Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ Y TẾ – BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/2015/TTLT-BYT-BNV | Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2015 |
QUY ĐỊNH MÃ SỐ, TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP BÁC SĨ, BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG, Y SĨ
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Nghị định số 58/2014/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Bộ trưởng Bộ Y tế và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư liên tịch này quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ.
2. Thông tư liên tịch này áp dụng đối với viên chức là bác sĩ, bác sỹ y học dự phòng, y sĩ làm việc trong các cơ sở y tế công lập.
Điều 2. Mã số, phân hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ
1. Nhóm chức danh bác sĩ, bao gồm:
a) Bác sĩ cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.01.01
b) Bác sĩ chính (hạng II) Mã số: V.08.01.02
c) Bác sĩ (hạng III) Mã số: V.08.01.03
2. Nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:
a) Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.02.04
b) Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) Mã số: V.08.02.05
c) Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) Mã số: V.08.02.06
3. Chức danh y sĩ:
a) Y sĩ hạng IV Mã số: V.08.03.07
Điều 3. Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
1. Tận tuỵ phục vụ sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
2. Hiểu biết và thực hiện đúng quy tắc ứng xử của viên chức ngành y tế.
3. Thực hành nghề nghiệp theo đúng quy chế, quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và các quy định khác của pháp luật.
4. Không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
5. Tôn trọng quyền của người bệnh.
6. Trung thực, khách quan, công bằng, trách nhiệm, đoàn kết, tôn trọng và hợp tác với đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp.
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Điều 4. Bác sĩ cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.01.01
Nhiệm vụ:
a) Khám bệnh, chữa bệnh:
Chủ trì tổ chức, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh;
Chủ trì tổ chức xử trí cấp cứu, cấp cứu thuộc chuyên khoa, trường hợp do tuyến dưới chuyển đến;
Chủ trì hội chẩn chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;
Chủ trì giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao;
Xây dựng hệ thống phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn được giao;
b) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:
Chủ trì lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu thực tế;
Biên soạn, chủ trì tổ chức biên soạn nội dung thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe.
c) Chủ trì thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp;
đ) Chủ trì tổ chức giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Chủ trì tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và các bệnh xã hội khi được giao;
d) Chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn sử dụng thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi chuyên môn được giao;
g) Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học:
Chủ trì biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;
Tổ chức hoặc trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với viên chức chuyên môn thuộc phạm vi được giao và học viên, sinh viên;
Tham gia hướng dẫn, đào tạo sau đại học hoặc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật khi có yêu cầu;
Chủ trì hoặc tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học;
Nghiên cứu đề xuất hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển về công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân của ngành, địa phương.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học (trừ chuyên ngành y học dự phòng);
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ cao cấp (hạng I).
3. Tiêu chuẩn năng lực, chuyên môn nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành trong nước và quốc tế;
b) Có kiến thức và năng lực áp dụng phương pháp tiên tiến, kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh thuộc lĩnh vực chuyên khoa;
c) Có năng lực đánh giá các quy trình, kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn và đề xuất giải pháp; đánh giá kết quả biện pháp can thiệp dựa vào bằng chứng;
d) Có năng lực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn và đề xuất giải pháp hoặc tham gia xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực;
đ) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
Điều 5. Bác sĩ chính (hạng II) - Mã số: V.08.01.02
1. Nhiệm vụ:
a) Khám bệnh, chữa bệnh:
Chủ trì hoặc tham gia hội chẩn chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;
Tổ chức, thực hiện khám bệnh, chữa bệnh;
Tổ chức, xử trí cấp cứu, cấp cứu thuộc chuyên khoa, trường hợp khó do tuyến dưới chuyển đến;
Phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật trong phạm vi chuyên môn được giao;
Giám sát, kiểm tra, đánh giá, cải tiến chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao.
b) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:
Xác định nhu cầu và đề ra nội dung hướng dẫn, giáo dục sức khỏe;
Tổ chức lập kế hoạch, thực hiện, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe dựa vào mục tiêu và nhu cầu thực tế;
Đề xuất các biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao.
c) Tổ chức, thực hiện tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn dịch vụ y tế phù hợp;
d) Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao;
đ) Tổ chức giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Trực tiếp hoặc phối hợp tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng, chống dịch và các bệnh xã hội khi được giao;
g) Đào tạo và nghiên cứu khoa học:
Tổ chức biên soạn tài liệu chuyên môn; xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;
Trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng và chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với viên chức chuyên môn và học viên, sinh viên khi được giao;
Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ y học trở lên (trừ chuyên ngành y học dự phòng);
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ chính (hạng II).
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành;
b) Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu chuyên khoa;
c) Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh;
d) Tổ chức, thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân;
đ) Có năng lực tập hợp các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ;
e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
Điều 6. Bác sĩ (hạng III) - Mã số: V.08.01.03
1. Nhiệm vụ:
a) Khám bệnh, chữa bệnh:
Khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho người bệnh;
Xử trí cấp cứu thông thường, phát hiện kịp thời bệnh vượt quá khả năng điều trị báo cáo bác sĩ cấp cao hơn để có hướng xử trí hoặc chuyển đi điều trị ở tuyến trên hoặc theo lĩnh vực chuyên khoa;
Tham gia hội chẩn chuyên môn;
Thực hiện quản lý và cải tiến chất lượng khám, chữa bệnh: phát hiện và báo cáo sai sót chuyên môn kỹ thuật, tham gia giám sát, kiểm tra, đánh giá chất lượng khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi chuyên môn được giao.
b) Thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe:
Xác định nhu cầu và những nội dung cần hướng dẫn, giáo dục sức khỏe;
Thực hiện tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe; đánh giá hoạt động tư vấn, truyền thông, giáo dục sức khỏe;
Đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe trong phạm vi được giao.
c) Tư vấn cho người bệnh hoặc gia đình người bệnh lựa chọn các dịch vụ y tế phù hợp;
d) Vận hành và sử dụng được thiết bị y tế phục vụ chẩn đoán, can thiệp điều trị, cấp cứu trong phạm vi được giao;
đ) Tham gia giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần thuộc chuyên khoa hoặc lĩnh vực liên quan theo quy định của pháp luật;
e) Tham gia công tác chỉ đạo tuyến về chuyên môn kỹ thuật, triển khai phòng chống dịch và bệnh xã hội khi được giao; tham gia hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến y tế cơ sở;
g) Đào tạo và nghiên cứu khoa học về y học:
Tham gia biên soạn tài liệu chuyên môn; tham gia xây dựng quy chế, quy trình kỹ thuật chuyên môn thuộc lĩnh vực được giao;
Tham gia hướng dẫn viên chức, học sinh, sinh viên chuyên ngành y;
Tham gia hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp bác sĩ trở lên (trừ bác sĩ chuyên ngành y học dự phòng);
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành;
b) Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu thông thường;
c) Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh;
d) Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe nhân dân;
đ) Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp.
Mục 2. CHỨC DANH BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Điều 7. Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) - Mã số: V.08.02.04
1. Nhiệm vụ:
a) Chủ trì, biên soạn nội dung và lập kế hoạch hướng dẫn công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; đưa ra các biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;
b) Chủ trì triển khai các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu;
c) Chủ trì thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, cụ thể:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng: phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;
Theo dõi, giám sát, phát hiện, đánh giá, kiểm soát và khống chế: yếu tố nguy cơ gây dịch, tác nhân gây bệnh, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến yếu tố môi trường, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, sức khỏe lao động và yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe cộng đồng;
Tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát và khống chế dịch, bệnh, các tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ổ dịch bệnh mới phát sinh;
Phòng, chống bệnh không lây nhiễm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Tham gia quản lý, chăm sóc tại cộng đồng: bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng;
Khám, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu;
Khám, tư vấn và điều trị dự phòng theo quy định;
d) Tham gia phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn y tế khó, phức tạp liên quan đến sức khỏe cộng đồng thuộc phạm vi công việc được giao và của ngành, lĩnh vực khi có yêu cầu;
đ) Chủ trì biên soạn tài liệu, quy trình chuyên môn kỹ thuật phòng, chống dịch, bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng;
e) Chỉ đạo hoặc trực tiếp hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật đối với viên chức, học sinh và sinh viên chuyên ngành y tế; tham gia giảng dạy sinh viên tại các trường đại học/cao đẳng y khi có yêu cầu;
g) Chủ trì hoặc tham gia đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học thuộc chuyên ngành y học dự phòng;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 (B2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I).
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
b) Có năng lực xác định yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đề xuất biện pháp can thiệp và dự phòng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng;
c) Có năng lực xây dựng kế hoạch chiến lược, đánh giá chính sách, hệ thống, cơ cấu điều hành trong lĩnh vực y tế dự phòng;
d) Có năng lực lồng ghép, huy động và phối hợp liên ngành để thực hiện nhiệm vụ;
đ) Có năng lực nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện nghiên cứu khoa học;
e) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc sáng chế hoặc phát minh thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
Điều 8. Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) - Mã số: V.08.02.05
1. Nhiệm vụ:
a) Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; quản lý sức khỏe cộng đồng và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;
b) Tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu;
c) Tổ chức thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, cụ thể:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng: phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;
Theo dõi, giám sát, phát hiện, đánh giá, kiểm soát và khống chế: yếu tố nguy cơ gây dịch, tác nhân gây bệnh, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến yếu tố môi trường, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, sức khỏe lao động và yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe cộng đồng;
Đề xuất và tổ chức thực hiện biện pháp kiểm soát, khống chế dịch bệnh, tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ổ dịch bệnh mới phát sinh;
Phòng chống bệnh không lây nhiễm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Tham gia quản lý, chăm sóc tại cộng đồng: bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng;
Khám, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu;
Khám, tư vấn và điều trị dự phòng theo quy định.
d) Tham gia phân tích, đánh giá, kết luận những vấn đề chuyên môn y tế dự phòng khi có yêu cầu;
đ) Tổ chức hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật cho viên chức chuyên môn y tế, học sinh và sinh viên;
e) Chủ trì hoặc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ y học trở lên thuộc chuyên ngành y học dự phòng;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 3 (B1) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin;
d) Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II).
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên ngành trong nước và trên thế giới;
b) Có năng lực xác định yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người;
c) Có năng lực đề xuất biện pháp can thiệp, lập kế hoạch chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình, cộng đồng và bảo vệ môi trường;
d) Có năng lực tổ chức thực hiện, đánh giá các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn;
đ) Có năng lực giám sát, đánh giá tác động môi trường và đề xuất giải pháp phòng chống ô nhiễm môi trường;
e) Có năng lực phát hiện sớm ổ dịch bệnh, tham gia phòng chống dịch và phát hiện vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong cộng đồng, đề xuất giải pháp thích hợp;
g) Có năng lực lồng ghép, huy động và phối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ;
h) Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;
Điều 9. Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) - Mã số: V.08.02.06
1. Nhiệm vụ:
a) Thông tin, giáo dục, truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; quản lý sức khỏe và đề xuất biện pháp quản lý sức khỏe tại cộng đồng;
b) Thực hiện công tác chỉ đạo tuyến và các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu;
c) Thực hiện chế độ chức trách chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế, cụ thể:
Xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn về y tế dự phòng: phòng chống dịch bệnh, phòng chống bệnh xã hội, quản lý chương trình y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe, sức khỏe lao động, bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích;
Theo dõi, giám sát, phát hiện, đánh giá, kiểm soát và khống chế: yếu tố nguy cơ gây dịch, tác nhân gây bệnh, bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến yếu tố môi trường, tai nạn thương tích, an toàn thực phẩm, sức khỏe lao động và yếu tố nguy cơ khác đối với sức khỏe cộng đồng;
Thực hiện biện pháp kiểm soát và khống chế dịch bệnh, tác nhân truyền nhiễm gây dịch nhất là ổ dịch bệnh mới phát sinh;
Phòng chống bệnh không lây nhiễm, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Tham gia quản lý, chăm sóc tại cộng đồng: bệnh mãn tính, bệnh nghề nghiệp, bệnh xã hội và phục hồi chức năng;
Khám, chữa bệnh thông thường và xử trí cấp cứu ban đầu;
Khám, tư vấn và điều trị dự phòng theo quy định.
d) Hướng dẫn và đào tạo, bồi dưỡng về kỹ thuật cho viên chức, học sinh và sinh viên thuộc chuyên ngành;
đ) Tham gia nghiên cứu khoa học.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp bác sĩ đa khoa hoặc bác sĩ chuyên ngành y học dự phòng trở lên;
b) Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 (A2) trở lên theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với vị trí việc làm có yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;
c) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
b) Có năng lực xác định yếu tố tác động của môi trường tự nhiên, xã hội, nghề nghiệp ảnh hưởng đến sức khỏe con người;
c) Có năng lực đề xuất biện pháp xử lý thích hợp, lập kế hoạch chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe toàn diện, liên tục đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng và bảo vệ môi trường;
d) Có năng lực tổ chức thực hiện và đánh giá các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế và quản lý sức khỏe, bệnh nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn;
đ) Có năng lực phát hiện sớm ổ dịch bệnh, vấn đề về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm trong cộng đồng và tham gia phòng chống dịch;
e) Có năng lực tham gia nghiên cứu khoa học;
g) Có kỹ năng trong việc hợp tác và phối hợp có hiệu quả với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức quốc tế để thực hiện nhiệm vụ.
Điều 10. Y sĩ (hạng IV) - Mã số: V.08.03.07
1. Nhiệm vụ:
a) Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên môn về bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình;
b) Tham gia sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm y tế và quản lý sức khỏe cộng đồng khu vực phụ trách;
c) Xây dựng kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y tế trong phạm vi phụ trách;
d) Xây dựng tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có kế hoạch quản lý các nguồn thuốc; xây dựng phát triển thuốc nam, kết hợp ứng dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh;
đ) Phát hiện và báo cáo kịp thời bệnh dịch, ổ dịch, tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ gây dịch, bệnh đối với sức khỏe cộng đồng;
e) Tham gia tổ chức phòng chống dịch, bệnh, biện pháp ngăn ngừa nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng;
g) Quản lý các chỉ số sức khỏe, quản lý thai, quản lý bệnh nhân mãn tính theo chỉ định của bác sĩ tại cộng đồng và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác theo quy định của pháp luật;
h) Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho nhân viên y tế thôn, bản, cộng tác viên y tế/dân số tại cộng đồng;
i) Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và cấp có thẩm quyền trong việc quản lý, thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức thực hiện những nội dung chuyên môn thuộc chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương.
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Tốt nghiệp y sĩ trình độ trung cấp;
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Hiểu biết quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chăm sóc sức khỏe, nâng cao sức khỏe nhân dân;
b) Xác định các triệu chứng bệnh lý thông thường và yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;
c) Phát hiện, can thiệp và dự phòng các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng;
d) Có kỹ năng tổ chức thực hiện và theo dõi các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và quản lý sức khỏe, quản lý bệnh nghề nghiệp;
đ) Có kỹ năng tổ chức thực hiện và đánh giá hoạt động dự án, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế;
e) Có kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ.
HƯỚNG DẪN BỔ NHIỆM VÀ XẾP LƯƠNG THEO CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ LIÊN TỊCH NÀY
Điều 11. Nguyên tắc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với viên chức
1. Việc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp đối với viên chức quy định tại Thông tư liên tịch này phải căn cứ vào vị trí việc làm, nhiệm vụ được giao của viên chức và theo quy định tại Điều 12 của Thông tư liên tịch này.
2. Khi bổ nhiệm từ ngạch viên chức hiện giữ vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ tương ứng không được kết hợp nâng bậc lương hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức.
Điều 12. Các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch bác sĩ, y sĩ theo quy định tại Quyết định số 415/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành y tế; Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này, như sau:
1. Chức danh nghề nghiệp bác sĩ:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I) mã số V.08.01.01 đối với viên chức hiện đang giữ ngạch bác sĩ cao cấp (mã số 16.116);
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II) mã số V.08.01.02 đối với viên chức hiện đang giữ ngạch bác sĩ chính (mã số 16.117);
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III) mã số V.08.01.03 đối với viên chức hiện đang giữ ngạch bác sĩ (mã số 16.118).
2. Chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng:
a) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) mã số V.08.02.04 đối với viên chức hiện đang làm việc ở lĩnh vực y học dự phòng, đang giữ ngạch bác sĩ cao cấp (mã số 16.116);
b) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) mã số V.08.02.05 đối với viên chức hiện đang làm việc ở lĩnh vực y học dự phòng, đang giữ ngạch bác sĩ chính (mã số 16.117);
c) Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) mã số V.08.02.06 đối với viên chức hiện đang làm việc ở lĩnh vực y học dự phòng, đang giữ ngạch bác sĩ (mã số 16.118).
3. Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp y sĩ hạng IV (mã số V.08.03.07) đối với viên chức hiện đang giữ ngạch y sĩ (mã số 16.119).
1. Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
2. Việc xếp lương vào chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định tại Khoản 1 Điều này đối với viên chức đã được xếp lương vào các ngạch bác sĩ, y sĩ theo quy định tại Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang được thực hiện như sau:
Viên chức đủ điều kiện bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ có hệ số bậc lương bằng ở ngạch cũ thì thực hiện xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) vào chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A đã xếp ngạch bác sĩ (mã số 16.118), bậc 4, hệ số lương 3,33 kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Nay đủ điều kiện và được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) mã số V.08.02.06 thì xếp bậc 4, hệ số lương 3,33 của chức danh bác sĩ y học dự phòng (hạng III) kể từ ngày ký quyết định; thời gian xét nâng bậc lương lần sau được tính kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2013.
3. Việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức là bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng được thực hiện sau khi đã được cấp có thẩm quyền bổ nhiệm vào chức danh bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng quy định tại Thông tư liên tịch này và thực hiện xếp lương theo hướng dẫn tại Khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức.
1. Thông tư liên tịch này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 7 năm 2015.
2. Bãi bỏ tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch bác sĩ, y sĩ quy định tại Quyết định số 415/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành y tế.
3. Bãi bỏ các quy định về danh mục các ngạch bác sĩ, y sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức.
Điều 15. Điều khoản chuyển tiếp
Viên chức đã được bổ nhiệm vào các ngạch bác sĩ, y sĩ theo quy định tại Quyết định số 415/TCCP-VC ngày 29 tháng 5 năm 1993 của Bộ trưởng - Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành y tế; Quyết định số 78/2004/QĐ-BNV ngày 03 tháng 11 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc ban hành danh mục các ngạch công chức và ngạch viên chức, nay được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ quy định tại Thông tư liên tịch này thì cơ quan có thẩm quyền quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm tạo điều kiện để viên chức bổ sung những tiêu chuẩn còn thiếu của chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ được bổ nhiệm.
1. Thông tư liên tịch này là căn cứ để thực hiện việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý đội ngũ bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ trong các cơ sở y tế công lập.
2. Các cơ sở y tế ngoài công lập có thể vận dụng quy định tại Thông tư liên tịch này để tuyển dụng, sử dụng, quản lý đội ngũ bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ tại cơ sở.
3. Người đứng đầu cơ sở y tế công lập trực tiếp quản lý, sử dụng viên chức có trách nhiệm:
a) Rà soát các vị trí việc làm của đơn vị, lập phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ thuộc thẩm quyền quản lý, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền phân cấp;
b) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ thuộc diện quản lý vào chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ tương ứng theo thẩm quyền hoặc theo phân cấp, ủy quyền sau khi phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp, xếp lương đối với bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ trong các cơ sở y tế công lập;
b) Phê duyệt phương án bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ trong các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý từ ngạch viên chức hiện giữ sang các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ tương ứng quy định tại Thông tư liên tịch này; giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong quá trình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương;
c) Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ thuộc diện quản lý vào các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ tương ứng trong các cơ sở y tế công lập theo thẩm quyền.
d) Báo cáo kết quả bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ trong các cơ sở y tế công lập thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Y tế, Bộ Nội vụ.
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư liên tịch này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế để tổng hợp và chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ |
Nơi nhận: |
- 1Joint Circular No. 11/2015/TTLT-BYT-BNV dated 27 May, 2015, providing for code and criteria for professional title of public health
- 2Decree No. 58/2014/ND-CP dated June 16, 2014, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of The Ministry of Home Affairs
- 3Decree No. 17/2013/ND-CP of February 19, 2013, amending and supplementing a number of articles of the Government’s Decree no. 204/2004/ND-CP, of December 14, 2004 on salary regime for cadres, civil servants, public employees, and armed force personnel
- 4Decree No. 29/2012/ND-CP of April 12, 2012, on recruitment, employment and management of public employees
- 5Law No. 58/2010/QH12 of November 15, 2010 on Public Employees
- 6Decree of Government No. 204/2004/ND-CP of December 14th, 2004, on salary regime for cadres, public servants, officials, and armed force personnel
Joint Circular No. 10/2015/TTLT-BYT-BNV dated 27 May, 2015, providing for code and criteria for title of doctor, doctor of preventive medicine and physician
- Số hiệu: 10/2015/TTLT-BYT-BNV
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 27/05/2015
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ, Bộ Y tế
- Người ký: Trần Anh Tuấn, Nguyễn Viết Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra