Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/KH-UBND | Tiền Giang, ngày 04 tháng 01 năm 2017 |
Trong những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; các sở, ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tình hình trò chơi điện tử “Game bắn cá” thu hút rất đông người đến tham gia (phần lớn là học sinh, sinh viên và thanh thiếu niên). Rất nhiều vụ người tham gia trò chơi điện tử game bắn cá thua hàng chục triệu đồng, gây bức xúc trong quần chúng nhân dân nhưng chưa được xử lý, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
Qua khảo sát, hiện nay toàn tỉnh có 661 tụ điểm kinh doanh trò chơi “Game bắn cá”, đăng ký kinh doanh hoạt động trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố. Hầu hết các máy game đều không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhiều cơ sở kinh doanh vi phạm các quy định về địa điểm kinh doanh, thời gian hoạt động, lợi dụng “Game bắn cá” để hoạt động cờ bạc…
Nguyên nhân do trò chơi điện tử “Game bắn cá” là loại trò chơi mới, có thưởng điểm và được quy đổi thành tiền nên thu hút nhiều người tham gia, dễ biến tướng thành cờ bạc; ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế; công tác quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh trò chơi này chưa chặt chẽ; việc kiểm tra, xử lý vi phạm của các ngành chức năng chưa thường xuyên; công tác phòng ngừa, đấu tranh với các đối tượng lợi dụng hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật của cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn…
Để khắc phục tình trạng trên, góp phần đảm bảo tình hình an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch phòng ngừa, xử lý hành vi kinh doanh, tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá” trái pháp luật trên địa bàn Tiền Giang, với các nội dung như sau:
1. Tăng cường công tác quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá”, để tạo môi trường lành mạnh, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân.
2. Triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng ngừa, xử lý các đối tượng lợi dụng việc kinh doanh, tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá” vi phạm pháp luật, làm mất an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.
3. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã nêu cao tinh thần trách nhiệm, phối hợp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được phân công, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh.
II. ĐỐI TƯỢNG, TUYẾN, ĐỊA BÀN CẦN TẬP TRUNG KIỂM TRA, XỬ LÝ
1. Đối tượng
- Các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, quản lý dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá”.
- Các đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên thường xuyên tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá”.
- Đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi đánh bạc thường xuyên tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá”.
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lắp ráp thiết bị máy “Game bắn cá”.
2. Tuyến, địa bàn tập trung
- Các địa bàn, khu vực kinh doanh dịch vụ “Game bắn cá”.
- Địa bàn khu vực bến xe, bến tàu, nơi tập kết máy, thiết bị lắp ráp máy “Game bắn cá”.
- Các tuyến vận tải đường bộ, đường thủy từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh về Tiền Giang.
III. BIỆN PHÁP CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
1. Về công tác tuyên truyền
- Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng những quy định của pháp luật về quản lý trò chơi điện tử; các hành vi vi phạm pháp luật biến tướng bởi trò chơi điện tử “Game bắn cá”; tình hình, kết quả kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng để mọi người biết, tự giác chấp hành.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử “Game bắn cá” cam kết chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên hạn chế tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá”, đặc biệt không tổ chức, tham gia đánh bạc.
2. Tăng cường công tác quản lý dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá”
- Việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá” phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục hồ sơ đăng ký theo quy định.
- Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá”, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức kiểm tra toàn diện các cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá” trên địa bàn tỉnh. Thành phần Đoàn kiểm tra cấp tỉnh gồm đại diện lãnh đạo các phòng nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh (Trưởng đoàn), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Phó Trưởng đoàn) và thành viên là: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Cục thuế tỉnh. Thành phần Đoàn kiểm tra cấp huyện: tùy tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập.
+ Nội dung kiểm tra: Nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa (máy “Game bắn cá”); giấy đăng ký kinh doanh; địa điểm, thời gian hoạt động; việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế; ngành, nghề hoạt động theo giấy Chứng nhận kinh doanh…
+ Tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến việc kinh doanh, tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá”.
- Theo dõi, nắm tình hình liên quan đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh máy “Game bắn cá”, thiết bị lắp ráp máy để tổ chức tuần tra kiểm soát, kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Triển khai các biện pháp xử lý hành vi tổ chức, tham gia đánh bạc dưới hình thức trò chơi điện tử “Game bắn cá”
- Tổ chức khảo sát, lập danh sách từng cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá” trên địa bàn tỉnh. Căn cứ vào tình hình, hoạt động của từng cơ sở, tiến hành phân loại, theo dõi, định kỳ tổ chức kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tổng rà soát, lập danh sách các đối tượng (thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên) thường xuyên tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá”; các đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi đánh bạc thường xuyên tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá” để có biện pháp quản lý, giáo dục.
- Triển khai các biện pháp, công tác phòng ngừa, xử lý các đối tượng kinh doanh, tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá” có biểu hiện nghi vấn tổ chức đánh bạc, gá bạc, tham gia đánh bạc.
- Tổ chức điều tra làm rõ, xử lý nghiêm các trường hợp tổ chức đánh bạc, gá bạc, đánh bạc dưới hình thức tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá”.
(Đính kèm hướng dẫn xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử “Game bắn cá”)
1. Công an tỉnh
- Tổ chức tổng rà soát, lập danh sách từng cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá” trên địa bàn tỉnh. Căn cứ tình hình, hoạt động của từng cơ sở, tiến hành phân loại, phân cấp quản lý, theo dõi và thường xuyên tổ chức phối hợp các ngành có liên quan kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tổng rà soát, lên danh sách các đối tượng (thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên) thường xuyên tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá”; các đối tượng có tiền án, tiền sự về hành vi đánh bạc tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá” để có biện pháp quản lý, giáo dục.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, xử lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi “Game bắn cá” có biểu hiện nghi vấn tổ chức đánh bạc, gá bạc, tham gia đánh bạc. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm thì kiên quyết xử lý trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Chủ động đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án, phối hợp Viện Kiểm sát, Tòa án cùng cấp đề xuất xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Theo dõi, nắm tình hình liên quan đến các đối tượng kinh doanh máy “Game bắn cá”, thiết bị lắp ráp; phối hợp các ngành chức năng tăng cường tuần tra kiểm soát trên các tuyến giao thông, khu vực bến xe, bến tàu, nơi tập kết máy “Game bắn cá”; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, mua bán máy, thiết bị lắp ráp máy “Game bắn cá” không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Kiểm tra xử lý nghiêm máy “Game bắn cá” đang hoạt động kinh doanh nhưng không có chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ theo hướng dẫn của Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, Tư pháp - Bộ Công an.
- Chủ trì thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp tỉnh, tổ chức kiểm tra toàn diện các cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá” trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan, Công an các địa phương bảo quản và xử lý tang vật vi phạm hành chính máy “Game bắn cá” theo quy định của pháp luật.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá”; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chỉ đạo tiếp nhận hồ sơ thành lập doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá” phải xem xét, kiểm tra chặt chẽ, đúng theo quy định của pháp luật. Trường hợp cần xác minh thêm thông tin về nhân thân của người đăng ký kinh doanh thì liên hệ với Công an các huyện, thành phố, thị xã (Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) để xác minh, bổ sung.
- Cung cấp thông tin liên quan đến doanh nghiệp đăng ký ngành, nghề kinh doanh trò chơi điện tử cho các cơ quan chức năng khi có yêu cầu.
- Phối hợp các sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử, trường hợp vi phạm thì xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
4. Cục Thuế tỉnh: Phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, lệ phí đối với doanh nghiệp, hộ gia đình kinh doanh trò chơi điện tử “Game bắn cá” theo quy định của pháp luật.
5. Sở Tài chính: Phối hợp các ngành có liên quan tham gia Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính (máy “Game bắn cá”) phục vụ xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật để làm căn cứ xác định khung hình phạt tiền và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Nghiên cứu bố trí kinh phí cho Đoàn kiểm tra liên ngành để thực hiện nhiệm vụ.
6. Sở Công Thương: Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường phối hợp với các ngành có liên quan tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân kinh doanh máy “Game bắn cá”, kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá” trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Trường Đại học, Cao đẳng: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, chương trình phát thanh thông tin của trường, tổ chức giáo dục học sinh, sinh viên tự giác chấp hành pháp luật, hạn chế tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá”, tuyệt đối không tham gia cờ bạc núp bóng dưới hình thức trò chơi điện tử “Game bắn cá”.
8. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình Tiền Giang, Báo Ấp Bắc: Xây dựng, phát sóng, đưa tin, bài tuyên truyền quy định của pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử “Game bắn cá”; các hành vi vi phạm pháp luật; tình hình, kết quả kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng để mọi người biết, tự giác chấp hành.
9. Đề nghị Tỉnh đoàn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh hạn chế tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá”, tuyệt đối không tham gia đánh bạc núp bóng dưới hình thức “Game bắn cá”.
10. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Toà án nhân dân tỉnh chủ động phối hợp Công an tỉnh hướng dẫn xử lý các vụ án cờ bạc liên quan đến “Game bắn cá”. Chỉ đạo Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cấp huyện phối hợp lực lượng Công an sớm hoàn chỉnh hồ sơ đưa ra truy tố, xét xử các vụ án đánh bạc, tổ chức đánh bạc dưới hình thức trò chơi điện tử “Game bắn cá” nhằm giáo dục, răn đe chung trong cộng đồng.
11. Các sở, ngành, đoàn thể tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên tự giác chấp hành pháp luật; vận động gia đình, người thân hạn chế tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá”, không tham gia đánh bạc núp bóng dưới hình thức trò chơi điện tử “Game bắn cá”.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành cấp huyện kiểm tra toàn diện các cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá” trên địa bàn quản lý. Trước khi tiến hành kiểm tra phải gởi kế hoạch, quyết định, lịch kiểm tra về Công an tỉnh theo dõi, phối hợp kiểm tra nhằm tránh trùng lắp.
- Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch tổ chức đăng ký, cấp giấy kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử “Game bắn cá” trên địa bàn phụ trách đảm bảo chặt chẽ, đúng theo quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm pháp luật trong kinh doanh, tham gia trò chơi “Game bắn cá”; vận động nhân dân mạnh dạn tố giác các hành vi vi phạm trong kinh doanh, tham gia trò chơi điện tử game bắn cá đến cấp có thẩm quyền để kịp thời xử lý; tổ chức kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo thẩm quyền.
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân các quy định về trò chơi điện tử “Game bắn cá”, các hành vi vi phạm pháp luật để biết, chủ động phòng ngừa. Tăng cường tuyên truyền trên Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, thành phố, thị xã và Đài Truyền thanh các xã, phường, thị trấn; tuyên truyền định kỳ tại trường học, khu dân cư, nhóm thanh thiếu niên.
1. Căn cứ kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc; sau mỗi đợt kiểm tra phải báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để theo dõi.
Trước mắt, khẩn trương tổ chức kiểm tra và báo cáo kết quả trước Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017.
2. Giao Công an tỉnh phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch giúp Ủy ban nhân dân tỉnh theo dõi việc triển khai thực hiện; thường xuyên tổng hợp tình hình, kết quả, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh để theo dõi, chỉ đạo.
Riêng đợt kiểm tra trước Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, Công an tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chậm nhất là ngày 23/01/2017 (ngày 26 tháng Chạp năm Bính Thân).
3. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Công an tỉnh) để chỉ đạo giải quyết kịp thời./.
| KT. CHỦ TỊCH |
XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH, THAM GIA TRÒ CHƠI ĐIỆN TỬ “GAME BẮN CÁ”
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 02/KH-UBND ngày 04/01/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
1. Đối với hàng hóa nhập khẩu (máy “game bắn cá”) đang lưu thông trên thị trường (gồm bày bán, vận chuyển trên đường, để tại kho, bến, bãi, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc địa điểm khác) mà không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ kèm theo nhưng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn: “Áp dụng Điều 17, Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ). Hình thức xử phạt chính: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng (tùy vào giá trị hàng hóa); hình thức phạt bổ sung: tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…”.
2. Đối với hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu; chủ kho tàng, bến, bãi nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu; người có hành vi cố ý giao hàng hóa nhập lậu: “Áp dụng khoản 3 Điều 17, Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ). Hình thức xử phạt chính: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000.000 đồng (tùy vào giá trị hàng hóa); hình thức phạt bổ sung: tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm; tịch thu phương tiện vận tải đối với hành vi vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…”.
3. Đối với hàng hóa (máy bắn cá) đang lưu thông trên thị trường mà không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa: “Áp dụng Điều 21, Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ). Hình thức xử phạt chính: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 80.000.000 đồng (tùy vào giá trị hàng hóa); hình thức phạt bổ sung: tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…”.
4. Đối với hành vi kinh doanh (game bắn cá) không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: “Áp dụng khoản 1 Điều 6, Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ). Hình thức xử phạt chính: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng”.
5. Đối với hành vi hoạt động kinh doanh (game bắn cá) dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định: “Áp dụng khoản 2 Điều 6, Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ). Hình thức xử phạt chính: phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng”.
6. Đối với hành vi hoạt động kinh doanh (game bắn cá) dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định: “Áp dụng khoản 3 Điều 6, Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 của Chính phủ). Hình thức xử phạt chính: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng”.
7. Đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử (game bắn cá) ở địa điểm cách trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông dưới 200 mét: “Áp dụng điểm a khoản 1 Điều 16, Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Hình thức xử phạt chính: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng”.
8. Đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử (game bắn cá) sau 22 giờ đến 08 giờ sáng: “Áp dụng Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Hình thức xử phạt chính: phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng”.
9. Người kinh doanh trò chơi điện tử (game bắn cá) có hành vi trốn thuế, gian lận thuế: “Áp dụng Điều 11, Nghị định 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Hình thức xử phạt chính: phạt tiền từ 01 lần đến 03 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế. Biện pháp khắc phục hậu quả: nộp số tiền trốn thuế, gian lận vào ngân sách nhà nước”.
10. Đối với hành vi chơi trò chơi điện tử (game bắn cá) có tính chất ăn thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp: “Áp dụng khoản 2 Điều 26, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình (xử phạt hành vi đánh bạc)”. Hình thức xử phạt chính: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có”.
11. Đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử (game bắn cá) có tính chất ăn thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp: “Áp dụng khoản 4 Điều 26, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình (xử phạt hành vi tổ chức đánh bạc). Hình thức xử phạt chính: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và tịch thu tiền do vi phạm hành chính mà có”.
12. Đối với hành vi chơi trò chơi điện tử (game bắn cá) có tính chất ăn thua bằng tiền hay hiện vật (mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp) có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc, gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự: “Áp dụng Điều 248 Bộ Luật hình sự năm 1999 và Điều 321 Bộ Luật hình sự năm 2015 (tội đánh bạc). Hình phạt: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”.
13. Đối với hành vi kinh doanh trò chơi điện tử (game bắn cá) có tính chất ăn thua bằng tiền hay hiện vật (mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp) với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc và gá bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự: “Áp dụng Điều 249 Bộ Luật hình sự năm 1999 và Điều 322 Bộ Luật hình sự năm 2015 (tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc). Hình phạt: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.
14. Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (máy game bắn cá) quá thời hạn tạm giữ, nếu người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng thì người ra quyết định tạm giữ tiến hành xử lý tang vật theo quy định của pháp luật (áp dụng khoản 4 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính) như: “Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ; trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo, niêm yết công khai, nếu người vi phạm không đến nhận thì người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính để xử lý theo quy định tại Điều 82 Luật xử lý vi phạm hành chính”./.
- 1Quyết định 04/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin điện tử trên Internet và trò chơi trực tuyến (game online) trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 2Quyết định 23/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý dịch vụ internet và trò chơi trực tuyến (online games) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 3Chỉ thị 22/2010/CT-UBND tăng cường quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi trực tuyến (game online) do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 4Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra định kỳ hàng năm đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 1Bộ Luật Hình sự 1999
- 2Quyết định 04/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin điện tử trên Internet và trò chơi trực tuyến (game online) trên địa bàn tỉnh Gia Lai do Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai ban hành
- 3Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 4Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
- 5Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo
- 6Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình
- 7Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 8Quyết định 23/2013/QĐ-UBND về Quy chế quản lý dịch vụ internet và trò chơi trực tuyến (online games) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 9Chỉ thị 22/2010/CT-UBND tăng cường quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và trò chơi trực tuyến (game online) do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 10Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- 11Bộ luật hình sự 2015
- 12Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2019 về kiểm tra định kỳ hàng năm đối với hoạt động kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
Kế hoạch 02/KH-UBND năm 2017 phòng ngừa, xử lý hành vi kinh doanh, tham gia trò chơi điện tử “Game bắn cá” trái pháp luật trên địa bàn Tiền Giang
- Số hiệu: 02/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 04/01/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Tiền Giang
- Người ký: Trần Thanh Đức
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/01/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra