Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ-TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 29/TT-LB

Hà Nội , ngày 25 tháng 12 năm 1991

 

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

CỦA BỘ Y TẾ, BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM SỐ 29/TT-LB NGÀY 25 THÁNG 12 NĂM 1991 BỔ SUNG MỘT SỐ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Căn cứ vào kết quả của đề tài nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp thuộc chương trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước 58A và đề tài cấp Bộ về bảo hộ lao động và tình hình thực tế ở Việt Nam, Liên Bộ Y tế, Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quy định bổ sung 8 bệnh nghề nghiệp sau đây vào Thông tư Liên Bộ số 08/TT-LB ngày 19-5-1976.

1. Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc

2. Bệnh xạm da

3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp

4. Bệnh bụi phổi bông

5. Bệnh lao nghề nghiệp

6. Bệnh viêm gan do virut nghề nghiệp

7. Bệnh do leptospira nghề nghiệp

8. Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitototuene).

Những công việc có thể làm cho người lao động mắc bệnh, các hội chứng của bệnh, thời gian bảo đảm, tỷ lệ mất khả năng lao động của mỗi bệnh theo phụ lục kèm theo Thông tư này.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc, khó khăn, các cấp, các ngành phản ánh về Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam để nghiên cứu, hướng dẫn giải quyết.

Bùi Ngọc Thanh

(Đã ký)

Nguyễn Văn Đàn

(Đã ký)

Nguyễn An Lương

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC BỆNH NGHỀ NGHIỆP BẢO HIỂM ĐƯỢC BỔ SUNG

1. Loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc:

Những công việc có thể gây bệnh:

Chế tạo ắc quy, luyện kim, sản xuất nến, xáp, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa, thuốc nổ, pháo hoa, diêm, keo dán, xi măng, đồ gốm, muối Crôm, bột màu, men sứ, thuỷ tinh, bản kẽm, cao su, gạch chịu lửa, xà phòng, hợp kim nhôm, thợ xây dựng, mạ điện, crôm...

Hội chứng bệnh

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ mất khả năng
lao động

1

2

3

- Loét da và niêm mạc:

 

 

+ Loét vách ngăn mũi

2 tháng

5-20%

+ Loét da

3 tháng

5-20%

- Viêm da tiếp xúc, chàm tiếp xúc chẩn đoán xác định dựa vào thử nghiệm da và tính chất tái phát của bệnh khi tiếp xúc lại

 

điều trị và
chuyển nghề

(+) Thời gian bảo đảm là thời gian phát sinh bệnh sau khi ngừng tiếp xúc.

2. Bệnh xạm da:

Những công việc có thể gây bệnh:

Khi tiếp xúc với: dầu hoả, dầu mazut, dầu nhờn, dầu xăng, benzen pharaphin, luyện cốc, nhựa than, acridin, anthracen nhựa đường, bitum creosat, hơi hydrocabua, bạc, chì, bức xạ iôn hoá chất lưu huỳnh, phenol, dầu đá phiến than đen, sa thạch, sản xuất cao su...

Hội chứng bệnh

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ mất khả năng
lao động

1

2

3

Xạm da khu trú từng vùng

2 năm

10 - 30%

Xạm da lan toả

2 năm

11 - 40%

3. Bệnh rung chuyển nghề nghiệp:

Tổn thương xương khớp và rối loạn vận mạch do sử dụng dụng cụ rung cầm tay.

Những công việc có thể gây bệnh:

- Thao tác với các loại dụng cụ hơi nén cầm tay như búa, dũi, búa tán vi vê, chầy đục phá khuôn, đúc khuôn, máy khoan đá...

- Sử dụng các máy chạy bằng động cơ nổ, loại cầm tay, như máy cưa, máy cắt cỏ.

- Tiếp xúc với các vật gây rung chuyền theo đường tay khác như tời khoan dầu khí, mài nhẵn các vật kim loại tỳ vật mài lên đá mài quay tròn...

Hội chứng bệnh

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ mất khả năng
lao động

1

2

3

- Hư khớp khuỷ, khớp cổ tay

1 năm

11-30%

- Hoại tử xương bán nguyệt

1 năm

11-30%

- Bệnh gia hư khớp xương thuyền

1 năm

11-30%

- Bệnh Raynaud nghề nghiệp: rối loạn thần kinh vận mạch ở các ngón, có kèm theo rối loạn cảm giác

30 ngày

21-40%

Việc chẩn đoán xác định dựa vào:

- Yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp.

- Hình ảnh X.quang, với các tổn thương hư khớp khuỷu, khớp cổ tay, các bệnh hoại tử xương cổ tay. - Nghiệm pháp lệnh dương tính.

4. Bệnh bụi phổi - bông (byssinosis):

Công việc có thể gây bệnh:

Lao động tiếp xúc với bụi bông trong việc xé bông, chải thô, làm sợi, bốc sợi, dệt sợi, vải, thu hoạch bông, tẽ hạt lấy bông... đối với bụi gai và đay: công việc cũng tương tự.

Hội chứng bệnh

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ mất khả năng
lao động

1

2

3

- Hội chứng bệnh "ngày thứ hai" về lâm sàng:

 

 

+ Thể C2 (+)

6 tháng

21-40%

+ Thể C3 (+)

1 năm

31-60%

Sự chẩn đoán xác định phải dựa vào chức năng hô hấp, với các thể bệnh F2 và F3

 

 

Đối với thể không hồi phục, cho hít thở khi dung, chất giãn phế quản, thể tích thở ra tối đa giây không trở về bình thường.

 

 

(+) Thể lâm sàng C2: Khó thở và tức ngực ở ngày lao động đầu tiên và các ngày khác trong tuần.

Thể lâm sàng C3: Như thể C2 nhưng có biến đổi chức năng hô hấp thường xuyên.

Thể F2: Biến đổi chức năng hô hấp, mãn tính, từ nhẹ đến trung bình.

Thể F3: Biến đổi chức năng hô hấp, mãn tính, từ trung bình đến nặng.

5. Bệnh lao nghề nghiệp:

Những công việc có thể gây bệnh:

Công việc phải tiếp xúc với súc vật bị bệnh lao hoặc mang vi khuẩn lao.

- Công việc trong lò sát sinh, các cửa hàng bán thịt.

- Các thao tác xử lý máu, xương, sừng, da súc vật.

- Công tác thú y.

- Công việc phải tiếp xúc với bệnh nhân lao.

- Công việc trong các phòng thí nghiệm vi khuẩn ở các bệnh viện lao. Công việc lấy bệnh phẩm: đờm, máu, phân, tiếp xúc với chất thải hoặc đồ đạc bị nhiễm bệnh...

Hội chứng bệnh

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ mất khả năng
lao động

1

2

3

- Bệnh lao da

6 tháng

21-40%

- Bệnh lao hạch

6 tháng

21-40%

- Lao màng hoạt dịch

1 năm

21-40%

- Lao xương khớp

1 năm

31-60%

- Lao màng phổi

6 tháng

31-60%

- Lao phổi

6 tháng

31-60%

Chẩn đoán xác định dựa vào lâm sàng, X quang, xét nghiệm vi sinh vật, giải phẫu bệnh lý... tuỳ theo các thể bệnh.

6. Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp:

Công việc có thể gây bệnh:

Phải tiếp xúc nghề nghiệp với bệnh nhân viêm gan do virut (VGVR, bệnh phẩm máu, và các vật phẩm ô nhiễm...

Hội chứng bệnh

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ mất khả năng
lao động

1

2

3

- Viêm gan do vi rút A và B

 

 

Chẩn đoán dựa vào lâm sàng, xét nghiệm men SGPT, xét nghiệm miễn dịch HBsAg

6 tháng

11-40%

- Xơ gan sau VGVR

6 tháng

31-100%

7. Bệnh do leptospira nghề nghiệp: Những công việc có thể gây bệnh:

- Công việc trong các hầm mỏ, hầm hào, hang hố, cống rãnh.

- Công việc trong lò sát sinh, đặc biệt là những người giết, mổ súc vật...

- Công việc trong các nhà máy sản xuất thịt, cá hộp, chế biến sữa và phomát.

- Công việc phải tiếp xúc với súc vật như: chăn nuôi, thú y.

- Công việc trong các nhà máy sản xuất bia, rượu.

- Công việc trong các hàng thịt, hàng cá.

- Công việc ở vùng đầm lầy, suối, ruộng, ao hồ.

- Công việc trong ngành lâm nghiệp: đào mương, kênh, làm thuỷ lợi.

Hội chứng bệnh

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ mất khả năng
lao động

1

2

3

Các thể bệnh sốt do leptospira Việc chẩn đoán xác định phải kết hợp với xét nghiệm huyết thanh đặc hiệu xác định chung leptospira gây bệnh.

21 ngày

11-30%

8. Bệnh nhiễm độc TNT (trinitrotluene):

Công việc có thể gây bệnh:

Nấu, đổ, câu, nhồi TNT vào quả đạn, bảo quản bao gói khối thuốc TNT, sản phẩm TNTA, khoan ép, móc zen quả đạn, nhựa TNT cạm TNT ở quả đạn, nghiền sàng, đập, sảy, TNT, nấu, lọc TNT bẩn để lấy TNT nguyên chất, xì nóng đạn, lựu đạn, mìn để lấy TNT, gắn bánh thuốc TNT phụ, bắn thử lựu đạn, mìn, dùng TNT trong bắn mìn phá đá, khai thác mỏ, làm đường... và các công việc khác có tiếp xúc với TNT.

Hội chứng bệnh

Thời gian bảo đảm

Tỷ lệ mất khả năng
lao động

1

2

3

+ Tổn thương máu và cơ quan tạo máu (hồng cầu số lượng dưới 3 triệu, huyết sắc tố dưới 10g%

1 năm

21-60%

+ Suy tuỵ

5 năm

61-100%

+ Tổn thương gan

 

 

- Viêm gan mạn thể tồn tại

2 năm

31-60%

- Viêm gan mạn thể tấn công

2 năm

31-80%

- Xơ gan

5 năm

61-100%

+ Đục nhân mắt 1 bên

+ Đục nhân mắt 2 bên

5 năm

Tuỳ tình trạng thị lực (tính như các bệnh
về mắt)

+ Tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá

5 năm

 

- Viêm loét dạ dày - tá tràng

2 năm

21-60%

- Viêm đại tràng mạn tính

2 năm

21-60%

+ Suy nhược thần kinh

1 năm

21-60%

Việc xác định chẩn đoán phải dựa vào yếu tố tiếp xúc, khám nghiệm lâm sàng, làm công thức máu, định lượng Hb, MetHb, tiêu thể Heinz, chụp X. quang dạ dày, định lượng men transaminaza...

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Joint circular No. 29/TT-LB of December 25, 1991, on adding some occupational diseases

  • Số hiệu: 29/TT-LB
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 25/12/1991
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Người ký: Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn An Lương, Nguyễn Văn Đàn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản