | 660 | 100.000 | 66.000.000 |
|
8 | Khử trùng, cải tạo lại ao nuôi bị bệnh | Ha | 50 | 2.000000 | 100.000.000 |
|
10 | Khẩu trang, găng tay, ủng, quần áo bảo hộ... | Bộ | 300 | 300.000 | 90.000.000 |
|
IV | Phòng chống dịch khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố |
|
|
| 192.700.000 |
|
1 | Thuốc xử lý | Kg |
|
| 159.700.000 |
|
- | Thuốc xử lý treo lồng | Kg | 200 | 250.000 | 50.000.000 |
|
- | Thuốc xử lý cho ao nuôi | Kg | 50 | 150.000 | 7.500.000 |
|
- | Hóa chất xử lý hệ thống kênh mương, ao, hồ | Kg | 300 | 100.000 | 30.000.000 |
|
- | Hóa chất xử lý lồng nuôi | Kg | 200 | 100.000 | 20.000.000 |
|
- | Chi phụ cấp cho cán bộ thực hiện phòng chống dịch (10 người x 4 ngày thứ 7, chủ nhật x 200,000đ/người/ngày) | Ngày | 40 | 200.000 | 8.000.000 |
|
- | Chi phụ cấp cho cán bộ thực hiện phòng chống dịch (10 người x 22 ngày x 100,000đ/người/ngày) | Ngày | 220 | 100.000 | 22.000.000 |
|
- | Chi phí thuê thuyền đi các xã vùng hồ | Chuyến | 10 | 1.500.000 | 15.000.000 |
|
- | Chi phí xăng xe kiểm tra ổ dịch | Lít | 400 | 18.000 | 7.200.000 |
|
2 | Kinh phí đi thu mẫu |
|
|
| 33.000.000 |
|
- | Bộ test các yếu tố môi trường | Bộ | 30 | 400.000 | 12.000.000 |
|
- | Cân điện tử | Cái | 1 | 10.000.000 | 10 000.000 |
|
- | Hóa chất cố định mẫu | Lít | 20 | 100.000 | 2.000.000 |
|
- | Lọ thu mẫu | Lọ | 100 | 10.000 | 1.000.000 |
|
- | Hộp bảo quản đựng mẫu | Hộp | 5 | 400.000 | 1.000.000 |
|
- | Khay dựng mẫu | Cái | 5 | 200.000 | 1.000.000 |
|
- | Dụng cụ bảo hộ (găng tay, ủng, khẩu trang, dung dịch rửa tay diệt khuẩn) |
|
|
| 5.000.000 |
|
Tổng cộng |
|
|
| 1.259.278.000 |
|
- 1Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản nuôi tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020
- 2Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản năm 2018 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 3Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018
- 4Quyết định 195/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 5Quyết định 46/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2018
- 1Luật thú y 2015
- 2Thông tư 04/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống bệnh động vật thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 879/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh trên động vật thủy sản nuôi tỉnh An Giang giai đoạn 2017-2020
- 5Công văn 8468/BNN-TY năm 2017 về xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh thủy sản, triển khai Kế hoạch giám sát dịch bệnh Quốc gia năm 2018 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Kế hoạch 99/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh động vật, thủy sản năm 2018 trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 7Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2017 về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018
- 8Quyết định 195/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 9Quyết định 46/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phòng, chống dịch động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh năm 2018
Kế hoạch 02/KH-UBND về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản năm 2018 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 02/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 11/01/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định