Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UBND TỈNH VĨNH LONG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 606/HDLT.SNV-SGD-ĐT | Vĩnh Long, ngày 21 tháng 05 năm 2008 |
Kính gửi: | Các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục-Đào tạo. |
Căn cứ Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
Căn cứ Nghị định 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (sau đây gọi tắt là Nghị định số 121);
Căn cứ Quyết định 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc quy định nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGD&ĐT-BNV ngày 23/08/2006 của liên Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ hướng dẫn về định mức biên chế của cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường phổ thông; Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007 của Bộ GD&ĐT - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục Mầm non công lập;
Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-UBND về việc phân bổ biên chế sự nghiệp năm 2008 cho các ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã.
Để thống nhất việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục-Đào tạo, Sở Nội vụ và Sở Giáo dục-Đào tạo hướng dẫn thực hiện như sau:
I. NGUYÊN TẮC TUYỂN DỤNG
1. Việc tổ chức tuyển dụng phải đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng, thực hiện chính sách ưu tiên theo quy định.
2. Mọi công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định đều được tham gia tuyển dụng vào làm giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và các trung tâm giáo dục thường xuyên.
3. Những người được tuyển dụng phải đúng tiêu chuẩn nghiệp vụ và được bố trí đúng việc.
4. Tổ chức tuyển dụng phải thông qua Hội đồng tuyển dụng.
5. Những người có người thân (vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) dự tuyển vào làm giáo viên không được tham gia vào Hội đồng tuyển dụng.
II. HÌNH THỨC TUYỂN DỤNG.
Xét tuyển
III. PHÂN CẤP TUYỂN DỤNG.
- Phòng GD-ĐT các huyện, thị chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ trình UBND huyện, thị thành lập Hội đồng tuyển dụng đối với giáo viên, nhân viên phục vụ trường học bậc THCS, Tiểu học, Mầm non. (có sự giám sát của Sở Nội vụ và Sở GD-ĐT).
- Sở Giáo dục-Đào tạo phối hợp với Sở Nội vụ thành lập Hội đồng xét tuyển đối với giáo viên và nhân viên phục vụ khối Trung học phổ thông, các trung tâm giáo dục thường xuyên và các đơn vị trực thuộc.
IV. ĐIỀU KIỆN DỰ TUYỂN.
- Là công dân Việt Nam, có hộ khẩu thường trú tại Vĩnh Long. (Tuyển thêm ở tỉnh khác nếu còn thiếu nhu cầu).
- Tuổi đời dự tuyển từ đủ 18 đến dưới 45 tuổi.
- Có đơn xin dự tuyển, có lý lịch rõ ràng.
- Có đủ sức khỏe nhận nhiệm vụ, giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên chứng nhận (không quá 6 tháng).
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, không bị án treo hoặc bị cải tạo không tham giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục…..
- Có văn bằng chứng chỉ, theo tiêu chuẩn của ngạch tuyển dụng. Cụ thể:
. Giáo viên Mầm non, Tiểu học: Tốt nghiệp THSP hệ 12+2 trở lên.
. Giáo viên THCS: Tốt nghiệp CĐSP 12+3 trở lên.
. Giáo viên THPT: Tốt nghiệp ĐHSP 12+4 trở lên.
Ngoài bằng tốt nghiệp sinh viên còn có chứng nhận học phần quản lý nhà nước và quản lý ngành GD-ĐT.
- Điều kiện bổ sung:
o Không trong thời gian mang thai.
o Không có dị dạng về thể hình.
o Không phát âm lấp.
o Ưu tiên nhận sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành sư phạm (nếu còn thiếu nhu cầu tuyển thêm ngành ngoài sư phạm (có bổ túc kiến thức sư phạm).
V. HỒ SƠ DỰ TUYỂN.
- Đơn đăng ký dự tuyển viên chức (theo mẫu).
- Sơ yếu lý lịch có xác nhận của UBND xã, phường nơi cư trú.
- Bản sao giấy khai sinh.
- Quyết định công nhận tốt nghiệp.
- Có đủ các bản sao có công chứng: Văn bằng, chứng chỉ phù hợp với yêu cầu của ngạch dự tuyển (xuất trình bản chính để kiểm tra).
- Bảng kết quả học tập có điểm trung toàn khá.
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế cấp (không quá 6 tháng).
- Giấy chứng nhận ưu tiên theo quy định.
- Bản sao công chứng giấy chứng chỉ sư phạm (đối với các môn chuyên biệt hoặc các ngành không phải sư phạm)
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận học phần QLNN-QLGD.
- Bản photo hộ khẩu thường trú do công chứng.
Hồ sơ dự tuyển do ngành GD-ĐT phát hành.
VI. Ưu tiên tuyển dụng.
Căn cứ quyết định 62/2007/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Cụ thể:
a. Người dân tộc thiểu số, người tình nguyện phục vụ ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; anh hùng lực lượng vũ trang; anh hùng lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động cách mạng trước tổng khởi nghĩa (từ ngày 19 tháng 8 năm 1945 trở về trước); con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; anh hùng lực lượng vũ trang, con anh hùng lao động được cộng 30 điểm vào kết quả tuyển dụng.
b. Những người có học vị tiến sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng được cộng 20 điểm vào kết quả tuyển dụng.
c. Những người có học vị thạc sĩ đúng chuyên ngành đào tạo, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; những người tốt nghiệp loại giỏi và xuất sắc ở các bậc đào tạo chuyên môn phù hợp với nhu cầu tuyển dụng; người đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện phục vụ nông thôn, miền núi từ hai năm trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ, công chức cấp xã có thời gian làm việc liên tục tại cơ quan, tổ chức cấp xã từ ba năm trở lên được cộng 10 điểm vào kết quả tuyển dụng.
2. Các đối tượng ưu tiên khác theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với yêu cầu xây dựng đội ngũ viên chức ngành giáo dục và đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương.
VII. XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRÚNG TUYỂN
1. Người trúng tuyển là người đạt yêu cầu về điều kiện, tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch dự tuyển và có kết quả học tập trung bình toàn khóa được quy đổi theo thang điểm 100 nhân hệ số 2 cộng với điểm ưu tiên theo quy định tính từ người có kết quả cao nhất cho đến hết chỉ tiêu được tuyển dụng.
2. Trường hợp nhiều người có kết quả xét bằng nhau ở chỉ tiêu cuối cùng kể cả đã căn cứ vào các thứ tự ưu tiên quy định, thì Hội đồng tuyển dụng bổ sung nội dung phỏng vấn để lựa chọn người có kết quả cao nhất trúng tuyển.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Thành lập Hội đồng tuyển dụng.
1.1. Cấp huyện, thị.
Căn cứ nhu cầu phát triển giáo dục và chỉ tiêu biên chế được duyệt, Phòng Giáo dục chủ trì phối hợp với Phòng Nội vụ đề nghị Ủy ban nhân dân huyện, thị ra quyết định thành lập Hội đồng xét tuyển (sau đây gọi chung là Hội đồng tuyển dụng) cho huyện.
Thành phần Hội đồng tuyển dụng thực hiện theo Điều 10 của Nghị định 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
Hội đồng tuyển dụng có 05 đến 07 thành viên, gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Trưởng phòng GD-ĐT huyện, thị.
- Phó chủ tịch Hội đồng, gồm:
* Lãnh đạo cấp phó Phòng Giáo dục–Đào tạo (thường trực);
* Lãnh đạo Phòng Nội vụ.
- Các ủy viên Hội đồng gồm:
Chuyên viên Phòng Giáo dục. Trong đó, một ủy viên kiêm thư ký. Hội đồng là chuyên viên phụ trách công tác Tổ chức-Cán bộ của Phòng Giáo dục-Đào tạo.
- Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng gồm ủy viên kiêm thư ký Hội đồng làm tổ trưởng và một số thành viên là chuyên viên của Phòng Giáo dục-Đào tạo phụ trách Mầm non, Tiểu học, THCS.
1.2. Các Trung tâm, đơn vị trực thuộc Sở GD-ĐT:
Do Sở Giáo dục – Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ.
Thành phần, nhiệm vụ của Hội đồng tuyển dụng thực hiện theo Điều 10 của Nghị định 121/2006/NĐ-CP ngày 23/10/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ.
2. Thông báo tuyển dụng.
Trước 30 ngày tổ chức tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng thông báo công khai tại địa điểm tiếp nhận hồ sơ, trên các phương tiện thông tin đại chúng về hình thức tuyển dụng, điều kiện, tiêu chuẩn dự tuyển, số lượng cần tuyển theo từng chức danh, nội dung hồ sơ đăng ký dự tuyển, thời gian nhận hồ sơ dự tuyển để mọi người biết và đăng ký.
Thời gian nhận hồ sơ hạn chót vào ngày 20/8 hàng năm. (có thể sớm hơn tùy điều kiện của từng huyện, thị.)
Giao nhận hồ sơ: Đương sự dự tuyển trực tiếp nộp hồ sơ cho nơi có nhu cầu tuyển dụng (vì có kiểm tra sơ khảo thể hình và phát âm). Không nhận hồ sơ nộp thay.
3. Tổ chức xét tuyển
- Tổ chức ký tập hợp hồ sơ dự tuyển theo thứ tự ưu tiên để trình Hội đồng xét tuyển.
- Hội đồng xét tuyển căn cứ các quy định về chức danh, biên chế giáo viên; yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương và chỉ tiêu biên chế được giao, tiến hành xét tuyển theo nội dung quy định.
Lập danh sách người được trúng tuyển trình UBND huyện, thị hoặc theo phân cấp quản lý xét duyệt công nhận kết quả xét tuyển; báo cáo kết quả về Sở Nội vụ và Sở Giáo dục-Đào tạo để tổng hợp (02 danh sách: 01 danh sách trúng tuyển; 01 danh sách tất cả sinh viên đăng ký theo mẫu đính kèm).
Sau khi có kết quả tuyển dụng, phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT phân bổ về trường theo nhu cầu đã được duyệt; sau 15 ngày đương sự trúng tuyển không đến nhận việc thì hủy kết quả tuyển dụng. Căn cứ nhận việc của từng cá nhân Phòng GD-ĐT, Sở GD-ĐT trình cấp thẩm quyền ra quyết định tuyển dụng hợp đồng thử việc (trước khi ra quyết định tuyển dụng hợp đồng phải được duyệt của Sở Nội vụ), Giao đơn vị trực tiếp sử dụng lao động ký hợp đồng lao động thử việc theo quy định.
4. Thời gian thực hiện:
Tùy theo nhu cầu của đơn vị thực hiện 1 hoặc 2 đợt.
Đợt 1: Trước tháng 9/2008.
Đợt 2: Tháng 12/2008
5. Việc tuyển dụng hợp đồng, sử dụng và quản lý viên chức theo hướng dẫn này được áp dụng năm học 2008-2009.
Trên đây là hướng dẫn tuyển dụng hợp đồng, sử dụng và quản lý viên chức ngành Giáo dục-Đào tạo. Khi thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc phát sinh, đề nghị Phòng Giáo dục, Phòng Nội vụ các huyện, thị, các đơn vị trực thuộc Sở báo cáo về Sở Giáo dục-Đào tạo và Sở Nội vụ để tìm biện pháp khắc phục.
KT. GIÁM ĐỐC | GIÁM ĐỐC |
Nơi nhận: |
|
- 1Thông tư liên tịch 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập do Bộ Giáo Dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ ban hành
- 2Nghị định 121/2006/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 3Nghị định 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
- 4Quyết định 62/2007/QĐ-BGDĐT Quy định về nội dung và hình thức tuyển dụng giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập và trung tâm giáo dục thường xuyên do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Thông tư liên tịch 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập do Bộ Giáo dục - Đào tạo và Bộ Nội vụ ban hành
- 6Thông báo 704/TB-SGDĐT về tuyển dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo năm học 2009 - 2010 do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương ban hành
- 7Quyết định 587/QĐ-UBND năm 2008 phân bổ chỉ tiêu biên chế sự nghiệp cho các ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tỉnh Vĩnh Long
- 8Quyết định 16/2010/QĐ-UBND về phân cấp việc tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo do tỉnh Hà Nam ban hành
Hướng dẫn 606/HDLT.SNV-SGD-ĐT về tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục-Đào tạo do Sở Giáo dục và Đào tạo - Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 606/HDLT.SNV-SGD-ĐT
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 21/05/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Văn Quang, Phạm Văn Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/05/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra