Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2005/HD-BGTVT | Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2005 |
HƯỚNG DẪN
TRIỂN KHAI TIÊU CHUẨN CẤP KỸ THUẬT CẢNG, BẾN TNĐ
Ngày 21 tháng 12 năm 2004, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ký Quyết định số 31/2004/QĐ-BGTVT ban hành" Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thủy nội địa". Để việc áp dụng Tiêu chuẩn này được thống nhất trong cả nước, Cục Đường sông Việt Nam hướng dẫn triển khai Tiêu chuẩn này như sau:
1. Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa, tiêu chuẩn bến thủy nội địa áp dụng đối với các cảng, bến TNĐ được xây dựng, khai thác theo Luật Giao thông đường thủy nội địa.
2. Tiêu chuẩn này sử dụng trong các trường hợp sau:
a) Xác định và áp cấp đối với các cảng TNĐ (hàng hóa, hành khách) đã được các cơ quan cso thẩm quyền công bố; xác định cấp cảng khi ra quyết định công bố mới;
b) Làm cơ sở cho các chủ đầu tư, các cơ quan quản lý xác định điều kiện hoạt động của cảng, bến khi lập, thẩm định các dự án: Xây dựng, cải tạo, nâng cấp cảng, bến TNĐ;
c) Làm căn cứ khi lập các dự án quy hoạch hệ thống cảng, bến TNĐ.
3. Việc xác định các tiêu chuẩn cấp cảng TNĐ trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
a) Khả năng tiếp nhận phương tiện lớn nhất cập cảng là khả năng tiếp nhận của cầu cảng theo hồ sơ hoàn công hoặc kết quả kiểm định của cơ quan tư vấn ở thời điểm xác định cấp.
b) Năng lực xếp dỡ là lượng hàng hóa, hành khách thông qua lớn nhất của cảng trong một năm ứng với trang thiết bị hiện có của cảng khi xác định cấp; khả năng bốc xếp kiện hàng có khối lượng lớn nhất của cảng được căn cứ vào công suất, tính năng của các trang thiết bị xếp dỡ hiện có của cảng khi xác định cấp. Tấn hàng hoá thông qua khi tính toán là tấn được quy đổi theo phụ lục kèm theo hướng dẫn này.
4. Việc tổ chức xác định cấp cảng đối với các cảng đã được công bố:
a) Trường hợp trong một cảng vừa có khu vực bốc xếp container vừa có khu vực xếp dỡ hàng hóa thông thường hoặc vừa có bến xếp dỡ hàng hóa vừa có bến đón trả hành khách thì việc xác định cấp cảng được lấy theo tiêu chuẩn cao nhất mà cảng đạt được.
b) Các chủ cảng (chủ đầu tư hoặc chủ khai thác nếu được ủy quyền) căn cứ các Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng, tự đánh giá xếp hạng cảng và báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền (cơ quan đã ra quyết định công bố cảng) về kết quả xếp hạng để xem xét quyết định xếp hạng. Trường hợp các cảng do Bộ Giao thông vận tải công bố, chủ cảng gửi báo cáo tự xếp hạng về cục Đường sông Việt Nam để tổng hợp trình Bộ xem xét quyết định xếp hạng.
c) Cơ quan thẩm quyền (hoặc cơ quan được ủy quyền) căn cứ báo cáo của chủ cảng tiến hành kiểm tra, đối chiếu Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng (hàng hóa, hành khách) để xếp hạng cảng đồng thời tổng hợp tình hình xếp hạng cảng thuộc phạm vị quản lý báo cáo về Cục Đường sông Việt Nam để tổng hợp chung đưa vào danh sách xếp hạng các cảng thủy nội địa cả nước trình Bộ Giao thông vận tải thông báo.
5. Đối với các cảng chưa công bố: Các chủ đầu tư khi lập hồ sơ xin công bố phải căn cứ vào Tiêu chuẩn này và hồ sơ hoàn thành công trình để tự xếp hạng trình cấp thẩm quyền xem xét khi ra quyết định công bố.
6. Chế độ báo cáo như sau:
a. Báo cáo tự xếp hạng lần đầu: Chủ các cảng đã được công bố phải gửi báo cáo tự đánh giá xếp hạng của cảng lên cơ quan thẩm quyền (cơ quan đã ra quyết định công bố) trước ngày 10 tháng 12 năm 20005.
Các Sở GTVT, Sở GTCC tổng hợp tình hình xếp hạng các cảng thuộc thẩm quyền và báo cáo về Cục Đường sông Việt Nam trước ngày 15 tháng 12 năm 2005.
b. Định kỳ hàng năm: Trước ngày 15 tháng 12, các Sở GTVT, Sở GTCC tổng hợp báo cáo xếp hạng các cảng thuộc thẩm quyền về Cục Đường sông Việt Nam; Cục Đường sông Việt Nam tổng hợp báo cáo xếp hạng các cảng TNĐ trên cả nước báo cáo Bộ GTVT trước ngày 15/1 năm sau.
7. Việc sử dụng Tiêu chuẩn kỹ thuật cảng, tiêu chuẩn bến TNĐ khi lập dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cảng TNĐ đang khai thác:
a) Các chủ đầu tư cảng khi lập dự án xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp phải căn cứ quy hoạch cảng, bến thủy nội địa đã được cơ quan thẩm quyền công bố và Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng TNĐ, tiêu chuẩn bến TNĐ để xác định cấp cảng đưa vào hồ sơ dự án trước khi trình các cơ quan có thẩm quyền xem xét;
b) Các cơ quan thẩm quyền quyết định đầu tư căn cứ vào Tiêu chuẩn này và ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về cảng, bến TNĐ để đối chiếu trước khi ra quyết định cho phép đầu tư.
8. Đối với các dự án quy hoạch cảng bến thủy nội địa:
Các dự án quy hoạch, các cơ quan tư vấn về quy hoạch cần căn cứ vào Tiêu chuẩn này và quy hoạch tuyến luồng để lập quy hoạch hệ thống cảng TNĐ. Kết quả của dự án quy hoạh cảng phải đưa ra danh sách các cảng nằm trong quy hoạch từng giai đoạn và cấp cảng tương ứng làm cơ sở cho các chủ đầu tư xác định mục tiêu đầu tư và quy mô đầu tư thẩm định dự án.
Đề nghị các Sở GTVT, Sở GTCC, các chủ đầu tư (dự án xây dựng, quy hoạch cảng), các chủ cảng, các cơ quan thẩm quyền quyết định đầu tư, cơ quan được giao nhiệm vụ thẩm định các dự án (xây dựng, quy hoạch cảng) tổ chức thực hiện đúng Tiêu chuẩn này. Trường hợp có vướng mắc cần phản ánh về Cục Đường sông Việt Nam để có hướng giải quyết.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
PHỤ LỤC:
TÍNH ĐỔI LƯỢNG HÀNG HÓA THÔNG QUA CẢNG TỪ TẤN THỰC TẾ RA TẤN QUY ƯỚC
(Kèm theo Văn bản 64/CĐS-PCVT ngày 2/2/2005)
Loại hàng | Hệ số |
- Hàng bao kiện | 4,6 |
- Container | 3,1 |
- Sắt thép, thiết bị, cấu kiện bê tông cốt thép | 3,4 |
- Than đá | 1,0 |
- Quặng | 1,1 |
- Gỗ đóng thành kiện | 2,5 |
- Gỗ rời | 3,0 |
- Muối, phân bón không đóng bao | 2,1 |
- Đá xây dựng, đá dăm, sỏi | 1,3 |
- Cát và hỗn hợp cát sỏi, bốc xếp bằng thiết bị cơ giới thủy lực | 0,6 |
- Như trên nhưng bốc xếp bằng thiết bị khác | 0,8 |
- Xi măng không đóng bao | 4,6 |
- Ngũ cốc không đóng bao | 2,5 |
- Sản phẩm dầu không đóng thùng | 1,1 |
- 1Quyết định 2046-QĐ/PC năm 1996 về thể lệ quản lý cảng, bến thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Thông tư 46/2016/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 2537/QĐ-BGTVT năm 2016 về thí điểm đăng ký làm thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào rời cảng, bến thủy nội địa bằng tin nhắn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 1Quyết định 2046-QĐ/PC năm 1996 về thể lệ quản lý cảng, bến thuỷ nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải ban hành
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 3Thông tư 46/2016/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 4Quyết định 2537/QĐ-BGTVT năm 2016 về thí điểm đăng ký làm thủ tục cho phương tiện thủy nội địa vào rời cảng, bến thủy nội địa bằng tin nhắn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Hướng dẫn số 64/2005/HD-BGTVT về việc triển khai tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 64/2005/HD-BGTVT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 02/02/2005
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Lê Hữu Khang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/02/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra