Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UBND TỈNH NGHỆ AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 518/HD.LS-TC-NN&PTNT | Vinh, ngày 16 tháng 03 năm 2009 |
HƯỚNG DẪN
MỘT SỐ NỘI DUNG KHI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 19/2009/QĐ-UBND NGÀY 04/2/2009 CỦA UBND TỈNH VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2009 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Thực hiện quy định tại Điều 35 - Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 04/2/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2009 - 2010 trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Để quản lý kinh phí hỗ trợ theo đúng quy định, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng thụ hưởng chính sách. Liên Sở: Nông nghiệp & PTNT - Tài chính hướng dẫn một số nội dung để thực hiện và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND như sau:
1. Giống mới nhập nội là giống ở Nghệ An, Việt Nam chưa có và khi được Bộ Nông nghiệp & PTNT cho phép nhập để khảo nghiệm, sản xuất thử.
2. Giống mới là giống đã thực hiện khảo nghiệm đúng quy định được Bộ Nông nghiệp & PTNT cho phép đưa vào sản xuất đại trà.
3. Xử lý ra hoa trái vụ là xử lý để ép Dứa chín, chín trái với quy luật sinh lý tự nhiên của cây dứa, mục đích là để rải vụ phục vụ cho chế biến tránh dư thừa nguyên liệu tại nhà máy.
4. Bộ chạt lọc cải tiến: Bao gồm 2-3 cái nhỏ được bố trí vào giữa ruộng muối để thay thế chạt lọc hiện tại ở góc ruộng muối. Một bộ chạt lọc phục vụ cho một đơn vị sản xuất muối (500 m2).
5. Thay cát lọc muối (Thay cát kênh xăm): Do cát ở đồng muối bị nén chặt có mức độ thẩm thấu thấp (Quá chặt), năng suất muối quá thấp cần phải được thay cát lọc. Khối lượng cát được thay thế 23 - 25 m3 trên một đơn vị sản xuất muối (500 m2).
6. Cánh đồng có thu nhập cao là cơ cấu các loại cây trồng, vật nuôi sản xuất trên cánh đồng liền kề có diện tích 5 ha trở lên trong thời gian một năm được đánh giá có hiệu quả kinh tế, được tổ chức khảo nghiệm trong thực tiễn sản xuất những công thức đã được Trung tâm khuyến nông khuyến cáo áp dụng. Đảm bảo yêu cầu có tổng thu thập bằng hoặc trên 50 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 30%/tổng thu nhập trở lên.
7. Lò sấy nông sản (ngô, lúa, đậu, lạc) bao gồm máy sấy công suất 300 - 500 kg/01 lần sấy và lò sấy bán kiên cố có công suất trên 2.000 kg/01 lần sấy.
8. Chăn nuôi trâu bò hàng hóa là hình thức chăn nuôi vỗ béo trong một thời gian nhất định (dưới 12 tháng) để bán tạo hàng hóa phục vụ tiêu dùng về thịt trâu, bò.
9. Trợ giá giống gốc chăn nuôi là hoạt động trợ cấp kinh phí cho các sản phẩm giống gốc chăn nuôi nhằm mục đích:
- Nhân, giữ quỹ gen giống quý hiếm;
- Sản xuất sản phẩm giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao của đàn cụ kỵ, ông bà đối với lợn; của dòng thuần ông bà đối với gia cầm; của đàn hạt nhân đối với gia súc lớn; của đàn giống thuần đối với ong, tằm đạt tiêu chuẩn giống do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định.
10. Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân được UBND tỉnh quyết định giao quản lý nguồn vốn hỗ trợ đầu tư, thực hiện đúng tiến độ, đúng nội dung được phê duyệt, đảm bảo có hiệu quả.
11. Lúa lai, ngô lai: Các loại giống lúa lai, ngô lai được hưởng chính sách do Sở Nông nghiệp & PTNT quy định tại đề án sản xuất hàng năm.
12. Giống lạc mới: Là giống mới nhập nội, giống tác giả. Không phải giống tự nhân, lưu chuyển trong nội bộ địa phương. Chủng loại giống mới do Sở Nông nghiệp quy định hàng năm.
13. Thuốc diệt cỏ: Dùng các loại thuốc diệt cỏ sau:
+ Loại Dualgold (Thụy Sỹ): 500ml/ha.
+ Hoặc Raft (Pháp): 135g/ha (60 gói loại 2,25g/gói)
+ Hoặc Lasso (Mỹ): 3.000ml/ha.
+ Các loại khác (nếu có) khi được Bộ Nông nghiệp & PTNT ghi danh mục cho phép đưa vào sử dụng và đã qua thử nghiệm trong sản xuất ở Nghệ An có kết quả tốt thì Sở Nông nghiệp và PTNT sẽ đưa vào đề án của sản xuất để thực hiện.
14. Giống mây: Áp dụng cho giống mây tắt, mây ruột gà, mây vườn có trong danh mục giống của Bộ NN & PTNT.
Mật độ trồng: Trồng theo hình tam giác cân thành từng cụm; mỗi cụm 3 cây; cụm cách cụm 3 m. Quy cách hố: 30 cm x 30 cm x 30 cm. Mật độ 10.000 cây/ha.
15. Tiêm phòng gia súc miền núi: Tiêm 1 năm 2 vụ bằng các loại vắc xin bắt buộc tiêm cho trâu, bò, lợn theo quy định của Cục thú ý. Đầu tư gồm: Các loại vaccin, thuốc trợ tim, thuốc phòng sốc.
16. Các loại vật tư, thiết bị phối giống tạo giống bò bằng thụ tinh nhân tạo:
+ Bò sữa có chửa: 2,0 liều tinh cọng rạ, 2 bộ găng tay, 2 dẫn tinh quản, 2 ống nước sinh lý và 3 lít ni tơ.
+ Bò thịt cải tiến và bà lai zê bu có chửa: 1,5 liều tinh cọng rạ, 1,5 bộ găng tay, 1,5 dẫn tinh quản, 1,5 ống nước sinh lý và 1,5 lít ni tơ.
+ Bò thịt lai cấp tiến có chửa: 1,6 liều tinh cọng rạ, 1,6 bộ găng tay, 1,6 dẫn tinh quản, 1,6 ống nước sinh lý và 1,6 lít ni tơ.
17. Các loại vật tư, thiết bị hỗ trợ cho các Trại sinh sản giống nuôi trồng thủy sản nước mặt, nước lợ, nước ngọt bao gồm: Con giống tôm, cá rô phi đơn tính, cua biển; thiết bị nâng nhiệt; thiết bị cấp thoát nước; thiết bị, hóa chất hỗ trợ sinh sản và hóa chất vệ sinh môi trường; thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cầm tay; ổn áp điện.
B. CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
Căn cứ các quy định tại Điều 32 Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 04/2/2009 của UBND tỉnh, các chủ đầu tư nguồn kinh phí hỗ trợ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch để thực hiện các chính sách năm tới gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT. Sở Tài chính trước ngày 15/8 hàng năm. Sở Nông nghiệp & PTNT cùng Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp lập kế hoạch trợ giá năm sau trình UBND tỉnh ghi kế hoạch năm. Đồng thời, các chủ đầu tư có trách nhiệm gửi kèm theo các tài liệu như: thiết kế kỹ thuật, dự toán gửi Sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt theo thẩm quyền. Đồng thời, gửi báo giá các loại vật tư, thiết bị, giống cây, con ... để Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp, đề nghị Sở Tài chính thẩm định, thông báo giá thực hiện chính sách cho các chủ đầu tư. Sở Nông nghiệp và PTNT trên cơ sở quy hoạch và định mức của từng loại cây con giống để cung cấp diện tích giống cây trồng, vật nuôi làm căn cứ lập kế hoạch hỗ trợ kinh phí hàng năm.
C. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHO CÁC CHỦ ĐẦU TƯ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐỊA PHƯƠNG
1. Trách nhiệm của các chủ đầu tư
1.1. Chủ đầu tư các nguồn kinh phí chịu trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng chính sách trong phạm vi kinh phí đã được UBND tỉnh quyết định theo cơ chế phân công phân cấp và quản lý điều hành ngân sách hàng năm.
1.2. Các chủ đầu tư theo quy định cụ thể tại điều 32, Quyết định 19/2009/QĐ.UBND chịu trách nhiệm trước pháp luật, UBND tỉnh về việc thực hiện các chính sách cả về khối lượng, chất lượng, đối tượng, địa bàn, độ chính xác số liệu của kế hoạch và kết quả thực hiện. Chịu trách nhiệm quyết toán các nguồn kinh phí được giao theo đúng thời gian, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng từ, tài liệu có liên quan, đồng thời phải có Tờ trình, Báo cáo tổng hợp quyết toán chủ đầu tư, có chữ ký của chủ tài khoản đóng dấu đơn vị, chữ ký kế toán trưởng.
2. Trách nhiệm của chính quyền địa phương.
2.1. Có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu cơ sở, cấp huyện kịp thời theo quy định về kết quả thực hiện chính sách làm cơ sở cho các chủ đầu tư thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng thụ hưởng.
2.2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác của số liệu về kết quả thực hiện chính sách tại bảng tổng hợp cơ sở, cấp huyện. Đồng thời chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ khi được chủ đầu tư giao chi trả đúng đối tượng, định mức theo chế độ hiện hành và quyết toán nguồn kinh phí theo quy định.
D. QUY ĐỊNH VỀ THÔNG BÁO GIÁ VÀ THỰC HIỆN CẤP PHÁT KINH PHÍ HỖ TRỢ
Đầu kỳ kế hoạch (đầu thời vụ đối với các loại cây giống) các đơn vị thực hiện lập dự toán, báo giá các loại cây con giống, vật tư phân bón … về Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Tài chính. Trên cơ sở đó, Sở Nông nghiệp & PTNT kiểm tra về quy cách, định mức kỹ thuật, chủng loại cây, con giống … theo chính sách, tổng hợp đề nghị Sở Tài chính thông báo giá làm căn cứ để xác định mức hỗ trợ và thanh quyết toán các nguồn kinh phí hỗ trợ của Nhà nước (Giá thông báo không có giá trị để thực hiện mua bán). Khi giá thị trường biến động tăng hoặc giảm trên 20%, Sở Nông nghiệp & PTNT có trách nhiệm đề xuất để Sở Tài chính xem xét điều chỉnh cho phù hợp.
Căn cứ chỉ tiêu kinh phí được phân bổ, Sở Tài chính thông báo kế hoạch kinh phí trợ giá theo chính sách cho các đơn vị dự toán không trực thuộc Sở Nông nghiệp. Đồng thời, thông báo kế hoạch chính sách trợ giá cho Sở Nông nghiệp & PTNT để Sở thông báo kế hoạch chính sách trợ giá cho các đơn vị thuộc ngành được giao là chủ đầu tư. Căn cứ tiến độ kết quả thực hiện trợ giá trực tiếp Kho bạc để thanh toán kinh phí.
3. Đối với các Huyện, Doanh nghiệp, tổ chức khác.
3.1. Đối với các chủ đầu tư là các Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác: Căn cứ Quyết định giao dự toán thu chi ngân sách hàng năm của UBND tỉnh, Sở Tài chính tiến hành cấp phát bằng lệnh chi tiền theo tiến độ thực hiện trong phạm vi kinh phí đã được cấp có thẩm quyền giao.
3.2. Đối với các Huyện: Sở Tài chính thông báo kinh phí có mục tiêu nguồn kinh phí trợ giá, trợ cước cùng lúc với nguồn cân đối ngân sách ngay sau khi có Quyết định phân bổ dự toán của UBND tỉnh. Sau đó, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tham mưu cho UBND huyện cấp phát nguồn kinh phí trợ giá, trợ cước cho các đơn vị được UBND huyện giao nhiệm vụ chỉ đạo, thực hiện và thanh quyết toán theo đúng quy định.
3.3. Hàng quý (Vào tháng giữa của quý), căn cứ vào báo cáo kết quả thực hiện của các huyện, các chủ đầu tư, các đơn vị gửi về Sở Nông nghiệp & PTNT tổng hợp nhu cầu kinh phí gửi sở Tài chính để theo dõi và cấp phát.
1.1. Quyết định của UBND tỉnh giao chỉ tiêu kinh phí cho chủ đầu tư.
1.2. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua hàng giữa huyện với chủ ngành hàng; Đối với chính sách hỗ trợ nilông tủ lạc thì cần có Hợp đồng và thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua hàng giữa chủ đầu tư (doanh nghiệp) với các địa phương (xã, hợp tác xã).
1.3. Hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho lô hàng theo hợp đồng cung ứng và ký nhận của đơn vị thụ hưởng (ghi rõ đơn vị, số lượng, đơn giá và mức trợ giá).
1.4. Báo cáo kết quả nghiệm thu cơ sở:
- Là nghiệm thu cấp xóm (thôn, bản), có đại diện UBND xã (phường, thị trấn) tham gia để nghiệm thu cho từng hộ dân (Đối với cây ngắn ngày và ni lon tủ lạc sau khi gieo trồng 15 ngày; sau trồng mới 20-45 ngày đối với cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp nghiệm thu lần đầu sau trồng 30 ngày, sau trồng dặm 30 ngày nghiệm thu lần cuối);
- Hồ sơ nghiệm thu cơ sở là bảng kê số hộ dân và diện tích (hoặc số lượng) của từng xóm (thôn, bản) về kết quả đã thực hiện và đề nghị hỗ trợ. Bảng kê phải thể hiện được các nội dung (theo mẫu biểu đính kèm). Sau khi có kết quả nghiệm thu ở từng xóm (thôn, bản). UBND xã (phường, thị trấn) rà soát, lập bảng tổng hợp chi tiết kết quả nghiệm thu ở từng xóm (thôn, bản) do Trưởng ban nông nghiệp xã hoặc Chủ nhiệm hợp tác xã (đối với địa phương có HTX) cùng Chủ đầu tư và Chủ tịch UBND xã ký tên đóng dấu và lập tờ trình gửi chủ đầu tư (huyện, doanh nghiệp, đơn vị).
1.5. Nghiệm thu phúc tra: Sau khi có báo cáo kết quả nghiệm thu cơ sở. UBND huyện hoặc Chủ đầu tư là doanh nghiệp, đơn vị thành lập đoàn phúc tra để đánh giá kết quả nghiệm thu cơ sở để lập biên bản tổng hợp từng huyện kèm theo danh sách tổng hợp của từng xã (có ký tên, đóng dấu của UBND xã; chữ ký, đóng dấu của chủ đầu tư).
1.6. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng mới áp dụng đối với giống mây nguyên liệu, giống cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Chủ đầu tư là huyện thì UBND huyện phê duyệt; chủ đầu tư là doanh nghiệp, đơn vị thì Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
1.7. Hồ sơ, chứng từ chi tiền trả tiền hỗ trợ cho các bộ.
2.1. Quyết định của UBND tỉnh giao chỉ tiêu kinh phí cho chủ đầu tư.
2.2. Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân sản xuất giống và các chứng từ khác có liên quan như: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho…
2.3. Văn bản kiểm tra xác nhận về chất lượng giống được sản xuất ra tại cơ sở do Phòng NN&PTNT huyện hoặc Phòng kỹ thuật Sở NN & PTNT tỉnh xác nhận.
2.4. Biên bản giao nhận số lượng giống, chất lượng giống giữa bên mua, bên bán giống phục vụ chương trình.
2.5. Nghiệm thu cơ sở: Theo điểm 1.4; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
2.6. Nghiệm thu phúc tra: Theo điểm 1.5; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
2.7. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật trồng mới áp dụng đối với giống mây nguyên liệu, giống cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Chủ đầu tư là huyện thì UBND huyện phê duyệt; chủ đầu tư là doanh nghiệp, đơn vị thì Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
2.8. Hồ sơ về giá thành sản xuất cây giống của đội sản xuất giống, chứng từ chi trả tiền hỗ trợ cho các hộ.
3.1. Hỗ trợ làm đất trồng chè, trồng dứa:
- Quyết định của UBND tỉnh giao chỉ tiêu kinh phí cho chủ đầu tư.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Chủ đầu tư là huyện thì UBND huyện phê duyệt; chủ đầu tư là doanh nghiệp, đơn vị thì Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
- Đơn của chủ hộ xin hỗ trợ tiền đề làm đất trồng chè hoặc trồng dứa.
- Nghiệm thu cơ sở: Theo điểm 1.4; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
- Nghiệm thu phúc tra: Theo điểm 1.5; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
3.2. Hỗ trợ NPK để trồng dứa:
- Quyết định của UBND tỉnh giao chỉ tiêu kinh phí cho chủ đầu tư.
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật. Chủ đầu tư là huyện thì UBND huyện phê duyệt; chủ đầu tư là doanh nghiệp, đơn vị thì Sở Nông nghiệp và PTNT phê duyệt.
- Đơn của chủ hộ xin hỗ trợ tiền mua phân NPK để trồng dứa có xác nhận của UBND xã (Nếu là hộ dân địa phương) hoặc của Công ty nông lâm nghiệp, Tổng đội TNXP (nếu là hộ dân nhận khoán đất đai của các đơn vị này).
- Nghiệm thu cơ sở: Theo điểm 1.4; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
- Nghiệm thu phúc tra: Theo điểm 1.5; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
4. Xây dựng mô hình có thu nhập cao.
a. Một số quy định chung:
- Xác lập công thức luân canh mới sẽ do Trung tâm khuyến nông khuyến lâm thực hiện theo kế hoạch hàng năm do Sở Nông nghiệp & PTNT giao đầu kỳ.
- Các địa phương nhân rộng quy mô lên mức 20 ha/ một công thức (diện tích liền kề) sẽ được hỗ trợ 2 triệu đồng để phục vụ khuyến cáo, tuyên truyền việc nhân rộng.
b. Hồ sơ thủ tục gồm:
- Đăng ký nhân rộng mô hình của UBND xã được huyện xác thực gửi Sở Nông nghiệp và PTNT đầu kỳ kế hoạch.
- Quyết định phê duyệt hỗ trợ đầu tư cho các bộ của UBND huyện trên cơ sở kế hoạch huyện phân cho từng xã trong năm kế hoạch.
- Nghiệm thu cơ sở: Theo điểm 1.4; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
- Nghiệm thu phúc tra: Theo điểm 1.5; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
5. Hỗ trợ phát triển nghề muối.
- Quyết định phân khai chỉ tiêu kế hoạch của huyện cho xã, HTX được thụ hưởng chính sách.
- Đơn xin thực hiện của hộ, nhóm hộ có xác nhận của xóm trưởng gửi UBND xã để tổng hợp.
- Tờ trình của UBND xã kèm theo bảng kê danh sách chi tiết các hộ, nhóm hộ đã được UBND xã xét duyệt.
- Quyết định phê duyệt hỗ trợ đầu tư cho các hộ của UBND huyện trên cơ sở kế hoạch huyện phân cho từng xã trong năm kế hoạch.
- Nghiệm thu cơ sở: Theo điểm 1.4; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
- Nghiệm thu phúc tra: Theo điểm 1.5; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
6. Thực hiện công tác tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ.
a. Nhiệm vụ:
+ Đối với công tác tập huấn, chuyển giao công nghệ sản xuất, chế biến nguyên liệu máy: Các đơn vị có quyết định giao nhiệm vụ tập huấn, đào tạo chuyển giao công nghệ trồng và chế biến nguyên liệu mây chịu trách nhiệm hướng dẫn các hộ về công nghệ sản xuất, chế biến và tập huấn, đào tạo phát triển nghề mây đan xuất khẩu. Yêu cầu phải gắn kết chặt chẽ giữa tạo việc làm cho người lao động và trách nhiệm bao tiêu sản phẩm làm ra của Doanh nghiệp với người lao động.
+ Đối với công tác tập huấn sử dụng máy nông nghiệp: Các đơn vị cung cấp máy cho các địa phương thông qua hợp đồng với các địa phương, đơn vị. Trong hợp đồng nhất thiết phải đảm bảo:
- Tổ chức tập huấn để chuyển giao kỹ thuật sử dụng, bảo trì các loại máy có quy định trong hợp đồng giữa các địa phương, đơn vị với doanh nghiệp cung ứng cho người mua máy đến khi thành thạo sử dụng.
- Ngân sách chỉ hỗ trợ tối đa bằng dự toán kinh phí đã được giao và không quá mức chi đào tạo, tập huấn hiện hành. Số còn lại thuộc trách nhiệm của Doanh nghiệp cung ứng máy.
b. Hồ sơ quyết toán gồm:
+ Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí lớp học.
+ Danh sách học viên có xác nhận của chính quyền địa phương (UBND xã).
+ Hóa đơn, chứng từ về tài liệu học tập, các chi phí khác liên quan đến lớp học.
+ Chứng từ, hóa đơn thuê hội trường, loa đài, tiền bồi dưỡng giảng viên, tiền tài liệu… có liên quan.
+ Báo cáo kết quả về số lượng, chất lượng đã đào tạo, chuyển giao công nghệ của các đơn vị được giao nhiệm vụ có xác nhận của chính quyền địa phương (UBND xã) nơi đào tạo.
7. Hỗ trợ các loại máy nông nghiệp.
7.1. Một số quy định chung:
- Đối tượng được cấp hỗ trợ lãi suất là hộ nông dân có hợp đồng vay vốn tại các Ngân hàng cơ sở thuộc Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Nghệ An để mua máy cày đa chức năng, máy giặt, máy cấy, máy hái chè búp tươi, máy sấy công suất nhỏ và xây dựng lò sấy có công suất trên 2.000kg/lần sấy.
- Doanh nghiệp được chỉ định cung ứng các loại máy gặt, máy cấy, máy hái chè búp tươi, máy sấy theo thông báo của Sở Nông nghiệp & PTNT từ đầu kỳ kế hoạch. Sau đó doanh nghiệp mới ký kết hợp đồng với từng chủ hộ có thông báo chỉ tiêu của UBND huyện giao xã, UBND xã giới thiệu chủ hộ đến doanh nghiệp ký hợp đồng.
7.2. Thực hiện cấp phát, quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất cho hộ nông dân mua máy cày loại nhỏ đa chức năng, máy giặt, máy cấy, máy hái chè, máy sấy:
a. Cấp phát quyết toán kinh phí hỗ trợ lãi suất:
- Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh cho chủ đầu tư và Quyết định phân khai chỉ tiêu của chủ tịch UBND huyện cho từng xã.
- Báo cáo tổng hợp số máy, loại máy đã mua của từng huyện (bao gồm các xã tổng hợp).
- Tháng đầu quý sau, Ngân hàng nông nghiệp & PTNT lập hồ sơ đề nghị cấp hỗ trợ lãi suất, bao gồm:
+ Tờ trình đề nghị cấp ứng kinh phí hỗ trợ lãi suất quý trước của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh.
+ Bảng kê danh sách đề nghị cấp hỗ trợ lãi suất.
+ Hồ sơ mua máy của đơn vị cung ứng gồm: Hợp đồng mua máy, hóa đơn mua hàng.
Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, gửi Sở Tài chính để cấp phát.
- Ngân hàng nông nghiệp tỉnh có trách nhiệm chuyển số tiền hỗ trợ lãi suất cho các Ngân hàng cơ sở nơi người dân vay vốn.
Tháng 1 năm sau, các Ngân hàng cơ sở nơi cho hộ nông dân vay vốn mua các loại máy báo cáo quyết toán số lãi suất phát sinh trong năm trước, gửi 2 bản cho Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh. Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh thực hiện việc quyết toán tổng hợp số kinh phí hỗ trợ lãi suất trong năm của các huyện. Quyết toán được gửi cho Sở Nông nghiệp & PTNT và Sở Tài chính (kèm theo bản quyết toán của từng huyện). Đồng thời lập danh sách các hộ đã hết thời gian hỗ trợ lãi suất trong năm.
Trên cơ sở bảng tổng hợp quyết toán tiền hỗ trợ lãi suất của các huyện, Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở Tài chính sẽ thẩm định: số đối tượng đã phê duyệt, tổng nguồn cho vay và tiền lãi phát sinh trong năm, số cấp ứng trong năm để cấp phát số tiền lãi còn lại cho Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tỉnh chuyển về cho các Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT.
b. Cấp phát, quyết toán kinh phí mua trợ giá máy gặt, máy cấy, máy hái chè, máy sấy:
Đơn vị cung ứng các loại máy, thiết bị sấy lập hồ sơ đề nghị cấp kinh phí trợ giá sau khi đã thực hiện cung cấp đủ máy theo hợp đồng đã ký kết gồm:
- Tờ trình đề nghị cấp kinh phí trợ giá của đơn vị cung ứng máy.
- Quyết định của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch trợ giá máy gặt, máy cấy, máy hái chè, máy sấy và Quyết định phân khai chỉ tiêu của chủ tịch UBND huyện cho từng xã.
- Hợp đồng mua bán máy giữa hộ nông dân với doanh nghiệp cung ứng máy, các hóa đơn chứng từ liên quan và thanh lý hợp đồng mua máy.
- Biên bản bàn giao, nghiệm thu máy của chủ đầu tư với chủ hộ.
- Biên bản nghiệm thu phúc tra về kết quả thực hiện hợp đồng.
Các đơn vị cung ứng chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ của hồ sơ, gửi Sở Tài chính để cấp phát.
c. Hồ sơ thủ tục kinh phí trợ giá, cấp bù lãi suất xây dựng lò sấy:
- Quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, bản vẽ thi công và dự toán kinh phí xây dựng lò sấy của UBND huyện (đối với lò sấy công suất trên 2.000 kg/lần sấy cho hộ hoặc nhóm hộ xây dựng lò sấy.
- Biên bản nghiệm thu xác nhận khối lượng, chất lượng đầu tư hoàn thành việc xây dựng lò sấy. Thành phần bao gồm: Phòng Nông nghiệp huyện, Chủ hộ, Xóm trưởng và Đại diện UBND xã.
- Bảng kê lãi suất tiền vay có xác nhận của Ngân hàng. Mức hỗ trợ lãi suất theo lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tại thời điểm vay (theo khế ước).
- Giấy đề nghị cấp bù tiền lãi suất của chủ hộ có xác nhận của UBND xã sở tại.
8. Chăn nuôi lợn ngoại có quy mô 30 con trở lên.
8.1. Đối tượng được hưởng chính sách:
- Hộ, trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại có quy mô từ 30 con trở lên, có địa điểm xây dựng trang trại trong vùng quy hoạch chăn nuôi của huyện, đảm bảo vệ sinh thú y, vệ sinh môi trường.
- Được hưởng chính sách trợ giá nhập đàn lần đầu.
8.2. Hồ sơ thủ tục:
- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi.
- Biên bản xác nhận chủ hộ có đủ điều kiện chăn nuôi lợn ngoại do Trung tâm giống chăn nuôi cùng UBND xã sở tại xác nhận.
- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm giống chăn nuôi với chủ hộ nhập đàn về việc đầu tư kinh phí nhập đàn lợn ngoại.
- Lý lịch con giống.
- Hóa đơn xuất bán.
- Biên bản nghiệm thu lợn cái hậu bị cấp ông bà, bố mẹ giữa Trung tâm giống chăn nuôi với chủ hộ chăn nuôi lợn ngoại.
- Bảng tổng hợp danh sách các hộ chăn nuôi lợn giống có ký nhận của hộ và xác nhận của chính quyền địa phương cấp xã.
- Giấy đề nghị thanh toán kinh phí hỗ trợ nhập đàn của chủ hộ.
- Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.
9. Hồ sơ thanh quyết toán tạo giống bò.
9.1. Trợ giá tinh bò sữa, bò zêbu, bò lai cấp tiến, bò lai cải tiến vật tư phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí về số bò được phối giống của từng huyện trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi.
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng phối giống cho bò cái có chửa giữa Trung tâm giống chăn nuôi với cán bộ dẫn tinh viên ở các địa phương có xác nhận của UBND xã sở tại.
- Giấy xin thanh toán tiền công phối giống bò có chửa của cán bộ dẫn tinh viên.
- Hợp đồng mua bán, phiếu xuất, nhập kho vật tư, liều tinh. Tại các điểm giống: vật tư phối giống nhập về kho phải có phiếu nhập kho và phiếu xuất kho của Trung tâm giống chăn nuôi.
- Bảng kê danh sách hộ có phối giống có chửa của Trung tâm giống chăn nuôi có ký nhận của chủ hộ và xác nhận của UBND xã.
- Bản nghiệm thu thanh toán từng đợt số bò cái phối giống có chửa của từng xã có xác nhận của UBND huyện.
- Sổ sách chứng từ kế toán liên quan.
9.2. Trợ giá bò đực giống:
- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi.
- Đơn xin đăng ký nuôi bò đực giống để tạo giống của hộ có ý kiến chấp thuận của UBND xã.
- Quyết định của UBND huyện theo đề nghị của xã về việc chọn những chủ hộ có đủ điều kiện tham gia chương trình.
- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm giống chăn nuôi với chủ hộ có xác nhận của UBND xã sở tại.
- Giấy bán của bên có bò đực giống cho hộ chăn nuôi có xác nhận của UBND xã (nếu là cá nhân), hoặc hóa đơn bán hàng (nếu là tổ chức). Kèm theo biên bản bàn giao bò đực giống giữa bên bán và bên mua và nghiệm thu chất lượng do Trung tâm giống chăn nuôi và bên bán xác lập.
- Tổng hợp trợ giá có xác nhận của UBND huyện.
10. Hỗ trợ lãi suất để chăn nuôi trâu bò hàng hóa.
10.1. Điều kiện hưởng chính sách:
- Những hộ gia đình đã mua nuôi thêm từ 01 con trâu bò trở lên được ngân sách cấp bù tiền lãi suất cho số tiền vay ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tối đa 4.000.000 đồng/con trong thời gian 12 tháng.
- Ngân sách chi trả lãi suất tiền vay cho số trâu bò đã được mua thêm của các hộ dân không quá 12 tháng cho Ngân hàng nông nghiệp và PTNT theo từng quý.
10.2. Hồ sơ cấp bù lãi suất bao gồm:
- Quyết định của UBND huyện, thành, thị về việc phân chỉ tiêu mua trâu bò hàng hóa cho các địa phương (UBND xã).
- Giấy đăng ký của các hộ xin thực hiện chương trình (có xác nhận của xóm trưởng và UBND xã).
- Biên bản nghiệm thu xác nhận về số lượng trâu, bò đã mua thêm đối với các hộ chăn nuôi trâu bò hàng hóa gồm: Đại diện Phòng Nông nghiệp huyện, Chủ hộ, Xóm trưởng và UBND xã.
- Hàng quý Ngân hàng lập bảng kê lãi suất tiền vay của nông dân theo từng xã về số tiền lãi suất tương ứng với số tiền đã cho nông dân vay mua thêm những con trâu bò để làm hàng hóa được hưởng chính sách qua Trung tâm giống chăn nuôi để chuyển trả tiền lãi suất.
Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 148/2007/TTLT/BTC-BNN&PTNT ngày 13/12/2007 của Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp PTNT.
- Quyết định của UBND tỉnh giao cho Trung tâm giống chăn nuôi là cơ quan đặt hàng sản xuất, cung ứng sản phẩm giống vật nuôi trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT.
- Trên cơ sở chỉ tiêu kinh phí trợ giá giống gốc được UBND tỉnh phê duyệt. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo, hướng dẫn Trung tâm giống chăn nuôi lập kế hoạch, dự toán chi tiết để trình UBND tỉnh phê duyệt các hồ sơ thủ tục cần thiết như sau:
+ Đơn giá trợ cấp cho một đơn vị sản phẩm giống trên cơ sở đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT.
+ Kinh phí nhập, nuôi tân đáo giống gốc mới, sản xuất sản phẩm giống để nâng cao chất lượng giống gốc vật nuôi và hướng dẫn nghiệp vụ giống gốc.
+ Kinh phí tổ chức kiểm tra, nghiệm thu thanh lý hợp đồng đặt hàng.
11.1. Đối với lợn giống Móng cái.
a. Lợn cái Móng cái:
- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi.
- Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ được UBND xã xác nhận.
- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm giống chăn nuôi với địa phương làm điểm giống kèm theo bảng kê các chủ hộ tham gia có sản phẩm lợn hậu bị xuất bán và nhận tiền cấp bù trợ giá có xác nhận, đóng dấu của UBND xã.
- Biên bản nghiệm thu chất lượng lợn hậu bị được sản xuất ra của Trung tâm giống chăn nuôi và Phòng nông nghiệp PTNT huyện.
- Danh sách xuất bán lợn hậu bị có xác nhận UBND xã.
- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ.
- Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.
b. Lợn đực giống Móng cái:
- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi.
- Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ, chủ trang trại có ý kiến đồng ý của UBND xã sở tại.
- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm giống chăn nuôi với điểm sản giống kèm theo bảng kê các chủ hộ tham gia chăn nuôi lợn đực.
- Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm giống chăn nuôi và Phòng nông nghiệp PTNT huyện.
- Giấy đề nghị thanh toán của chủ hộ nuôi lợn đực.
- Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.
11.2. Lợn nái ngoại giống ông bà.
- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi.
- Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ, chủ trang trại có ý kiến đồng ý của UBND xã sở tại.
- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng sản xuất con giống giữa Trung tâm giống chăn nuôi với Trạm giống chăn nuôi hoặc chủ hộ, chủ trang trại có xác nhận của UBND xã.
- Bảng tổng hợp xuất bán sản phẩm lợn cái hậu bị trong năm có kèm theo các chứng từ xuất bán giống hậu bị.
- Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm giống chăn nuôi và Phòng nông nghiệp PTNT huyện.
- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ.
- Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.
11.3. Giống bò vàng.
- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi.
- Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ có ý kiến đồng ý của UBND xã sở tại.
- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa Trung tâm giống chăn nuôi với địa phương làm điểm giống kèm theo bảng kê các chủ hộ tham gia có xác nhận của UBND xã.
- Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm giống chăn nuôi và Phòng nông nghiệp PTNT huyện.
- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ.
- Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.
11.4. Giống Vịt Bầu Quỳ.
- Quyết định của Sở Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí trong năm cho Trung tâm giống chăn nuôi.
- Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ có xác nhận của UBND xã sở tại.
- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng sản xuất trứng giống, con giống giữa Trung tâm giống chăn nuôi với địa phương làm điểm giống kèm theo bảng kê các chủ hộ tham gia có xác nhận của UBND xã.
- Biên bản nghiệm thu chất lượng con giống của Trung tâm giống chăn nuôi và Phòng nông nghiệp PTNT huyện.
- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ.
- Hóa đơn, chứng từ chi tiền cho chủ hộ.
12. Hỗ trợ lãi suất để xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
- Quyết định của UBND huyện, thành, thị về việc phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật và dự toán xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung của các hộ hoặc chủ trang trại có đề nghị của UBND xã sở tại.
- Biên bản nghiệm thu xác nhận khối lượng, chất lượng đầu tư hoàn thành việc xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, Thành phần bao gồm: Phòng Nông nghiệp huyện, Chủ hộ, Xóm trưởng và Đại diện UBND xã.
- Bảng kê lãi suất tiền vay có xác nhận của Ngân hàng. Mức hỗ trợ lãi suất theo lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT tại thời điểm vay (theo khế ước).
- Giấy đề nghị cấp bù tiền lãi suất của hộ có ý kiến của UBND xã (6 tháng chi trả một lần từ ngày 5-15 tháng đầu quý III và quý IV/năm).
13. Hồ sơ thanh quyết toán tiêm phòng gia súc miền núi.
- Quyết định giao dự toán chi tiết kế hoạch tiêm phòng gia súc ở các huyện miền núi của Sở Nông nghiệp & PTNT cho Chi cục thú y thực hiện.
- Bảng kê danh sách các hộ có gia súc, gia cầm được tiêm phòng từng loại vac-cin có ký nhận của hộ và xác nhận của UBND xã và bảng tổng hợp của UBND huyện.
- Hồ sơ thủ tục việc mua, cấp vac-cin của Chi cục thú y. Có chi tiết chế độ thụ hưởng chính sách của tỉnh.
- Biên bản nghiệm thu kết quả tiêm phòng gia súc trên địa bàn của Trạm thú y có sự giám sát của UBND xã xác nhận. Bảng tổng hợp kết quả được UBND huyện xác nhận.
14. Hỗ trợ kiên cố hóa kênh loại 3.
a. Phạm vi hỗ trợ: Các địa phương ở 10 huyện miền núi.
b. Hồ sơ để được hỗ trợ gồm:
- Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh cho UBND huyện.
- Quyết định phân khai của huyện cho các xã thực hiện kế hoạch.
- Tờ trình về việc cấp vốn hỗ trợ kiên cố kênh loại III.
- Báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán các hạng mục công trình được Phòng NN & PTNT hoặc Phòng hạ tầng thẩm định trình Chủ tịch UBND huyện phê duyệt; Hợp đồng xây dựng và thanh lý hợp đồng và các văn bản khác kèm theo trong quá trình thực hiện xây dựng công trình.
- Hồ sơ quyết toán: Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành; báo cáo tổng hợp quyết toán chi tiết theo từng công trình, nguồn vốn cụ thể và kinh phí đề nghị hỗ trợ.
1. Thực hiện hỗ trợ:
1.1. Công tác thực hiện đầu tư: Chủ đầu tư các công trình lập hồ sơ đầu tư xây dựng công trình gồm:
a. Đối với quy mô công trình có vốn đầu tư dưới 200 triệu đồng, hồ sơ gồm:
+ Tờ trình xây dựng công trình của chủ đầu tư.
+ Lập phương án kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện đầu tư.
+ Thẩm định và phê duyệt phương án kỹ thuật, dự án kinh phí: Đối với hộ dân địa phương do phòng Nông nghiệp & PTNT Huyện thẩm định trình UBND Huyện phê duyệt. Đối với các hộ ở Doanh nghiệp, Tổng đội TNXP, Giám đốc Doanh nghiệp, Tổng đội TNXP thẩm định trình Sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt.
b. Đối với quy mô công trình có vốn đầu tư từ 200 triệu đồng trở lên, hồ sơ gồm:
+ Tờ trình xây dựng công trình của chủ đầu tư.
+ Thẩm định và phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán công trình: Phòng Nông nghiệp và PTNT với Phòng hạ tầng huyện thẩm định trình UBND Huyện phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật, dự toán các công trình của các hộ gia đình, cá nhân là hộ dân địa phương.
+ Đối với công trình của các hộ nhận khoán đất của Xí nghiệp, Công ty Nông, Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội TNXP. Các đơn vị này lập báo cáo kinh tế kỹ thuật và dự toán gửi về Chi cục thủy lợi thẩm định trình Sở Nông nghiệp & PTNT phê duyệt.
1.2. Một số quy định trong việc hỗ trợ đầu tư.
- Các hộ gia đình được hỗ trợ đầu tư phải cam kết sử dụng công trình đúng mục đích tưới; quản lý tốt công trình, để đảm bảo sử dụng được bền lâu. Thời gian sử dụng máy bơm ít nhất là 6 năm theo Quy định hiện hành về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
- Ưu tiên hỗ trợ đầu tư cho các hộ gia đình hợp đồng bán sản phẩm cho Doanh nghiệp Nhà nước để chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Công tác thanh quyết toán hỗ trợ đầu tư.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra xác định giá trị thực tế và hiệu quả của các công trình tưới để làm cơ sở hỗ trợ đầu tư.
- Thanh toán vốn đầu tư: Hồ sơ theo mục b, điểm 14 trên đây.
+ Căn cứ Quyết định bố trí kế hoạch vốn hỗ trợ đầu tư của UBND tỉnh.
+ Căn cứ báo cáo kết quả thực hiện xây dựng công trình và mua sắm thiết bị tưới trên địa bàn của chủ đầu tư có xác nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT.
+ Đối chiếu với kế hoạch trình đầu năm, Sở Tài chính cấp hỗ trợ kinh phí cho các chủ đầu tư để thanh toán cho các hộ tiền xây dựng công trình và mua sắm thiết bị tưới.
- Cơ quan thanh toán vốn hỗ trợ:
+ Chủ đầu tư: UBND huyện là cơ quan kiểm tra hồ sơ và trực tiếp thanh toán vốn cho hộ dân địa phương.
+ Chủ đầu tư: Công ty Nông nghiệp hoặc Lâm nghiệp hoặc Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội TNXP là cơ quan kiểm tra hồ sơ và trực tiếp thanh toán kinh phí hỗ trợ đầu tư cho các hộ nhận khoán ở các Công ty Nông, Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội TNXP-XDKT.
2. Hồ sơ thanh toán vốn hỗ trợ:
2.1. Đối với công trình có quy mô dưới 200 triệu đồng, hồ sơ gồm:
- Quyết định phân bổ kinh phí cho địa phương, đơn vị của UBND tỉnh.
- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư và cam kết quản lý công trình của Chủ đầu tư.
- Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán kinh phí xây dựng công trình tưới được UBND huyện phê duyệt.
- Biên bản nghiệm thu đưa công trình tưới vào sử dụng của Chủ đầu tư.
- Báo cáo quyết đoán giá trị hoàn thành của Chủ đầu tư.
- Giấy đề nghị chuyển vốn do Chủ đầu tư lập.
- Các hóa đơn chứng từ có liên quan.
2.2. Đối với công trình có quy mô từ 200 triệu đồng trở lên, hồ sơ gồm:
- Quyết định phân kinh phí cho địa phương, đơn vị của UBND tỉnh.
- Tờ trình đề nghị hỗ trợ kinh phí đầu tư và bản cam kết quản lý công trình của Chủ đầu tư.
- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán kinh phí. Hồ sơ kèm theo quyết định phê duyệt của UBND huyện (đối với công trình của hộ dân địa phương) và của Sở NN&PTNT (đối với công trình của các bộ phận khoán đất của Xí nghiệp, Công ty Nông, Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội TNXP).
- Báo cáo quyết toán giá trị hoàn thành của Chủ đầu tư.
- Biên bản nghiệm thu đưa công trình tưới vào sử dụng của chủ đầu tư.
- Biên bản kiểm tra của Sở Nông nghiệp & PTNT.
- Các hóa đơn chứng từ có liên quan.
3. Quyết toán dự án hoàn thành.
3.1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra duyệt quyết toán.
- Đối với hộ dân địa phương do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết toán do Chủ đầu tư lập và trực tiếp tổ chức thẩm tra, trình UBND huyện phê duyệt.
- Đối với hộ nhận khoán đất thuộc Công ty Nông, Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội TNXP do Sở Tài chính chủ trì cùng Sở Nông nghiệp & PTNT thẩm tra trình Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán.
3.2. Hồ sơ trình duyệt quyết toán gồm:
- Tờ trình xin phê duyệt quyết toán gửi UBND huyện (hoặc Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & PTNT đối với công trình các bộ phận khoán đất của Xí nghiệp, Công ty Nông, Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng phòng hộ, Tổng đội TNXP-XDKT).
- Các loại hồ sơ thanh toán đã nêu ở mục trên của hướng dẫn này, tùy theo quy mô công trình.
- Bản đối chiếu thanh toán vốn hỗ trợ đầu tư do cơ quan thanh toán vốn xác nhận.
16. Nuôi trồng Thủy sản mặn lợ.
16.1. Điều kiện được hưởng chính sách:
- Diện tích nuôi tôm sú, tôm he chân trắng nằm trong vùng quy hoạch.
- Thời gian thả giống theo lịch thời vụ do Sở NN&PTNT thông báo.
- Có hệ thống ao đầm (kênh cấp, kênh tiêu, công trình đầu mối cấp nước, công trình trên kênh và xử lý nước thải, ao lắng…) đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Tuân thủ các quy trình dập dịch của các cơ quan có thẩm quyền về phòng chống dịch bệnh thủy sản.
- Phiếu kiểm dịch tôm giống trước khi thả và khi tôm bị bệnh.
- Khi tiêu hủy có sự chứng giám của đại diện Chi cục thú y tỉnh, UBND huyện, UBND xã và chủ trại có tôm bị bệnh.
16.2. Hồ sơ thủ tục gồm:
a. Đối với diện tích nuôi tôm sú thâm canh, tôm he chân trắng thâm canh bị tiêu hủy do bệnh:
- Phiếu kiểm dịch tôm giống trước khi thả và khi tôm bị bệnh.
- Hóa đơn mua bán giống theo quy định hiện hành.
- Biên bản nghiệm thu hiện trường gồm chủ hộ, đại diện UBND cấp xã sở tại, đại diện phòng NN&PTNT huyện và đại diện thú y thủy sản.
- Bảng tổng hợp danh sách hỗ trợ tôm bị bệnh cấp huyện tổng hợp từ các xã của UBND huyện, thành, thị lập.
- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ.
- Hóa đơn, chứng từ chi tiền hỗ trợ cho chủ hộ.
b. Đối với tôm bố, mẹ bị dịch bệnh.
- Bảng kê danh sách số lượng trại giống tôm, số lượng tôm bố mẹ bị dịch bệnh theo kết luận của Chi cục thú y.
- Biên bản đã xử lý dịch, bệnh có xác nhận của UBND xã, huyện và đại diện thú y thủy sản.
- Phiếu kiểm dịch tôm giống trước khi thả và khi tôm bị bệnh.
- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ.
- Hóa đơn, chứng từ chi tiền hỗ trợ cho chủ hộ.
17. Nuôi trồng Thủy sản nước ngọt (Chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản).
- Đơn đăng ký chuyển đổi của chủ hộ, chủ trang trại có xác nhận của UBND xã sở tại kèm theo bảng kê diện tích chuyển đổi từ trồng lúa, trồng màu, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản.
- Nghiệm thu cơ sở: Theo điểm 1.4; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
- Nghiệm thu phúc tra: Theo điểm 1.5; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
- Chứng từ chi trả tiền hỗ trợ cho chủ đầm nuôi thủy sản.
- Danh sách chi trả tiền hỗ trợ chuyển đổi có chữ ký của chủ đầm.
18. Trợ giá cá giống cho các huyện miền núi.
- Quyết định về việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch kinh phí được thụ hưởng của chủ đầu tư giao cho từng xã trong khuôn khổ chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao.
- Hợp đồng và thanh lý hợp đồng giữa chủ đầu tư với các doanh nghiệp cung ứng giống cho người thụ hưởng chính sách.
- Hóa đơn chứng từ và phiếu nhập kho, xuất kho.
- Nghiệm thu cơ sở: Theo điểm 1.4; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
- Nghiệm thu phúc tra: Theo điểm 1,5; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
19. Nuôi cá lồng trên sông, hồ nước lớn.
19.1. Điều kiện được hưởng chính sách: Chính sách này chỉ hỗ trợ cho các loại lồng theo quy định chỉ được thực hiện 01 lần, trường hợp đã được hỗ trợ rồi chuyển nhượng cho hộ khác sử dụng thì không được thực hiện hỗ trợ tiếp. Trong trường hợp có bão lụt thiên tai bất khả kháng trôi, tan lồng, chủ hộ nuôi phải báo cáo và có xác nhận của UBND xã (phường, thị trấn), các phòng liên quan thuộc UBND huyện xác nhận thì có thể được xem xét hỗ trợ để xây dựng lại lồng mới từ các nguồn hỗ trợ.
19.2. Hồ sơ thủ tục gồm:
- Đơn đăng ký tham gia của chủ hộ, chủ trang trại có xác nhận của UBND xã.
- Nghiệm thu cơ sở: Theo điểm 1.4; mục 1; phần E hướng dẫn này.
- Nghiệm thu phúc tra: Theo điểm 1.5; mục 1; phần E hướng dẫn này.
- Giấy đề nghị thanh toán tiền chính sách của chủ hộ.
- Chứng từ chi trả kinh phí hỗ trợ cho đối tượng thụ hưởng.
20. Hỗ trợ trại sản xuất giống Thủy sản.
20.1. Điều kiện được hưởng chính sách:
- Trên cơ sở quy hoạch về trại giống thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt của Sở Nông nghiệp và PTNT được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt, căn cứ hồ sơ thiết kế và dự toán xây dựng trại giống được cấp có quyền phê duyệt, ngân sách tỉnh hỗ trợ 01 (một) lần tiền mua thiết bị và đàn cá, tôm, cua bố mẹ cho các trại sinh sản giống nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ, nước ngọt.
- Có hợp đồng giữa chủ trại và cán bộ kỹ thuật chuyển giao công nghệ sinh sản. Hợp đồng phải nêu rõ: Cán bộ kỹ thuật chuyển giao công nghệ phải bảo đảm cho con giống sinh sản thành công. Nếu sinh sản thành công 75% trở lên so với hợp đồng ký kết thì tiền hỗ trợ vào cuối năm sẽ thanh toán đủ 100%; nếu cho sinh sản chỉ được 50 - 74% so với hợp đồng đã ký thì chỉ được hỗ trợ 50%. Nếu sinh sản dưới 50% so với hợp đồng đã ký thì được hỗ trợ 30%. Nếu cho đẻ không thành công thì ngân sách không hỗ trợ.
20.2. Hồ sơ thủ tục gồm:
- Dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn mua bán vật tư, thiết bị.
- Biên bản nghiệm thu trại giống đã xây dựng hoàn thành theo dự toán có xác nhận của UBND xã.
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng chuyển giao công nghệ sinh sản giữa chủ trại và cán bộ kỹ thuật.
- Hóa đơn chứng từ liên quan.
21. Hỗ trợ khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
21.1. Hồ sơ thủ tục xây dựng mô hình để thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp khai thác hải sản từ vùng lộng ra vùng khơi thực hiện như sau:
- Quyết định của Sở NN & PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí cho chủ mô hình thực hiện chuyển đổi khai thác từ vùng lộng ra vùng khơi.
- Biên bản kiểm tra số lượng tàu thuyền có nhu cầu chuyển đổi nghề của đại diện phòng NN&PTNT huyện sở tại, UBND xã và chủ tàu thuyền thực hiện chuyển đổi.
- Hồ sơ đăng ký, đăng kiểm và giấy phép khai thác thủy sản do Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp.
- Bảng tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác hải sản của chủ đầu tư có xác nhận của UBND huyện, thị.
- Hóa đơn chứng từ liên quan phục vụ cho việc chuyển đổi.
21.2. Hồ sơ thủ tục đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu đánh cá như sau:
- Quyết định của Sở NN&PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí các lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên.
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng đào tạo giữa Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với các trường, đơn vị có chức năng đào tạo.
- Danh sách học viên tham gia các lớp đào tạo.
- Báo cáo kết quả về số lượng, chất lượng đã đào tạo của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ có xác nhận của chính quyền địa phương (UBND xã).
- Hóa đơn chứng từ liên quan.
21.3. Hồ sơ thủ tục hỗ trợ lãi suất sau đầu tư thời gian 12 tháng đối với hộ ngư dân đóng mới tài khai thác hải sản vùng khơi có công suất lớn hơn 90 CV như sau:
- Chủ tàu có tờ khai xin đóng mới được UBND xã xác nhận.
- Hồ sơ đăng ký, đăng kiểm và giấy phép khai thác thủy sản cho tàu được đóng mới do Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cấp.
- Biên bản nghiệm thu xác nhận về việc hoàn thành đóng mới tàu gồm: chính quyền cấp xã, huyện và chủ tàu.
- Bảng kê danh sách các chủ hộ đóng mới.
- Giấy xin hỗ trợ lãi suất đóng mới tàu của chủ hộ, nêu rõ thời gian làm, loại công suất tàu, thời gian hoàn thành, được xóm trưởng và UBND xã sở tại xác nhận.
- Bảng kê tiền hỗ trợ theo mức quy định cho chủ hộ.
- Hóa đơn chứng từ liên quan.
21.4. Hồ sơ thủ tục cấp máy thông tin như sau:
- Quyết định của Sở NN&PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí cho Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện.
- Đơn xin được cấp máy của tổ trưởng tổ hợp tác khai thác hải sản trên biển và cam kết tuân thủ quy chế quản lý thông tin trên biển, có xác nhận của chủ tịch UBND xã, phường.
- Quyết định công nhận việc thành lập tổ hợp tác của chủ tịch UBND xã, phường.
- Hồ sơ thủ tục thành lập tổ hợp tác khai thác hải sản trên biển.
- Danh sách thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên của từng tổ hợp tác có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Hồ sơ đăng ký, đăng kiểm và giấy phép khai thác thủy sản theo quy định.
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn, chứng từ mua máy thông tin các loại của Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với đơn vị cung ứng.
- Nghiệm thu cơ sở: Theo điểm 1.4; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
- Nghiệm thu phúc tra: Theo điểm 1.5; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
- Giấy cam kết sử dụng máy của tổ hợp tác được cấp máy.
- Hóa đơn chứng từ liên quan.
21.5. Hồ sơ thủ tục cấp phao cứu sinh như sau:
- Quyết định của Sở NN&PTNT về việc phê duyệt dự toán chi tiết kinh phí cho Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản thực hiện.
- Hồ sơ đăng ký, đăng kiểm và giấy phép khai thác thủy sản theo quy định.
- Đơn đề nghị cấp phao cứu sinh của hộ ngư dân nghèo, gia đình chính sách có xác nhận của xã và có công nhận là hộ ngư dân nghèo, gia đình chính sách của địa phương.
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn, chứng từ mua các loại phao cứu sinh của Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản với đơn vị cung ứng.
- Nghiệm thu cơ sở: Theo điểm 1.4; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
- Nghiệm thu phúc tra: Theo điểm 1.5; mục 1; phần E; hướng dẫn này.
- Hóa đơn chứng từ liên quan.
22. Bảo vệ quỹ gen, giống gốc thủy sản.
- Quyết định của Sở NN & PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí.
- Biên bản kiểm kê đàn cá bố mẹ trước khi đưa vào ao nuôi vỗ do Trung tâm giống Thủy sản Nghệ An lập. Biên bản kiểm kê phải ghi rõ số lượng, trọng lượng, chủng loại cá thải loại.
- Biên bản xử lý đối với lượng cá giống thải loại phải thay thế.
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn chứng từ mua cá với đơn vị cung ứng.
23. Tái tạo nguồn lợi thủy sản.
- Quyết định của Sở NN & PTNT về việc phê duyệt nội dung, địa điểm và dự toán kinh phí.
- Biên bản kiểm tra nhập đàn cá mới có sự giám sát, xác nhận của chính quyền địa phương cấp huyện nơi thả giống thủy sản do Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản lập (ghi rõ số lượng, trọng lượng từng loài cá).
- Phiếu kiểm dịch thủy sản.
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn chứng từ mua cá với đơn vị cung ứng.
- Hợp đồng, thanh lý hợp đồng, hóa đơn vận chuyển cá giống.
- Hóa đơn chứng từ liên quan.
1. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện chính sách cho đối tượng được thụ hưởng đúng các nội dung hướng dẫn này.
2. Kết thúc vụ sản xuất hay năm kế hoạch. Chủ đầu tư báo cáo kết quả thực hiện về khối lượng, kinh phí cho các đối tượng thụ hưởng về Sở NN & PTNT, Sở Tài chính, Đồng thời, chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán với Nhà nước theo đúng quy định hiện hành.
3. Kinh phí quản lý, chỉ đạo được chi theo đúng dự toán, đúng nội dung, mức chi, đối tượng sử dụng. Đồng thời được thanh quyết toán theo chế độ hiện hành đối với những đơn vị được bố trí kinh phí.
Trên đây là hướng dẫn một số nội dung khi thực hiện Quyết định số: 19/2009/QĐ-UBND ngày 04/2/2009 của UBND tỉnh Nghệ An của Liên sở: Nông nghiệp & PTNT - Tài chính. Quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc đề nghị các ngành, các đơn vị liên quan phản ánh kịp thời về các Sở để kịp thời bổ sung, sửa đổi./.
GIÁM ĐỐC | GIÁM ĐỐC |
Nơi nhận: |
|
Hướng dẫn 518/HD.LS-TC-NN&PTNT thực hiện Quyết định 19/2009/QĐ-UBND quy định chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2009 - 2010 trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Số hiệu: 518/HD.LS-TC-NN&PTNT
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 16/03/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Lê Xuân Đại, Nguyễn Thọ Cảnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra