Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UBND TỈNH HÀ TĨNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4107/HDLN-STC-SNN PTNT | Hà Tĩnh, ngày 28 tháng 12 năm 2012 |
Thực hiện Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015; liên ngành Sở Tài chính - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung như sau:
1. Đối tượng, phạm vi áp dụng, mức hỗ trợ và nguyên tắc hỗ trợ:
Thực hiện theo các điều, khoản quy định tại Quyết định 43/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh.
Bắt đầu từ 01/01/2012 đến 31/12/2015. Trường hợp trên cùng một nội dung hỗ trợ tại Quyết định 43/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh mà có văn bản khác của cấp có thẩm quyền cùng quy định chính sách, thì áp dụng chỉnh chính sách mức cao nhất.
- Nguồn ngân sách tỉnh cân đối, bố trí một phần trong dự toán hàng năm để thực hiện Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực.
- Lồng ghép các nguồn vốn: Quy hoạch, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình giống cây trồng, vật nuôi; kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, vốn sự nghiệp khoa học công nghệ, đầu tư xây dựng cơ bản, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương, vốn các chương trình dự án khác...)
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
Giống lúa xác nhận: Là hạt giống được nhân ra từ hạt giống nguyên chủng và đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định.
Giống mới: Là giống cây trồng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận lần đầu, tạo ra hoặc du nhập vào địa bàn tỉnh Hà Tĩnh và được đưa vào cơ cấu giống khảo nghiệm sản xuất, sản xuất thử, sản xuất mở rộng trên địa bàn.
Khảo nghiệm giống cây trồng mới: Là quá trình theo dõi, đánh giá nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định, giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cây trồng trong điều kiện và thời gian nhất định.
Lợn giống ngoại sinh sản: Là lợn nái ngoại sinh sản có 100% máu lợn ngoại như Landrace, Yorkshire và các tổ hợp lai của chúng.
Lợn nái ông bà: Là lợn nái được nhân từ đàn lợn giống cấp cụ kỵ để sản xuất đàn lợn giống cấp bố, mẹ.
Lợn nái bố mẹ: Là lợn nái được nhân từ đàn lợn giống cấp ông, bà để sản xuất ra đàn lợn giống thương phẩm.
Phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo: Là sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ như: súng bắn tinh, dẩn tinh quản... để phối tinh cho con cái, không trực tiếp đưa con đực phối với con cái (tinh được các cơ sở sản xuất tinh cung cấp).
Bò cái lai sinh sản (50% máu Zêbu trở lên): Là bò cái lai (nội - ngoại), được sinh ra từ mẹ (hoặc bố) là giống bò vàng Việt Nam và bố (hoặc mẹ) là bò ngoại 100% máu Zêbu.
Bò 3/4 máu ngoại trở lên: Là bò cái lai sinh ra từ mẹ (hoặc bố) là bò lai (nội - ngoại) có 50% (1/2) máu Zê bu và bố (hoặc mẹ) có 100% máu Zê bu.
Bò 3/4 máu ngoại chất lượng cao: Bò sinh ra từ mẹ (hoặc bố) là bò lai (nội - ngoại) có 50% (1/2) máu Zêbu và bố (hoặc mẹ) có 100% máu bò chất lượng cao như: Droughmaster...
Tôm thẻ chân trắng: Là tôm có tên khoa học là Penaeus vannamei; tên địa phương là tôm thẻ chân trắng, tôm he chân trắng, tôm chân trắng. Tôm thẻ chân trắng có hình thái khá giống với tôm bạc. Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG HỖ TRỢ CỤ THỂ:
Trên cơ sở các nội dung hỗ trợ quy định tại Chương II Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực, Liên ngành hướng dẫn thêm một số nội dung cụ thể sau đây:
1. Về chính sách sản xuất giống lúa quy định tại Điều 5:
a) Vùng sản xuất giống lúa xác nhận có quy mô từ 20 ha liền vùng trở lên thuộc Quy hoạch vùng sản xuất giống lúa được quy định tại Quyết định số 3814/QĐ-UBND ngày 17/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch vùng sản xuất giống lúa Tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2012-2020 tại các huyện, thị xã: Đức Thọ, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Thị xã Hồng Lĩnh, được hỗ trợ:
- Hỗ trợ 50% kinh phí (theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt) cho vùng sản xuất giống lúa xác nhận có quy mô từ 20 ha liền vùng trở lên lập xong quy hoạch chi tiết được tỉnh (Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thẩm định và quyết định phê duyệt quy hoạch của cấp có thẩm quyền, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/quy hoạch.
- Hỗ trợ 50% kinh phí bê tông hóa kênh mương nội đồng (theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khối lượng thực tế được quyết toán), nhưng tối đa không quá 600 triệu đồng/vùng (hỗ trợ 01 lần sau đầu tư).
Các vùng được hỗ trợ bê tông hóa kênh mương nội đồng phải có quy hoạch chi tiết vùng sản xuất giống lúa xác nhận có quy mô từ 20 ha liền vùng trở lên được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chỉ hỗ trợ 01 lần đối với mỗi vùng sản xuất giống được bê tông hóa kênh mương.
Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được hỗ trợ lãi suất mua máy nông nghiệp theo quy định tại Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định 2213/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điều Quyết định số 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009. Quyết định 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 03/2011/TT-NHNN ngày 08/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg ngày 15/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Các vùng sản xuất giống lúa xác nhận có quy mô từ 20 ha liền vùng trở lên thuộc quy hoạch vùng sản xuất giống lúa của tỉnh có thành lập hợp tác xã (tổ hợp tác) tham gia sản xuất giống lúa. Hợp tác xã, tổ hợp tác phải ban hành quy định sử dụng và bảo quản máy sấy có hiệu quả, được hỗ trợ 50% chi phí mua 01 máy sấy hạt giống sản xuất trong nước, nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng/máy.
- Các đơn vị sản xuất giống lúa có tư cách pháp nhân, đồng thời thực hiện tổ chức khảo nghiệm, chọn tạo ra giống mới có năng suất, chất lượng gạo tốt, thời gian sinh trưởng ngắn ngày, kháng trừ sâu bệnh tốt nhất được đưa vào sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh có diện tích tối thiểu đạt 1.000 ha/vụ, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan kiểm tra (biên bản kiểm tra kèm theo) thì được hỗ một lần 200 triệu đồng/giống, chỉ hỗ trợ một lần đối với mỗi loại giống.
Trình tự, thủ tục khảo nghiệm phải tuân thủ đúng quy định tại Quyết định số: 95/2007/QĐ-BNN ngày 27/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Về chính sách sản xuất giống lợn quy định tại Điều 6:
Các cơ sở chăn nuôi lợn giống (ngoại) sinh sản cấp ông bà và bố mẹ có quy mô tập trung từ 300 nái trở lên (nằm trong vùng quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt) có diện tích từ 3 ha trở lên đối với vùng đồng bằng và 5 ha trở lên đối với miền núi được hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ 50% kinh phí lập quy hoạch chi tiết (theo dự toán của cấp có thẩm quyền phê duyệt), nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/quy hoạch.
- Hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất (bao gồm hạ tầng ngoài hàng rào như: Đường giao thông, trạm điện, đường điện, nước phục vụ sản xuất, hệ thống xử lý chất thải, công trình khác; hạ tầng trong hàng rào như: Chuồng trại, xử lý môi trường, nhà kho, nhà điều hành, công trình khác), mức hỗ trợ 7 triệu đồng/con lợn nái ông bà, 2 triệu đồng/con lợn nái bố mẹ (hỗ trợ 01 lần sau đầu tư).
3. Về chính sách sản xuất giống bò Lai Zêbu quy định tại Điều 7:
- Người chăn nuôi bò cái sinh sản phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh bò đực giống Zêbu, được hỗ trợ tiền tinh, vật tư, phí quản lý và một phần tiền công phối giống, mức hỗ trợ 100.000đồng/01 bê lai Zêbu sinh ra.
- Người chăn nuôi bò cái lai sinh sản (50% máu Zêbu trở lên) qua điều tra, xác nhận của dẫn tinh viên và các thành phần bao gồm chuyên viên phụ trách chăn nuôi Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (phòng kinh tế), Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cấp huyện, Thú y xã...) phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh bò đực chất lượng cao Droughtmaster tạo bò 3/4 máu ngoại chất lượng cao (cơ quan chuyên môn cấp huyện xác nhận), được hỗ trợ tiền tinh, vật tư, chi phí quản lý và tiền công phối giống, mức hỗ trợ 200.000đồng/01 bê lai chất lượng cao sinh ra.
4. Về chính sách sản xuất giống tôm quy định tại Điều 8:
Các đơn vị sản xuất, ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng (nằm trong vùng quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt) đủ điều kiện theo quy định tại Nghị đinh số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản, Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày/20/6/2012 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản.
+ Đối với cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng được bán ra thị trường trong tỉnh với số lượng 500 triệu tôm giống/năm trở lên, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan kiểm tra (biên bản kiểm tra kèm theo), được hỗ trợ:
- Hỗ trợ 50% kinh phí lập quy hoạch chi tiết (theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt), nhưng mức tối đa không quá 100 triệu đồng/quy hoạch.
- Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị là 3.000 triệu đồng/cơ sở (hỗ trợ 01 lần sau đầu tư).
+ Đối với cơ sở ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng được bán ra thị trường trong tỉnh với số lượng 200 triệu tôm giống/năm trở lên, được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan kiểm tra (biên bản kiểm tra kèm theo), được hỗ trợ:
- Hỗ trợ 50% kinh phí lập quy hoạch chi tiết (theo dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt), nhưng mức tối đa không quá 100 triệu đồng/quy hoạch.
- Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị là 500 triệu đồng/cơ sở (hỗ trợ 01 lần sau đầu tư).
Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng bao gồm: Nhà xưởng; trạm biến thế; đường điện; đường ống bơm nước vào cơ sở sản xuất, ương dưỡng; hệ thống xử lý nước cấp; hệ thống xử lý nước thải; đường giao thông nội vùng vào khu sản xuất.
Mua sắm trang thiết bị bao gồm: Máy bơm nước biển; máy phát điện; máy nâng nhiệt; máy sục khí và các thiết bị chuyên dụng cho sản xuất, ương dưỡng giống.
5. Về chính sách hỗ trợ về tín dụng quy định tại Điều 9:
- Các cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản cấp ông bà và cấp bố mẹ có quy mô từ 300 nái trở lên, ngoài được hỗ trợ sản xuất giống lợn quy định tại Điều 6 Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND, còn được hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất tiền vay giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội (0,65%/tháng) trên địa bàn trong vòng 3 năm đầu, nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/cơ sở.
- Các cơ sở sản xuất và bán ra thị trường trong tỉnh với số lượng giống tôm thẻ chân trắng với quy mô 500 triệu tôm giống/năm trở lên, ngoài được hỗ trợ sản xuất giống tôm quy định tại Điều 8 Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND, còn được hỗ trợ phần chênh lệch lãi suất tiền vay giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách xã hội (0,65%/tháng) trên địa bàn trong vòng 3 năm đầu, nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/cơ sở.
Hàng năm căn cứ quy định của Luật NSNN và các nội dung, mức hỗ trợ quy định tại Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh các ngành, các cấp triển khai thực hiện quy trình xây dựng dự toán như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổ chức, Doanh nghiệp có liên quan thực hiện lập kế hoạch khối lượng và dự trù kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012- 2015 thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý (kèm theo tài liệu thuyết minh cụ thể về địa điểm, quy mô, đối tượng, đơn vị thực hiện...) gửi Sở Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài chính xem xét.
- Căn cứ vào kế hoạch của UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, tổng hợp toàn bộ kế hoạch khối lượng và dự trù kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015 trên địa bàn toàn tỉnh đảm bảo tính ưu tiên, phân kỳ và phù hợp với khả năng nguồn lực gửi Sở Tài chính; đồng thời gửi các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Liên minh hợp tác xã và đơn vị có liên quan để đưa vào kế hoạch lồng ghép các nguồn kinh phí thực hiện.
- Căn cứ kế hoạch của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn gửi đến:
+ Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan để thống nhất phương án đưa vào dự toán lồng ghép kinh phí thực hiện từ các nguồn: Đầu tư XDCB, Chương trình MTQG, vốn hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW.
+ Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh Hợp tác xã... để thống nhất đưa vào dự toán lồng ghép các nguồn kinh phí có liên quan.
- Sở Tài chính phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bố trí nguồn kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015 trong kế hoạch vốn đầu tư, chương trình MTQG và dự toán thu, chi ngân sách hàng năm.
Sau khi có quyết định của UBND tỉnh về giao dự toán thu chi ngân sách và phân bổ vốn đầu tư XDCB, vốn chương trình MTQG; quy trình phân bổ dự toán các nguồn vốn để thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015 được thực hiện như sau:
+ Đối với nguồn kinh phí được bố trí từ ngân sách tỉnh:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan có liên quan thực hiện phân bổ trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
+ Đối với các nguồn vốn lồng ghép:
- Nguồn quy hoạch, sự nghiệp đào tạo, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp: Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, bố trí lồng ghép trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Nguồn đầu tư XDCB, Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính bố trí lồng ghép trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Nguồn sự nghiệp khoa học công nghệ, các sự nghiệp khác... : Căn cứ tổng mức dự toán được UBND tỉnh giao, các Sở, đơn vị chuyên ngành chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính bố trí lồng ghép.
3. Quy trình cấp phát kinh phí hỗ trợ
Sau khi có Quyết định phân bổ nguồn kinh phí để thực hiện chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015 của UBND tỉnh và của các ngành, các cấp có thẩm quyền; quy trình cấp phát được thực hiện như sau:
3.1. Đối với các nội dung thuộc cấp huyện quản lý
- Sở Tài chính sẽ thực hiện cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện để thực hiện.
- Căn cứ vào nguồn kinh phí được ngân sách tỉnh cấp bổ sung, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra Quyết định phân bổ và cấp phát kinh phí cho các đơn vị có liên quan và các xã, phường, thị trấn trên địa bàn.
- Căn cứ nguồn kinh phí được ngân sách cấp huyện cấp bổ sung, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện phân bổ và cấp phát trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng theo quy định.
- Đối với các nội dung do các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện: Sở Tài chính cấp bổ sung dự toán qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định bổ sung dự toán cho các đơn vị trực thuộc để thực hiện.
3.2. Đối với các nội dung do các Tổ chức, Doanh nghiệp:
Căn cứ vào tiến độ thực hiện và các hồ sơ có liên quan, Sở Tài chính sẽ trực tiếp cấp phát cho các Tổ chức, Doanh nghiệp.
3.3. Đối với các nội dung thực hiện từ các nguồn vốn lồng ghép
Kinh phí lồng ghép các nguồn vốn như: Quy hoạch, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình giống cây trồng, vật nuôi, kinh phí sự nghiệp nông nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư ...) sau khi có quyết định phân bổ của UBND tỉnh, Sở Tài chính sẽ cấp bổ sung cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân cấp huyện và các Tổ chức, Doanh nghiệp có liên quan để thực hiện.
4. Hồ sơ thủ tục thanh, quyết toán
- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí của các đơn vị, tổ chức, cá nhân.
- Bảng kê các nội dung và kinh phí đề nghị hỗ trợ của hạng mục cụ thể.
- Biên bản nghiệm thu công việc hoàn thành của đơn vị, tổ chức, cá nhân đề nghị hỗ trợ chính sách.
- Biên bản kiểm tra liên Sở: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Sở Tài chính với UBND huyện, tổ chức, cá nhân.
4.1. Về hỗ trợ các quy hoạch chi tiết
Vùng sản xuất lúa xác nhận; cơ sở chăn nuôi lợn giống ngoại sinh sản cấp ông bà và bố mẹ; cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm thẻ chân trắng, hồ sơ bao gồm:
- Đề cương, nhiệm vụ và dự toán thực hiện quy hoạch chi tiết.
- Quyết định phê duyệt Đề cương, nhiệm vụ và dự toán thực hiện quy hoạch chi tiết.
- Hợp đồng, hoặc văn bản giao nhiệm vụ thực hiện quy hoạch chi tiết.
- Báo cáo tiến độ thực hiện, ý kiến góp ý thực hiện quy hoạch của các thành viên đánh giá quy hoạch chi tiết.
- Biên bản nghiệm thu thực hiện quy hoạch chi tiết hoàn thành kèm theo số liệu quyết toán kinh phí thực hiện.
- Biên bản thanh lý hợp đồng.
- Văn bản thẩm định quy hoạch chi tiết các vùng, cơ sở sản xuất giống của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quyết định phê duyệt quy hoạch của cấp có thẩm quyền.
4.2. Về hỗ trợ bê tông hóa kênh mương nội đồng cho vùng sản xuất giống lúa:
Thực hiện theo Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
Đối với công trình do nhân dân tự làm thì hồ sơ thực hiện theo Quyết định số 19/2012/QĐ-UBND ngày 16/5/2012 của UBND tỉnh về quy định tạm thời về huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý các nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Tỉnh Hà Tĩnh, cụ thể:
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với người dân thông qua người đại diện (là người do những người dân trong xã tham gia xây dựng bầu; có thể là tổ, đội xây dựng hay nhóm người cử một người đứng ra chịu trách nhiệm).
- Bảng xác định công việc hoàn thành đề nghị thanh toán theo mẫu tại Phụ lục 04 Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn.
- Gói thầu người dân trong xã tự làm mức vốn tạm ứng tối đa bằng 50% giá trị hợp đồng nhưng không vượt kế hoạch vốn đầu tư bố trí trong năm cho gói thầu.
- Việc tạm ứng thanh toán phải thông qua người đại diện; trường hợp người đại diện không có tài khoản, chủ đầu tư đề nghị kho bạc nhà nước thanh toán bằng tiền mặt; người đại diện thanh toán trực tiếp cho người dân tham gia thực hiện thi công gói thầu; chủ đầu tư và Ban giám sát cộng đồng có trách nhiệm giám sát chặt chẽ việc thanh toán tiền công cho người dân theo quy định.
4.3. Hỗ trợ mua máy sấy hạt giống
- Đơn xin hỗ trợ mua máy sấy hạt giống của hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng mua máy sấy hạt giống (kèm theo hóa đơn giá trị gia tăng).
- Văn bản thẩm định giá mua máy sấy hạt giống của Sở Tài chính.
- Văn bản quy định quy chế quản lý, sử dụng và bảo quản máy sấy hợp tác xã, tổ hợp tác.
4.4. Hỗ trợ đưa giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà (1000 ha/vụ)
- Các đơn vị sản xuất giống phải có hồ sơ xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đủ điều kiện đưa giống mới vào sản xuất và những giống đạt tiêu chuẩn được hỗ trợ.
- Các văn bản liên quan thể hiện đơn vị sản xuất giống tiến hành tổ chức khảo nghiệm, chọn tạo đưa giống mới có năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà trên địa bàn tỉnh.
- Xác nhận của UBND cấp huyện về lượng giống, diện tích giống mới đó đã được sản xuất trên địa bàn (kèm theo danh sách diện tích các hộ sản xuất giống đó có xác nhận của UBND cấp xã).
4.5. Hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng, chuồng trại để chăn nuôi lợn giống.
- Đơn xin hỗ trợ của chủ cơ sở chăn nuôi có xác nhận của xã, phường, thị trấn.
- Hợp đồng, nghiệm thu thanh lý mua lợn giống.
- Hồ sơ nguồn gốc giống: Lý lịch lợn nái ghi rõ giống; số hiệu; giống cấp ông bà, bố mẹ bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu nhập ngoại).
- Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền.
- Phương án, dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng được duyệt
- Quyết định phê duyệt dự toán phương án, dự toán bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Bảng tổng hợp chi trả chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng xây dựng mới cơ sở chăn nuôi, các hạng mục được hỗ trợ (kèm theo hóa đơn giá trị gia tăng).
- Biên bản nghiệm thu giữa UBND cấp huyện và chủ cơ sở (đối với cơ sở thuộc huyện quản lý).
4.6. Sản xuất bò lai Zêbu, bò chất lượng cao bò lai Droughtmaster ...
- Giấy chứng nhận bò cái đẻ ra bê lai Zêbu, bê lai chất lượng cao của hộ gia đình có xác nhận của UBND xã.
- Biên bản nghiệm thu giữa trưởng thôn, cán bộ hợp đồng dẫn tinh viên và chủ hộ gia đình về kết quả phối giống đẻ ra bê lai.
- Biên bản tổng hợp nghiệm thu kết quả đẻ ra bê lai Zêbu, bê lai chất lượng cao bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo giữa UBND huyện, thị xã, thành phố (Phòng Nông nghiệp hoặc Phòng Kinh tế, Phòng Tài chính - Kế hoạch) và đơn vị được UBND huyện hợp đồng phối tinh nhân tạo (thời gian nghiệm thu ba tháng/lần).
(Có danh sách chủ hộ có bò cái đẻ ra bê lai Zêbu, bê lai chất lượng cao, ghi rõ ngày, tháng phối giống, ngày tháng đẻ ra bê lai Zêbu, bê lai chất lượng cao kèm theo)
- Biên bản kiểm tra nghiệm thu xác suất của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh theo nguyên tắc phối giống năm trước nghiệm thu năm sau (06 tháng nghiệm thu 1 lần):
+ Thời gian nghiệm thu lần 1 (tháng 5): Đối với những bò cái phối giống từ tháng 12 của năm trước đó đến tháng 4 năm trước;
+ Thời gian nghiệm thu lần 2 (tháng 12): Đối với những bò cái phối giống từ tháng 5 đến tháng 11 năm trước.
Tổng số bê phải kiểm tra, nghiệm thu xác suất là 20% số bê lai Zêbu và 50% đối với bê lai chất lượng cao sinh ra. Riêng năm 2012 nghiệm thu bò chữa đến thời hạn quyết định 252 hết hiệu lực.
Nếu sai lệch trong kê khai báo cáo, cứ sai lệch 01 con bê lai sinh ra thì tổng số tiền bị trừ của dẫn tinh viên bằng tổng chi phí thụ tinh nhân tạo của 05 bê lai sinh ra.
4.7. Hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị sản xuất giống tôm:
- Đơn xin hỗ trợ của chủ cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tôm có xác nhận của UBND cấp xã và UBND cấp huyện.
- Hợp đồng kinh tế, thanh lý Hợp đồng xây dựng các hạng mục được hỗ trợ (kèm theo hóa đơn giá trị gia tăng).
- Hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng mua các thiết bị được hỗ trợ (kèm theo hóa đơn giá trị gia tăng).
- Văn bản thẩm định giá mua thiết bị của Sở Tài chính.
- Biên bản nghiệm thu giữa UBND cấp huyện và chủ cơ sở.
4.8. Hỗ trợ về tín dụng
- Khế vay tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh cho mục đích thực hiện chính sách.
- Bảng kê chi tiết sử dụng tiền vay cho thực hiện chính sách.
- Bảng kê chênh lệch lãi suất tiền vay được hỗ trợ giữa Ngân hàng thương mại và Ngân hàng chính sách xã hội (0,65%/tháng).
5. Tổng hợp báo cáo và quyết toán nguồn kinh phí:
- Định kỳ hàng quý UBND các huyện, Thành phố, thị xã, các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổ chức, doanh nghiệp có liên quan có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo cụ thể tình hình triển khai thực hiện Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ngày 15/8/2012 của UBND tỉnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính.
- Trên cơ sở báo cáo của các đơn vị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét để chỉ đạo thực hiện.
Đối với nguồn kinh phí cấp bổ sung có mục tiêu cho ngân sách cấp huyện:
Các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thẩm định và tổng hợp chung vào quyết toán thu - chi ngân sách cấp huyện hàng năm.
- Đối với nguồn kinh phí cấp bổ sung cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thẩm định và tổng hợp quyết toán chung vào chi thường xuyên hàng năm của Sở Nông và Phát triển nông thôn.
- Đối với nguồn kinh phí cấp hỗ trợ cho các Tổ chức, Doanh nghiệp:
Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp chung vào quyết toán chi ngân sách địa phương hàng năm.
- Đối với nguồn kinh phí lồng ghép:
Các đơn vị được cấp kinh phí có trách nhiệm báo cáo quyết toán trực tiếp cho các đơn vị chủ quản để thẩm định và tổng hợp chung vào quyết toán của từng chương trình, mục tiêu cụ thể.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, bất hợp lý đề nghị phản ánh bằng văn bản gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính để thống nhất sửa đổi, hướng dẫn bổ sung./.
SỞ TÀI CHÍNH | SỞ NÔNG NGHIỆP |
|
- 1Quyết định 05/2012/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất lúa giống và lúa hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 2Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐND phê chuẩn chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất lúa giống và lúa hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 3Nghị quyết 24/2011/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất giống ngao sinh sản và chế biến ngao giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Thái Bình ban hành
- 1Nghị định 59/2005/NĐ-CP về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thuỷ sản
- 2Quyết định 95/2007/QĐ-BNN Quy định về công nhận giống cây trồng nông nghiệp mới do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 497/QĐ-TTg năm 2009 về hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2213/QĐ-TTg năm 2009 sửa đổi Quyết định 497/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 03/2011/TT-NHNN hướng dẫn Quyết định 63/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 7Thông tư 28/2012/TT-BTC quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách xã, phường, thị trấn do Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 53/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định về lĩnh vực thủy sản
- 9Quyết định 19/2012/QĐ-UBND về Quy định tạm thời huy động vốn, cơ chế lồng ghép, quản lý nguồn vốn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 10Quyết định 43/2012/QĐ-UBND về Quy định chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 11Quyết định 05/2012/QĐ-UBND về chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất lúa giống và lúa hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 12Nghị quyết 01/2012/NQ-HĐND phê chuẩn chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất lúa giống và lúa hàng hóa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Trà Vinh
- 13Nghị quyết 24/2011/NQ-HĐND về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất giống ngao sinh sản và chế biến ngao giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Thái Bình ban hành
Hướng dẫn liên ngành 4107/HDLN-STC-SNN PTNT năm 2012 thực hiện quyết định số 43/2012/QĐ-UBND về quy định chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015 do Sở Tài chính - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 4107/HDLN-STC-SNNPTNT
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 28/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Hà Văn Trọng, Nguyễn Đình Đạt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra